dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực

35 3K 12
dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Môn Ngữ văn ở trường phổ thông là một môn học bắt buộc đối với học sinh. Nếu môn Toán dạy cho các em cách tính toán, tư duy bằng các con số thì môn Ngữ văn dạy các em cách làm người. Trong chương trình học của các em, mảng đề tài văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích đã phát huy tối đa nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho các em. Nhưng hiện nay, tâm lý của một số học sinh là không thích học môn văn nói chung và truyện cổ tích nói riêng vì cho rằng nó quá khuôn khổ, lại dông dài và nhàm chán. Nguyên nhân là do đâu? thể khẳng định rằng, một phần nguyên nhân là do phương pháp dạy của người giáo viên chưa được đảm bảo, không lôi cuốn được học sinh. Vậy, làm thế nào để những giờ học đầy hứng thú của các em, làm thế nào để phát huy đúng giá trị và ý nghĩa của môn học? Điều này đòi hỏi người giáo viên cần đổi mới trong phương pháp giảng dạy của mình. Định hướng đổi mới phương pháp dạyhọc đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4/1999). Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". thể nói cốt lõi của đổi mới dạyhọchướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Vậy, dạy học Ngữ văn thế nào cho tích cực, đặc biệt là giảng dạy truyện cổ tích như thế nào cho đáp ứng được yêu cầu của cả người dạy và người học, tìm hiểu vấn đề này, tôi nghiên cứu đề tài: “Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực”. 2. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ bản chất, nắm được vai trò và nội dung bản của một số phương pháp dạy học tích cực. Thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng truyện cổ tích (môn Ngữ văn THPT). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 1 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== - Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp dạy học tích cực. - Phạm vi nghiên cứu: Giảng dạy truyện cổ tích (phần văn học dân gian, Ngữ văn THPT). 4. Phương pháp nghiên cứu Bài này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá. 5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Khẳng định sự cần thiết để qua đó ý thức tự giác và sáng tạo áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy truyện cổ tích. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tiểu luận còn phần nội gồm 3 chương sau: - Chương 1: Giới thuyết phương pháp dạy học tích cựctruyện cổ tích Việt Nam. - Chương 2: Dạy truyện cổ tích theo phương pháp dạy học tích cực. - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 2 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰCTRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 1.1. Phương pháp dạy học tích cực 1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Như đã nói ở phần đầu, định hướng đổi mới phương pháp dạyhọc đã được coi trọng và đã được xác định rõ ràng từ nhiều năm trước. Cụ thể là trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". thể nói cốt lõi của đổi mới dạyhọchướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Vậy thế nào là tính tích cực học tập? 1.1.2. Thế nào là tính tích cực học tập Tính tích cực là một phẩm chất vốn của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động học tập. Động đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 3 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn… Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như: - Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn… - Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề… - Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. Nên lên vấn đề này để người làm giáo viên thể nhận biết từ đó phương pháp khơi dậy tính tích cực học tập của các em thông qua các giờ lên lớp của mình. 1.1.3. Phương pháp dạy học tích cực 1.1.3.1. Khái niệm Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động". ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 4 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== 1.1.3.2. Đặc trưng - Dạyhọc không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng. - Dạyhọc chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học sự hướng dẫn của giáo viên. - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 5 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== Mặc khác, thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. 1.1.3.3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Trung học phổ thông - Phương pháp vấn đáp Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Là phương pháp giúp cho học sinh phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. - Phương pháp hoạt động nhóm Là phương pháp hoạt động giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. - Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. 1.1.4. Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới việc cần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn một số thuật ngữ tương đương như: dạy học tập trung vào người ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 6 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học… Các thuật ngữ này chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Một khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học. Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể. Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến phương pháp dạy và học. 1.1.5. Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới quá trình dạy - học Văn Khác với các giờ giảng của các môn học khác, giờ giảng văn là giờ học đem đến cho học sinh những xúc cảm, rung động về một tác phẩm văn chương. Vì vậy, việc giảng dạy môn Văn những đặc trưng riêng biệt. Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều. Thật ra, những khó khăn của giáo viên khi giảng dạy bộ môn Ngữ văn không phải là ít. thể là do học sinh không chú trọng môn học, thậm chí còn tâm lý coi thường; hoặc do một số tác phẩm đưa vào giảng dạy còn khó so với sự tiếp nhận của học sinh Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Bản thân mỗi giáo viên cần trang bị phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Từ đó thầy sẽ truyền cho các em niềm yêu thích văn chương, dẫn dắt các em nhận thức tác phẩm văn học một cách hứng thú. Không nên áp đặt học sinh cảm nhận và tuyệt đối hóa các giá trị văn học, bởi hành trình đến với cái đẹp không phải một sớm một chiều. Thầy nên gắn việc dạyhọc văn với việc nhận thức thế giới xung quanh. Như vậy, trong quá trình đổi mới dạyhọc môn Văn, giáo viên cần tiếp cận với những phương pháp dạy học mới. 1.2. Truyện cổ tích Việt Nam 1.2.1. Khái niệm Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người hình dạng xấu xí, ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 7 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. 1.2.2. Đặc trưng nội dung - Những xung đột bản trong gia đình và xã hội Truyện cổ tích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. Những mâu thuẫn này mang tính chất riêng tư nhưng lại phổ biến trong toàn xã hội giai cấp: xung đột giữa anh em trai (Cây khế, Hầm vàng hầm bạc), xung đột giữa chị em gái (Sọ Dừa, Chàng Dê), xung đột giữa dì ghẻ con chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tấm Cám), xung đột giữa con ruột và con nuôi (Thạch Sanh), xung đột tính bi kịch về hôn nhân, gia đình (Trầu cau, Ba ông Bếp, Sao hôm - sao mai, Ðá vọng phu). Những xung đột xã hội diễn ra bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít tập trung hơn. Do vậy ít tác phẩm tiêu biểu hơn (Cái cân thủy ngân, Của trời trời lại lấy đi, Diệt mãng xà). Một số truyện chứa đựng cả xung đột gia đình và xung đột xã hội (Thạch Sanh). Dù gắn với đề tài gia đình hay đề tài xã hội, ý nghĩa xã hội của truyện cổ tích cũng rất sâu sắc. Nó phản ánh được những xung đột, mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, xung đột giữa các tầng lớp trong một xã hội phân chia giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phụ quyền thể hiện qua xung đột giữa nhân vật bề trên và bề dưới, đàn anh và đàn em. Truyện cổ tích khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới, đàn em , lên án nhân vật bề trên, đàn anh (trong thực tế không phải người em, người con nào cũng tốt , người mẹ ghẻ , người anh trưởng nào cũng xấu) nghĩa là chống cái bất công, vô lý của xã hội phụ quyền nói chung (không đi vào từng số phận riêng) , thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả. - Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Nhân vật đàn em, bề dưới càng đạo đức bao nhiêu, càng thật thà bao nhiêu thì càng thiệt thòi bấy nhiêu. Ðây là thực trạng của xã hội giai cấp và áp bức giai cấp. Tác giả dân gian, trong cổ tích, đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương. Lực lượng thần kỳ là phương tiện nghệ thuật giúp tác giả dân gian đạt tới một xã hội lý tưởng , một xã hội đạo lý và công lý. Lực lượng thần kỳ đứng về phía thiện, trợ giúp cho nhân vật đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc. Trong quá trình đó, lực lượng thần kỳ cũng giúp nhân vật cải tạo xã hội. Nhân vật đế vương vừa là ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 8 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== phương tiện nghệ thuật vừa là biểu tượng cho lý tưởng xã hội của nhân dân. Vua Thạch Sanh, hoàng hậu Tấm là hiện thân của một xã hội tốt đẹp , xã hội lý tưởng. - Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân Triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cổ tích trước hết là chủ nghĩa lạc quan. Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời (cho dù cuộc sống hiện tại đầy khổ đau, người ta vẫn luôn hướng về cuộc sống ngày mai tốt đẹp). Kết thúc hậu là biểu hiện dễ thấy của tinh thần lạc quan, nhưng không phải là biểu hiện duy nhất. Kết thúc bi thảm vẫn chứa đựng tinh thần lạc quan. Nhân vật chính chết hoặc ra đi biệt tích. Nhưng cái chết hoặc ra đi của nó để lại niềm tin vào phẩm giá con người, niềm tin vào cuộc đời. Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức. Ðạo đức luôn gắn với tình thương , lấy tình thương làm nền tảng (Ðứa con trời đánh , Giết chó khuyên chồng ) Niềm tin ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác vừa là triết lý sống lạc quan vừa là đạo lý, ước mơ công lý của nhân dân trong cổ tích. Việc định hướng cho học sinh tìm hiểu hết được những ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật là hết sức khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải phương pháp phương pháp giảng dạy. Giảng dạy thế nào cho hiệu quả, ta thử cùng tìm hiểu một số cách sau đây. ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 9 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== CHƯƠNG 2 : DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 2.1. Đối với giáo viên 2.1.1. Giáo viên tạo tâm thế cho học sinh khi vào giờ dạy cổ tích Với lứa tuổi học sinh lớp THPT, các em rất hiếu động, thích tò mò khám phá, không thích áp đặt, phê bình. Vì vậy khi truyền thụ kiến thức cho các em, giáo viên phải chọn lựa phương thức cho phù hợp. Giáo viên thể tạo tâm thế bằng cách giới thiệu bài. Cụ thể giới thiệu bài trực tiếp, cũng thể giới thiệu bài gián tiếp. Ví dụ dạy truyện Thạch Sanh thể vào bài: “Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Thạch Sanh là truyện được nhân dân ta yêu thích bởi vì truyện thể hiện được ước mơ và niềm tin của nhân dân ta vào đạo đức công lý của xã hội. Truyện đã xây dựng được nhân vật Thạch Sanh - một nhân vật với nhiều chiến công. Vậy để hiểu rõ hơn về truyện và nhân vật Thạch Sanh chúng ta cùng nhau đi vào bài học”. Cũng thể vào bài bằng cách so sánh: “Nếu như truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ thì truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật. Truyện Thạch Sanh được nhân dân ta yêu mến bởi đã xây dựng được nhân vật Thạch Sanh bằng trí tưởng tượng phong phú. Vậy để hiểu rõ hơn về truyện chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu bài học.” Giáo viên cũng thể tạo tâm thế cho học sinh bằng cách đặt ra những câu hỏi gợi tìm. 2.1.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, kể Đọc là một việc rất quan trọng trong dạy học cổ tích. Thông qua việc đọc mà học sinh thể cảm thụ được truyện. Vậy muốn đọc tốt thì cần làm gì? - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết đọc đúng ngữ điệu, không đọc vội vàng, hấp tấp hoặc đọc quá chậm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Đây là mức độ cao trong nghệ thật đọc. Cách đọc đó đã tái hiện lại nội dung phong phú, đa dạng và đầy cảm xúc của truyện. Đó là sựu miêu tả bằng giọng nơi trên sở người đọc đã thấm nhuần truyện. Chỉ khi nào hiểu được tính cách nhân vật trong truyện thì người đọc mới thể đọc đúng và đọc diễn cảm ngôn ngữ của nhân vật. ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 10 - [...]... hia (Đan mạch) Truyện cổ tích được chia làm mấy loại? Truyện cổ tích "Tấm Cám" thuộc loại nào? • Phân loại truyện cổ tích - Truyện cổ tích được chia làm 3 loại: + Truyện cổ tích loài vật + Truyện cổ tích sinh hoạt + Truyện cổ tích thần kỳ - "Tấm Cám" thuộc loại truyện cổ tích thần kỳ GV thuyết trình trước lớp những đặc điểm bản và những ví dụ minh họa cho những tiểu loại truyện cổ tích cho HS có... PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰCTRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 3 1.1 Phương pháp dạy học tích cực 3 1.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .3 1.1.2 Thế nào là tính tích cực học tập .3 1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực 4 1.1.3.1 Khái niệm 4 1.1.3.2 Đặc trưng 5 1.1.3.3 Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Trung học phổ... 6 1.1.4 Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm .6 1.1.5 Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới quá trình dạy - học Văn .7 1.2 Truyện cổ tích Việt Nam 7 1.2.1 Khái niệm 7 1.2.2 Đặc trưng nội dung 8 CHƯƠNG 2 : DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC .10 2.1 Đối với giáo... truyện cổ tích nói chung và “Tấm Cám” nói riêng: + Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học ngữ văn lớp 10 + Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ( Nguyễn Đổng Chi) + Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích Việt Nam qua truyện "Tấm Cám" , NXB văn học, Hà Nội, 1968 ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 13 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích. .. 26 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== - Nghệ thuật đặc trưng của truyện cổ tích: Môtip, yếu tố kì ảo, lối kể chuyện IV GV cho HS câu hỏi luyện tập: Truyện cổ tích không chỉ dạy cho ta biết yêu biết ghét mà còn giúp chúng ta biết ước mơ, củng cố niềm tin vào cuộc sống Bằng những truyện cổ tích. .. - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mô tả thực nghiệm 3.1.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm * Mục tiêu - Nâng cao năng lực cho giáo viên về thiết kế bài học theo hướng tích cực - Giúp học sinh nắm được vấn đề và khả năng vận dụng những kỹ năng đã học. .. ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 25 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== hướng cách hiểu đúng đắn phù hợp với tư tưởng của truyện cổ tích 3 Giá trị nghệ thuật của tác phẩm: GV: Truyện cổ tích là thế giới tưởng tượng của người dân lao động trong xã hội * Hình ảnh... giờ dạy truyện cổ tích Khi tìm hiểu truyện ngoài việc phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên vẫn phải phân tích thâu tóm vấn đề, khái quát vấn đề Qua giờ học cổ tích, giáo viên khiến cho các em biết yêu, biết ghét rõ ràng Cụ thể là biết cần cù lao động, biết căn ghét bọn áp bức bóc ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 11 - Dạy truyện cổ tích theo. .. cổ tích đã học hãy lám sáng tỏ ý kiến trên Tìm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới 5 truyện cùng mô tip với “Tấm Cám”? ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 27 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== C KẾT LUẬN Quá trình dạy học vốn là... và học sinh Nội dung cần đạt ============================================================ GVHD: Th.S Lê Ngọc Bảy - 15 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== I Tìm hiểu chung: I Tìm hiểu chung: 1 Tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ 1 Tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích và " Tấm Cám” GV hướng . Phân loại truyện cổ tích - Truyện cổ tích được chia làm 3 loại: + Truyện cổ tích loài vật. + Truyện cổ tích sinh hoạt + Truyện cổ tích thần kỳ - "Tấm Cám" thuộc loại truyện cổ tích thần. 6 - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng. - Dạy truyện cổ tích theo hướng dạy học tích cực SVTH: Phạm Thị Vân Quyên ===================================================================== CHƯƠNG 2 : DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY

Ngày đăng: 24/04/2014, 09:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • 5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu

  • 6. Bố cục của đề tài

  • B. NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1 : GIỚI THUYẾT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

  • 1.1. Phương pháp dạy học tích cực

  • 1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

  • 1.1.2. Thế nào là tính tích cực học tập

  • 1.1.3. Phương pháp dạy học tích cực

  • 1.1.3.1. Khái niệm

  • 1.1.3.2. Đặc trưng

  • 1.1.3.3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Trung học phổ thông

  • 1.1.4. Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm

  • 1.1.5. Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới quá trình dạy - học Văn

  • 1.2. Truyện cổ tích Việt Nam

  • 1.2.1. Khái niệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan