hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty khoáng sản - xây dựng -phụ gia xi măng thanh hoá

85 637 0
hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty khoáng sản - xây dựng -phụ gia xi măng thanh hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bắt đầu phân cực. Một số ít thích ứng được với cơ chế mới, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ngày càng lớn mạnh. Ngược lại có không ít những doanh nghiệp tỏ ra lúng túng, không tìm được lối ra, dẫn đến làm ăn ngày càng thua lỗ, thậm chí phá sản. Ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không gắn bó việc kinh doanh của mình với thị trường. Trong cơ chế thị trường, sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn đã trở thành nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Đó là chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng các mục tiêu chiến lược, lựa chọn chiến lược tối ưu nhất và xây dựng các chính sách để đạt được mục tiêu đó đồng thời với việc kiểm tra, điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp không rơi vào thế bị động mà luôn luôn đứng trên thế chủ động trước những biến đổi của môi trường kinh doanh. Qua đó, nó ngày càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ cạnh tranh sắc bén trong kinh tế thị trường. Công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược trên thực tế còn khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nằm trong số đó có Công ty Khoáng sản - Xây dựng - Phụ gia xi măng Thanh Hoá. Việc xây dựng kế hoạch của Công ty mới chỉ dừng lại ở công tác kế hoạch hoá mà chưa có tầm chiến lược. Là một doanh nghiệp Nhà nước với nhiệm vụ chính là khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh nhà làm phụ gia xi măng, Công ty có nhiều thuận lợi: Tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn song Công ty 1 đang ngày càng mất dần thị trường do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp mới ra nhập ngành. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã tìm hiểu về công tác xây dựng kế hoạch của Công ty. Và em đã chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Khoáng sản - Xây dựng -Phụ gia xi măng Thanh Hoá” Do khả năng có hạn và lần đầu nghiên cứu một vấn đề còn hết sức mới mẻ nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy, cô để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn. 2 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1. Khái quát về chiến lược và quản trị chiến lược 1.1. Khái niệm * Chiến lược là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự. Từ những năm 50 của thế kỷ 20, nó được sủ dụng ngày càng rộng rải trong lĩnh vực kinh doanh. Cùng với thời gian, các quan niệm về chiến lược cũng thay đổi theo chiều hướng đi lên. Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh, nhưng có 2 khái niệm được dùng khá phổ biến: + " Chiến lược là một bản phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó." + " chiến lược kinh doanh của một Công ty là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và các giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và vấn đề giải quyết con người nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất" * Quản trị chiến lược Vai trò của việc quản trị chiến lược ngày càng được thể hiện như một phương hướng, một phương pháp quản lý có hiệu quả và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về quản trị chiến lược. Có tác giả quan niệm quản trị chiến lược của doanh nghiệp là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu của mình. Một số tác giả khác lại định nghĩa: Quản trị chiến lược là phương thức quản trị nhằm định hướng chiến lược và phối hợp các chức năng quản trị trong quá trình phát triển lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích và dự báo môi trường 3 kinh doanh một cách toàn diện Vậy, có thể định nghĩa quản trị chiến lược doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại theo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế hoặc xoá bỏ được các đe doạ, cạm bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình. 1.2. Đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược Từ các định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược: * Đặc trưng của chiến lược kinh doanh: _ chiến lược xác định mục tiêu, phương hướng dài hạn có tính định hướng. Vì môi trường kinh doanh luôn luôn biến động không thể lường trước được nên chiến lược kinh doanh phải luôn mang tính định hướng được chứ không thể cứng nhắc như một bản kế hoạch. _ Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược đều phải tập chung về ban lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. _ Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng trên cơ sở các lợi thế so sánh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì kế hoạch hoá chiến lược mang tính chất động và tấn công, chủ động tận dụng thời cơ, điểm mạnh của mình để hạn chế các rủi ro và điểm yếu cho nên điều tất yếu là phải xác định chính xác điểm mạnh của mình so với đối thủ cạnh tranh. Muốn vậy phải đánh giá đúng thực trạng công ty mình trong mối liên hệ với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nghĩa là phải giải đáp được câu hỏi" chúng ta đang ở đâu?". _ Chiến lược kinh doanh phải được phản ánh trong suốt một quá trình liên tục từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược. 4 * Đặc trưng của quản trị chiến lược: _ Quản trị chiến lược lấy hoạch định chiến lược làm hạt nhân của toàn bộ hoạt động quản trị doanh nghiệp bởi vì có xây dựng và lựa chọn được một chiến lược tôí ưu thì mới có thể hướng doanh nghiệp phát triển. - Môi trường kinh doanh thường xuyên biến động nên phải kiểm tra, thay đổi chiến lược cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh để doanh nghiệp nghiệp không rơi vào thế bị động. 1.3. Quá trình quản trị chiến lược Quá trình quản trị chiến lược có thể được thể hiện thông qua mô hình sau: Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược tổng quát: 2. Vai trò của quản trị chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp Quản trị chiến lược có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một 5 Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài (2) Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch ngắn hạn hơn (8) Nghiên cứu triết lý kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp (1) Xét lại mục tiêu ( 4 ) Quyết định chiến lược (5) Phân phối nguồn lực (6) Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh (9) Phân tích và dự báo môi trường bên trong ( 3 ) Xây dựng chính sách (7) Quyết định chiến lược (5) Hình thành chiến lược Tổ chức thực hiện chiến lược Đánh giá và điều chỉnh chiến lược doanh nghiệp. Thứ nhất, nó giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: chúng ta đang phải cố gắng làm gì trong hiện tại để đạt được mục tiêu phát triển trong dài hạn. Mục tiêu phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh, là sức mạnh kinh doanh và khả năng sinh lời. Cơ sở của lợi thế cạnh tranh là các năng lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vạch ra lộ trình để đi đến mục tiêu đó. Thứ hai, nó cảnh báo cho các nhà quản trị những thay đổi trong môi trường kinh doanh, những cơ hội và thách thức mới. Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh luôn dẫn đến việc xem xét lại và hiệu chỉnh chiến lược kinh doanh để sao cho doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội tốt đối với sự phát triển của nó trong dài hạn, đồng thời có sự phòng ngừa thích đáng đối với những thách thức từ môi trường bên ngoài. Thứ ba, nó cung cấp cho các nhà quản trị căn cứ để đánh giá nhu cầu về vốn, trang thiết bị và nhân lực, hay nói cách khác, phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp vào các khu vực hỗ trợ thực hiện chiến lược trong doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn và cần được đầu tư sao cho có hiệu quả. Chiến lược kinh doanh là cơ sở để phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Như vậy, quản trị chiến lược sẽ giúp cho việc thống nhất các quyết định của các nhà quản lý doanh nghiệp theo hướng hỗ trợ thực hiện chiến lược. II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm Hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kĩ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định. Bản chất của hoạch địnhxây dựng bản chiến lược cụ thể trong thời kỳ xác định nào đó. 2. Vị trí của giai đoạn hoạch định chiến lược trong quá trình quản trị chiến lược 6 Qua mô hình quản trị chiến lược tổng quát ta thấy: quản trị chiến lược được chia thành 3 giai đoạn: hoạch định chiến lược; thực hiện chiến lược; đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược. Trong đó, hoạch định chiến lược là giai đoạn đầu tiên và là nền tảng đảm bảo cho các giai đoạn còn lại đạt được hiệu quả cao. Bởi vì, hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi: doanh nghiệp đi đâu? đến đâu? đi như thế nào? đi bằng cách nào? để tận dụng được hết các cơ hội, thời cơ, điểm mạnh của mình và khắc phục, hạn chế những nguy cơ, điểm yếu. Hoạch định chiến lược như một la bàn giúp cho doanh nghiệp luôn đi đúng hướng trên con đường đi đến cái đích cần tới. 3. Phân biệt hoạch định chiến lược với xây dựng kế hoạch Hoạch định chiến lượcxây dựng kế hoạch đều để xác định mục tiêu và giải pháp, chính sách để thực hiện mục tiêu đó trong một thời kỳ cụ thể song lại khác nhau ở phương pháp xây dựng. Cụ thể: * Xây dựng kế hoạch chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các nhà quản lý và những số liệu của quá khứ: doanh thu, thị phần, lợi nhuận, năng suất, Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch cho năm sau. * Hoạch định chiến lược: - Dựa vào kinh nghiệm của các nhà quản lý trong việc đề ra các phương án chiến lược. - Căn cứ vào các số liệu quá khứ, dùng các phương pháp toán học để xem xét chu kỳ kinh doanh., thị hiếu, thói quên tiêu dùng - Đặc biệt dựa trên cơ sở dự báo tương lai: nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng, sự biến đổi của môi trường kinh tế quốc tế ( khủng hoảng, xu hướng hội nhập, sự phát triển của khoa học công nghệ ?), các dự báo về môi trường kinh tế quốc dân ( tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập quốc dân, chính sách, pháp luật của Nhà nước ), môi trường nội bộ ngành ( đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp, khác hàng). Từ đó, rút ra những cơ hội, tận dụng những cơ hội đó để hạn chế các nguy cơ và phát triển doanh nghiệp. - Phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp: tình hình tài 7 chính, nguồn nhân lực, để phát huy các thế mạnh nhằm hạn chế các điểm yếu và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trên cơ sở các số liệu quá khứ, và các kết quả phân tích và dự báo những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Từ phương pháp xây dựng khác nhau dẫn đến sự khác nhau về bản chất giữa chiến lược và kế hoạch: - Kế hoạch hoàn toàn mang tính chất tĩnh và thích ứng - Chiến lược mang tính chất động và tấn công. 4. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Có nhiều quan niệm khác nhau về quy trình hoạch định chiến lược. Có tác giả chia quy trình hoạch định chiến lược thành nhiều bước, cũng có tác giả quan niệm quy trình hoạch định chiến lược chỉ có ít bước. Thực chất sự khác biệt về các quan niệm chỉ là ở phạm vi xác định các công việc cần tiến hành để hoạch định chiến lược. Có hai quan niệm tương đối khác nhau về quy trình hoạch định chiến lược: * Thứ nhất, quy trình 8 bước hoạch định chiến lược kinh doanh: Hình 1.2.1 : Quy trình 8 bước hoạch định chiến lược kinh doanh: 8 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8 Bước 1: Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh bên ngoài, trong đó cốt lõi nhất là phân tích và dự báo về thị trường. Doanh nghiệp cần nhận thức rõ các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình và đo lường mức độ, chiều hướg ảnh hưởng của chúng. Bước 2: Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên ngoài. Các thông tin tổng hợp kết quả phân tích và dự báo cần được xác định theo hai hướng: các thời cơ, cơ hội của môi trường và các cạm bẫy, rủi ro, đe doạ có thể xảy ra trong môi trường kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bước 3: Phân tích và đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp. Nôi dung đánh giá cần đảm bảo tính toàn diện, hệ thống, song các vấn đề cần tập trung là: hệ thống marketing, công tác nghiên cứu và phát triển, công tác tổ chức nhân sự, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp theo hai hướng: thứ nhất, xác định các điểm mạnh, lợi thế trong kinh doanh của doanh nghiệp ; thứ hai, xác định các điểm yếu, bất lợi trong kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là so với đối thủ cạnh tranh ở thời kỳ chiến lược. Đây là các căn cứ thực tiễn quan trọng để nâng cao tính khả thi của chiến lược. Bước 5: Nghiên cứu các quan điểm, mong muốn của lãnh đạo doanh nghiệp ( các nhà quản trị cấp cao ). Bước 6: Hình thành một hay nhiều phương án chiến lược. Bước 7: So sánh đánh giá toàn diện và lựa chọn phương án chiến lược tối ưu cho doanh nghiệp. Bước 8: Chương trình hoá phương án chiến lược đã lựa chọn với hai công tác trọng tâm: thứ nhất, cụ thể hoá các mục tiêu kinh doanh chiến lược thành các chương trình, phương án,dự án; thứ hai, xác định các chính sách kinh doanh, các công việc quản trị nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. 9 * Thứ hai: quy trình 3 giai đoạn xây dựng chiến lược. Hình 1.2.2 : Quy trình xây dựng chiến lược theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE ) Ma trận hình ảnh cạnh tranh Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( IFE ) Giai đoạn 2 Ma trận nguy cơ, cơ hội, điểm yếu, điểm mạnh ( SWOT) Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động Ma trận Boston (BCG ) Ma trận bên trong, bên ngoài Ma trận chiến lược chính Giai đoạn 3 Giai đoạn 1: Xác lập hệ thống thông tin, số liệu, tình hình từ môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong doanh nghiệp làm cơ sở cho xây dựng chiến lược. Có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích đã được tổng kết như: ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Giai đoạn 2: Phân tích, xác định các kết hợp giữa thời cơ, cơ hội , nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngoài với các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để thiết lập các kết hợp có thể làm cơ sở xây dựng các phương án chiến lược của doanh nghiệp. Giai đoạn 3: Xác định các phương án, đánh giá lựa chọn và quyết định chiến lược. Từ các kết hợp ở giai đoạn 2, lựa chọn hình thành các phương án chiến lược. Đánh giá và lựa chọn theo các mục tiêu ưu tiên. 4.1. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp Mọi doanh nghiệp khi được thành lập và hoạt động đều đã hàm chứa trong nó những chức năng và nhiệm vụ nhất định, dù điều đó có được nói ra hay không. Tuy vậy, trong thực tế, "việc kinh doanh của chúng ta là gì", hay "nhiệm vụ của chúng ta là gì" hầu như luôn là một câu hỏi khó giải đáp. Để giải đáp cho câu hỏi này, chính là sự cần thiết phải có bản báo cáo nhiệm vụ kinh doanh. Nó là một bản tuyên bố lý do tồn tại, phân biệt một tổ chức kinh doanh với các tổ 10 [...]... tỉnh Thanh Hoá công ty được chuyển về Nghành xây dựng Thanh Hoá Đến tháng 7/2001 UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định sát nhập Công ty khoáng sảnCông ty xuất nhập khẩu khoáng sản vào Công ty vật liệu phụ gia xi măng, đồng thời quyết định đổi tên thành Công ty Khoáng sản- Xây dựng- Phụ gia xi măng, trực thuộc Uỷ ban tỉnh Thanh Hoá Trụ sở của Công ty nằm trên số 306-Bà Triệu-đường quốc lộ 1A-Thành phố Thanh. .. quả sản xuất kinh doanh từ năm 199 9-2 002: Nhận xét: ta thấy doanh thu, lợi nhuận đều tăng lên so với năm trước II MỘT SỐ ĐẶC ĐIẺM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN - XÂY DỰNG - PHỤ GIA XI MĂNG THANH HOÁ 1 Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm chính của Công ty là đá bazan, quặng sất làm phụ gia cho xi măng 1.1 Vai trò của sản phẩm trong ngành công. .. ra, Công ty còn các nghiệp, các trạm giao nhận nằm rải rác ở các huyện Nông Cống, Hà Trung, Thạch Thành 2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.1 Chức năng Với hoàn cảnh và đặc điểm ra đời của mình, Công ty Khoáng sản- Xây dựng- Phụ gia xi măng Thanh Hóa có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: - Sản xuất, khai thác các loại vật liệu phụ gia xi măng; sản xuất đá xây dựng; khai thác một số khoáng. .. Công ty Khoáng sản- Vật liệu phụ gia xi măng Thanh Hóa Công ty Khoáng sản- Xây dựng- Phụ gia xi măng Thanh Hóa, tiền thân là nhà máy Xi Măng 3/2 Thanh Hoá Vào những năm cuối thập kỷ 80 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chất lượng Xi Măng 3/2 không còn khả năng cạnh tranh với chất lượng xi măng Bỉm Sơn Nhà máy lâm vào tình trạng đình đốn, sản xuất không có lối ra, đời sống của cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó... thành công và đưa vào sản xuất tại công ty xi măng Bỉm Sơn Từ thành công của đề tài khoa học cấp Nhà nước này thì một hướng sản xuất mới ra đời: công ty chuyển sang nghành nghề sản xuất kinh doanh mới có tiềm năng và thị trường tương đối ổn 28 định Đó là không trực tiếp sản xuất xi măng nữa mà khai thác một số loại phụ gia trên địa bàn Thanh Hoá phục vụ cho các công ty xi măng TW nghiệp Phụ gia Xi măng. .. dựng; khai thác một số khoáng sản như quặng Crômit, quặng Titan - Kinh doanh hàng hóa : Sản phẩm kinh doanh chính của công ty bao gồm: đá BaZan, đập đá BaZan, xi măng, đá xây dựng, xăng dầu, cát silic, Titan Trong đó, kinh doanh xi măng chỉ nhằm hỗ trợ cho chính sách marketing của Công ty - Kinh doanh dịch vụ: 29 Dịch vụ của Công ty bao gồm: dịch vụ vận tải, sửa chữa ô tô, xây dựng thủy lợi Song dịch vụ... CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN 27 KẾ HOẠCHCÔNG TY KHOÁNG SẢN - XÂY DỰNG - PHỤ GIA XI MĂNG THANH HOÁ I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1 Sự ra đời của công ty Trước sự thay đổi của nền kinh tế nước ta, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhiều thành phần kinh tế đã ra đời với nhiều hình thức... quyết không để công ty rơi vào tình trạng giải thể Công ty nhận thấy Thanh Hoá có rất nhiều tiềm năng cả về tài nguyên và nhân lực, đặc biệt là nguồn khoáng sản phục vụ cho sản xuất xi măng, nhưng lại chưa được khai thác Được sự giúp đỡ của Viện vật liệu Bộ xây dựng và Tổng công ty xi măng Việt Nam , đề tài khoa học đưa đá BaZan Nông Cống làm phụ gia hoạt tính trong công nghệ sản xuất xi măng đã được... của tất cả các đơn vị tham gia kinh doanh Mỗi đơn vị kinh doanh tuỳ thuộc lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà có nghĩa vụ đóng góp theo quy định của Bộ Tài chính Công ty Khoáng sản- Vật liệu phụ gia xi măng cũng không ngoại lệ Các khoản nộp ngân sách hằng năm cũng từng bước được nâng lên theo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Năm 1991 các khoản trích... Đến năm 1992, đổi tên thành Công ty Vật liệu phụ gia xi măng Thanh Hoá theo quyết định thành lập lại doanh nghiệp số 1427/TCUBTV ngày 21/11/1992, trực thuộc Sở xây dựng Thanh Hoá Với nhiệm vụ được giao là khai thác đá BaZan tại 2 xã Thăng Long-Nông Cống và Yên LạcNhư Xuân để cung cấp cho nhà máy xi măng Bỉm Sơn Đến năm 1994, Công ty chuyển thành doanh nghiệp làm kinh tế xây dựng ngân sách Đảng trực thuộc . hết các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nằm trong số đó có Công ty Khoáng sản - Xây dựng - Phụ gia xi măng Thanh Hoá. Việc xây dựng kế hoạch của Công ty mới chỉ dừng lại ở công tác kế hoạch hoá mà. LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1. Khái quát về chiến lược và quản trị chiến lược 1.1. Khái niệm * Chiến lược là thuật. của Công ty. Và em đã chọn đề tài Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Khoáng sản - Xây dựng -Phụ gia xi măng Thanh Hoá Do khả năng có hạn và lần đầu nghiên cứu một vấn đề còn hết

Ngày đăng: 26/04/2014, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan