Thực trạng bảo lãnh ở việt nam hiện nay

24 2.3K 12
Thực trạng bảo lãnh ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1 1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 1 2. Các loại bảo lãnh ngân hàng 2 3. Chức năng của bảo lãnh 7 4. Vai trò của bảo lãnh 8 5. Quy chế bảo lãnh ngân hàng 10 II. THỰC TRẠNG BẢO LÃNHVIỆT NAM HIỆN NAY 12 1. Thành tựu đạt được 13 2. Tồn tại, hạn chế 17 3. Nguyên nhân của những hạn chế 18 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 21 2 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1. KHÁI NIỆM BẢO LÃNH NGÂN HÀNG "Bảo lãnh ngân hàng": Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. "Cam kết bảo lãnh": Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm: a) "Thư bảo lãnh": là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. b) "Hợp đồng bảo lãnh": Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Trong một nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất 3 thành phần sau đây: - Người bảo lãnh - The Guarantor (The suarety) là người phát hành bảo lãnh (ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ). - Người được bảo lãnh - The Principal (The debtor) là người yêu cầu bảo lãnh. - Người thụ hưởng bảo lãnh - The Beneficiary (The creditor) là người nhận cam kết bảo lãnh. Như vậy, một nghiệp vụ bảo lãnh không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh, mà còn bao hàm những mối quan hệ khác nữa. Đó là: - Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh: Đây là mối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cẩu bảo lãnh. 3 - Quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh: Đó là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và khách hàng hưởng tín dụng. 2. CÁC LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 2.1. Phân loại dựa trên bản chất của bảo lãnh Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (Accessory Guarantee - Suretyship) Bảo lãnh đồng nghĩa vụ là một loại bảo lãnh mang tính truyền thống, trong đó ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, còn nghĩa vụ của ngân hàng là bổ sung. Nghĩa vụ bổ sung được thực hiện khi và chỉ khi có các bằng cớ xác nhận là nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm. Chủ yếu được sử dụng trong phạm vi nội địa. Bảo lãnh độc lập (Independent Guarantee) Bảo lãnh độc lập được coi là một dạng bảo lãnh ngân hàng hiện đại. Theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người được bảo lãnh (theo hợp đồng gốc) và việc thực hiện thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thoả mãn mà thôi. Được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế. 2.2. Phân loại dựa trên mục đích của bảo lãnh Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee) Loại bảo lãnh này nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng trong trường hợp người cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người đặt hàng đề nghị đối với người cung ứng để đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng. 4 Là loại bảo lãnh ngân hàng được sử dụng nhiều nhất trong thực hành và được xem như một công cụ đối ứng vói tín dụng chứng từ. Bảo lãnh hoàn thanh toán (Repayment Guarantee) Loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng thương mại, dịch vụ mà người mua hàng hay người hưởng dịch vụ đã ứng trước tiền hàng cho người bán hay người cung cấp dịch vụ. Bằng việc cam kết sẽ trả lại số tiền đã ứng trước cho người mua khi người bán vi phạm không thực hiện hợp đồng, ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra sự tin tưởng cho người mua hàng và đồng thời cũng giúp người cung ứng thoát khỏi những khó khăn tạm thời về ngân quỹ. Bảo lãnh trả chậm (Deferred Payment Guarantee) Loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm và còn gọi là bảo lãnh thanh toán. Để bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người mua, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng. Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee - Bid Bond) Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu do những vi phạm của bên đối tác liên quan (người tham gia dự thầu) như: rút đơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng sau khi trúng thầu Bảo lãnh dự thầu sẽ tự động mất hiệu lực trong trường hợp người được bảo lãnh không trúng thầu. Các loại bảo lãnh tài chính khác (Financial Guarantee) Những bảo lãnh loại này được sử dụng để đảm bảo thanh toán những nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp vi phạm. Người hưởng bảo lãnh thường là các cơ quan công quyền như: hải quan, toà án, cơ quan thuế Có rất nhiều loại bảo lãnh tài chính khác nhau như: Các loại bảo lãnh về thuế hải quan, thuế môn bài, các loại tiền ký quỹ cho toà án để được tại ngoại 2.3. Phân loại bảo lãnh căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh a. Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee) 5 Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh (không qua trung gian). Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp 3b 3a 2a 3b 1 (1) Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. (2) Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh và cam kết bồi hoàn. (3a) Ngân hàng phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng (sau khi xét duyệt và chấp nhận) (3b) Ngân hàng phát hành có thể chuyển văn bản bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. b. Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee) Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị - Instructing Bank) đề nghị ngân hàng thứ hai (gọi là ngân hàng phát hành - Issuing Bank) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng. Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thông qua một cam kết gọi là bảo lãnh đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. Sau đó ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đòi từ người được bảo lãnh. NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH NGÂN HÀNG THÔNG BÁO NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH 6 Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp 4b 3 4a 4b 2 1 (1) Hợp đồng gốc. (2) Khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ra chỉ thị cho ngân hàng chính phát hành bảo lãnh. (3) Ngân hàng thứ nhất chỉ thị cho ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh, đồng thời cam kết bồi hoàn trên bảo lãnh đối ứng. (4a,4b) Ngân hàng thứ nhất phát hành bảo lãnh: có thể chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng hoặc qua ngân hàng thông báo. c. Đồng bảo lãnh (Syndicated Guarantee) Trong một số dự án có giá trị lớn, để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh. Trường hợp này một ngân hàng đóng vai trò đầu mối (Leading Bank) phát hành bảo lãnh nhưng có sự tham gia của các ngân hàng đồng minh khác. Nếu phải chi trả cho người bảo lãnh theo bảo lãnh đã lập, ngân hàng chính có thể đòi bồi hoàn từ các ngân hàng đồng minh theo tỷ lệ tham gia của họ, dựa trên các bảo lãnh đối ứng do các ngân hàng này phát hành. Đến lượt mình, các ngân hàng này tiến hành truy đòi từ người được bảo lãnh. NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH NGÂN HÀNG THÔNG BÁO NGÂN HÀNG CHỈ THỊ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH 7 Sơ đồ đồng bảo lãnh 3 4b 4a 4b 2 1 (1) Hợp đồng gốc. (2) Người được bảo lãnh yêu cầu phát hành bảo lãnh (3) Ngân hàng chính dàn xếp đồng bảo lãnh cùng với các ngân hàng đồng minh. (4a, 4b) Ngân hàng chính phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng, chuyển trực tiếp hoặc qua ngân hàng thông báo. Ngoài những loại bảo lãnh trên đây, dựa theo cách thức phát hành còn có một số loại bảo lãnh khác như: bảo lãnh giáp lưng, bảo lãnh xác nhận… được sử dụng chủ yếu trong các quan hệ quốc tế. 2.4. Phân loại bảo lãnh căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh Bảo lãnh theo yêu cầu (Demand Guarantee) Bảo lãnh theo yêu cầu hay còn gọi là bảo lãnh theo yêu cầu đầu tiên (First Demand Guarantee) là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là người thụ hưởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành. Yêu cầu thanh toán có thể là một trong hai dạng sau: - Văn bản yêu cầu thanh toán NGÂN HÀNG 3 NGÂN HÀNG 1 NGÂN HÀNG 2 NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THÔNG BÁO 8 - Văn bản yêu cầu thanh toán kèm với tờ trình về sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. Bảo lãnh kèm chứng từ (Documentary Guarantee) Là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba (thường là một bên độc lập có đủ tư cách chuyên môn để xác nhận). Chứng từ có thể được xuất trình theo một trong hai cách sau: - Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ từ phía người được bảo lãnh. Những chứng từ này do bên thứ 3 có tư cách độc lập phát hành. - Người thụ hưởng xuất trình yêu cầu thanh toán, ngoài ra không cần phải xuất trình bất kỳ loại chứng từ nào khác. Tuy nhiên quyền thanh toán của người này sẽ bị đình lại nếu người được bảo lãnh cung cấp các chứng từ của bên thứ ba độc lập xác nhận việc hoàn thành hợp đồng. Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc tòa án Điều kiện thanh toán đây là người thụ hưởng phải cung cấp một phán quyết của tòa án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của người được bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với người thụ hưởng. 3. CHỨC NĂNG CỦA BẢO LÃNH Bảo lãnh là công cụ đảm bảo (Security Instrument) Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Bằng việc cam kết chi trả bồi thường khi xảy ra các biến cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người thụ hưởng. Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho hợp đồng được ký kết một cách suôn sẻ thuận lợi. Với chức năng này, bảo lãnh ngân hàng thực sự là chất xúc tác giúp cho các hợp đồng thương mại, xây dựng, các giao dịch hàng hoá trong nước và quốc tế được ký kết một cách thuận lợi. Bảo lãnh là công cụ tài trợ (Financing Instrument) Bảo lãnh là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho nguời được bảo lãnh. Trong rất nhiều trường hợp, thông qua bảo lãnh khách hàng không phải 9 xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ và được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, tiền nộp thuế Vì vậy mặc dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh ngân hàng đã giúp cho khách hàng của họ được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự. Với ý nghĩa này, bảo lãnh được coi là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp. 4. VAI TRÒ CỦA BẢO LÃNH Ngày nay bảo lãnh không chỉ còn bó hẹp trong các giao dịch thương mại trong nước mà còn được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch quốc tế. Có thể nói rằng trong các hợp đồng lớn, nhất là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài khi các bên chưa thực sự tin tưởng nhau thì không thể thiếu hình thức bảo lãnh của ngân hàng. Bảo lãnh ra đời không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong kinh doanh ngày nay, bảo lãnh ngân hàng luôn được xem như tấm Giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của bạn mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn. Với vai trò như vậy, bảo lãnh đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm 4.1. Đối với ngân hàng - Trước hết bảo lãnh giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ, nhờ đó mà ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ hiện đại là một yêu cầu cấp bách đối với các ngân hàng. Mà bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ không chỉ thúc đẩy hoạt động kinh doanh 10 của ngân hàng mà còn giúp ngân hàng tăng uy tín của mình nhất là trên thị trường quốc tế. - Thứ hai, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được hưởng một khoản thu nhập lớn từ phí bảo lãnh. Đây là một khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ dịch vụ của một ngân hàng thương mại hiện đại. Việc cấp bảo lãnh không đòi hỏi ngân hàng phải cấp vốn ra ngay mà chỉ bảo lãnh bằng uy tín của mình, do đó ngân hàng chưa phải sử dụng đến vốn của mình. Hơn nữa ngân hàng cũng rất ít khi phải đứng ra bồi hoàn bảo lãnh nên hầu như ngân hàng không sử dụng vốn của mình, không phải trả chi phí cho huy động vốn. - Thứ ba là theo quy định khi muốn được bảo lãnh thì khách hàng phải có một khoản ký quỹ tại ngân hàng (Thường là bằng 100% giá trị hợp đồng bảo lãnh) trong suốt thời gian bảo lãnh. Khoản tiền này ngân hàng có thể sử dụng để cho vay mà không phải trả lãi hoặc trả lãi không thời hạn cho người được bảo lãnh. Đây là một nguồn vốn rẻ, ổn định và an toàn của ngân hàng. - Thứ tư, bảo lãnh góp phần làm tăng vị thế của ngân hàng, mở rộng quan hệ đại lý, nhất là trên trường quốc tế. Việc chấp nhận bảo lãnh của một ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận mức độ uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đó. 4.2. Đối với doanh nghiệp * Đối với bên thụ hưởng Nhờ có bảo lãnh họ có thể yên tâm ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, hợp đồng không được thực hiện thì họ sẽ được ngân hàng bồi hoàn ngay lập tức khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ chứng minh vi phạm của bên được bảo lãnh mà ngân hàng không được viện dẫn bất cứ lý do nào. Hơn nữa, nhờ có bảo lãnh mà họ tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm hiểu bạn hàng mà không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. * Đối với bên được bảo lãnh - Trước tiên họ được cấp một khoản vay với chi phí nhỏ hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng thương mại, thậm chí họ còn tiết kiệm được một khoản [...]... vụ bảo lãnh phù hợp với quy mô của từng ngân hàng Đẩy mạnh hoạt động Marketing bảo lãnh ngân hàng Đối với chính sách sản phẩm, các hình thức bảo lãnh các NHTM Việt Nam còn đơn điệu Do vậy, các NHTM Việt Nam phải sớm đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh như: Đẩy mạnh bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh hoàn thanh toán đồng thời nghiên cứu một số loại hình bảo lãnh mới như bảo lãnh. .. vụ bảo lãnh mở L/C trả chậm, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, nghiệp vụ bảo lãnh trong nước cũng phát triển mạnh mẽ Tỷ trọng bảo lãnh trong nước trong các năm gần đây chiếm khoảng 70% đến 80% trong tổng doanh số bảo lãnh; đặc biệt là bảo lãnh ngân hàng phục vụ lĩnh vực xây dựng cơ bản Ø Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, một số loại hình bảo lãnh của các ngân hàng thương mại như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh. .. riêng để thực hiện và theo dõi nghiệp vụ bảo lãnh Hiện nay, nghiệp vụ bảo lãnh tại các NHTM thường được giao cho nhiều phòng chức năng đảm nhận Với mô hình tổ chức nghiệp vụ bảo lãnh như hiện nay, việc thực hiện sẽ có những hạn chế nhất định, do không mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ, cũng như việc theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng hợp đồng Vì vậy, cần thành lập một bộ phận riêng để thực hiện. .. loại tiền ký quỹ cho toà án ); bảo lãnh đối ứng trong phương thức bảo lãnh gián tiếp vẫn chưa được thực hiện các NHTM Việt Nam @ Thứ ba, cơ cấu bảo lãnh chưa hợp lý Các NHTM chủ yếu tập trung bảo lãnh cho khu vực kinh tế Nhà nước Bảo lãnh của một số NHTM chỉ mới tập trung vào ngành thương mại và các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực Vốn bảo lãnh của các NHTM bị ứ đọng các dự án kéo dài nên giá thành... nhu cầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh, nhưng khi xin bảo lãnh các NHTM thì lại gặp những vướng mắc không nhỏ về thủ tục bảo lãnh khiến cho không ít các doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh @ Thứ hai, hình thức bảo lãnh của các NHTM Việt Nam còn đơn điệu Các hình thức bảo lãnh như bảo lãnh các khoản thuế (VAT, thuế môn bài, thuế thu nhập,... lượng bảo lãnh được nâng cao Phí bảo lãnh đã trở thành nguồn thu nhập không nhỏ của các ngân hàng @ Thứ hai, các NHTM đã bước đầu chú ý tới việc đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh Từ năm 1997 trở về trước, nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu tại các NHTM là bảo lãnh mở L/C trả chậm và phát hành thư bảo lãnh vay vốn nước ngoài Từ đầu năm 1998, các NHTM đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng bảo lãnh và cùng... trợ, đồng bảo lãnh - Vấn đề quản lý khách hàng còn thiếu chặt chẽ Các NHTM có chủ trương mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh, kể cả đối với các doanh nghiệp các địa phương không có chi nhánh ngân hàng đó Vì vậy, việc theo dõi thu nợ của NHTM thực hiện bảo lãnh gặp không ít những khó khăn nếu bên được bảo lãnh không chủ động trả nợ bảo lãnh hoặc gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh - Tổ chức thực hiện quy... bảo lãnh, ngân hàng phải ghi rõ tên nhà thầu, tên công trình, số tiền bảo lãnh, thời gian hiệu lực, nội dung bảo lãnhlãnh đạo ngân hàng ký tên đóng dấu vào thư bảo lãnh, với số tiền bảo lãnh thường là 1% Mục đích bảo lãnh là cam kết của ngân hàng về các sai phạm của nhà thầu như phá thầu trong quá trình đấu thầu, không thực hiện hợp đồng khi trúng thầu gây thiệt hại cho chủ đầu tư, không nộp bảo lãnh. .. khoản tiền mà ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh Khi trúng thầu (được cấp thẩm quyền phê duyệt trúng thầu) thì ngân hàng lại tiếp tục lập thư bảo lãnh hợp đồng Lúc đó, thư bảo lãnh dự thầu sẽ hết hiệu lực Do việc quy định mức bảo lãnh dự thầu và việc thực hiện mức bảo lãnh dự thầu hiện nay thường là 1% (tương đối thấp) nên một số nhà thầu chấp nhận ứng ra số tiền trên để thực hiện tham gia đấu thầu không lành... trong nước, hệ thống NHTM Việt Nam cũng cần phải không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với NHTM các nước trên thế giới, mở rộng giao dịch bảo lãnh ra ngoài biên giới, đáp ứng nhu cầu mở rộng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý các hợp đồng bảo lãnh Để tránh rủi ro xảy ra khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện sai các hợp đồng kinh . BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1 1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 1 2. Các loại bảo lãnh ngân hàng 2 3. Chức năng của bảo lãnh 7 4. Vai trò của bảo lãnh 8 5. Quy chế bảo lãnh ngân hàng 10 II. THỰC TRẠNG BẢO. ĐƯỢC BẢO LÃNH NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH 7 Sơ đồ đồng bảo lãnh 3 4b 4a 4b 2 1 (1) Hợp đồng gốc. (2) Người được bảo lãnh yêu cầu phát hành bảo lãnh (3) Ngân hàng chính dàn xếp đồng bảo lãnh cùng. toà án ); bảo lãnh đối ứng trong phương thức bảo lãnh gián tiếp vẫn chưa được thực hiện ở các NHTM Việt Nam. @ Thứ ba, cơ cấu bảo lãnh chưa hợp lý. Các NHTM chủ yếu tập trung bảo lãnh cho khu

Ngày đăng: 23/04/2014, 17:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan