tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 315

65 1.4K 7
tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 315

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TI LIU HNG DN THC HIN CHUN MC KIM TON S 315 xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị đợc kiểm toán và môi tr- ờng của đơn vị MC LC PHN I. QUY NH CHUNG 1. Cỏc chun mc kim toỏn liờn quan n VSA 315 2. Phm vi ỏp dng 3. i tng ỏp dng 4. Mc tiờu 5. Gii thớch thut ng ch yu PHN II. CC YấU CU V HNG DN 1. ỏnh giỏ ri ro v cỏc hot ng liờn quan 1.1. Yờu cu v ỏnh giỏ ri ro 1.2. Th tc ỏnh giỏ ri ro 1.3. S dng cỏc thụng tin thu thp c t th tc ỏnh giỏ chp nhn hoc duy trỡ khỏch hng hoc cỏc thụng tin ó cú trc õy ỏnh giỏ ri ro 1.4. Tho lun nhúm kim toỏn 2. Nhng hiu bit cn cú v n v c kim toỏn v mụi trng ca n v, trong ú cú kim soỏt ni b 2.1 Hiu bit v n v c kim toỏn v mụi trng ca n v 2.2 Tỡm hiu v kim soỏt ni b ca n v c kim toỏn 2.3 Ni dung v mc hiu bit v kim soỏt cú liờn quan 2.4 Cỏc thnh phn ca kim soỏt ni b 3. Xỏc nh v ỏnh giỏ ri ro cú sai sút trng yu 3.1. ỏnh giỏ ri ro cú sai sút trng yu cp bỏo cỏo ti chớnh v cp c s dn liu: 3.2. Cỏc th tc phi thc hin khi ỏnh giỏ ri ro : 3.3. Ri ro phi c bit lu ý khi kim toỏn: 3.4. Nhng ri ro m nu ch thc hin cỏc th nghim c bn s khụng cung cp y bng chng kim toỏn thớch hp: 3.5. Xem xột li ỏnh giỏ ri ro: 4. Ti liu, h s kim toỏn 4.1. Ni dung yờu cu 4.2. Hng dn ỏp dng I QUY NH CHUNG 1 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 315 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (VSA 315) có mối quan hệ với các chuẩn mực kiểm toán như sau:  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”.  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 - “Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính”.  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính”.  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 – “Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá”.  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 - “Thủ tục phân tích”  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 610 - “Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ”  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 - “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”. 2 Phạm vi áp dụng (VSA 315, 01) Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ. 3 Đối tượng áp dụng (VSA 315, 02)  Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này trong quá trình thu thập và xử lý bằng chứng kiểm toán. Ví dụ: Khác với các nước là cá nhân được hành nghề kiểm toán nên chuẩn mực kiểm toán chỉ quy định cho kiểm toán viên, Việt Nam chỉ có doanh nghiệp kiểm toán mới được cung cấp dịch vụ kiểm toán, do đó từng kiểm toán viên và cả doanh nghiệp kiểm toán đều phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn tại chuẩn mực kiểm toán VSA 315.  Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình cung cấp và thu thập bằng chứng kiểm toán. Chất lượng của cuộc kiểm toán không chỉ phụ thuộc vào kiểm toán viên và công ty kiểm toán mà còn phụ thuộc vào việc cung cấp tài liệu, giải trình và cùng xử lý các sai sót do kiểm toán viên phát hiện của đơn vị được kiểm toán. Do đó, đơn vị được kiểm toán cần phải có những hiểu biết nhất định về chuẩn mực kiểm toán để phối hợp thực hiện kiểm toán. Các bên sử dụng kết quả kiểm toán (như cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thanh tra, kiểm tra; tổ chức tín dụng; các quĩ đầu tư; nhà đầu tư; đơn vị, tổ chức có giao dịch kinh tế; người lao động trong doanh nghiệp ) cũng phải có những hiểu biết nhất định khi sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán cũng như sử dụng báo cáo kiểm toán và khi làm việc với kiểm toán viên và công ty kiểm toán. 4 Mục tiêu (VSA 315, 03) Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá. 5 Giải thích thuật ngữ chủ yếu (VSA 315, 04) a Cơ sở dẫn liệu: Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra; b Rủi ro kinh doanh: Là rủi ro phát sinh từ các điều kiện, sự kiện, tình huống, hành động hay không hành động mà có thể gây ra ảnh hưởng bất lợi tới khả năng đạt được mục tiêu và thực hiện được chiến lược kinh doanh của đơn vị, hoặc là rủi ro phát sinh từ việc xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh không phù hợp; c Kiểm soát nội bộ: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của kiểm soát nội bộ; Trong các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện nay chỉ sử dụng cụm từ “kiểm soát nội bộ” mà không dùng cụm từ “hệ thống kiểm soát nội bộ”. Nói về kiểm soát nội bộ là nói về 5 bộ phận cấu thành và không bị giới hạn về phạm vi kiểm soát nội bộ. Nếu nói hệ thống kiểm soát nội bộ thì nhấn mạnh đến bộ máy tổ chức kiểm soát nội bộ, sẽ bị hạn chế các hoạt động ngoài hệ thống kiểm soát nội bộ. d Thủ tục đánh giá rủi ro: Là thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập các hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu; e Rủi ro đáng kể: Là rủi ro có sai sót trọng yếu đã được xác định và đánh giá mà theo xét đoán của kiểm toán viên phải đặc biệt lưu ý khi kiểm toán. Giải thích một số thuật ngữ có liên quan trong các chuẩn mực khác (VSA 200, 04) f Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” Báo cáo tài chính: Là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Theo quy định hiện hành, báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Đối với một số lĩnh vực đặc thù, báo cáo tài chính còn có thể có: Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và báo cáo khác. (VSA 240, 04-05) g Thuật ngữ “Gian lận” và “Sai sót”: Gian lận: Là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Sai sót: Là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, như: - Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai; - Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế; - Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính nhưng không cố ý. (VSA 610, 04) h Kiểm toán nội bộ: Là một bộ phận trong kiểm soát nội bộ của một đơn vị, có chức năng kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, sự tuân thủ pháp luật và các qui định của hệ thống kế toánkiểm soát nội bộ của đơn vị đó. I. II CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN Kết cấu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (“VSA 315”) - "Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”” bao gồm phần Nội dung yêu cầu và phần Hướng dẫn áp dụng. Tài liệu hướng dẫn này trình bày chung hai phần nội dung và hướng dẫn áp dụng theo từng mục phù hợp. Khi nghiên cứu và thực hiện Chuẩn mực kiểm toán này cần tham khảo các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 và các chuẩn mực kiểm toán liên quan nêu tại Mục 1 Phần I. 1 Đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan 1 Yêu cầu về đánh giá rủi ro 1.1.1 Nội dung yêu cầu (VSA 315, 05) Kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. 1.1.2 Hướng dẫn áp dụng (VSA 315, A1-A3) Thu thập những hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ (sau đây gọi là “hiểu biết về đơn vị”) là một quy trình liên tục và linh hoạt trong việc thu thập, cập nhật và phân tích thông tin trong suốt quá trình kiểm toán. Hiểu biết về đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở để lập kế hoạch kiểm toánthực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình kiểm toán, ví dụ trong các công việc như: 1 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính; 2 Xác định mức trọng yếu theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320; 3 Đánh giá sự phù hợp của việc chọn lựa, áp dụng các chính sách kế toán và tính đầy đủ, thích hợp của các thuyết minh báo cáo tài chính; 4 Xác định các khoản mục phải đặc biệt lưu ý khi kiểm toán, ví dụ giao dịch với các bên liên quan, sự phù hợp trong giả định của Ban Giám đốc về tính hoạt động liên tục của đơn vị, hoặc xem xét mục đích kinh tế của các giao dịch; 5 Xây dựng các ước tính để sử dụng khi thực hiện thủ tục phân tích; 6 Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá, gồm thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp; 7 Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập như sự thích hợp của các giả định và của những khẳng định bằng lời và bằng văn bản của Ban Giám đốc. (VSA 315, A1) Kiểm toán viên có thể sử dụng thông tin thu thập được từ thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan để làm bằng chứng kiểm toán hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Ngoài ra, kiểm toán viên vẫn có thể thu thập bằng chứng kiểm toán về các nhóm giao dịch, sốtài khoản hoặc thông tin thuyết minh và các cơ sở dẫn liệu liên quan và về tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát, mặc dù các thủ tục này không được lập kế hoạch cụ thể là thử nghiệm cơ bản hay thử nghiệm kiểm soát. kiểm toán viên cũng có thể chọn cách tiến hành thử nghiệm cơ bản hoặc thử nghiệm kiểm soát đồng thời với các thủ tục đánh giá rủi ro bởi vì đây là cách thực hiện hiệu quả. (VSA 315, A2) Kiểm toán viên cần sử dụng xét đoán chuyên môn để quyết định mức độ hiểu biết cần phải có. Vấn đề chính mà kiểm toán viên cần xem xét là những hiểu biết đã có liệu đã đáp ứng được mục tiêu quy định trong chuẩn mực này hay chưa. Chuẩn mực này không yêu cầu kiểm toán viên phải có hiểu biết tổng thể sâu sắc về đơn vị như yêu cầu đối với Ban Giám đốc trong quá trình điều hành đơn vị. (VSA 315, A3) Các bước đánh giá rủi ro được tổng hợp theo quy trình như sau Đánh giá rủi ro Tiếp cận rủi ro Báo cáo Những sự kiện (*) nào có thể xảy ra dẫn đến các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính Các sự kiện (*) đã xác định khi xuất hiện có làm nẩy sinh các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính không? Ý kiến kiểm toán nào là phù hợp đưa ra về báo cáo tìa chính dựa trên các bằng chứng thu thập được (*) Một sự kiện đơn giản là một nhân tố rủi ro kinh doanh hoặc rủi ro gian lận mà nếu nó thực sự xảy ra thì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho mục tiêu của đơn vị là lập các báo cáo tài chính không chứa đựng các sai sót trọng yếu gây ra bởi lỗi hay gian lận. Nó cũng có thể bao gồm những rủi ro phát sinh từ việc thiếu hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm vào việc ngăn ngừa các sai sót trọng yếu tiểm tàng trên các báo cáo tài chính. Các yếu tố tạo ra rủi ro kinh doanh và gian lận: Mục tiêu và chiến lược kinh doanh • Các mục tiêu và chiến lược không phù hợp, thiếu thực tế hay quá táo bạo. • Cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới hay chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới. • Hoạt động trong những lĩnh vực/nghiệp vụ kinh doanh mà đơn vị có ít kinh nghiệm. • Không có sự thông nhất giữa công nghệ thông tin và chiến lược kinh doanh. • Các phản ứng trước sự phát triển quá nhanh hay ngược lại là sự di xuống của hoạt động kinh doanh có thể gây áp lực cho hệ thống kiểm soát nội bộ và kỹ năng làm việc của nhân viên. • Huy động những nguồn tài chính với các điều khoản thỏa thuận phức tạp. • Cơ cấu lại doanh nghiệp. • Có những giao dịch trọng yếu với các bên liên quan. Các yếu tố bên ngoài • Tình trạng của nền kinh tế và sự thay đổi trong những quy định quản lý của Chính phủ. • Sự sụt giảm cầu hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. • Các quy định quan lý của chính phủ có độ phức tạp cao. • Các thay đổi trong ngành • Không có khả năng huy động các nguồn lực phụ vụ cho hoạt động (nguyên liệu hay nhân lực có kinh nghiệm). • Âm mưa phá hoại có chủ ý các sản phẩm và dịch vụ của đơn vị. • Sự hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn/vay nợ. Bản chất của đơn vị • Yếu kém trong văn hóa và điều hành doanh nghiệp. • Các vị trí nhân sự chủ chốt thiếu trình độ. • Thay đổi nhân sự chủ chốt • Sự phức tạp trong cơ cấu tổ chức và hoạt động hay sản xuất. • Lỗi trong sản phẩm và dịch vụ có thể dẫn đến rủi ro phát sinh các khoản nợ và ảnh hưởng về danh tiếng. • Sự thiếu sót trong việc phải thừa nhận nhu cầu thay đổi (công nghệ hay kỹ năng). • Sự yếu kém trong kiểm soát nội bộ, đặc biệt là những kiểm soát không được thực hiện bởi ban quản trị. • Các mối quan hệ xấu với các nhà cấp vốn bên ngoài ví dụ như ngân hàng. • Các vấn đề liên quan tới khả năng hoạt động liên tục hay tính thanh khoản, bao gồm việc mất đi những khách hàng lớn. • Đưa vào hoạt động những hệ thống mới liên quan tới báo cáo tài chính. Các yếu tố về hiệu quả • Sự đo lường hiệu quả không được sử dụng bởi Ban quản trị nhằm đánh giá kết quả hoạt động và việc có đạt được các mục tiêu của đơn vị không. • Việc đo lường không dùng để cải thiện hoạt động hay thực hiện các hoạt động hiệu chỉnh. Các chính sách kế toán • Sự áp dụng không thống nhất các chính sách kế toán. • Sự áp dụng không phù hợp các chính sách kế toán Kiểm soát nội bộ • Sự không phù hợp trong việc giám sát các hoạt động hàng ngày • Thiếu hoặc yếu kém các kiểm soát với các hoạt động ở cấp độ đơn vị như: nhân lực, gian lận, lập các thông tin kế toán như ước tính và các báo cáo tình chính. • Thiếu hoặc yếu kém trong các kiểm soát đối với các giao dịch như: bán hàng, mua hàng, chi phí, lương. • Yếu kém trong quản lý, bảo vệ tài sản. 2 Thủ tục đánh giá rủi ro Thủ tục đánh giá rủi ro hiệu quả thường có các đặc điểm sau: Có sự tham gia của các thành viên có kinh nghiệm: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán/Chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên chủ chốt trong nhóm kiểm toán tham gia một cách tích cực và việc lập kế hoạch kiểm toán, lập kế hoạch và tham gia vào cuộc thảo luận nhóm giữa các thành viên. Điều này đảm bảo cho kế hoạch kiểm toán tận dụng được kinh nghiệm và hiểu biết của các thành viên. Nhấn mạnh “thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp” Kiểm toán viên không thể xem thường các kinh nghiệm thu thập được trong quá khứ về tính chính trực của Ban Giám đốc đơn vị và các thành viên quản trị. Ngoài ra, niềm tin rằng Ban Giám đốc và các thành viên quản trị sẽ trung thực không đảm bảo cho kiểm toán viên từ bỏ thái độ hoài nghi, hay cho phép kiểm toán viên thỏa mãn với các bằng chứng kiểm toán thiếu tính thuyết phục. Lập kế hoạch Dành thời gian cho việc lập kế hoạch kiểm toán (xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán chi tiết) sẽ đảm bảo cho việc đạt được các mục tiêu kiểm toán, và công việc của các thành viên nhóm sẽ tập trung vào việc thu thập các bằng chứng kiểm toán về các sai sót trọng yếu có thể có. Thảo luận nhóm và thường xuyên trao đổi thông tin Cuộc thảo luận nhóm trong giai đoạn lập kế hoạch với sự tham gia của Chủ nhiệm kiểm toán sẽ tạo ra một cơ hội để:  Thông báo cho các thành viên nhóm về khách hàng nói chung và thảo luận các loại rủi ro có thể có;  Thảo luận về tính hiệu quả các kế hoạch kiểm toán nội bộ và kế hoạch kiểm toán chi tiết để có những thay đổi hợp lý;  Suy nghĩ về khả năng xảy ra gian lận và thiết kế các thủ tục phù hợp; và  Phân công trách nhiệm và thiết lập các thời hạn cụ thể. Việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán rất quan trọng giúp thảo luận và nhân diện các vấn đề ngay khi phát sinh, ghi nhận các hành động bất thường, hoặc các dấu hiệu có thể có về gian lận. Điều này sẽ giúp cho trưởng nhóm kiểm toán có thời gian thảo luận với Ban Giám đốc khi cần thiết, và kịp thời thay đổi kế hoạch và thủ tục kiểm toán. Tập trung phát hiện rủi ro Bước quan trọng nhất trong quy trình đánh giá rủi ro là phát hiện các rủi ro có liên quan. Nếu các yếu tố rủi ro kinh doanh và gian lận không được kiểm toán viên nhận diện, chúng sẽ không được đánh giá hoặc ghi chép lại, và các thủ tục kiểm toán cần thiết sẽ không được thiết kế. Đó là lý do một thủ tục đánh giá rủi ro hiệu quả đặc biệt quan trong cho một cuộc kiểm toán hiệu quả. Thủ tục đánh giá rủi ro cũng cần được thực hiện bởi các thành viên có cấp bậc phù hợp của nhóm kiểm toán. Khả năng đánh giá các biện pháp quản lý rủi ro của Ban Giám đốc đơn vị Một bước quan trọng trong quá trình đánh giá rủi ro là đánh giá tính hiệu quả trong các biện pháp quản lý rủi ro của Ban Giám đốc (các thiết kế kiểm soát và áp dụng), nếu có, để giảm thiểu các rủi ro đã được phát hiện có thể gây ra các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Đối với các đơn vị nhỏ, kiểm toán viên sẽ dựa nhiều hơn vào môi trường kiểm soát và giám sát các kiểm soát hơn là vào các thủ tục kiểm soát truyền thống. Sử dụng các xét đoán nghề nghiệp Kiểm toán viên cần sử dụng và ghi chép lại các xét đoán nghề nghiệp sử dụng trong cuộc kiểm toán. Ví dụ của nhiệm vụ này bao gồm: - Quyết định chấp nhận hay tiếp tục thực hiện một hợp đồng kiểm toán; - Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể; - Xây dựng mức trọng yếu; - Phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu, bao gồm việc xác định các rủi ro đáng kể và các khía cạnh cần có sự xem xét đặc biệt của kiểm toán; và - Xây dựng các kỳ vọng khi thực hiện các thủ tục phân tích. Mỗi thủ tục đánh giá rủi ro cần được thực hiện phù hợp với từng khía cạnh mà kiểm toán viên cần quan tâm. Trong một số trường hợp, kết quả do thực hiện một thủ tục này sẽ dẫn đến việc cần thực hiện một thủ tục còn lại. Ví dụ, thông qua phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh, kiểm toán viên nhận thấy có một hợp đồng lớn nhưng có mức lợi tức cao bất thường. Do đó, kiểm toán viên cần phải thực hiện các thủ tục kiểm tra hợp đồng, và thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Ngược lại, các phát hiện thông qua thủ tục phân tích các kết quả kinh doanh ban đầu cần được Ban Giám đốc giải thích. Từ giải thích này, kiểm toán viên có thể phải kiểm tra đến văn bản, giấy tờ hoặc thực hiện các thủ tục quan sát thực tế. 1.2.1 Phỏng vấn Ban Giám đốc và các bên có liên quan 1.2.1.1 Nội dung yêu cầu (VSA 315, 06 (a)) Thủ tục đánh giá rủi ro phải bao gồm việc phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị mà theo xét đoán của kiểm toán viên có khả năng cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. 1.2.1.2 Hướng dẫn áp dụng Kiểm toán viên thường thu thập được phần lớn thông tin từ việc phỏng vấn Ban Giám đốc và những người chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày báo cáo tài chính. (VSA 315, A6) Kiểm toán viên cần phỏng vấn Ban Giám đốc và các vị trí quan trọng trong đơn vị để tìm hiểu những hiểu biết của họ về các rủi ro ảnh hưởng đến đơn vị. Thông qua việc phỏng vấn Ban Giám đốc, kiểm toán viên có thể biết được: - Văn hóa công ty; - Phong cách quản lý; - Kế hoạch lương thưởng cho Ban Giám đốc; - Khả năng lạm quyền của một vài vị trí quản lý cao cấp; - Việc lập các ước tính; - Quy trình lập và soát xét báo cáo tài chính; - Hệ thống trao đổi thông tin trong đơn vị; - Các vấn đề về gian lận: • Đánh giá của Ban Giám đốc về rủi ro báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu do gian lận, bao gổm bản chất, phạm vi và mức độ thường xuyên của các đánh giá này; • Quy trình phát hiện và quản lý rủi ro gian lận đã phát hiện, hoặc các giao dịch, số dư hoặc việc trình bày dễ phát sinh gian lận mà Ban Giám đốc đã nhận thấy hoặc đang xếp vào dạng cần lưu ý; • Trao đổi thông tin giữa các thành viên trong Ban Giám đốc và với nhà đầu tư về quá trình đánh giá và quản lý rủi ro về gian lận; và • Trao đổi thông tin giữa các thành viên trong Ban Giám đốc với nhân viên về các quy định về đạo đức và tập quán kinh doanh. Ngoài Ban Giám đốc, kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn những cá nhân khác và nhân viên ở các cấp bậc, chức vụ khác nhau trong đơn vị được kiểm toán để thu thập thông tin hữu ích hoặc những quan điểm, ý kiến khác giúp cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu. Ví dụ: 1 Phỏng vấn trực tiếp Ban quản trị có thể giúp kiểm toán viên nắm được: - Môi trường lập báo cáo tài chính; - Quy trình chung để phát hiện và quản lý rủi ro gian lận và sai sót trong đơn vị, và kiểm soát nội bộ mà Ban quản trị đã thiết lập để giảm thiểu rủi ro. - Hiểu biết về rủi ro gian lận ảnh hưởng đến đơn vị; Kiểm toán viên nên xem xét việc tham dự một buổi họp của Ban quản trị để có thêm thông tin và cần thiết phải tìm hiểu biên bản các cuộc họp của Ban quản trị trong năm tài chính cũng như từ khi kết thúc năm tài chính đến khi phát hành báo cáo kiểm toán. Qua đó, kiểm toán viên mới không bỏ lỡ những thông tin quan trọng mang tính chất trọng yếu ở tầm quản lý cao nhất của đơn vị. 2 Phỏng vấn trực tiếp kiểm toán viên nội bộ có thể giúp cung cấp thông tin về cơ cấu tổ chức của phòng kiểm toán nội bộ, nhân sự và năng lực, các thủ tục kiểm toán viên nội bộ đã thực hiện trong năm, liên quan đến thiết kế và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và liệu Ban Giám đốc đã có các biện pháp thích hợp đối với với những phát hiện của kiểm toán viên nội bộ hay chưa. Điều này hết sức cần thiết giúp kiểm toán viên hình thành dự định có thể sử dụng kết quả làm việc của kiểm toán nội bộ hay không. 3 Phỏng vấn nhân viên chịu trách nhiệm ghi chép, xử lý và hạch toán các giao dịch phức tạp và bất thường có thể giúp kiểm toán viên đánh giá tính phù hợp của việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán của đơn vị; 4 Phỏng vấn trực tiếp luật sư của đơn vị có thể cung cấp thông tin về các vấn đề như kiện tụng, tuân thủ pháp luật và các quy định, những thông tin về gian lận và các cáo buộc gian lận ảnh hưởng tới đơn vị, nghĩa vụ bảo hành, hậu mãi, các thỏa thuận (ví dụ liên doanh, liên kết) với đối tác kinh doanh và các điều khoản hợp đồng; 5 Phỏng vấn trực tiếp nhân viên tiếp thị và bán hàng có thể cung cấp thông tin về những thay đổi trong chiến lược thị trường, xu hướng bán hàng của đơn vị hoặc các giao kết hợp đồng với khách hàng. (VSA 315, A6 – tiếp) Lưu ý khi tiến hành phỏng vấn Tùy thuộc vào mục tiêu của kiểm toán viên và từng đối tượng phỏng vấn mà nội dung của các câu hỏi cần được thiết kế cho phù hợp. Các câu hỏi cần hướng vào việc tìm hiểu các khía cạnh cụ thể, đặc biệt là tìm hiểu các thông tin liên quan đến hệ thống thông tin tài chính. Việc phỏng vấn chỉ cung cấp cho kiểm toán viên các thông tin ban đầu, mang tính chất chủ quan, do đó kiểm toán viên cần kết hợp thủ tục phỏng vấn với các thủ tục đánh giá rủi ro khác trong việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Ngoài ra, việc phỏng vấn mỗi cấp bậc nhân viên và quản lý trong đơn vị có thể cung cấp các thông tin khác nhau, do đó kiểm toán viên cần lựa chọn thông tin và cần có thêm các thông tin hữu ích khác để nhận diện rủi ro có sai sót trọng yếu có thể bị bỏ qua. Ví dụ: Thảo luận với trưởng phòng kinh doanh có thể cung cấp thông tin về một số giao dịch bán hàng gần cuối năm tài chính bị kế toán bỏ qua và không ghi nhận trong báo cáo tài chính. Kiểm toán viên không nên giới hạn các câu hỏi (đặc biệt là khi kiểm toán các đơn vị nhỏ) cho Giám đốc hoặc nhân viên kế toán. Các câu hỏi sâu và rộng, đề cập đến khía cạnh sẽ cung cấp cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn cho kiểm toán viên. Kiểm toán viên cần phỏng vấn nhân viên trong đơn vị (trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng sản xuất hoặc các nhân viên khác) về xu hướng, các nghiệp vụ bất thường, rủi ro chủ yếu, chức năng của kiểm soát nội bộ, và các trường hợp lạm quyền trong đơn vị. Trường hợp phát hiện ra gian lận liên quan đến vị trí quản lý cao cấp của đơn vị, kiểm toán viên cần báo cáo ngay cho Chủ nhiệm kiểm toán, xin tư vấn luật sư về biện pháp xử lý. Thông tin cần được đảm bảo bí mật. Kiểm toán viên cũng cần tham khảo các quy định về đạo được nghề nghiệp để có hướng xử lý đúng cho các trường hợp này. 1.2.2 Các thủ tục phân tích 1.2.2.1 Nội dung yêu cầu VSA 315, 06(b) Kiểm toán viên cần sử dụng thủ tục phân tích trong quá trình đánh giá rủi ro. 1.2.2.2 Hướng dẫn áp dụng (VSA 315, A7-A10) Các thủ tục phân tích sử dụng trong quy trình đánh giá rủi ro có thể giúp kiểm toán viên xác định các đặc điểm của đơn vị mà kiểm toán viên chưa biết và giúp đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu để làm cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với rủi ro đã đánh giá. Thủ tục phân tích sử dụng trong quy trình đánh giá rủi ro có thể liên quan đến thông tin tài chính và phi tài chính, như mối quan hệ giữa doanh thu và số lượng hàng bán. (VSA 315, A7) Thủ tục phân tích có thể giúp kiểm toán viên xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán. Phát hiện được những mối quan hệ bất thường và không mong đợi có thể giúp kiểm toán viên xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt là những rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. (VSA 315, A8) Cùng với thủ tục đánh giá rủi ro, thủ tục phân tích có thể được sử dụng như một thủ tục kiểm toán để: - Thu thập các bằng chứng về cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Đây là thủ tục phân tích trong các thử nghiệm cơ bản; - Tiến hành phân tích tổng thể báo cáo tài chính khi kết thúc kiểm toán. Thủ tục phân tích sử dụng những dữ liệu tổng hợp (như trường hợp thực hiện thủ tục phân tích để đánh giá rủi ro), kết quả phân tích chỉ cung cấp những thông tin chung ban đầu về khả năng có thể xảy ra sai sót trọng yếu. Do đó, việc xem xét những thông tin khác đã thu thập được khi xác định rủi ro có sai sót trọng yếu cùng với kết quả của thủ tục phân tích có thể giúp kiểm toán viên hiểu và đánh giá kết quả của thủ tục phân tích. (VSA 315, A9) [...]... kiểm toán trước, kiểm toán viên phải cân nhắc liệu có các thay đổi diễn ra trong thời gian từ cuộc kiểm toán trước đến cuộc kiểm toán hiện tại có thể ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán hiện tại hay không (VSA 315, 09) 1.3.2 Hướng dẫn thực hiện (VSA 315, A12-A13) Kinh nghiệm trước đó về đơn vị được kiểm toán và các thủ tục kiểm toán đã thực hiện trong các cuộc kiểm toán trước có thể sẽ cung cấp cho kiểm toán. .. cuộc kiểm toán nếu kiểm toán viên dự định sử dụng thông tin đó để thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo Các kiểm soát liên quan đến các mục tiêu hoạt động và tính tuân thủ cũng có thể liên quan đến cuộc kiểm toán nếu các thủ tục đó liên quan đến các dữ liệukiểm toán viên đánh giá hoặc sử dụng khi thực hiện các thủ tục kiểm toán (VSA 315, A62) Kiểm soát nội bộ đối với việc bảo vệ tài. .. trình kiểm toán có ảnh hưởng tới việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu hoặc những thủ tục kiểm toán đã thực hiện đối với các rủi ro này Đoạn 15 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 quy định nội dung thảo luận giữa các thành viên nhóm kiểm toán về rủi ro do gian lận (VSA 315, A14) Ví dụ: Cuộc thảo luận thường được diễn ra ở cuối giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, khi người phụ trách cuộc kiểm toán. .. tin về kiểm toán viên năm trước hết sức quan trọng kiểm toán viên cần tìm hiểu lý do thay đổi kiểm toán, các bất đồng có thể có giữa đơn vị và kiểm toán viên năm trước, tiền sử thanh toán nghĩa vụ phí kiểm toán của đơn vị và xem xét tác động đến kiểm toán năm nay Kiểm toán viên cũng cần tìm hiểu kỹ trong trường hợp khách hàng mới, đã hoạt động được vài năm nhưng trước đây chưa từng được kiểm toán để... đến báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán năm nay Mục tiêu kiểm toán trước khi niêm yết của đơn vị cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi kiểm toán viên cần lưu tâm khi thực hiện đánh giá rủi ro 4 Thảo luận nhóm kiểm toán 1.4.1 Nội dung yêu cầu (VSA 315, 10) Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và các thành viên chính trong nhóm kiểm toán phải thảo luận về khả năng báo cáo tài chính của... biết về kiểm soát có liên quan 2.3.1 Nội dung yêu cầu (VSA 315, 13) Khi thu thập thông tin về các kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá về mặt thiết kế các kiểm soát và xác định xem các kiểm soát này đã được thực hiện tại đơn vị hay chưa, bằng cách tiến hành thêm một số thủ tục kiểm toán ngoài việc phỏng vấn các nhân viên của đơn vị 2.3.2 Hướng dẫn áp dụng (VSA 315, A66-A68)... cuộc kiểm toán thường liên quan tới báo cáo tài chính nhưng không phải tất cả các kiểm soát liên quan tới báo cáo tài chính đều liên quan đến cuộc kiểm toán Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với thủ tục khác, có liên quan tới cuộc kiểm toán 2.2.2 Hướng dẫn thực hiện: (VSA 315, A42-A65) Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế, vận hành và... cáo tài chính Biện pháp xử lý: - Phương pháp/thủ tục kiểm toán nào có thể sử dụng phù hợp với các rủi ro đã được phát hiện trên? - Tính đến các yếu tố không chắc chắn khi xem xét nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán Về kế hoạch kiểm toán: Đảm bảo tất cả các yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán có liên quan đã được xem xét trong kế hoạch kiểm toán, bao gồm: - Trách nhiệm của kiểm toán. .. rủi ro được thực hiện trước khi chấp nhận hoặc tiếp tục hợp đồng có thể được sử dụng như một phần hiểu biết của nhóm kiểm toán về đơn vị • Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán 2.2.1 Nội dung yêu cầu (VSA 315, 12) Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán Mặc dù hầu hết các kiểm soát liên quan tới cuộc kiểm toán thường... thay đổi này có ảnh hưởng đến tính thích hợp của thông tin hay không, kiểm toán viên có thể cần phỏng vấn và thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp khác như thực hiện thủ tục kiểm tra từng bước quy trình có liên quan (VSA 315, A13) Ví dụ: Khi tìm hiểu về nhân sự của một khách hàng kiểm toán năm trước, kiểm toán viên nhận thấy trong năm tài chính vừa kết thúc, do thay đổi cơ cấu sở hữu, đơn vị khách hàng . CHUNG 1 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 315 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (VSA 315) có mối quan hệ với các chuẩn mực kiểm toán như sau:  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - “Mục. tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”.  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 - “Trách nhiệm của kiểm toán viên liên. trình kiểm toán báo cáo tài chính”.  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính”.  Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 – “Biện pháp xử lý của kiểm toán viên

Ngày đăng: 23/04/2014, 22:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I QUY ĐỊNH CHUNG

    • 1 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 315

    • 2 Phạm vi áp dụng

    • 3 Đối tượng áp dụng

    • 4 Mục tiêu

    • 5 Giải thích thuật ngữ chủ yếu

    • II CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN

      • 1 Đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan

        • 1 Yêu cầu về đánh giá rủi ro

          • 1.1.1 Nội dung yêu cầu

          • 1.1.2 Hướng dẫn áp dụng

          • 2 Thủ tục đánh giá rủi ro

            • 1.2.1 Phỏng vấn Ban Giám đốc và các bên có liên quan

            • 1.2.1.1 Nội dung yêu cầu

            • 1.2.1.2 Hướng dẫn áp dụng

            • 1.2.2 Các thủ tục phân tích

            • 1.2.2.1 Nội dung yêu cầu

            • 1.2.2.2 Hướng dẫn áp dụng

            • 1.2.3 Quan sát và điều tra

            • 1.2.3.1 Nội dung yêu cầu

            • 1.2.3.2 Hướng dẫn áp dụng

            • 3 Sử dụng các thông tin thu thập được từ thủ tục đánh giá chấp nhận hoặc duy trì khách hàng hoặc các thông tin đã có trước đây để đánh giá rủi ro

              • 1.3.1 Nội dung yêu cầu

              • 1.3.2 Hướng dẫn thực hiện

              • 4 Thảo luận nhóm kiểm toán

                • 1.4.1 Nội dung yêu cầu

                • 1.4.2 Hướng dẫn áp dụng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan