Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh ( Compost) từ vỏ quả cacao phục vụ cho nông nghiệp

70 1.9K 3
Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh ( Compost) từ vỏ quả cacao phục vụ cho nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh ( Compost) từ vỏ quả cacao phục vụ cho nông nghiệp

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cacao đã được trồng và sử dụng rộng rãi ở các bộ tộc Maya từ thế kỉ thứ VI, và bắt đầu phát triển rộng ra các nước khác trên thế giới từ thế kỉ XVI trở đi. Như vậy, từ lâu cây cacao đã như là một loại cây công nghiệp nhằm cung cấp hạt, tạo ra một loại thức uống giàu dinh dưỡng cho con người. Tổng sản lượng cacao thế giới tính đến cuối năm 2010 là 3.5 triệu tấn hạt khô [1]. Tổng sản lượng cacao Việt Nam đến cuối năm 2005 là 35 tấn hạt khô và đến cuối năm 2010 là 2.500 tấn hạt khô/năm [1]. Điều này cho thấy sản lượng cacao trên toàn thế giới là rất lớn và không ngừng tăng sản lượng qua các năm, tại Việt Nam thì sản lượng tăng gần 70 lần trong giai đoạn 2005-2010. Vậy với sản lượng hạt cacao khô nhiều như thế đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì cũng đồng nghĩa với việc trái cacao sau khi thu hoạch hạt còn lại một lượng rất lớn vỏ trái được thải bỏ. Trong thực trạng hiện nay ở Việt Nam, thì đa số trái cacao sau khi được thu hoạch hạt, phần vỏ trái còn lại ít được sử dụng, thải bỏ gây ảnh hưởng đến môi trường. Vậy câu hỏi đặt ra là phải làm gì với lượng vỏ trái cacao ấy mà không để nó gây ảnh hưởng đến môi trường, mặc khác lại thể tái sử dụng phế phẩm làm giảm chi phí sản xuất cho người nông dân? Bên cạnh tính cấp thiết của vỏ cacao thì theo Hiệp hội phân bón Việt Nam (http://agro.gov.vn), trong năm 2010 tổng lượng cung phân bón cho ngành nông nghiệp Việt Nam khoảng 6.112 triệu tấn. Trong đó lượng phân bón sản xuất trong nước đạt 2.58 triệu tấn. Lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 3.521 triệu tấn. Cho thấy nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước là rất lớn. Hơn nữa phân bón sản xuất cũng như nhập khẩu chủ yếu là phân hóa học nên về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, làm xói mòn đất. Trong những năm gần đây, phương pháp phân hủy sinh học hiếu khí chất thải rắn (compost) đã cho thấy phạm vi ứng dụng cao. Sản xuất compost vừa xử lý triệt để được chất thải, góp phần bảo vệ môi trường, vừa tạo ra sản phẩm ích cho nông ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 2 nghiệp. Từ những vấn đề trên việc nghiên cứu công nghệ sản xuất compost từ phế phẩm nông nghiệp là mang tính cấp thiết và phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Chính những lí do trên mà đề tài “Nghiên cứu sản xuất phân hữu vi sinh (compost) từ vỏ quả cacao phục vụ cho nông nghiệp” được thực hiện với mục đích tận dụng, tái chế phế phẩm nhằm làm giảm tác hại đến môi trường và giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người nông dân. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng quy trình tối ưu sản xuất compost từ vỏ quả cacao; - Ứng dụng sản phẩm compost sau khi ủ lên cây trồng ngắn ngày. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đặt ra thì nội dung nghiên cứu gồm những phần sau: - Phân tích thành phần mẫu cacao đầu vào; - Vận hành mô hình ủ compost hiếu khí với 3 nghiệm thức: mô hình đối chứng không bổ sung chế phẩm, mô hình bổ sung bùn hoạt tính và mô hình bổ sung chế phẩm Bio-F; - Theo dõi các chỉ tiêu trong suốt quá trình ủ compost; - Phân tích mẫu đầu ra; - Ứng dụng sản phẩm sau khi ủ trên cây trồng ngắn ngày. 4. GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU. - Nội dung nghiên cứu: tính đặc trưng của vỏ cacao và mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cách ủ compost một cách tối ưu nhất. - Đối tượng nghiên cứu: + Vỏ cacao: được lấy ở xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; + Bùn hoạt tính: được lấy ở trạm xử lý nước thải Cty Cổ phần dệt may- Đầu tư- Thương mại Thành Công; + Chế phẩm sinh học Bio-F: Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 3 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phƣơng pháp luận Phương pháp ủ compost hiếu khí đã được nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới. Do đó, rất nhiều tài liệu và liệu nghiên cứu sẵn để tham khảo. Bên cạnh đó đã nhiều đề tài nghiên cứu thành công sản xuất compost với nhiều vật liệu khác nhau. Chính thế, dựa vào những tài liệu sẵn của quá trình nghiên cứu thực nghiệm trước đó để làm sở xây dựng mô hình thực nghiệm ủ compost với vật liệu là vỏ quả cacao là điều hoàn toàn thể làm được. Từ mô hình ủ, theo dõi liên tục các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, pH, hàm lượng Cacbon, Nitơ, hiệu quả vi sinh vật bổ sung vào để xác định mức ảnh hưởng của các yếu tố này đến chất lượng compost tạo ra. Từ đó, lựa chọn công nghệ tối ưu nhất cho quá trình ủ. 5.2. Phƣơng pháp thực tiễn - Tổng hợp, biên hộ những tài liệu đã + Tài liệu liên quan về quả cacao; + Tài liệu tổng quan về compost, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ compost, và các công nghệ sản xuất compost trong nước và trên thế giới; + Tài liệu viết về bùn hoạt tính và chế phẩm sinh học Bio-F; - Phương pháp thực nghiệm: Lắp đặt mô hình ủ compost hiếu khí, tiến hành phối trộn các nghiệm thức và vận hành mô hình ủ, phân tích mẫu. - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các số liệu từ quá trình ủ compost như: nhiệt độ, pH, độ sụt lún, độ ẩm, hàm lượng C, N. - Phương pháp thống kê: Thống kê, tính toán các biến thiên: nhiệt độ, độ ẩm,pH, hàm lượng C,N, trong quá trình ủ compost. - Phương pháp đánh giá, nhận xét: Đánh giá và nhận xét kết quả sau quá trình ủ. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 6.1. Ý nghĩa khoa học ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 4 Đề tài nghiên cứu mở ra một hướng mới cho việc sử dụng phế phẩm vỏ cacao thành sản phẩm ích cho nền kinh tế, cho ngành nông nghiệp và hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Quy trình sản xuất phân compost dễ thực hiện, thể áp dụng cho hộ gia đình nông thôn với quy mô nhỏ; - Sản phẩm tạo ra thể ứng dụng trực tiếp cho ngành nông nghiệp. 7. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 7.1 Thời gian nghiên cứu: Do thời gian hạn nên đề tài chỉ thực hiện trong khoảng thời gian: 2/5/2012 đến 21/07/2012 7.2 Địa điểm thực hiện thí nghiệm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm khoa MT & CNSH, với các điều kiện: - Nhiệt độ 32-34 0 C; - Ánh sáng tự nhiên; - Hóa chất, dụng cụ, trang thiết bị hiện có; - Các số liệu được phân tích tại PTN khoa MT & CNSH. 7.3 Địa điểm lấy mẫu nghiên cứu: xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn bao gồm phần Mở Đầu và 3 chương với nội dung như sau: - Chương 1: Tổng quan - Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả và thảo luận - Kết luận - kiến nghị ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ COMPOST 1.1.1 Định nghĩa Quá trình chế biến Compost : là quá trình phân hủy sinh học và ổn định của chất hữu dưới điều kiện nhiệt độ thermophilic. Kết quả của quá trình phân hủy sinh học tạo ra nhiệt, sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và ích trong việc ứng dụng cho cây trồng [2] Sản xuất Compost là sự phân huỷ sinh học của các chất thải rắn dễ phân huỷ sinh học dưới những điều kiện hiếu khí hoàn toàn kiểm soát thành chất ở tình trạng ổn định hoàn toàn, không gây cảm giác khó chịu khi lưu trữ, sử dụng an toàn trong nông nghiệp [3] 1.1.2 Các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình ủ compost 1.1.2.1 Phản ứng sinh hóa Quá trình phân hủy CTR diễn ra rất phức tạp, qua nhiều giai đoạn và sản phẩm trung gian. dụ, quá trình phân hủy protein: protein  peptides amino acids  hợp chất ammonium  nguyên sinh chất của vi khuẩn và N hoặc NH 3 Đối với carbonhydrate, quá trình phân hủy xảy ra: carbonhydrate  đường đơn  acid hữu CO 2 và nguyên sinh chất của vi khuẩn. Những phản ứng chuyển hóa sinh hóa diễn ra trong quá trình ủ hiếu khí vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Các giai đoạn khác nhau trong quá trình ủ hiếu khí thể phân biệt theo biến thiên nhiệt độ như sau:  Pha thích nghi: là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường mới.  Pha tăng trưởng: đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy sinh học.  Pha ưa nhiệt: là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn định chất thải và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất  Pha trưởng thành: là giai đoạn giảm nhiệt độ đến bằng nhiệt độ môi trường. Quá trình lên men xảy ra chậm và thích hợp cho sự hình thành chất keo mùn (quá trình chuyển hoá các phức chất hữu thành chất mùn) và các chất khoáng (sắt, canxi, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 6 nitơ…) và cuối cùng thành mùn. Các phản ứng nitrate hoá, trong đó ammonia (sản phẩm phụ của quá trình ổn định chất thải) bị oxi hoá sinh học tạo thành nitrit (NO 2 - ) và cuối cùng thành nitrate (NO 3 - ): 1.1.2.2 Phản ứng sinh học Ủ compost là quá trình sinh học mà các chất hữu trong chất thải rắn được biến đổi thành các chất mùn ổn định do hoạt động của các thể chức thể sống trong điều kiện tự nhiên hiện diện trong chất thải. Các tổ chức này gồm các loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, chất hữu được phân huỷ như ban đầu từ vi sinh vật tiêu thụ bậc một như vi khuẩn thực hiện. Trong thời gian đầu, vi khuẩn thích hợp với điều kiện Mesophilic xuất hiện trước. Nhiệt độ tăng khi vi khuẩn thermophilic xuất hiện chiếm hầu hết các vị trí trong khối ủ, thermorphilic nấm thường tăng trưởng từ 5 – 10 ngày sau khi ủ. Nếu nhiệt độ cao hơn 60 O C thì nấm và hầu hết các vi khuẩn bị ức chế, chỉ còn các dạng bào tử thể phát triển. trong giai đoạn cuối cùng, nhiệt độ giảm Atinomycetes trở nên chiếm ưu thế làm cho bề mặt đống ủ xuất hiện màu trắng hoặc nâu. Các loại vi khuẩn Thermophilic, hầu hết là loài Bacillus đóng vai trò quan trọng trong việc phân huỷ protein và hydratcacbon. Mặc dù chỉ hoạt động bên lớp ngoài đóng ủ và chỉ hoạt dông trong thời gian cuối nhưng nhóm Atinomycetes đóng vai trò trong việc phân huỷ cenlulose, lignin và các chất bền vững khác. Sau giai đoạn tiêu thụ bậc một hay sơ cấp thực hiện xong, các chất này sẽ là thức ăn cho sinh vật tiêu thụ thứ cấp như ve, bọ cánh cứng, giun tròn, đông vật nguyên sinh, phiêu sinh. 1.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chế biến compost 1.1.3.1 Các yếu tố vật lý Các yếu tố vật lý ảnh hưởng tới quá trình ủ gồm : nhiệt độ, độ ẩm, kích thước nguyên liệu, độ rỗng, thổi khí. a. Nhiệt độ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 7 Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến Compost nó quyết định thành phần quần thể vi sinh vật (ban đầu là nhóm Mesophilic và sau đó là nhóm Thermophilic chiếm ưu thế), ngoài ra nhiệt độ còn là một chỉ thị để nhận biết các giai đoạn xảy ra trong quá trình ủ compost. Nhiệt độ tối ưu là 50 – 60 0 C, thích hợp với vi khuẩn Thermophilic và tốc độ phân hủy rác là cao nhất. Nhiệt độ trên ngưỡng này sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật làm cho quá trình phân hủy diễn ra không thuận lợi, còn nhiệt độ thấp hơn ngưỡng này phân Compost sẽ không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh. Nhiệt độ trong luống ủ thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau như hiệu chỉnh tốc độ thổi khí và độ ẩm, lập khối ủ với môi trường bên ngoài bằng cách che phủ hợp lý. Bảng 1.1 Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật Loại vi sinh vật Nhiệt độ ( 0 C) Khoảng dao động Tối ưu Psychrophillic (VSV ưa lạnh) 10 - 30 15 Mesophilic (VSV ưa ấm) 40 – 50 35 Thermophilic (VSV ưa nhiệt) 45 - 75 55 Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2010 b. Độ ẩm Là yếu tố cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật trong quá trình chế biến Compost. nước cần thiết cho quá trình hòa tan dinh dưỡng và nguyên sinh chất của tế bào. Độ ẩm tối ưu thường từ 50 – 60%. Các vi sinh vật đóng vai trò quyết định trong quá trình phân hủy CTR thường tập trung tại lớp nước mỏng trên bề mặt của phân tử CTR. Nếu độ ẩm quá nhỏ (< 30%) sẽ hạn chế hoạt động của vi sinh vật, còn khi độ ẩm quá lớn (> 65%) thì quá trình phân hủy sẽ chậm lại, sẽ chuyển sang chế độ phân hủy kỵ khí quá trình thổi khí bị cản trở do hiện tượng bít kín các khe rỗng không cho không khí đi qua, gây mùi hôi, rò rỉ chất dinh dưỡng và lan truyền vi sinh vật gây bệnh . ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 8 Độ ẩm ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ nước nhiệt dung riêng cao hơn tất cả các vật liệu khác. Độ ẩm thấp thể điều chỉnh bằng cách thêm nước vào. Độ ẩm cao thể điều chỉnh bằng cách trộn với vật liệu độn độ ẩm thấp hơn như: mạt cưa, rơm rạ… c. Kích thước hạt Kích thước hạt ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân hủy. Quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra trên bề mặt hạt, hạt kích thước nhỏ sẽ tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với oxy, giá tăng vận tốc phân hủy. Tuy nhiên, nếu kích thước hạt quá nhỏ và chặt làm hạn chế sự lưu thông khí trong đống ủ, điều này sẽ làm giảm oxy cần thiết cho các vi sinh vật trong đống ủ và giảm mức độ hoạt tính của vi sinh vật. Ngược lại, hạt kích thước quá lớn sẽ độ xốp cao và tạo ra các rãnh khí làm cho sự phân bố khí không đều, không lợi cho quá trình chế biến phân hữu cơ. Đường kính hạt tối ưu cho quá trình chế biến khoảng 3 – 50mm. Kích thước hạt tối ưu thể đạt được bằng nhiều cách như cắt, nghiền và sàng vật liệu thô ban đầu. CTR đô thị và CTR công nghiệp phải được nghiền đến kích thước thích hợp trước khi làm phân. Phân bắc, bùn và phân động vật thường kích thước hạt mịn, thích hợp cho quá trình phân hủy sinh học. d. Độ xốp Độ xốp là một yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến phân hữu cơ. Độ xốp tối ưu sẽ thay đổi tuỳ theo loại vật liệu chế biến phân. Thông thường, độ xốp cho quá trình chế biến diễn ra tốt khoảng 35 – 60%, tối ưu là 32 – 36%. Độ xốp của CTR ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp oxy cần thiết cho sự trao đổi chất, hô hấp của các vi sinh vật hiếu khí và sự oxy hóa các phần tử hữu hiện diện trong các vật liệu ủ. Độ xốp thấp sẽ hạn chế sự vận chuyển oxy, nên hạn chế sự giải phóng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trong khối ủ. Ngược lại, độ xốp cao thể dẫn tới nhiệt độ trong khối ủ thấp, mầm bệnh không bị tiêu diệt. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 9 Độ xốp thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng vật liệu tạo cấu trúc với tỉ lệ trộn hợp lý. e. Thổi khí Không khí ở môi trường xung quanh được cung cấp tới khối Compost để vi sinh vật sử dụng cho sự phân hủy chất hữu cơ, cũng như làm bay hơi nước và giải phóng nhiệt. Nếu không được cung cấp khí đầy đủ thì sẽ tạo thành những vùng kị khí bên trong khối Compost gây mùi hôi. Để cung cấp không khí cho khối Compost thể thực hiện được bằng cách:  Đảo trộn.  Cắm ống tre.  Thải chất thải từ tầng lưu chứa trên cao xuống thấp.  Thổi khí. Quá trình đảo trộn cung cấp khí không đủ theo cân bằng tỉ lượng. Điều kiện hiếu khí chỉ thỏa mãn đối với lớp trên cùng, các lớp bên trong hoạt động trong môi trường tuỳ tiện hoặc kị khí. Do đó, tốc độ phân hủy giảm và thời gian cần thiết để quá trình ủ phân hoàn tất bị kéo dài. Cấp khí bằng phương pháp thổi khí đạt hiệu quả phân hủy cao nhất. Tuy nhiên, lưu lượng khí phải được khống chế thích hợp. Nếu cấp quá nhiều khí sẽ dẫn đến chi phí cao và gây mất nhiệt của khối phân, kéo theo sản phẩm không đảm bảo an toàn thể chứa vi sinh vật gây bệnh. Khi pH của môi trường trong khối phân lớn hơn 7, cùng với quá trình thổi khí sẽ làm thất thoát nitơ dưới dạng NH 3 . Trái lại, nếu thổi khí quá ít, môi trường bên trong khối phân trở thành kị khí. Vận tốc thổi khí cho quá trình ủ phân thường trong khoảng 5 –10m 3 khí/tấn nguyên liệu/h. Thông thường áp lực tĩnh cần tạo ra để đẩy không khí qua chiều sâu 2 – 2.5m vật liệu ủ là 0.1 – 0.15m cột nước. Áp lực đó chỉ cần quạt gió là đủ chứ không cần máy nén. Ngoài ra các cửa sổ của hầm ủ cũng sẽ đủ cho làm thoáng, chỉ cần đảo cửa sổ mỗi ngày một lần hoặc nhiều ngày một lần. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 10 Đảo trộn liên tục sẽ đạt mức phân giải tối ưu trong vòng 10 – 14 ngày. Nên đảo trộn một lần một ngày hoặc nhiều lần một ngày. 1.1.3.2 Các yếu tố hóa sinh a. Các chất dinh dưỡng rất nhiều nguyên tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy do vi sinh vật: trong đó cacbon và nitơ là cần thiết nhất, tỉ lệ C/N là thông số dinh dưỡng quan trọng nhất; Photpho (P) là nguyên tố quan trọng kế tiếp; Lưu huỳnh (S), canxi (Ca) và các nguyên tố vi lượng khác cũng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của tế bào. Khoảng 20% - 40%C của chất thải hữu (trong chất thải nạp liệu) cần thiết cho quá trình đồng hoá thành tế bào mới, phần còn lại chuyển hoá thành CO 2 . Cacbon cung cấp năng lượng và sinh khối bản để tạo ra khoảng 50% khối lượng tế bào vi sinh vật. Nitơ là thành phần chủ yếu của protein, acid nucleic, acid amin, enzyme, co- enzyme cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của tế bào. Tỷ lệ C/N tối ưu cho quá trình ủ phân rác khoảng 30:1. Ở mức tỷ lệ thấp hơn, nitơ sẽ thừa và sinh ra khí NH 3 , nguyên nhân gây ra mùi khai. Ở mức tỷ lệ cao hơn, sự phân hủy xảy ra chậm. Tỷ lệ C/N của các chất thải khác nhau được trình bày trong bảng sau. Trừ phân ngựa và lá khoai tây, tỷ lệ C/N của tất cả các chất thải khác nhau đều phải được điều chỉnh để đạt giá trị tối ưu trước khi tiết hành làm phân. Bảng 1.2 Tỷ lệ C/N của các chất thải STT Chất thải N (% khối lƣợng khô) Tỷ lệ C/N 1 Phân bắc 5,5 – 6,5 6 –10 2 Nước tiểu 15 – 18 0,8 3 Máu 10 – 14 3,0 4 Phân động vật - 4,1 5 Phân bò 1,7 18 6 Phân gia cầm 6,3 15 [...]... năm 2011 - Trần Xuân Huy, Nghiên cứu ẩn xuất compost từ vỏ cà phê”, đồ án tốt nghiệp, trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM, năm 2010 - Báo cáo nghiên cứu khoa học của Cty TNHH Công nghệ Nông Lâm đề tài Nghiên cứu sản xuất phân hữu vi sinh từ rác thải hữu ,2010 - Đinh Tấn Hải, Nghiên cứu công nghệ sản xuất compost từ vỏ tiêu đen để phục vụ cho nông nghiệp , đồ án tốt nghiệp, trường ĐH Kỹ Thuật... Trang 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP d Vi sinh vật Chế biến phân hữu là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều loại vi sinh vật khác nhau sinh vật trong quá trình chế biến phân hữu bao gồm: actinomycetes và vi khuẩn Những loại vi sinh vật này sẵn trong chất hữu cơ, thể bổ sung thêm vi sinh vật từ các nguồn khác để giúp quá trình phân hủy xảy ra nhanh và hiệu quả hơn e Chất hữu Tốc độ phân hủy tùy thuộc... làm phân hữu Lemna là một công nghệ kỹ thuật kín được cấp bằng sáng chế độc quyền Công nghệ Lemna sử dụng các túi lớn hàm lượng polythene thấp để chứa và bảo vệ CTR hữu được thổi khí nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học tự nhiên để sản xuất ra phân bón hữu chất lượng cao Từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào cho đến giai đoạn sản xuất cuối cùng thành phẩm phân hữu và các sản. .. 5,5 – 8,5 là tối ưu cho các vi sinh vật trong quá trình ủ phân rác Các vi sinh vật, nấm tiêu thụ các hợp chất hữu và thải ra các acid hữu Trong giai đoạn đầu của quá trình ủ phân rác, các acid này bị tích tụ và kết quả làm giảm pH, kìm hãm sự phát triển của nấm và vi sinh vật, kìm hãm sư phân hủy lignin và cenlulose Các acid hữu sẽ tiếp tục bị phân hủy trong quá trình ủ phân rác Nếu hệ thống... dào Cacao Vi t Nam được xuất khẩu dưới 2 dạng: thô và thành phẩm Trong đó, xuất khẩu thành phẩm thu được lợi nhuận lớn hơn Nếu bán cacao sơ chế chỉ thể lãi 15%, trong khi đó, sản phẩm từ cacao như kẹo, bột thể lãi đến 400% Chính vậy, một số công ty đã đẩy mạnh vi c đầu dây chuyền sản xuất tại thị trường Vi t Nam như Grand Place hay Vinacacao Ngay từ năm 2007, Vinacacao đã đầu nhà máy sản. .. Co, Bo…) Mật độ vi sinh vật gây bệnh (thấp ở mức không ảnh hưởng hại tới cây trồng) Độ ổn định ( ộ chín, hoai) và hàm lượng chất hữu Bảng 1.4 Tiêu chuẩn ngành 10 TCVN 562 – 2002 cho phân hữu vi sinh vật chế biến từ chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức Hiệu quả đối với cây trồng Tốt Độ chín (hoai) cần thiết Tốt Đường kính hạt... bằng công nghệ ủ sinh học cấp khí tự nhiên trong điều kiện Vi t Nam”, Luận án tiến sỹ kỹ thuật, trường ĐH Xây dựng Hà Nội, 2012 - Nguyễn Mai Trung, với đề tài “Xử lý hỗn hợp bùn hầm cầu thành phân bón compost”, luận văn cao học, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, 2010 - Đặng Thị Nhân, “ nghiên cứu sản xuất phân compost từ vỏ khoai mì phục vụ cho nông nghiệp sinh thái”, đồ án tốt nghiệp, trường ĐH Kỹ... ÁN TỐT NGHIỆP và Ghana, trong đó Bờ Biển Ngà là nước sản xuất nhiều ca cao nhất thế giới, chiếm 40.7% sản lượng toàn cầu, Indonesia chiếm 12% sản lượng, Ghana chiếm 21% ( tháng 5/2012) Sản lượng ca cao trên thế giới niên vụ 2009/2010 lên tới 3,613 triệu tấn Theo ICCO Annual report 2009/2010, sản lượng xuất khẩu ca cao trên thế giới niên vụ 2009/2010 như sau: - Châu Phi: sản lượng xuất khẩu niên vụ 2009/2010... Bờ Biển Ngà với sản lượng xuất khẩu cao nhất đạt 1.273,000 tấn Châu Phi vẫn là nước xuất khẩu cacao lớn nhất thế giới chiếm 68% sản lượng toàn thế giới - Châu Mỹ: niên vụ 2009/2010 xuất khẩu 522,000 tấn, chiếm 14.4% sản lượng cacao thế giới - Châu Đại Dương Và Châu Á: niên vụ 2009/2010 xuất khẩu 633,000 tấn, chiếm 17.5 % sản lượng toàn thế giới Tuy nhiên, niên vụ 2009/2010 thị trường cacao thế giới... canh, thu nhập từ cacao thể đạt mức 60 – 70 triệu đồng/ha Ngoài ra, thu nhập từ sản lượng các cây trồng xen với cacao như dừa, điều, cây ăn trái khác… cũng góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông dân trồng cacao Thị trường thu mua cacao tại Vi t Nam hiện nay đang rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thu mua Trong nước các công ty thu mua cacao như: Phạm . ngành nông nghiệp Vi t Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Chính vì những lí do trên mà đề tài Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh (compost) từ vỏ quả cacao phục vụ cho nông nghiệp . môi trường và giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người nông dân. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng quy trình tối ưu sản xuất compost từ vỏ quả cacao; - Ứng dụng sản phẩm compost sau khi. trường, vừa tạo ra sản phẩm có ích cho nông ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trang 2 nghiệp. Từ những vấn đề trên vi c nghiên cứu công nghệ sản xuất compost từ phế phẩm nông nghiệp là mang tính cấp thiết

Ngày đăng: 25/04/2014, 20:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan