tìm hiểu hoành phi và câu đối tại một số chùa ở huế

85 1.5K 2
tìm hiểu hoành phi và câu đối tại một số chùa ở huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Lý do chọn đề tài và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Khi nhắc đến những di sản văn hóa của Việt Nam nói chung, và đặc biệt đối với Cố đô Huế nói riêng, thì không thể không nhắc đến hệ thống các chùa chiền đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, với lịch sử của Cố Đô. Mỗi khi nghĩ đến Huế ngoài những lăng mộ, cung điện của triều Nguyễn ra, thì người ta còn luôn nghĩ đến những ngôi chùa cổ trang nghiêm mà gần gũi với đời sống tinh thần của người dân xứ Huế. Đến với những danh lam cổ tự, bên cạnh thưởng ngoạn cảnh chùa trong một thiên nhiên mỹ lệ hay tận hưởng một bầu không khí trầm lắng, thanh thoát và nhẹ nhàng, người ta còn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn những di sản văn hóa phi vật thể, những cái đã làm nên phần hồn sâu sắc trong các ngôi chùa, đó là những hoành phi và câu đối được bài trí tại đây. Trong ý nghĩa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, việc tìm hiểu hoành phi câu đối ở các danh lam sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn một mảng văn hóa tinh thần mà bao đời nay đã dày công sáng tạo và gìn giữ. Đó cũng là một cách giới thiệu hiệu quả để nhiều người hiểu được một phần nào thế giới tinh thần, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lâu nay việc nghiên cứu về chùa Huế đã được rất nhiều giới quan tâm. Nhiều công trình đã đi sâu khảo cứu về mặt lịch sử hình thành, những thế hệ cao Tăng đã khai sáng ra chùa chiền, như Lịch sử Phật giáo xứ Hếu của Thích Hải Ấn và Hà Kim Liên(2011); Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam của Võ Văn Tường (1994); Văn bia chùa Huế (lưu hành nội bộ) của Giới Hương...Việc khảo sát hoành phi, câu đối cũng đã được nhiều cán bộ ở các trường Đại học trong và ngoài Huế quan tâm. Tuy nhiên đây là một mảng nghiên cứu không mấy dễ dàng, bởi số lượng các chùa và các danh lam ở Huế quá nhiều, việc dịch thuật không chỉ một lần là xong vì nội dung uyên áo của giáo lý nhà Phật được thể hiện trong các hoành phi câu đối đòi hỏi có sự hợp sức của nhiều người và nhiều thế hệ, mới mong có được một hệ thống nghiên cứu thích đáng về mảng di sản văn hóa đáng quý này. 3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát Do điều kiện thời gian, chúng tôi chỉ chọn khảo sát 8 ngôi chùa tạm gọi là tiêu biểu nhất ở Huế. Qua công tác khảo sát thực tế, chúng tôi sưu tập các hoành phi, câu đối tại các chùa trên và tiến hành phiên âm, dịch nghĩa, phân tích nội dung cũng như đánh giá sơ bộ về giá trị của chúng trong tổng thể kiến trúc chùa Huế. Do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát hoành phi, câu đối trong không gian kiến trúc chính của ngôi chùa như cổng, tiền đường, chánh điện, đông lan, tây lan(1). Các câu đối tại các mộ, bia ký(2), bi đình(3), tháp trong khuôn viên chùa xin được phép khảo cứu trong một đề tài khác. 4.Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: -Sưu tầm, phân loại, thống kê, dịch thuật để hoàn chỉnh tư liệu. -Phân tích, chứng minh, so sánh và khái quát hóa để làm rõ đối tượng khảo sát.

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Khi nhắc đến những di sản văn hóa của Việt Nam nói chung, và đặc biệt đối với Cố đô Huế nói riêng, thì không thể không nhắc đến hệ thống các chùa chiền đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, với lịch sử của Cố Đô. Mỗi khi nghĩ đến Huế ngoài những lăng mộ, cung điện của triều Nguyễn ra, thì người ta còn luôn nghĩ đến những ngôi chùa cổ trang nghiêm mà gần gũi với đời sống tinh thần của người dân xứ Huế. Đến với những danh lam cổ tự, bên cạnh thưởng ngoạn cảnh chùa trong một thiên nhiên mỹ lệ hay tận hưởng một bầu không khí trầm lắng, thanh thoát và nhẹ nhàng, người ta còn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn những di sản văn hóa phi vật thể, những cái đã làm nên phần hồn sâu sắc trong các ngôi chùa, đó là những hoành phi và câu đối được bài trí tại đây. Trong ý nghĩa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, việc tìm hiểu hoành phi câu đối ở các danh lam sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn một mảng văn hóa tinh thần mà bao đời nay đã dày công sáng tạo và gìn giữ. Đó cũng là một cách giới thiệu hiệu quả để nhiều người hiểu được một phần nào thế giới tinh thần, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lâu nay việc nghiên cứu về chùa Huế đã được rất nhiều giới quan tâm. Nhiều công trình đã đi sâu khảo cứu về mặt lịch sử hình thành, những thế hệ cao Tăng đã khai sáng ra chùa chiền, như Lịch sử Phật giáo xứ Hếu của Thích Hải Ấn và Hà Kim Liên(2011); Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam của Võ Văn Tường (1994); Văn bia chùa Huế (lưu hành nội bộ) của Giới Hương Việc khảo sát hoành phi, câu đối cũng đã được nhiều cán bộ ở các trường Đại học trong và ngoài Huế quan tâm. Tuy nhiên đây là một mảng nghiên cứu không mấy dễ dàng, bởi số lượng các chùa và các danh lam ở Huế quá nhiều, việc dịch thuật không chỉ một lần là xong vì nội dung uyên áo của giáo lý nhà Phật được thể hiện trong các hoành phi câu đối đòi hỏi có sự hợp sức của nhiều người và nhiều thế hệ, mới mong có được một hệ thống nghiên cứu thích đáng về mảng di sản văn hóa đáng quý này. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát Do điều kiện thời gian, chúng tôi chỉ chọn khảo sát 8 ngôi chùa tạm gọi là tiêu biểu nhất ở Huế. Qua công tác khảo sát thực tế, chúng tôi sưu tập các hoành phi, câu đối tại các chùa trên và tiến hành phiên âm, dịch nghĩa, phân tích nội dung cũng như đánh giá sơ bộ về giá trị của chúng trong tổng thể kiến trúc chùa Huế. Do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát hoành phi, câu đối trong không gian kiến trúc chính của ngôi chùa như cổng, tiền đường, chánh điện, đông lan, tây lan (1) . Các câu 1 đối tại các mộ, bia ký (2) , bi đình (3) , tháp trong khuôn viên chùa xin được phép khảo cứu trong một đề tài khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Sưu tầm, phân loại, thống kê, dịch thuật để hoàn chỉnh tư liệu. - Phân tích, chứng minh, so sánh và khái quát hóa để làm rõ đối tượng khảo sát. PHẦN NỘI DUNG Chương I: giới thiệu khái quát về hoành phicâu đối truyền thống 1. hoành phi 1.1 cấu trúc hoành phi Hoành phi (横横) thường được hiểu là tấm bảng có chữ viết được treo theo hàng ngang. Hoành phi còn gọi là hoành phúc (横横), biển横横横, biển ngạch横横横横 hoặc bài biển横横横横. Hoành phi vốn là bức thư họa横横横横, tức là bức “tranh chữ”. Thay vì viết những nét chữ “rồng bay, phượng múa” lên giấy, vải, lụa…, người xưa đã chạm, khắc, sơn thiếp (4) … văn tự lên những chất liệu bền vững như gỗ, đá… để tạo ra những bức “tranh chữ” bề thế, sang trọng. Người ta còn gọi là hoành phi-đại tự, vì những chữ được thể hiện trên hoành phi thường rất to. Số lượng chữ trong một bức hoành phi không bắt buộc nhưng phổ biến là các hoành phi hai, ba và bốn chữ. Một hàng hoành phi hoàn chỉnh thường có ba bức ( bức chính ở giữu và hai bức tả liên (5) , hữu liên (6) ở hai bên). Khi đọc chữ hoành phi ta đọc từ phải sang trái. Có hai loại hoành phi khá phổ biến ở nước ta: hoành phi trang trí và hoành phi thờ tự. Hoành phi trang trí thường được treo ở phòng khách hay ở chính đường (gian giữa của tòa nhà), vừa để trang trí, vừa thể hiện một tín niệm nào đó của chủ nhân, có khi là một lời khuyên dạy của tiền nhân với hậu duệ trong gia tộc. Hoành phi thờ tự là loại hoành phi phổ biến trong các đình chùa, miếu vũ, nhà thờ họ tộc… Đó có thể là những biển ngạch định danh những nơi này, hoặc là những danh ngôn, mỹ tự được thờ phụng, tôn trí trang nghiêm. 1.2 Đặc điểm của hoành phi Thường hoành phi, câu đối bao giờ cũng đi cùng một diềm gỗ sơn thiếp trang trí cho gian giữa của một ngôi nhà cổ. Phần điểm xuyết mang 2 tính ước lệ để ngăn cách không gian giữa nhà chính với nơi thờ phụng trong một ngôi nhà cổ này gọi là: Cửa võng. Cửa võng thường làm theo lối chạm thủng (7) , cũng có khi thấy chỉ đục “nẩy nền” (8) . Nhưng dù cách nào, cửa võng cũng là do các tay nghề lão luyện đục chạm với thiên hình vạn trạng các mô típ trang trí từ hoa lá, cỏ cây đến chim muông, cầm thú… Đa số cửa võng như một điểm nhấn của kiến trúc thường được thiếp vàng hoặc bạc. Trải theo thời gian các cửa võng cổ đến nay vẫn còn rất cổ kính, trang nghiêm. Đa phần hoành phi là sơn thiếp, nhưng cũng có khi lại khảm trai, khảm ốc (9) . Có bức khảm ốc cũ, lên nước đỏ rất quý; nhưng loại này rất hiếm. Nền của hoành phi có khi chỉ là lớp sơn ta đen (10) hoặc thuần một màu son sâu thẳm; nhưng cũng có khi chạy chữ vạn (11) hoặc cẩm quy (12) , điểm mây lãng đãng rồi phủ vàng hoặc bạc trông thật quý phái. Nội dung của hoành phi thường nghiêm túc, trang trọng. Hình thức của hoành phi cũng rất phong phú: có khi chỉ là một mảnh gỗ hình chữ nhật có khung bao quanh, văn tự thể hiện chân phương, sơn son thiếp vàng; có khi hoành phi được thể hiện kiểu cuốn thư (13) , văn tự khắc nổi hay chạm sâu theo các kiểu chữ triện, chữ lệ (14) rất cầu kỳ, được sơn thiếp rực rỡ, khung ngoài có khắc chạm các đồ án trang trí rất tinh xảo. 2. Câu đối 2.1 Nguồn gốc Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là Đối liên横横横横 nhưng tên gọi xưa của nó là Đào phù (横横). Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa". Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家) (15) , câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959 . Nguyên bản: 新年納餘慶 3 嘉節號長春 Phiên âm: Tân niên nạp dư khánh Gia tiết hiệu trường xuân Dịch thơ: Năm mới thừa chuyện vui Tiết đẹp xuân còn mãi 2.2 Những nguyên tắc cấu tạo của câu đối 2.2.1 Đối ý và đối chữ • Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau. • Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại. - Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại. - Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây ) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru ) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, rất chặt chẽ. Vd: 横横横横横横横 横横横横横横横 Phúc mãn đường niên tăng phú quý Danh Động Danh Danh Động Danh Đức lưu quang nhật tiến vinh hoa Danh Động Danh Danh Động Danh 2.2.2 Vế câu đối Một đôi câu đối gồm hai câu đi song song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trênvà vế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra và vế đối. Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng. Vd: 横横横横横横横 横横横横横横横 4 (Câu đối chùa Quốc Ân-Huế) Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt ( Trắc) Vạn lý vô vân vạn lý thiên ( Bằng) 2.2.3 Số chữ và các thể câu đối Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau: 1 Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống. Vd: 横横横 横横横 Tánh tương cận - Tập tương viễn (Tam tự kinh) 2 Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn (16) hoặc thất ngôn (17) . Vd: 横横横横横横横 横横横横横横横 Liên tọa đài tiền hoa hữu thực Bồ đề thụ thượng quả thanh nhàn. Dịch nghĩa: Tòa sen đài trước hoa đầy đủ Cổ thụ bồ đề quả thanh nhàn. 3 Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có: - Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền. Vd: 横横横横横横横横横 横横横横横横横横横 Di hiếu vi trung đắc kỳ môn nhi nhập, Duyên tử ngộ thoát vu bỉ ngạn tiên đăng. (câu đối chùa Từ Hiếu-Huế) Dịch nghĩa: Chuyển điều hiếu làm trung thành, được của này mà vào, 5 Dựa lòng từ hiểu giải thoát, ở bờ kia lên trước. - Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài. Vd: 横横横横横横横横横 横横横横横横横横横 Thảo ốc an cư, tích kim quang đắc đức Bố y tùy phận, cầu phúc đắc lai tài. ( ST) Dịch nghĩa: Nhà cỏ ở yên, tích kim quang được phước Áo vải an thân, cầu phúc đức đến tài. - Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên. Vd: 横横横横横横横横横横横横横横横横横横横 横横横横横横横横横横横横横横横横横横横 Biển chu mê vụ, cử trác kích kinh, đào thanh đoạn cửu thiên, trường xướng vô sanh vô ngã Kiều mộc tằng nham, phất vân khuy hạo, nguyệt ảnh phù không dã, thùy tri tức vọng tức chân. (Câu đối chùa Linh Mụ-Huế) Dịch nghĩa: Thuyền nhỏ sương mờ, nhấc chèo khua gậy, tiếng sóng dứt giữa chín trời, xướng mãi vô ngã vô thanh, Cây cao bên vực, vén mây nhìn tỏ,bóng trăng nổi chốn thinh không, ai hay là giả là chân. 2.2.4 Luật bằng trắc 1. Câu tiểu đối: - Vế phải: trắc-trắc-trắc - Vế trái: bằng-bằng-bằng VD: 横横横 横横横 Nhân chi sơ Tánh bản thiện 6 2. Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn. 3. Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn. 2.3 Phân loại câu đối 2.3.1 Câu đối Trung Quốc Người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm nghệ thuật: Phân loại theo cách dùng • Xuân liên (春聯): Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa. Vd横 横横横横横横横 横横横横横横横 Tân niên hạnh phúc bình an tiến Xuân nhật vinh hoa phú quý lai. 横 ST 横 Dịch nghĩa: Năm mới hạnh phúc bình an đến Ngày xuân vinh hoa phú quý về. • Doanh liên (楹聯): Câu đối treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính. Vd: 横横横横横横横 横横横横横横横 Tiên tổ phương danh lưu quốc sử Tử tôn tích học hiển gia phong. (ST) Dịch nghĩa: Tiên tổ tiếng thơm ghi sử nước Cháu con tích học rạng cơ nhà. Hạ liên (賀聯): Câu đối chúc mừng, thường được dùng để chúc thọ, chúc sinh nhật, hôn giá, thăng quan tiến chức, có con, khai nghiệp v.v. 7 Vd: 横横横横 横横横横 Phúc như Đông hải Thọ tỷ Nam sơn. • Vãn liên (挽聯): Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong. Vd: 横横横横横 横横横横横 Anh linh chiếu nhật nguyệt Can đảm ánh sơn hà (ST) Dịch nghĩa: Anh linh ngời nhật nguyệt Can đảm ánh non sông (câu đối phúng điếu anh hùng liệt sĩ) • Tặng liên (贈聯): Dùng để tán thán, đề cao hoặc khuyến khích người khác. 横横横横横 横横横横横 Hung hoài thiên lý chí Cước đạp vạn trùng san (ST) Lòng mang chí ngàn dặm Chân đạp núi muôn trùng • Trung đường liên (中堂聯): Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều người lưu ý, và được phối hợp với bút hoạch (thư pháp). Vd: 横横横横横横横 横横横横横横横 Hoa đường hỷ đối sơn hà tú Phúc trạch hân nghinh nhật nguyệt huy. (ST) Dịch nghĩa: Nhà hoa mừng ngắm non sông đẹp Đất phúc hoan nghinh nhật nguyệt ngời. Phân loại theo đặc điểm nghệ thuật 8 • Điệp tự liên (疊字聯): Một chữ xuất hiện liên tục. VD: 横横横横横横横横横横横横横横横横横 横横横横横横横横横横横横横横横横横 Xích diện bĩnh xích tâm kì xích thố truy phong trì khu thần vô vong xích đế Thanh đăng quán thanh sử trượng thanh long uyển nguyệt ẩn vi sứ bất quý thanh thiên (Câu đối ở chùa Từ Hiếu, Huế) • Phức tự liên (複字聯): Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục. VD: 横横横横横横横 横横横横横横横 Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt Vạn lý vô vân vạn lý thiên (Câu đối ở chùa Quốc Ân, Huế) • Đỉnh châm liên (頂針聯): Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau. VD: 生生死死,死死生生, 先生先死,先死先生 Sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh, Tiên sanh tiên tử, tiên tử tiên sanh (ST) • Khảm tự liên (嵌字聯): Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh (ví như tên thuốc) v.v. VD: 横横横横横横横横横横横横横横横横 横横横横横横横横横横横横横横横横 Hương Giang kỳ bắc Ngự lĩnh kì nam thiên vạn thế từ phong truyền tự cổ, Cảnh Hưng dĩ tiền Vĩnh Thịnh dĩ hậu sổ bách niên phạm vũ tráng vu kim. 9 (Câu đối ở chùa Báo Quốc, Huế) • Xích (sách) tự liên (拆字聯): Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra (xích tự 拆字), hợp chữ lại (hợp tự 合字), tách chữ ra (tích tự 析 字) v.v. VD: 木木林森木 人人拆拆人 Mộc mộc lâm sâm mộc Nhân nhân tùng chúng nhân (ST) • Âm vận liên (音韻聯): Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm cùng với điệp vận. VD: 白云峰,峰上拆,拆吹拆拆峰不拆 拆拆路,路拆拆,露打拆拆路未拆 Bạch vân phong, phong thượng phong, phong truy phong động phong bất động. Thanh tư lộ, lộ biên lộ, lộ đã lộ phi lộ vị phi. (ST) • Hài thú liên (諧趣聯): Hàm dung ý nghĩa khôi hài, ẩn kín. VD: 童子看椽,一二三四五六七八九十; 先生拆命,甲乙丙丁戊已庚辛壬癸。 Đồng tử khán mục, nhất nhị tam tứ ngũ lục thất bát cửu thập, Tiên sinh giảng mạng, giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý. (ST) • Hồi văn liên (回文聯): Đọc xuôi (thuận độc 順讀) hay đọc ngược (đảo độc 倒讀) ý tứ hoàn toàn như nhau. VD: 客上天然居 居然天上客 Khách thượng thiên nhiên cư Cư nhiên thiên thượng khách 2.3.2 Câu đối việt nam  Phân loại 10 [...]... dung câu đối So với hoành phi thì nội dung của câu đối có phạm vi và dung lượng lớn hơn rất nhiều Với số lượng các câu đối mà chúng tôi đã thu thập được trong quá trình khảo sát tại một số chùa ở Huế, sẽ được dựa vào vị trí bài trí của chúng để phân nhóm câu đối, cụ thể gồm 3 nhóm: Câu đối ở cổng cửa; Câu đối ở điện các, nơi thờ tự và Câu đối. .. nhưng dùng chữ phi ̀n hà, rối rắm, chưa chính thống và tính thống nhất chưa cao nên ít được dùng Do đó, nay tìm thấy một đôi câu đối chữ Nôm thật khó Ba loại chữ thường được dùng trên hoành phi câu đối là: “Chân”, “Lệ” và “Triện” Tuy nhiên, chưa bao giờ thấy trên hoành phi câu đối sơn thếp những nét “cuồng thảo”(21) CHƯƠNG II: HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI TẠI MỘT SỐ CHÙA Ở HUẾ 1 Vài nét về... đối ở điện các, nơi thờ tự và Câu đối ở tổ đường Đây cũng chính là ba vị trí chủ yếu có bài trí câu đối trong các chùa ở Huế Trong số các câu đối đó chúng tôi sẽ chọn ra một số câu đối được xem là tiêu biểu để tiến hành giải thích và phân tích làm rõ nội dung của chúng 3.1 Câu đối ở cổng, cửa Câu đối ở cổng cửa thường có các nội dung chủ yếu... thiền phái Việt Nam thứ hai tại Việt Nam và là thiền phái Việt Nam đầu tiên tại Huế với dòng kệ “Thiệt tế đại đạo, tánh hải thanh trừng, tâm nguyên quảng nhuận ” Cho đến bây giờ thiền phái Liễu Quán là thiền phái phát triển nhất từ Huế vào đến tận cực nam của Tổ quốc Hiện nay tại Huế trừ chùa Quốc Ân, Hải Đức, và một vài chùa thuộc hai tổ đình... Truyền đạt tư tưởng của Phật giáo Tại cổng của các chùa ở Huế cũng có khá nhiều các câu đối mang nội dung truyền đạt tư tưởng của Phật giáo Tiêu biểu như cặp đối tại cổng chùa Tường Vân: 横横横横横 横横横横横 Trang nghiêm tòng tuệ giác Giải thoát tại không môn Trang nghiêm theo tuệ giác Giải thoát tại không môn Trong ca dao Việt Nam chúng ta có câuĐói cho sạch, rách cho... còn có một số chùa được hình thành ngoài ba dạng trên, đó là những ngôi chùa gọi là chùa tư”, hay được gọi là “cải gia vi tự”, tức là những ngôi chùa được hình thành từ tư gia, và những Hội quán của người Hoa, một dạng chùa của những người Hoa tha hương Về mặt kiến trúc, chùa Huế không có dáng vẻ đồ sộ phô trương mà luôn khép mình hòa hợp vào... đời sống của người dân xứ này Điều này cũng phần nào giải thích vì sao mật độ chùa ở Huế lại cao như thế Về quá trình hình thành, chùa Huế được xây dựng do nhiều thành phần: Có chùa được các vị Vua, Chúa chỉ định xây dựng, có chùa do chư vị Tổ sư khai sáng, có chùa do dân tập hợp xây dựng nên Đó là ba dạng chùa chính được hình thành ở Huế. .. thoát ly mọi phi ̀n não và khổ đau trong cuộc sống, thì chỉ có thể tìm thấy ở chốn “không môn” thanh tịnh, khi lòng mình cũng đã trở thành một chốn “không môn” thanh tịnh, nhẹ nhàng ấy Hay như câu đối ở cổng chùa Linh Quang: 横横横横横横横横横横横横横 横横横横横横横横横横横横 Đình ngoại thiết tam quan tức tục tức chân vô vi thử đạo Tàng trung khai tứ giáo ư đốn ư tiệm tại hồ đương... đều có thể bước vào cánh cửa ấy, là kẻ tục là người chân đều có thể bình đẳng đặt chân vào cửa ngỏ ấy Ở trong căn nhà Phật pháp chung kia, dù người có trí hay kẻ kém trí cũng đều như nhau, đều cùng chung sống và học tập tại một chỗ Đấy là sự bình đẳng tối cao và cao cả nhất trong Phật giáo Câu đối ở điện các, nơi thờ tự Câu đối ở điện các, nơi... sử phật giáo Thuộc vào thể loại câu đối này, có các câu đối tiêu biểu sau: 横横横横横横横横横横横 横横横横横横横横横横横 Lăng Uyển huyền vi ngọc tự kim âm thùy hậu giám Thứu Sơn siêu việt kính hoa thủy nguyệt giác tiền nhân Lăng Uyển nhiệm mầu, chữ ngọc âm vàng soi hậu thế Thứu Sơn siêu việt kính hoa trăng nước rõ nhân xưa (Câu đối tại chùa Tường Vân) Trong câu đối trên đã nhắc . các ngôi chùa, đó là những hoành phi và câu đối được bài trí tại đây. Trong ý nghĩa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, việc tìm hiểu hoành phi câu đối ở các. Tuy nhiên, chưa bao giờ thấy trên hoành phi câu đối sơn thếp những nét “cuồng thảo” (21) . CHƯƠNG II: HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI TẠI MỘT SỐ CHÙA Ở HUẾ 1. Vài nét về lịch sử Phật giáo Huế. sát 8 ngôi chùa tạm gọi là tiêu biểu nhất ở Huế. Qua công tác khảo sát thực tế, chúng tôi sưu tập các hoành phi, câu đối tại các chùa trên và tiến hành phi n âm, dịch

Ngày đăng: 23/04/2014, 17:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan