Địa lý tự nhiên và địa mạo việt nam

18 4.3K 4
Địa lý tự nhiên và địa mạo việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Địa lý tự nhiên và địa mạo việt nam

Địa tự nhiên địa mạo Việt Nam I. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên Việt Nam 1. Vị trí địa Mọi người chúng ta thường hình dung lãnh thổ nước Việt Nam có hình chữ S, nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương thuộc lục địa Đông Nam Á cùng với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài khơi hàng ngàn đảo quây quần trong các vũng vịnh ven bờ. Lãnh thổ hình chữ S đó chỉ là hình ảnh phần đất liền của Tổ Quốc, có diện tích khoảng 330 ngàn km 2 1) (kể cả các đảo ven bờ). Với các tuyên bố của Chính phủ Việt Nam năm 1977 1982 phù hợp với công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, Việt Nam còn có một vùng nội thủy, nơi chủ quyền quốc gia đầy đủ tuyệt đối như trên đất liền, lại còn có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải tính từ đường cơ sở thềm lục địa với diện tích tổng cộng gần 1 triệu km 2 . Tọa độ địa phần đất liền: ∗ Điểm cực bắc: 23 o 24’ vĩ Bắc, thuộc xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang ∗ Điểm cực nam: 8 o 34’ vĩ Bắc, thuộc xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau ∗ Điểm cực tây: 102 o 09’ kinh Đông, thuộc xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên ∗ Điểm cực đông: 109 o 28’ kinh Đông, thuộc xã Vạn Thạnh, bán đảo Hòn Gốm, Khánh Hòa. Như vậy phần đất liền phân bố kéo dài theo phương B-N là 14 o 50’ vĩ độ (tương ứng khoảng 1630km), theo phương Đ-T là 7 o 19’ kinh độ (khoảng 780km). Quần đảo Hoàng Sa Trường Sa phân bố rộng về phía đông Biển Đông đến tận kinh tuyến 117 o 10’Đ, về phía bắc đến vĩ tuyến 17 o 15’B về phía nam đến vĩ tuyến 6 o 30’B, cũng có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa riêng. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài khoảng 4500km, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc (1350km), với Lào ở phía tây (2067km) với Campuchia ở phía tây nam (1080km); còn biên giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Inđônêsia, Malaysia, Thái Lan Campuchia. 2. Địa hình Lãnh thổ đất liền Việt Nam là một xứ núi, với ¾ diện tích là núi đồi, thuộc 2 hệ thống núi chính. Phía đông thung lũng sông Hồng là những cánh cung núi cao nguyên đá vôi thuộc hệ núi Việt-Trung. Đặc trưng của các cánh cung này là có hình rẻ quạt, mở ra về phía bắc, đông bắc chụm lại ở vùng Tam Đảo-Thái Nguyên, với các khối núi cao đến trên dưới 2000m (Tây Côn Lĩnh 2419m, Pia Oăc 1930m, ). Phía tây, tây nam thung lũng sông Hồng cho đến tận Nam Trung Bộ là hệ núi Đông Đông Dương, gồm nhiều dải núi khác nhau: Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ. Các khối dãy núi Tây Bắc Bộ (từ thung lũng sông Hồng đến thung lũng sông Cả) song song kéo dài theo phương TB-ĐN, với nhiều đỉnh núi cao trên dưới 3000m (Phan Si Pan 3143m 2) , Pu Si Lung 3076m, Phu Luông 2985m, ) giới hạn bên trong nhiều lòng chảo giữa núi như Điện Biên, Than Uyên, Nghĩa Lộ, Dãy núi Trường Sơn kéo dài từ thung lũng sông Cả đến thung 1 ) Tập Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2005 (NXB Bản đồ): diện tích cả nước là 329.314,6km 2 2 ) Có tài liệu xác định là 3147,3m, 3148m hoặc 3148,3m 1 lũng sông Đà Rằng có phương chủ yếu TB-ĐN ở phía bắc, chuyển dần sang kinh tuyến ở phía nam, với các đỉnh núi trên 2000m (Xai Lai Leng 2711m, Rào Cỏ 2235m, Ngọc Linh 2598m, ). Dãy núi này ở Bắc Trung Bộ gắn với đường biên giới Việt-Lào, đến Trung Trung Bộ có hình cung ôm lấy ở phía tây các cao nguyên Kon Tum Plây Cu, đồng thời giới hạn ở phía sườn ĐB của nó là các đồng bằng ven biển hẹp, ngăn cách với nhau bởi các mạch núi nhánh đâm ngang ra sát biển. Phía nam thung lũng Đà Rằng đến Đông Nam Bộ là các dãy khối núi Cực Nam Trung Bộ, phương ĐB-TN kinh tuyến, với các đỉnh cao trên dưới 2000m (Chư Yang Sin 2405m, Lang Biang 2167m, Braian 1864m, ), ôm lấy các cao nguyên bình sơn rộng lớn ở phía tây bắc: cao nguyên Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh Lâm Viên (cũng gọi là bình sơn Đà Lạt). Đồng bằng Việt Nam đã được khai phá cải tạo từ lâu đời gồm đồng bằng hạ lưu sông Hồng Mê Công rộng lớn, cùng các đồng bằng ven biển miền Trung, nhỏ hẹp hơn. Đồng bằng sông Hồng (còn gọi là đồng bằng Bắc Bộ) có diện tích trên 15 ngàn km 2 , gồm đồng bằng thềm ở ven rìa cao 10-15m đồng bằng châu thổ ở trung tâm cao 2-5m. Đồng bằng Nam Bộ gồm 2 phần, nửa phía ĐB là đồng bằng Đông Nam Bộ tạo bởi các thềm phù sa cao 10-25m đến 100m xen các lớp phủ đá bazan, diện tích khoảng 20 ngàn km 2 ; nửa phía TN là đồng bằng châu thổ Cửu Long (Tây Nam Bộ), diện tích gần 40 ngàn km 2 , cao trung bình 2-3m. Biển Đông là một biển rìa trong chuỗi biển rìa Tây Thái Bình Dương gồm biển Ôkhôt, Nhật Bản, Hoa Đông, Biển Đông một số biển khác. Biển Đông có diện tích khoảng 3,45triệu km 2 , sâu trung bình 1140m, nơi sâu nhất 5567m 3) với khối lượng nước 3,93triệu km 3 . Biển Đông trải dài theo phương ĐB-TN, dài khoảng 3100km, rộng 1000km với 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ (150.000km 2 4) ) vịnh Thái Lan (293.000km 2 4) ), ăn sâu vào lục địa Đông Nam Á. Từ độ sâu 200m trở xuống Biển Đông có dạng một hình thoi với 2 cạnh trùng phương kinh tuyến (khoảng 109 o Đ và120 o Đ), có trục dài (ĐB-TN) 2200km trục ngắn (TB-ĐN) 1250km. Thềm lục địa bằng phẳng, sâu đến 200m, đôi nơi tới 400-500m hoặc hơn, trên đó phân bố hệ thống đảo ven bờ. Tiếp đến là sườn lục địa, sâu từ 200m đến 3500- 4000m, có địa hình phân dị mạnh mẽ; đáy biển thẳm ở độ sâu 3500-4000m đến 5500m, địa hình khá bằng phẳng. 3. Khí hậu Khí hậu Việt Nam (phần đất liền) thuộc nội chí tuyến (nhiệt đới) gió mùa ẩm, ở phía nam chuyển dần sang tính chất á xích đạo. Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc (bắc đèo Hải Vân) là 22-25 o C, còn ở phía Nam là 25 o -27 o C. Lượng mưa trung bình năm ở các đồng bằng thường trên 1500mm, còn ở các vùng núi tới 2000- 3000mm, đôi nơi trên 3000mm (Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, ). Một số nơi do địa hình che khuất lượng mưa chỉ còn trên dưới 700mm (Mường Xén, Phan Rang). Mưa rơi không đều trong năm, mùa mưa chiếm tới 80-85% lượng mưa cả năm. Ở Việt Nam lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 1000mm, nhưng cũng phân hóa mạnh theo không gian. Phía bắc đèo Ngang (vĩ tuyến 18 o B) lượng bốc hơi năm nhỏ hơn 1000mm, trong khi về phía nam đèo này đều vượt quá 1000mm, cao nhất là ở Cam Ranh (2326mm). Vùng núi Bắc Bộ có lượng bốc hơi thấp nhất, 3 ) Có tài liệu ghi là 5016m, 5559m hoặc 5560m 4 ) Có tài liệu ghi là 126.250km2 462.000km2, có thể do cách xác định cửa vịnh khác nhau 2 khoảng 500-800mm/năm (Mường Khương 489mm, Hoàng Liên Sơn 494mm). Độ ẩm tương đối ở Việt Nam thường trên 80%, ở miền Bắc khoảng 80-85%, còn ở miền Nam thấp hơn, khoảng 78-83%, cũng phân hóa theo vùng. Khí hậu nước ta có 2 mùa mưa khô rõ rệt. Miền Bắc, Nam Bộ Tây Nguyên có mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Riêng vùng duyên hải Trung Bộ do yếu tố địa hình (dãy Trường Sơn) mà xuất hiện mưa nhiều vào mùa đông, gió khô nóng (gió Lào) vào mùa hạ, nên mùa mưa nằm lệch từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Mùa bão thường trùng vào mùa mưa, trung bình 3-4trận/năm, xuất hiện nhiều ở phía bắc từ tháng 7 đến tháng 11, nhiều nhất vào tháng 9-10. Đặc biệt ở miền Bắc do tác động của khối không khí lạnh cực đới từ phía bắc tràn xuống mà hình thành một mùa đông dài 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) với nhiệt độ trung bình tháng xuống dưới 18 o C, còn nhiệt độ tối thiểu ở đồng bằng có thể xuống đến 2-3 o C, ở trên núi có nơi xuống dưới 0 o C năm có tuyết rơi (Lạng Sơn, Sa Pa). Nhiều tác giả coi ở Việt Nam (phần lục địa) có 2 đới tự nhiên mà ranh giới là dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 o B): phía Bắc thuộc đới rừng chí tuyến gió mùa phía Nam là đới rừng á xích đạo gió mùa [7]. Có sự tương đồng giữa khí hậu trên lục địa khí hậu trên Biển Đông Việt Nam. Ngoài dải biển nông các đảo ven bờ phụ thuộc khá chặt chẽ vào các vùng khí hậu đất liền, khí hậu ngoài khơi Biển Đông được chia thành 2 miền: miền khí hậu nhiệt đới (chí tuyến) đại dương Bắc Biển Đông miền khí hậu á xích đạo đại dương Nam Biển Đông, mà ranh giới giữa chúng là khoảng vĩ tuyến 14-15 o B [1]. Đặc điểm của miền khí hậu Bắc Biển Đông là có nhiệt độ không khí trung bình năm 26,7 o , tháng thấp nhất (tháng 1) 23,3 o C mùa hè tháng cao nhất (tháng 5) là 29 o C; lượng mưa nhỏ, khoảng 1100mm. Trong khi miền khí hậu Nam Biển Đông có nhiệt độ không khí luôn cao, ổn định biến thiên theo mùa không lớn: nhiệt độ trung bình năm 27,9 o C, có 2 cực đại vào tháng 5 (29,2 o C) tháng 8 (28,2 o C) cực tiểu vào tháng 1 (26,8 o C), biên độ nhiệt năm 2,5 o C. Lượng mưa tương đối cao (2000mm) có sự phân chia mùa rõ rệt (mưa nhiều vào các tháng từ 9 đến 11). Mùa đông trên biển có gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4 (tần suất 60-70%). Gió tây nam ưu thế từ tháng 5 đến tháng 9; tại Bắc Biển Đông gió tây nam nam cùng có tần suất khoảng 30%, trong khi ở Nam Biển Đông gió tây nam mạnh hơn, tần suất 40%, còn gió nam 20%. Tốc độ gió trung bình năm là 6,5m/s, mùa đông lớn hơn mùa hạ (7,0m/s so với 5,5m/s); gió trong bão vượt quá 30-40m/s. 4. Thủy văn lục địa Hình thái mạng lưới sông ngòi Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào cấu trúc địa chất-địa mạo, nhất là các hệ thống đứt gãy, trong khi đó hoạt động của hệ thống sông ngòi lại do điều kiện khí hậu quyết định, với sự phân hóa theo mùa theo lãnh thổ rất mạnh mẽ. Hướng chảy chính của các hệ thống sông lớn là TB-ĐN hình vòng cung. Mạng lưới sông suối dầy đặc, mật độ trung bình gần 1km sông suối trên 1km 2 , dọc bờ biển cứ khoảng 20km lại gặp 1 cửa sông. Có tất cả 2360 con sông (có 4 ở trên đảo) dài trên 10km, chủ yếu là sông nhỏ; chỉ có 9 hệ thống sông có chiều dài dòng chính trên 200km diện tích lưu vực trên 10.000km 2 (Mê Công, Hồng, Đồng Nai, Mã, Cả, Ba, Thái Bình, Kỳ Cùng-Bằng Thu Bồn). Hàng năm sông ngòi Việt 3 Nam vận chuyển ra Biển Đông đến 839tỷ m 3 nước 5) ; trong đó hệ thống sông Mê Công chiếm nhiều nhất, khoảng 507tỷ m 3 (60,4%), tiếp sau là hệ thống sông Hồng, 127tỷ m 3 (15,1%). Thành phần dòng chẩy mặt của tổng lượng nước trên là 76% (637tỷ m 3 /năm); trong đó lượng nước được sản sinh tại nước ta là 226tỷ m 3 /năm (35,5%), còn phần sinh từ bên ngoài lãnh thổ là 411tỷ m 3 /năm (64,5%) [5]. Sông ngòi Việt Nam có modul dòng chảy lớn, trên 30 l/s/km 2 , nhưng phân bố không đều; lớp dòng chảy trung bình đạt 974mm/năm, với hệ số dòng chảy gần 0,50, tức gần bằng nửa lớp mưa năm. Mùa lũ thường kéo dài 3 đến 6 tháng, trung bình 4 tháng/năm. Lượng mưa mùa lũ chiếm từ 50-55% đến 85-90%, trung bình 70-75% tổng lượng nước cả năm. Tháng có lưu lượng bình quân lớn nhất chiếm trung bình 26-28% tổng lượng nước cả năm. Mùa lũ tháng có lũ lớn nhất có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam, từ tháng 7-8 ở Bắc Bộ đến tháng 10-11 ở Nam Trung Bộ. Tổng lượng cát bùn vận chuyển trong sông suối nước ta trên 200triệu tấn/năm 6) trong đó phần lưu vực bên ngoài lãnh thổ cung cấp 85% [5]. Lượng cát bùn của sông Hồng (đo tại Sơn Tây) chiếm tới 114triệu tấn/năm (57%) 6) , còn của sông Mê Công (tại Nam Bộ) có 70triệu tấn/năm (35%) 6) . Độ đục bình quân của sông Hồng (tại Sơn Tây) trước khi thủy điện Hòa Bình vận hành là 1010g/m 3 chỉ còn 677g/m 3 sau đó; như vậy lượng bùn cát qua Sơn Tây chỉ còn 76,4triệu tấn/năm, tức đã giảm đi 37,6triệu tấn, do chủ yếu được giữ lại tại hồ Hòa Bình 7) . 5. Hải văn Hoàn lưu nước mặt Biển Đông phản ánh tổng hợp chế độ gió mùa trên biển đặc điểm địa hình đáy biển bờ biển, có ảnh hưởng quyết định đến chế độ nhiệt một phần chế độ muối lớp nước hoạt động của biển. Trong vịnh Bắc Bộ tồn tại quanh năm 1 xoáy thuận của dòng chảy lớp nước mặt, trong khi ở vịnh Thái Lan lại biến đổi theo mùa: mùa gió ĐB phát triển xoáy thuận, còn mùa gió TN-xoáy nghịch [1]. Ngoài khơi có sự phân hóa rõ rệt giữa Bắc Nam Biển Đông vào mùa gió ĐB cả mùa gió TN. Vào tháng 4 thời gian chuyển tiếp, hình thành 2 xoáy thuận ở Bắc Nam Biển Đông. Đến tháng 6-tháng 8 khi gió TN mạnh, tạo một xoáy nghịch quy mô lớn ở Nam Biển Đông, ranh giới phía bắc của xoáy này có đường chia dòng TN-ĐB tại vĩ tuyến 14-15 o B. Vào thời kỳ gió ĐB mạnh (tháng 12-tháng 2) trên Biển Đông phát triển một hoàn lưu xoáy thuận quy mô lớn, hoặc 2 xoáy thuận đồng thời trên khu vực Bắc Nam Biển Đông, những xoáy nghịch quy mô nhỏ ở phía Đông Nam (Calimantan) Đông Bắc (Luxôn). Theo các đặc trưng hóa (nhiệt độ độ muối), nước Biển Đông có thể chia thành 5 khối nước theo mặt cắt đứng: khối nước mặt, dưới tầng mặt, trung gian, tầng sâu khối nước đáy [1]. Dưới tác động của các khối nước bên ngoài Biển Đông do chế độ gió mùa, đã tạo nên 3 loại cấu trúc nước của Biển Đông: cấu trúc nhiệt đới, cấu trúc nhiệt đới biến tính cấu trúc nhiệt đới xích đạo [1]. Chúng có đặc điểm về nhiệt độ, độ muối khác nhau vào mùa đông mùa hè phân hóa giữa Bắc Nam Biển Đông với ranh giới là vĩ tuyến 14-15 o B. 5 ) Có tài liệu: 880tỷ m 3 6 ) Số liệu về tổng lượng bùn cát rất khác nhau: có tác giả cho các con số tương ứng là 300triệu tấn (tổng lượng) -130triệu tấn (sông Hồng)-100triệu tấn (Cửu Long); hoặc: 350triệu tấn (tổng lượng)-120triệu tấn (sông Hồng)-170triệu tấn (Cửu Long). Lượng cát bùn của hệ thống Cửu Long lệch nhau quá lớn (70/170), cần nghiên cứu tiếp 7 ) Có tài liệu ghi hàng năm hồ Hòa Bình giữ lại 48triệu tấn bùn cát, thậm chí đến 80triệu tấn 4 Sóng trên Biển Đông nhìn chung không lớn, phụ thuộc vào chế độ gió mùa, với mùa gió ĐB sóng lớn hơn mùa gió TN. Vào mùa đông số ngày sóng cao hơn cấp V (2,0-3,5m) chỉ chiếm 20-30%, trong khi mùa gió TN chỉ còn 10-20%. Trong bão, sóng có thể cao tới 18m. Thủy triều Biển Đông rất đặc sắc có sự phân hóa mạnh [1]. Do đặc điểm địa hình bờ đáy biển, chế độ triều biển ven bờ Việt Nam rất đa dạng có đủ 4 kiểu triều chính trên thế giới là nhật triều đều không đều, bán nhật triều đều không đều, trong đó tính chất nhật triều chiếm ưu thế. Từ Bắc vào Nam chế độ triều phân hóa thành 5 khu vực. Vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Bắc Quảng Bình ưu thế là nhật triều, trong đó khu vực Hòn Gai-Hòn Dấu thuộc chế độ nhật triều đều, độ cao triều đến 3,6m, cực đại của chu kỳ 19 năm đạt 4,35m. Từ Nam Quảng Bình đến Bắc Quảng Nam chuyển sang chế độ bán nhật triều với biên độ nhỏ, trong đó tại cửa Thuận An có chế độ bán nhật triều đều, độ cao mực nước luôn nhỏ hơn 0,5m. Từ Nam Quảng Nam đến Ninh Thuận, biển ven bờ lại thuộc chế độ nhật triều không đều, độ cao triều kỳ nước cường chỉ 1,2-1,6m. Từ Bình Thuận đến mũi Cà Mau chuyển lại chế độ bán nhật triều không đều, độ cao triều 2,0-3,5m. Khu vực Cà Mau-Hà Tiên chuyển sang chế độ nhật triều không đều, độ cao nước triều khoảng 1,0m. Kết quả nghiên cứu của các nhà hải dương học Việt Nam [1] cho thấy trên Biển Đông vùng nhật triều đều không đều chiếm hầu khắp diện tích biển, với độ lớn triều đáng kể ở vịnh Bắc Bộ (trên 5m) độ lớn vừa phải (1-2m) ở các vùng còn lại. 6. Thổ nhưỡng Thổ nhưỡng phần đất liền hải đảo Việt Nam mạng nặng tính địa đới nội chí tuyến gió mùa ẩm, với sự hình thành phổ biến đất feralit đỏ vàng. Tuy nhiên do các yếu tố thành tạo đất vốn đa dạng phức tạp, trong đó phải kể điều kiện khí hậu, thủy văn, đá mẹ, địa hình, con người khai phá mạnh mẽ, mà thổ nhưỡng Việt Nam đa dạng về kiểu loại phức tạp về tính chất. Theo kết quả tổng hợp trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại 12 nhóm đất với 32 loại đất khác nhau [7]. Thuộc về đất địa đới có 5 nhóm, trong đó có 17 loại đất, gồm: nhóm đất feralit đỏ vàng (có 5 loại đất); nhóm đất đen (4 loại); đất feralit nâu đỏ (5 loại); đất xám (2 loại); đất xói mòn trơ sỏi đá (1 loại). Đất phi địa đới có 2 nhóm với 3 loại đất: nhóm đất mùn feralit vàng đỏ trên núi thấp (1 loại); đất mùn alit trên núi trung bình núi cao (có 2 loại). Đất nội địa đới (trên đất phù sa bồi tích) có 5 nhóm 12 loại đất: nhóm đất thung lũng (1 loại); nhóm đất phù sa (4 loại); đất phèn (2 loại); đất mặn (2 loại) đất cát (3 loại đất). Do sự phân bố dạng khảm của nền địa chất, tính phân cắt mạnh mẽ của nền địa hình, cùng sự phân hóa của điều kiện khí hậu mà thổ nhưỡng Việt Nam phân hóa rất mạnh trong không gian. Trong công trình Bản đồ đất Việt Nam [6] đã tiến hành phân vùng địa thổ nhưỡng Việt Nam với 4 cấp là miền, á miền, khu vùng. Phần lục địa Việt Nam có 2 miền địa thổ nhưỡng Bắc Nam mà ranh giới cũng đi qua Bạch Mã-Hải Vân. Kết quả đã chia ra 6 á miền 16 khu thổ nhưỡng cuối cùng là 142 vùng thổ nhưỡng. 5 7. Sinh vật Sinh vật trên lãnh thổ Việt Nam vô cùng phong phú đa dạng, với hệ địa- sinh thái rừng nội chí tuyến ẩm là hệ nguyên sinh đặc trưng của tự nhiên phần lục địa hải đảo nước ta. Theo thống kê, nước ta có tới 14.624 loài thực vật, trong đó có 9.949 loài sống ở đai rừng nội chí tuyến gió mùa chân núi 4.675 loài sống tại các đai rừng á chí tuyến ôn đới trên núi [7]. Về động vật có tới 11.217 loài phân loài, trong đó có 223 loài thú, 272 loài bò sát, 828 loài chim, Trong Biển Đông Việt Nam đã biết có trên 530 loài thực vật phù du trên 650 loài động vật phù du, khoảng 6000 loài sinh vật đáy; trong trên 2000 loài cá biển có 50 loài có sản lượng đánh bắt cao, với trữ lượng khoảng 2,7triệu tấn. Cũng đã biết có khoảng trên 200 loài tôm, khoảng 50 loài mực, trên 650 loài rong, khoảng 500 loài san hô đặc trưng cho vùng biển nội chí tuyến, phát triển phong phú ở quần đảo Hoàng Sa Trường Sa [1]. Trên phần đất liền đã chia ra 12 hệ địa-sinh thái chính [7], bao gồm rừng rậm, rừng thưa, xa van nội chí tuyến; rừng rậm á chí tuyến, rừng ôn đới trên núi; rừng ngập mặn, rừng tràm, cồn cát ven biển cuối cùng là hệ địa-sinh thái nông nghiệp. Các hệ địa-sinh thái trên biển rộng lớn còn chưa được nghiên cứu hệ thống. Như vậy những đặc trưng cơ bản của tự nhiên Việt Nam có thể ghi nhận: ∗ Việt Nam là một quốc gia nửa bán đảo nửa quần đảo, thuộc đai nội chí tuyến gió mùa ẩm. ∗ Tự nhiên Việt Nam phân hóa mạnh theo không gian đa dạng, có lịch sử phát triển lâu dài. ∗ Tự nhiên Việt Nam mang đậm dấu ấn hoạt động của con người. II. Phân vùng tự nhiên Việt Nam Để phân vùng địa tự nhiên Việt Nam (thống nhất cả lục địa biển) chúng tôi sử dụng 4 cấp phân vị chính là: Xứ, Miền, Khu Vùng 8) . Đây là một việc làm mới mẻ, nhất là đối với Biển Đông Việt Nam, nơi tài liệu nghiên cứu địa còn hạn chế phương pháp luận phân vùng cho biển còn chưa thống nhất nên chỉ có tính chất sơ bộ gợi mở, còn dựa nhiều vào yếu tố địa chất-địa mạo. Trước hết là vấn đề định danh cho các phần lãnh thổ của Biển Đông 9) . Đặc điểm của Biển Đông là vực biển sâu nằm lệch hẳn về phía Đ ĐB, như vậy trung tâm Biển Đông cũng có xu hướng nằm lệch về Đ ĐB. Chúng tôi đề nghị coi điểm giao cắt của vĩ tuyến 14 o B kinh tuyến 115 o Đ là trung tâm Biển Đông (hình 1). Như vậy, điểm trung tâm O của Biển Đông nằm cách bờ biển Việt Nam (OM) 612km, cách bờ Philippin (ON) 600km, cách bờ Trung Quốc (OP) 960km cách bờ Brunây (OQ) 1078km. Vĩ tuyến 14 o B kinh tuyến 115 o Đ chia Biển Đông thành 4 phần, có thể được gọi là các khu vực (hoặc khu): Khu vực TB Biển Đông (A), ĐB Biển Đông (B), ĐN Biển Đông (C) TN Biển Đông (D). Vĩ tuyến 14 o B chia Biển Đông thành 2 phần Bắc Nam, còn kinh tuyến 115 o Đ cũng chia Biển Đông thành 2 phần Đông Tây. Để xác định vị trí tương đối các đối tượng trên biển thuận tiện hơn nữa có thể 8 ) Theo các chỉ tiêu được các nhà địa thường sử dụng. Bán đảo Đông Dương Biển Đông thuộc cấp phân vị Xứ 9 ) Trên đất liền từ lâu việc định danh đã tương đối thống nhất: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ; các cấp nhỏ hơn: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ vịnh Thái Lan cũng đã thống nhất, tuy rằng ranh giới cửa vịnh là còn khác nhau. 6 quy định thêm một không gian bao quanh điểm trung tâm, gọi là khu giữa Biển Đông (G), nằm giữa quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, có diện tích khoảng 281.000km 2 (tọa độ: 12 o B-16 o B 112 o Đ-118 o Đ). Như vậy Biển Đông có 11 khu vực đã được định danh. Ngoài ra các khu vực biển nông trên thềm lục địa cũng thường được gọi là các vùng biển ven bờ gắn với tên các tỉnh tiếp giáp; TD: vùng biển ven bờ Quảng Nam-Quảng Ngãi. Phần lục địa Việt Nam được chia thành 2 miền địa tự nhiên với ranh giới qua dãy Bạch Mã-Hải Vân (vĩ tuyến 16 o B). Miền địa tự nhiên Biển Đông được chia ra chủ yếu dựa vào sự phân hóa của điều kiện khí hậu, hoàn lưu nước mặt tính chất nhiệt-muối của khối nước mặt. Có 2 miền là miền Bắc Nam Biển Đông mà ranh giới giữa chúng là vào khoảng vĩ tuyến 14-15 o B. Đó là sự phân hóa có tính chất địa đới nhưng đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của các điều kiện phi địa đới (biển rìa, lục địa, quần đảo, đáy biển, bờ). Còn các khu vùng địa tự nhiên Biển Đông được hình thành do sự phân hóa các yếu tố phi địa đới địa chất-địa mạo, kết hợp với các yếu tố lý-hóa, sinh học động lực của khối nước biển. Toàn bộ lãnh thổ lục địa biển Việt Nam (và vùng biển lân cận) thuộc 2 xứ có thể phân chia thành 4 miền, 15 khu 47 vùng địa tự nhiên (bảng 1, hình 2). Bảng 1. Phân vùng địa tự nhiên Việt Nam Xứ Miền Khu Vùng A. Bán đảo Đông Dương A1. Miền Bắc Việt Nam trong đới rừng nhiệt đới gió mùa I. Khu Bắc Đông Bắc Bộ 1. Vùng Bắc Hà-Đồng Văn, núi cao nguyên. 2. Vùng Lô-Gâm, núi đồi 3. Vùng Ngân Sơn-Bắc Sơn, núi cánh cung 4. Vùng Đông Triều-Cao Xiêm, núi cánh cung II. Khu Tây Bắc Cực Bắc Trung Bộ 5. Vùng Mường Tè, núi 6. Vùng Điện Biên-Sơn La, núi cao nguyên 7. Vùng Hoàng Liên Sơn, núi 8. Vùng Hòa Bình, núi 9. Vùng Tây Thanh-Nghệ, núi 10. Vùng Sông Hồng, đồng bằng 11. Vùng Mã-Cả, đồng bằng III. Khu Bắc Trung Bộ 12. Vùng Trường Sơn Bắc, núi 13. Vùng Đồng Hới-Huế, đồng bằng A2. Miền Nam Việt Nam trong đới rừng á xích đạo gió IV. Khu Trung Trung Bộ 14. Vùng Ngọc Linh-Kon Ka Kinh, núi 15. Vùng Nam-Ngãi, núi-đồng bằng 16. Vùng Bình-Phú, núi-đồng bằng 17. Vùng Kon Tum-PlâyCu, núi cao nguyên 18. Vùng Đắc Lắc, cao nguyên đồng bằng cao V. Khu Cực Nam Trung Bộ 19. Vùng Đắc Nông-Di Linh, núi cao nguyên 20. Vùng Lâm Viên, núi bình sơn 21. Vùng Bình Thuận, núi đồng bằng 7 mùa VI. Khu Nam Bộ 22. Vùng Bình Phước-Đồng Nai, cao nguyên đồng bằng cao 23. Vùng Tây Ninh-Bình Dương, đồng bằng thềm 24. Vùng Cửu Long, đồng bằng châu thổ B. Biển Đông B1. Miền Bắc Biển Đông nhiệt đới đại dương I. Khu Vịnh Bắc Bộ 1. Vùng Tây Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa-đảo 2. Vùng Trung tâm Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa 3. Vùng Đông Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa II. Khu Đông Trung Bộ 4. Vùng Đông Nam-Ngãi, thềm lục địa 5. Vùng Đông Bình-Khánh, thềm lục địa-đảo III. Khu Đông Hải Nam-Trạm Giang 6. Vùng Đông Nam Trạm Giang, thềm lục địa 7. Vùng Đông Hải Nam, thềm lục địa IV. Khu Hoàng Sa 8. Vùng Bắc Hoàng Sa, máng trũng 9. Vùng Hoàng Sa, cao nguyên đảo 10. Vùng Đông Nam Hoàng Sa, sườn diềm lục địa V. Khu Đông Bắc Biển Đông 11. Vùng Tây Luxôn, trũng biển thẳm 12. Vùng Giữa-Bắc Biển Đông, trũng biển thẳm B2. Miền Nam Biển Đông á xích đạo đại dương VI. Khu Giữa-Nam Biển Đông 13. Vùng Giữa-Nam Biển Đông, trũng biển thẳm VII. Khu Trường Sa 14. Vùng Đông Nam Trung Bộ, đồng bằng sườn diềm lục địa 15. Vùng Tây Trường Sa, gò đồi sườn diềm lục địa 16. Vùng Trường Sa, cao nguyên núi, đảo 17. Vùng Đông Nam Trường Sa, máng trũng 18. Vùng Nam Trường Sa, đồng bằng sườn lục địa VIII. Khu Tây Nam Biển Đông 19. Vùng Côn Sơn-Phú Quý, thềm lục địa-đảo 20.Vùng Cảnh Dương-Tư Chính, thềm lục địa- cao nguyên 21. Vùng Nam Đông Sơn, thềm lục địa-đồng bằng IX. Khu Vịnh Thái Lan 22. Vùng Phú Quốc-Thổ Chu, thềm lục địa-đảo 23. Vùng Trung tâm vịnh Thái Lan, thềm lục địa III. Vài nét về đặc điểm địa mạo lãnh thổ Việt Nam Như trên đã trình bày lãnh thổ Việt Nam bao gồm khoảng 330 ngàn km 2 đất liền gần 1 triệu km 2 nội thủy, lãnh hải vùng đặc quyền về kinh tế. Đặc điểm 8 chung nhất của địa hình Việt Nam là tính đa dạng sự phân hóa sâu sắc theo không gian. Những đặc điểm đó sẽ được xem xét tách riêng thành 3 phần: địa mạo phần lục địa; đảo quần đảo; địa mạo đáy biển. A. Địa mạo phần lục địa Có thể nêu 4 đặc điểm cơ bản của địa mạo phần lục địa Việt Nam: phản ánh rõ rệt các yếu tố địa chất-kiến tạo; cũng phản ánh sâu sắc tính chất khí hậu nội chí tuyến; phân hóa mạnh mẽ trong không gian; đồng thời có một lịch sử phát triển lâu dài. 1. Phản ánh yếu tố địa chất-kiến tạo Nét đặc trưng về sơn văn của bán đảo Đông Dương là sự phân bố của các hệ núi ở ven rìa bao quanh các cao nguyên thấp đồng bằng ở trung tâm, thể hiện nét chung nhất về đặc điểm Tân kiến tạo khu vực, nhất là những tác động tương hỗ giữa bán đảo này với các lãnh thổ lân cận trong quá trình dịch ngang (trượt, xoay) [3]. Một trong các đặc điểm của địa hình lãnh thổ lục địa là tính phân bậc rất rõ rệt dù bị phân cắt mạnh mẽ, với 9 bậc chính: 0-100, 100-300, 300-600, 600-900, 900-1200, 1200-1600, 1600-2000, 2000-2500 > 2500m. Chúng phản ánh các giai đoạn san bằng địa hình tính phân dị mạnh của các hoạt động nâng hạ Tân kiến tạo. Các dãy núi cao nguyên kể cả các bồn trũng giữa núi trước núi thường có dạng khối tảng, khống chế bởi các hệ thống đứt gãy trẻ (thường là kế thừa), là các tuyến, đới bị dập vỡ thuận lợi cho các hệ thống sông suối đặt lòng theo. Điều đó cắt nghĩa hầu hết các đứt gãy quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam đều mang tên sông: Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Lô, Sông Đà, Sông Mã, Sông Cả, Sông Hậu, Trên địa hình, phân biệt rất rõ 3 kiểu mặt san bằng (MSB), đó là mặt đỉnh các khối núi (mặt khởi thủy), MSB chưa trọn vẹn trên sườn các mặt ven thung lũng [3]. Mặt đỉnh vốn là các phần sót lại của một peneplen rộng lớn tuổi Paleogen Trung (E 2 ), được gọi là bề mặt Đông Dương. MSB chưa trọn vẹn là các pediplen, có dạng cao nguyên, bình sơn, ở các độ cao khác nhau từ 300-400m đến 1400-1800m, có tuổi Neogen, được gọi là bề mặt Đà Lạt (N 1 ) bề mặt Tây Nguyên (N 2 ). Bề mặt ven thung lũng, có độ cao từ 100-200m đến 600-700m, là các pedimen pediplen, tuổi Q 1 1-2 , được gọi là bề mặt Ea Súp [3]. Đặc điểm biến dạng các MSB nêu trên phản ánh chuyển động kiến tạo chủ yếu trong Neogen-Đệ tứ, nhất là từ Pliocen. Nâng mạnh nhất là các dãy núi địa lũy ở Tây Bắc Bộ (Pu Si Lung, Phan Si Pan) với di tích MSB Paleogen trên độ cao 2000-2500m. Ở Bắc Bắc Bộ nâng vòm- khối tảng mạnh (Quản Bạ, Đồng Văn), MSB Paleogen có độ cao 1500 đến 2000m. Trường Sơn Bắc có dạng một địa lũy-vòm kéo dài, mặt Miocen nghiêng từ 1200 xuống 400m. Khối Ngọc Linh là một vòm-khối tảng lớn có sườn đông dốc, ở trung tâm mặt Paleogen cao 2000-2100m, hạ thấp dần về nam tới 1500m. Khối Lâm Viên cũng có cấu tạo vòm-khối tảng, phía tây bắc có khối địa lũy Chư Yang Sin (mặt Paleogen cao tới 2000m), phía sườn đông là một vách kiến tạo-xâm thực lớn (Krông Pha), với mặt Pliocen đổ rất dốc từ độ cao 800m xuống 200m. Cấu trúc địa hình của các cao nguyên bazan phân bố rộng rãi ở miền Nam 9 cũng phản ánh rất rõ các đặc điểm địa chất-kiến tạo 10) . Phun trào bazan bắt đầu từ Miocen 11) , gồm 2 kiểu: kiểu khe nứt kiểu trung tâm. Vào Neogen bazan trào lên theo khe nứt khi mặt địa hình đã được san phẳng (với đồng bằng bóc mòn, bóc mòn-tích tụ) tạo lớp phủ rộng lớn. Còn từ cuối Pliocen-Pleistocen bazan phun trào trên địa hình về cơ bản đã được nâng lên phân cắt. Điều kiện địa chất-kiến tạo phức tạp đa dạng của nền móng lãnh thổ cũng được thể hiện ở sự phong phú của các kiểu kiến trúc hình thái (KTHT), là các dạng địa hình mà sự sinh thành chúng có vai trò chủ đạo của các yếu tố nội sinh. Đã chia ra 3 nhóm KTHT chính là KTHT gây dựng, KTHT phá hủy KTHT trung gian [3]. Trong nhóm KTHT gây dựng trước hết có kiểu magma sinh, gồm các núi vòm-khối tảng khối tảng tạo bởi đá xâm nhập (vòm Sông Chảy, Phu Hoạt, ), các cao nguyên tạo bởi đá phun trào bazan (Kon Ha Nừng, Mơ Nông, ). Các núi địa lũy, núi khối tảng, khối tảng-vòm, khối tảng-uốn nếp, trên các đá biến chất, trầm tích tuổi khác nhau (Tú Lệ, Tam Đảo, Cao Xiêm, Trường Sơn Bắc, Ngọc Linh, ) thuộc kiểu kiến tạo sinh. Các bình sơn khối tảng (cao nguyên) trên đá carbonat (Đồng Văn, Mộc Châu, ) các bình sơn khối tảng-uốn nếp trên các kiến trúc không đồng nhất (Đà Lạt, ) thuộc kiểu bóc mòn-kiến tạo sinh. KTHT phá hủy gồm các đồng bằng ven rìa trung tâm võng giữa núi thuộc kiểu kiến tạo sinh (đồng bằng Bắc Bộ Nam Bộ); các lòng chảo thung lũng giữa núi cũng như các đồng bằng ven biển rìa võng thuộc kiểu bóc mòn-kiến tạo sinh (Cao Bằng, Nghĩa Lộ, Sông Ba, Huế, ). KTHT trung gian gồm đồng bằng bóc mòn trước núi dạng lượn sóng trên kiến trúc không đồng nhất (Ea Súp). Như vậy phần đất liền của Việt Nam thuộc xứ núi tái sinh, phát triển liên quan với cấu tạo khối tảng của vỏ Trái đất, với phân bố rộng rãi nhất là các KTHT địa lũy, khối tảng, khối tảng-vòm, với hình thái trên bình đồ dạng tuyến thẳng, vòng cung hoặc đẳng thước. 2. Phản ánh tính chất khí hậu nội chí tuyến gió mùa Tính chất khí hậu nội chí tuyến được thể hiện trước hết ở tốc độ đặc điểm của các quá trình phong hóa xói mòn lãnh thổ [3]. Nghiên cứu cường độ bóc mòn miền đồi núi Việt Nam chứng tỏ lãnh thổ này bị phá hủy bề mặt mạnh mẽ. Từ vĩ tuyến 14 o 30’B (Nam Quảng Ngãi) trở ra Bắc phần lớn diện tích thuộc cấp bóc mòn mạnh (0,30-0,40mm/năm) đến cực mạnh (>0,50mm/năm). Tốc độ phong hóa đá bazan ở Nam Việt Nam là lớn, 0,03-0,05mm/năm kể từ đầu Q 1 2 . Để so sánh có thể thấy thời gian tạo vỏ phong hóa bauxit ở Việt Nam ngắn hơn ở Ấn Độ ở Tây Phi đến 15-20 lần, một phần do yếu tố gió mùa quyết định 12) . Chính khí hậu nội chí tuyến gió mùa đã tạo ra cho Việt Nam phong phú các dạng địa hình nguồn gốc ngoại sinh, còn gọi là chạm trổ hình thái (CTHT), tạo nên sự đa dạng của cảnh quan. Trước hết là địa hình karst nhiệt đới đã được nhiều chuyên khảo mô tả. Với diện tích khoảng 55.000 km 2 chủ yếu ở phía Bắc, karst nhiệt đới Việt Nam có phong 10 ) Hình thái cao nguyên bazan với lớp vỏ phong hóa dầy lại phản ánh điều kiện khí hậu nội chí tuyến-gió mùa 11 ) Trong các bồn trũng thềm lục địa, phun trào bazan từ Oligocen 12 ) Điều này được chúng tôi giải thích còn do yếu tố nội sinh: tốc độ nâng kiến tạo của các cao nguyên bazan Nam Việt Nam cao gấp đến 10 lần các địa phương đó, đã thúc đẩy quá trình tạo vỏ phong hóa 10 [...]... Nguồn: Tập bản đồ Thế giới các châu lục NXB GD, 2002 O - Trung tâm Biển Đông A, B, C, D - Các khu vực của Biển Đông: TB, ĐB, ĐN TN G - Khu giữa Biển Đông A+B - Khu Bắc Biển Đông C+D - Khu Nam Biển Đông A+D - Khu Tây Biển Đông B+C - Khu Đông Biển Đông Ranh giới Vịnh Bắc Bộ Vịnh Thái Lan Giới hạn các eo biển 17 Đông Timo Hình 2 Phân vùng địa tự nhiên Việt Nam lân cận 105 110 5 Sô ng sông... 11 10 s 9 đà nẵng 15 V IV a lào B1 8 I 10 s g Đề n ờ côn đảo tr ờng sa IX q 20 23 đ T r 17 18 VIII 21 0 5 200 400km 105 110 Chú giải Ranh giới miền địa tự nhiên Ranh giới khu Ranh giới vùng A1, B1, I, II, III, 1, 2, 3, O 18 Ký hiệu miền địa tự nhiên Số hiệu các khu Số hiệu các vùng điểm Trung tâm Biển Đông 115 5 ... Vit Nam lónh th v cỏc vựng a lý, 607tr, NXB Th gii, H Ni 3 Lờ c An, 1985: a mo Vit Nam, lun ỏn TSKH (ting Nga) 430tr, Matxcva 4 Lờ c An, 2002: c im khỏi quỏt v a mo cỏc o trờn vựng bin Vit Nam, T/c KH&CN Bin, T.2, 2, tr.1-11, H Ni 5 Nguyn Vn u, 1997: Sụng ngũi Vit Nam, 260tr, NXB HQGHN, H Ni 6 Tụn Tht Chiu (ch biờn), 1996: Bn t Vit Nam, t l 1:1.000.000, NXB Nụng nghip, H Ni 7 V T Lp, 1999: a t... u, 1997: Sụng ngũi Vit Nam, 260tr, NXB HQGHN, H Ni 6 Tụn Tht Chiu (ch biờn), 1996: Bn t Vit Nam, t l 1:1.000.000, NXB Nụng nghip, H Ni 7 V T Lp, 1999: a t nhiờn Vit Nam, 346tr, NXB Giỏo dc, H Ni 16 Hình 1 Việt Nam trong Đông Nam á sơ đồ định danh các phần của Biển Đông Tỷ lệ 1/ 250.000 trung 118 118 118 118 118 118 115 115 115 115 115 115 112 112 112 112 112 112 ấn độ quốc i Đà eo an Lo p mianma... II A1 Sg Kỳ Cù ng 4 Sg L ục Nam Đà hồ Sô ng hà nội Đ à 8 sô ng 20 9 sôn g Cả quốc 3 hồ Thác Bà Sô ng trung I 115 cửa ông 10 cô tô hải phòng hòn dấu M ã bạch long vĩ cửa Ba Lạt 6 sông Chu 11 vinh 1 hòn ng 20 7 III 3 2 12 iii cồn cỏ 13 4 cửa Thuận An thai lan hoàng sa II huế 14 q 15 A2 IV 17 đ h o à n g 12 sơn 15 16 o quy nhơn 5 cam pu 18 chia Đ Sg ồn hồ Dầu Tiếng m m n 24 g iề Đôn t 14 Rằ ng... B v phớa tõy Nam B a hỡnh cỏc o ven b cú nhiu im tng ng nh trờn t lin, nh s ph thuc ca chỳng vo cỏc yu t a cht-kin to v khớ hu; iu khỏc bit õy l yu t bin Nhiu nh a cht, a ó nhn ra rng hỡnh thỏi bờn ngoi ca cỏc o cú th núi lờn mt phn cu trỳc v thnh phn ỏ ca o, nh cu trỳc n nghiờng (Phỳ Quc), np li (Chng Tõy), ỏ magma xõm nhp (Hũn Khoai), ỏ bazan (Lý Sn), ỏ carbonat (H Long), Mt iu thỳ l tn ti... rng ln Bc B v Nam B, v ngay c cỏc ng bng nh hp ven bin Trung B u cú b mt bng phng, cu to bi thnh phn ht mn (sột, bựn cỏt) v a ngun gc, nht l luụn cú yu t sinh vt (rng ngp mn v l) Cỏc c im ú u núi lờn xut x nhit i m ca chỳng Cng tng t nh vy vựng b bin nhit i Vit Nam thng gp kiu b cu to bi vỏch mi mũn v thm ỏ san hụ v carbonat, hoc b bói triu rng ngp mn sỳ vt; v nhỡn chung vựng nhit i Vit Nam b tớch t... 170-200m, t Qung Ngói n Nam B mộp thm lc a xung sõu 300370m, cũn vựng T Chớnh-n sõu 400-500m v cú th hn Trờn thm lc a phỏt trin xen k tun t cỏc vựng nõng v h Tõn kin to Vựng nõng to c s cho hỡnh thnh h thng o ven b (Bch Long V, Cự Lao Chm, Cụn Sn, ), cũn vựng h to cỏc bn trng ln Kainozoi (b Sụng Hng, Cu Long, Nam Cụn Sn) vi b dy trm tớch rt ln (8-15 km) Trong phm vi thm lc a phớa Nam phỏt trin rng rói... Pliocen); b mt sn lc a v dim lc a thnh to ch yu t cui Miocen-u Pliocen, trong khi ỏy bin thm c xỏc lp t Miocen D Phõn loi a hỡnh Vit Nam h thng húa cỏc mụ t khỏi quỏt trờn cú th phõn loi a hỡnh Vit Nam theo 3 cp l h, lp, v kiu a hỡnh Theo ú ton b a hỡnh t lin v bin Vit Nam cú 2 h, 7 lp v 51 kiu a hỡnh chớnh H lc a cú 4 lp a hỡnh l: lp nỳi (cú 12 kiu a hỡnh); lp cao nguyờn v bỡnh sn (cú 5 kiu); lp i... chỳng to ra (tc CTHT) theo phng Bc -Nam v theo ai cao c im khỏc nhau ca CTHT Bc v Nam lónh th t lin, ngoi ch khớ hu cũn liờn quan vi s khỏc nhau v lch s a cht, kin to, hot ng magma v quỏ trỡnh trm tớch Nu nh min Bc phỏt trin rng rói a hỡnh karst, a hỡnh dóy nỳi cao kộo di song song, sn dc, thung lng a ho, a hỡnh i in hỡnh, ng bng búc mũn-tớch t xõm thc b phõn ct thỡ min Nam li phong phỳ a hỡnh cao nguyờn . Địa lý tự nhiên và địa mạo Việt Nam I. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên Việt Nam 1. Vị trí địa lý Mọi người chúng ta thường hình dung lãnh thổ nước Việt Nam có hình chữ S,. thổ lục địa và biển Việt Nam (và vùng biển lân cận) thuộc 2 xứ và có thể phân chia thành 4 miền, 15 khu và 47 vùng địa lý tự nhiên (bảng 1, hình 2). Bảng 1. Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam Xứ. triển lâu dài. ∗ Tự nhiên Việt Nam mang đậm dấu ấn hoạt động của con người. II. Phân vùng tự nhiên Việt Nam Để phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam (thống nhất cả lục địa và biển) chúng tôi sử dụng

Ngày đăng: 25/04/2014, 00:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan