giáp trình pháp luật hệ trung cấp

95 2.6K 119
giáp trình pháp luật hệ trung cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN SỐ: 01 + 02 Thời gian thực hiện: 90 phút Tên bài học trước: Thực hiện từ ngày: 13/ 01/ 14 Bài 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHÀ NƯỚC ( 2 tiết ) A. MỤC TIÊU CỦA BÀI: Giúp học sinh. - Giải thích được: Tiết 1: Bản chất, đặc trưng của Nhà nước Tiết 2: Chức năng của Nhà nước; Bộ máy Nhà nước -Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, liên hệ thực tế. - Xác định đúng động cơ, thái độ học tập, rèn luyện; có ý thức sống, học tập, làm việc theo Hiến pháppháp luật. B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết giảng, thảo luận nhóm, tích hợp. C. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo trình môn học pháp luật ( Dùng cho hệ Cao đẳng nghê, Trung cấp nghề ), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. - Tài liệu tham khảo môn học pháp luật khác. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Thực hiện bài học : T T NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC T G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập: 2 Tiết 1: BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC 1. Bản chất của Nhà nước: - Tính giai cấp : thể hiện ở chỗ Nn là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay của g/cấp cầm quyền, là công cụ thể hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự XH. Thông qua Nn, ý chí của g/cấp thống trị được hợp pháp hóa thành ý chí của Nn; đồng thời g/cấp cầm quyền t/hiện sự thống trị XH trên các mặt : kinh tế, chính trị, tư * Đặt vấn đề vào bài: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” Bản chất của Nhà nước được thể hiện qua: Tính giai cấp và tính xã hội. - Học sinh ghi bài, vừa chú ý lắng nghe và suy nghĩ câu hỏi giáo viên vừa nêu. tưởng. - Tính xã hội: bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của g/cấp cầm quyền, Nn cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn XH. Nn phải g/quyết những v/đề nảy sinh trong XH, bảo đảm duy trì các g/trị XH đã đạt được; duy trì trật tự, ổn định XH để phát triền. 2. Đặc trưng của Nhà nước: - Thứ nhất, Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, không còn hòa nhập với dân cư nữa - Thứ hai, Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ, không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính - Thứ ba, Nhà nước có chủ quyền quốc gia. - Thứ tư, Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. -Thứ năm, Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước * Từ việc xem xét bản chất và các đặc trưng của Nhà nước có thể đưa ra định nghĩa về Nhà nước như sau: Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động * Em hiểu thế nào về tính giai cấp và tính xã hội của NN? - GV chốt nội dung, ghi bảng * Hãy nêu những đặc trưng của Nhà nước ? - GV chốt nội dung, ghi bảng - HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS ghi nội dung cơ bản. - Học sinh ghi bài, vừa chú ý lắng nghe và suy nghĩ câu hỏi giáo viên vừa nêu. - HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS ghi nội dung cơ bản. 3 chung nảy sinh từ yêu cầu của xã hội Tiết 2: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC, BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 3. Chức năng cơ bản của Nhà nước: - Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động của nhà nước trong phạm vi nội bộ đất nước như đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, trấn áp các phần tử chống đối chế độ, bảo vệ và phát triển kinh tế, …; - Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác như thiết lập quan hệ ngoại giao, phòng thủ đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, … 4. Bộ máy Nhà nước: Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan * Đặt vấn đề Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của nó. Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất nhà nước Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta phân chia thành hai chức năng. * Chức năng đối nội là gì? (vd :q/lý k/tế, bảo đảm trật tự an toàn XH, …) * Chức năng đối ngoại là gì? (vd : phòng thủ quốc gia, quan hệ thương mại, giao lưu v/hóa với các nước khác,…) - HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS ghi nội dung cơ bản. nhà nước được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; có vị trí, tính chất, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước. 5. Nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. * Gv giảng giải - Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. - Hệ thống cơ quan chấp hành (cơ quan quản lý Nhà nước) bao gồm: Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, các Sở, Phòng, Ban chức năng của UBND. - Hệ thống các cơ quan xét xử bao gồm: TAND tối cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, TAND huyện, quận và tương đương, Tòa án quân sự các cấp. - Hệ thống cơ quan kiểm sát gồm có: VKSNDTC, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, VKSND huyện, quận và cấp tương đương, VKS quân sự các cấp. - Ngoài bốn hệ thống cơ quan Nhà nước nói trên, trong tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam còn có Chủ tịch nước. - HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS ghi nội dung cơ bản. 4 Củng cố kiến thức và kết thúc bài - Bản chất, đặc trưng Nhà nước - Chức năng và bộ máy nhà nước 5 Hướng dẫn tự học Câu hỏi: Nêu hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam ? Yêu cầu: - Đọc câu hỏi trong giáo trình, lưu ý nội dung chính của bài để soạn đề cương theo câu hỏi - Đọc trước bài mới Huế, ngày……tháng……năm… TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN Bài 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ( 2 Tiết ) I/ Bản chất, đặc trưng và vai trò của Pháp luật ( Tiết 1) 1/ Bản chất của Pháp luật a. Tính giai cấp của pháp luật. Bản chất của pháp luật cũng giống như Nhà nước là tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên hay “pháp luật không có tính giai cấp". Tính giai cấp của pháp luật trước hết ở chỗ,: - Pháp luật phản ánh ý chí Nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực Nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. - Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các QHXH (quan hệ xã hội), nhằm hướng các QHXH phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. - Bất kỳ kiểu pháp luật nào cũng mang tính giai cấp nhưng mỗi kiểu lại có những cách biểu hiện riêng. Chẳng hạn: đều là công khai qui định và bảo vệ quyền lợi, địa vị của giai cấp thống trị nhưng đối với pháp luật chủ nô, đó chính là quyền lực vô hạn của giai cấp chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cáp nô lệ; đối với pháp luật phong kiến thì đặc quyền, đặc lợi của của địa chủ phong kiến và sự đàn áp dã man nhân dân lao động; đối với pháp luật tư sản lại là ý chí, lợi ích của giai cấp tư sản và quyền tự do, dân chủ một cách xảo trá, gian dối của chúng với nhân dân lao động; riêng đối với pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. b. Tính xã hội của pháp luật. Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các QHXH. Tuy nhiên trong thực tiễn chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua Nhà nước, đó là những quy phạm “hợp lý”, “khách quan’’ được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội. Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, QPPL vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các QHXH, hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan. 2/ Đặc trưng của Pháp luật Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật nhằm phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Nhìn một cánh tổng quát, pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau: a. Tính quy phạm phổ biến Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào của pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình xử sự chung. Trong xã hội các hành vi xử sự của con người rất khác nhau, tuy nhiên trong nhưng hoàn cảnh điều kiện nhất định vẫn đưa ra đươc cách xử sự chung phù hợp với đa số. Cũng như quy phạm pháp luật, các quy phạm xã hội khác đều có những quy tắc xử sự chung. Nhưng khác với các quy phạm xã hội, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi hoặc thời hiệu các quy phạm đã hết. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của Nhà nước “được đề lên thành luật”. Pháp luật đã hợp pháp hoá ý chí này làm cho nó có tính chất chủ quyền duy nhất trong một quốc gia. Chính quyền lực chính trị đem lại cho pháp luật tính quy phạm đặc biệt - tính quy phạm phổ biến. b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức Thuộc tính thứ hai của pháp luật là tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nó là sự thể hiện nội dung pháp luật dưới những hình thức nhất định. Nội dung của pháp luật đựơc xác định rõ ràng, chặt chẽ, khái quát trong các điều, khoản của các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành. Ngôn ngữ sử dụng trong pháp luật là ngôn ngữ pháp luật, lời văn trong sáng, đơn nghĩa. Trong pháp luật không xử dụng những từ “vân vân” và các dấu ( ). Một quy phạm pháp luật không cho phép hiểu thế này cũng được mà hiểu thế khác cũng được. c. Tính được bảo đảm bằng Nhà nước Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự bảo đảm bằng Nhà nước là thuộc tính của pháp luật. Pháp luật không chỉ do Nhà nước ban hành mà Nhà nước còn bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, có nghĩa là Nhà nước trao cho các quy phạm pháp luật có tính quyền lực bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân. Như vậy pháp luật trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung nhờ vào sức mạnh quyền lực của Nhà nước. Tuỳ theo mức độ khác nhau mà Nhà nước áp dụng các biện pháp về tư tưởng, tổ chức, khuyến khích kể cả biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Như vậy, tính được bảo đảm bằng Nhà nước của pháp luật được hiểu dưới hai khía cạnh. Một mặt, Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật bằng cả hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế. Mặt khác, Nhà nước là người bảo đảm tính hợp lý và uy tín của pháp luật, nhờ đó pháp luật được thực hiện thuận lợi trong đời sống xã hội. 3/ Vai trò của Pháp luật a/ Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội Quản lý nhà nước bằng pháp luật đó là việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tổ chức, điều hòa, phối hợp hành vi của những người tham gia các quan hệ theo các mục đích do nhà nước định ra phù hợp với lợi ích của cá nhân mỗi người và của nhà nước nói chung. Vì pháp luật là các quy tắc, khuôn mẫu có tính bắt buộc chung nên nó đảm bảo tính dân chủ, tính thống nhất trong cả nước và tính hiệu lực thực thi ( bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước) trong quá trình quản lý. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đó là quá trình tiến hành đồng thời các họat động xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. b/ Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Công dân có các quyền và nghĩa vụ do hiến pháppháp luật quy định. Sở dĩ Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cho công dân trong pháp luật để nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, mặt khác để mỗi công dân không thể lợi dụng quyền gây thiệt hại cho lợi ích của người khác, cho tập thể và cho nhà nước. Tóm lại : bằng việc quy định trong pháp luật các quyền và nghĩa vụ của công dân mà pháp luật trở thành phương tiện để : Công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại của người khác, kể cả từ phía nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước tạo lập sự yên ổn trong các quan hệ xã hội. Nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu trách nhiệm đối với công dân. Đồng thời đảm bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và các công dân khác. ⇒Từ các vấn đề bản chất, đặc trưng và vai trò của pháp luật có thể đưa ra định nghĩa : Pháp luậthệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực Nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có Nhà nước. II/ Hệ thống Pháp luật ( Tiết 2 ) 1/ Khái niệm hệ thống Pháp luật : Hệ thống Pháp luật là phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong ( Hệ thống các ngành luật) và hình thức biểu hiện bên ngoài (Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật) của PL 2/ Hệ thống cấu trúc ( Hệ thống các ngành luật) Hệ thống các ngành luật là một cấu trúc gồm ba thành tố ở ba cấp độ khác nhau : - Quy phạm pháp luật ( Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống) - Chế định pháp luật ( Ba gồm một số quy phạm) - Ngành luật ( Gồm các chế định). a/ Quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định, có tính bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Như vậy Pháp luật được tạo thành từ rất nhiều quy phạm pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật là một tế bào tạo nên pháp luật. Nội dung của Quy phạm pháp luật gồm ba bộ phận : - Một là, giả thiết sự việc xảy ra trong thực tế ( Còn gọi là giả định ). Bộ phận này nêu ra điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hay tổ chức, cá nhân trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống ấy. - Hai là, quy định mô hình của hành vi (Còn gọi là quy định) Đây là bộ phận quan trọng nhất của một Quy phạm pháp luật, bởi vì bộ phận này là quy tắc, khuôn mẫu mà Nhà nước mong muốn con người xử sự. Bộ phận này nêu ra mô hình xử sự đểchủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống giả định nêu xử sự theo hoặc phải xử sự theo. - Ba là, Các biện pháp tác động của Nhà nước nếu không thực hiện hành vi xử sự theo quy định ( Còn gọi là chế tài ) Tức là chủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống giả định nêu lại không xử sự hoặc xử sự trái mô hình xử sự quy định thì phải gánh chịu hậu quả bất lợi đó. Ví dụ: Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào? Người nào vi phạm pháp luật giao thông đuờng bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vivi phạm của mình, nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật” Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào? Ví dụ1: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến phápnăm 1992) (được làm gì) Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Ví dụ1: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” (khoản 1, Điều 121 BLHS 1999). b/ Chế định pháp luật Chế định pháp luật là một tập hợp gồm hai hay một số Quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật thiết với nhau. c/ Ngành luật Ngành luật là tổng hợp các Chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất. Như vậy : Các quy phạm pháp luật trong một ngành luật có chung một đối tượng điều chỉnh là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất. Các quan hệ xã hội rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ nhưng dựa vào tính chất giống nhau, gần gũi của chúng mà có thể xếp thành từng nhóm. Một số nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất hợp thành đối tượng điều chỉnh của một ngành luật. Ví dụ các nhóm quan hệ về kết hôn, cha mẹ và con cái, ly hôn.vv… có cùng tính chất là tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái hợp thành đối tượng điều chỉnh của ngành luật hôn nhân và gia đình Hiện nay, ở Việt Nam theo cách phân chia phổ biến trong hệ thống pháp luật có 12 ngành luật: + Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước); + Luật Hành chính; + Luật Hình sự; + Luật Tố tụng Hình sự; + Luật Dân sự; + Luật Tố tụng Dân sư; + Luật Hôn nhân - Gia đình; + Luật Lao động; + Luật Kinh tế; [...]... thức pháp luật : a/ Cơ cấu của ý thức pháp luật : Cơ cấu của ý thức pháp luật bao gồm : Tâm lý pháp luậthệ tư tưởng PL + Tâm lý pháp luật là một bộ phận của ý thức pháp luật được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ đời sống pháp luật Tâm lý pháp luật được phản ánh hời hợt, khơng hệ thống về đời sống pháp luật và thể hiện dưới dạng tình cảm, tâm trạng đối với pháp luật Cụ thể tâm lý pháp luật. .. cách mạng nước ta và thực chất q trình tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta cũng là q trình thực hiện hóa đường lối lãnh đạo của Đảng Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau : a/Hồn thiện hệ thống pháp luật Pháp luật là cơ sở của pháp chế Có pháp luật thì mới có pháp chế Vì vậy việc hòan thiện hệ thống pháp luật là giải pháp đầu tiên để tăng cường pháp chế Nếu pháp luật khơng tốt, khơng phù hợp với... định về pháp luật Ý thức pháp luật nhóm có phạm vi tác động hẹp hơn so với ý thức pháp luật xã hội - Ý thức pháp luật cá nhân phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người đối với pháp luật Trình độ ý thức pháp luật cá nhân thường thấp hơn ý thức pháp luật xã hội Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải khơng ngừng đẩy mạnh cơng tác giáo dục pháp luật để đưa ý thức pháp luật cá... Bài 5 : Ý THỨC PHÁP LUẬTPHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( 2 tiết ) I/ Ý thức pháp luật ( Tiết 1 ) 1/ Khái niệm ý thức pháp luật : Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm hình thành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có; Thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay khơng hợp pháp trong hành... pháp luật - Ý thức pháp luật có tính lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái qt hóa thành các học thuyết pháp lý Ý thức pháp luật lý luận phản ánh mối quan hệ bên trong, bản chất của pháp luật Đây là những tiền đề quan trọng trong việc xây dựng PL cũng như thực hiện pháp luật của các cơ quan chun mơn về luật + Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật có thể chia thành : ý thức pháp. .. loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được chia ra thành 2 loại là các văn bản luật và văn bản dưới luật * Các văn bản luật: có các hình thức là Hiến phápluật (Bộ luật, luật) Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của quyền lực Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục được... thức pháp luật ở nước ta đang trở thành nhu cầu cấp thiết Để tiếp nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội thì cần phải xây dựng hệ thống pháp luật hòan chỉnh phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội để tạo ra một đời sống pháp luật lành mạnh Hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau : - Tăng cường tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức trong đó việc đưa pháp luật. .. pháp luật là hành vi trái pháp luật , xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ: Vi phạm pháp luật khơng những phải là hành vi nguy hiểm của các chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn phải trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ Những hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập qn hoặc đạo đức mà khơng trái pháp. .. đổi các quy phạm pháp luật của ngành luật khác Là luật gốc (hay luật mẹ )là trung tâm của các ngành luật khác, là nhân tố đảm bảo sự thống nhất các ngành luật 2/ Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật Nhà nước a Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là các QHXH được Luật Hiến pháp tác động bao gồm các nhóm quan hệ sau: - Các quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị bao gồm quan hệ giữa Nhà nước...+ Luật Đất đai; + Luật Tài chính; + Luật Ngân hàng 3/ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ( Hình thức bên ngồi pháp luật) Các loại văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, nhưng đều tồn tại trong thể thống nhất a/ Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật : - Do cơ quan . biến trong hệ thống pháp luật có 12 ngành luật: + Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước); + Luật Hành chính; + Luật Hình sự; + Luật Tố tụng Hình sự; + Luật Dân sự; + Luật Tố tụng Dân sư; + Luật Hôn nhân. tính giai cấp của nó, không có pháp luật tự nhiên hay pháp luật không có tính giai cấp& quot;. Tính giai cấp của pháp luật trước hết ở chỗ,: - Pháp luật phản ánh ý chí Nhà nước của giai cấp thống. Luật Lao động; + Luật Kinh tế; + Luật Đất đai; + Luật Tài chính; + Luật Ngân hàng. 3/ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ( Hình thức bên ngoài pháp luật) Các loại văn bản quy phạm pháp luật

Ngày đăng: 25/04/2014, 21:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

  • Xử phạt vi phạm hành chính

  • a. Khái niệm tội phạm:

  • “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc xâm phạm chế độ chính trị (thay chế độ XHCN), chế độ kinh tế nền văn hoá quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”

    • - Là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm.

    • Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng bị đe doạ phải áp dụng một hình phạt đã được quy định trong BLHS. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, tội càng nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan