Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển

45 2.8K 5
Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” Câu 1: Đồng chí cho biết Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Tên gọi đầu tiên là gì? Từ khi thành lập đến nay đã đổi tên, nâng cấp bao nhiêu lần? Đồng chí nào là chỉ huy trưởng, Chính trị viên đầu tiên? Trả lời Ngày 22 tháng 2 năm 1964, Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 237/HQ - B4 sáp nhập hai đội đo đạc 6 8 thành đại đội đo đạc lấy phiên hiệu là Đại đội 6; Trưởng phòng Bảo đảm hàng hải có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp theo biên chế mới do Cục Tham mưu phổ biến. Thực hiện Quyết định số 135/TM - QĐ ngày 21 tháng 4 năm 1964 của Tổng Tham mưu trưởng, Cục Tham mưu Hải quân ra Quyết định số 21/HQ - B4 (do Tham mưu phó Đoàn Bá Khánh ký) ngày 6 tháng 5 năm 1964 về tổ chức biên chế của Cục Tham mưu Hải quân. Theo đó, cơ quan Cục Tham mưu gồm 10 phòng, trong đó có Phòng Bảo đảm hàng hải. Đại đội 6 đo đạc ( biên chế 69 người ), Đài dự báo khí tượng, Tổ sửa chữa hàng hải là những đơn vị trực thuộc Cục Tham mưu, dưới sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Phòng Bảo đảm hàng hải. Đại đội 6 đóng quân tại xã Niệm Nghĩa, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng do đồng chí thượng uý Lê Hữu Dơng làm Đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Mã làm Chính trị viên. Đại đội được biên chế thành 3 bộ phận: bộ phận đo đại địa do đồng chí Nguyễn Hồng Phong phụ trách; bộ phận đo địa hình do đồng chí Nông Ích Ta phụ trách; bộ phận đo sâu do đồng chí Phạm Đình Chất phụ trách, khi đồng chí Phạm Đình Chất chuyển sang vị trí khác thì đồng chí Đoàn Văn Tê được giao phụ trách bộ phận này. Về trang bị, ngoài chiếc ca nô gỗ 511 của Đội 6 (cũ) để lại, số máy móc chuyên ngành từ 2 đội đo đạc 6 8 (cũ) gộp vào, Đại đội 6 được trang bị thêm 1 chiếc tàu vỏ sắt P.527, trọng tải 50 tấn, do đồng chí Bùi Gia Anh làm Thuyền trưởng, quân số 14 đồng chí, trong đó có 2 sỹ quan. Tàu đo đạc được Trung Quốc viện trợ, có máy đo sâu hồi âm, dùng để đo đạc cửa sông, trong sông, thăm luồng lạch, trinh sát tìm chỗ tàu đậu, trú ẩn. Đại đội còn được trang bị thêm một số phương tiện máy đo sâu của Trung Quốc, Liên Xô như NEL-3, NEL-2. Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 1 Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” Mặc phương tiện, trang thiết bị quân sự còn rất thô sơ (thuyền gỗ chèo tay, đo sâu bằng dây dọi ), trình độ văn hoá kỹ thuật nghiệp vụ còn rất hạn chế, tuổi đời còn trẻ nhưng với tinh thần cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn gian khổ thiếu thốn, những cán bộ, chiến sỹ Đại đội 6 đo đạc biển đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ngày càng trưởng thành cùng với sự phát triển của Quân chủng. Với những nhiệm vụ ban đầu còn đơn giản như đo đạc các vị trí xây dựng căn cứ, cầu cảng, khảo sát các đảo phục vụ nhiệm vụ quân sự đến đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng như đo đạc khảo sát các khu trú đậu cho tàu thuyền, các hang hầm sơ tán cát giấu tàu thuyền, làm kho tàng trong chiến tranh phá hoại, xác định các vị trí đặt các trận địa pháo binh bờ biển, các khu doanh trại lớn của các đơn vị Hải quân, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ, khảo sát các luồng lạch cho bộ đội đặc công ta đánh địch ở chiến trường Cửa Việt - Đông Hà, quan sát đánh dấu chính xác các bãi thủy lôi phục vụ cho công binh các lực lượng khác hoàn thành nhiệm vụ rà quét thủy lôi bom từ trường của địch suốt từ ven biển Quảng Ninh đến Cửa Việt, góp phần xứng đáng vào chiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều đồng chí chuyển đi các đơn vị khác hoặc chuyển ngành ra ngoài quân đội, một số đồng chí phát triển đảm nhận những cương vị quan trọng ở các cơ quan, đơn vị trong Quân chủng Mặc hoạt động của cán bộ, chiến sỹ đo đạc biển luôn âm thầm lặng lẽ nhưng không kém phần gay go, gian khổ, đòi hỏi sự cố gắng cao, sự hy sinh rất lớn thực tế đã có những đồng chí đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Với những thành tích đã đạt được cùng với sự phát triển lớn mạnh của Quân chủng, cán bộ, chiến sĩ đo đạc biển rất tự hào vì đã luôn xứng đáng với sự quan tâm, tin tưởng của cấp trên sự tin yêu, mến mộ của toàn thể cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng trong Quân chủng Hải quân. Do yêu cầu phát triển của lực lượng Hải quân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý biển, đảo thềm lục địa của Tổ quốc; công tác khảo sát đo đạc hàng hải biên vẽ chỉnh lý hải đồ vùng biển Việt Nam cần được đi trước một bước, cung cấp số liệu giúp các đơn vị có cơ sở tính toán xây dựng trận địa, doanh trại, các công trình chiến đấu trước mắt lâu dài, tháng 11 năm 1975, Bộ Tư lệnh Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 2 Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” Hải quân Quyết định thành lập tiểu đoàn lâm thời trên cơ sở Đội 6 đo đạc biển, đóng quân tại thôn Hà Tê, xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng. Thượng úy Phạm Đình Chất giữ chức Tiểu đoàn trưởng, Chuẩn úy chuyên nghiệp Võ Huệ - Chính trị viên, đồng chí Trương Văn Đoan - Tiểu đoàn phó kỹ thuật. Tiểu đoàn được biên chế thành 4 đại đội. Đại đội 1 do đồng chí Vũ Xuân Thịnh - Đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Khánh Hào - Chính trị viên. Đại đội 2 do đồng chí Nguyễn Hồng Phong - Đại đội trưởng, đồng chí Khổng Minh Tích - Chính trị viên. Đại đội 3 do đồng chí Hoàng Lệ Khuê - Đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Thế Thận - Chính trị viên. Đại đội 4 do đồng chí Trần Bá Chương - đại Đội trưởng, đồng chí Bùi Đình Điểm - Chính trị viên. Đại đội 1,2,3 làm nhiệm vụ đo đạc, Đại đội 4 làm nhiệm vụ biên vẽ hải đồ. Nhiệm vụ chủ yếu của tiểu đoàn lâm thời lúc này là ổn định tổ chức, nơi ăn ở huấn luyện. Để đáp ứng nhiệm vụ đo đạc biển biên vẽ hải đồ trong tình hình mới, ngày 20 tháng 12 năm 1976, Bộ Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 2165/QĐ thành lập Tiểu đoàn 6 đo đạc hàng hải biên vẽ hải đồ trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân, trên cơ sở tiểu đoàn lâm thời đã hình thành từ tháng 11 năm 1975. Tiểu đoàn 6 vẫn đóng quân ở thôn Hà Tê, xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng, do đồng chí Nguyễn Ngọc Bích làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Phan Đăng Linh làm Chính trị viên, đồng chí Trương Văn Đoan làm Tiểu đoàn phó quân sự. Sự ra đời của Tiểu đoàn 6 đã thể hiện sự phát triển của lực lượng đo đạc, biên vẽ hải đồ của Hải quân. Đồng thời, qua sự kiện này cũng cho thấy công tác đo vẽ, chỉnh lý, xác định địa hình vùng biển Việt Nam để có những tài liệu đáng tin cậy đang là một đòi hỏi bức thiết của nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nhiệm vụ xây dựng kinh tế biển của đất nước ta; qua đó cũng thể hiện sự quan tâm của các cấp đối với công tác này, một công tác quan trọng, là cơ sở tiền đề cho các công trình nghiên cứu khoa học về biển. Tiểu đoàn 6 được biên chế thành 4 đại đội: Đại đội 1 do đồng chí Vũ Xuân Thịnh làm Đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Tiến Thận làm Chính trị viên. Đại đội 2 do đồng chí Lê Hồng Phong làm Đại đội trưởng, đồng chí Khổng Minh Tích làm Chính trị viên. Đại đội 3 do đồng chí Hoàng Lệ Khuê làm Đại đội Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 3 Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” trưởng, đồng chí Nguyễn Khánh Hào làm Chính trị viên. Ba đại đội này làm nhiệm vụ đo đạc, Đại đội 4 do đồng chí Trần Bá Chương làm Đại đội trưởng, đồng chí Bùi Đình Điểm làm Chính trị viên, đồng chí Kiều Thạch Sơn là Đại đội phó. Đại đội này làm nhiệm vụ biên vẽ hải đồ. Ngoài ra còn có Tổ Kỹ thuật do đồng chí Khương Văn Thơn phụ trách, trong đó có bộ phận Khí tượng thuỷ văn có nhiệm vụ xử lý số liệu do đo đạc ngoại nghiệp cung cấp để chuyển cho Đội 4 biên tập. Lực lượng tàu của Tiểu đoàn gồm có: 3 tàu LCM-8: HQ 881, HQ 882, HQ 883 tàu LCM-6: HQ 884. Tháng 10 năm 1983 đồng chí Phạm Khắc Hà được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng thay đồng chí Nguyễn Ngọc Bích được điều về nhận công tác tại Phòng Bảo đảm Hàng hải. Đây là sự kiện mở đầu cho sự ổn định phát triển của đơn vị sau này. Trước sự phát triển của Quân chủng Hải quân, để đáp ứng nhiệm vụ quản lý bảo vệ vùng biển, nhất là các vùng biển trọng điểm như Vịnh Bắc Bộ, Trường Sa vùng biển Tây Nam, yêu cầu đặt ra cho công tác khảo sát đo đạc hàng hải là phải đi trước một bước. Vì vậy từ khi thành lập đến thời điểm này, lực lượng đo đạc hàng hải biên vẽ hải đồ đã phát triển lớn mạnh cả về số chất lượng; từ một Đội đo đạc phát triển lên thành Tiểu đoàn 6 Đo đạc hàng hải biên vẽ hải đồ. Phương tiện khí tài hoạt động từ chỗ còn rất thô sơ đơn giản, sau đó đã được bổ sung một số tàu đo đạc, các khí tài đo đạc biên vẽ hải đồ đã được tăng cường ngày càng phù hợp hơn. Trong điều kiện thời bình, đơn vị luôn làm tốt công tác bảo quản kỹ thuật cái hoán tàu đo đạc HQ 738, HQ 612, HQ 617, HQ 931 nên các tàu hoạt động tốt, đi hàng vạn hải lý thực hiện nhiệm vụ khảo sát, đo đạc trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc bảo đảm an toàn. Chấp hành lệnh của cấp trên, hàng năm Tiểu đoàn đã cử cán bộ, chiến sỹ ra khảo sát đo đạc các đảo ở khu vực quần đảo Trường Sa phục vụ kịp thời cho việc xây dựng các công trình chiến đấu phòng thủ đảo xây dựng doanh trại cho bộ đội làm các nhiệm vụ khác. Bước sang năm 1992, tình hình thế giới khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Chủ nghĩa xã hội phong trào cộng sản quốc tế đang trong thời Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 4 Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Lợi dụng tình hình đó các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Quân chủng Hải quân được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo đường mới đổi mới của Đảng trở thành lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng biển, thềm lục địa hải đảo Tổ quốc. Để thực hiện được điều đó, đầu năm 1992, Bộ Tư lệnh Hải quân tiếp tục thực hiện chấn chỉnh về tổ chức biên chế quân số hợp lý theo hướng gọn, mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với sự phát triển chung của Quân chủng Hải quân, nhằm đáp ứng mọi yêu cầu đo đạc biên vẽ hải đồ, ngày 15 tháng 6 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 229/QĐ-QP về việc chấn chỉnh, kiện toàn Tiểu đoàn 6 bảo đảm hàng hải biên vẽ hải đồ thuộc Bộ Tham mưu Hải quân thành Đoàn Đo đạc biển biên vẽ hải đồ thuộc Quân chủng Hải quân. Chấp hành Quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 13 tháng 8 năm 1992, Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 2074/TCĐV chấn chỉnh Tiểu đoàn 6 đo đạc hàng hải biên vẽ hải đồ thành Đoàn Đo đạc biển biên vẽ hải đồ, tương đương cấp trung đoàn, lấy phiên hiệuĐoàn 6, trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân. Nhiệm vụ của Đoàn đo đạc biển biên vẽ hải đồđo đạc, thành lập bản đồ biển, đo đạc địa lý quân sự trên bờ ven biển, khảo sát phục vụ quy hoạch chiến trường, các công trình xây dựng nghiên cứu khoa học khác, đồng thời phục vụ cho nhiệm vụ bảo đảm hàng hải. Đồng chí Phạm Khắc Hà được bổ nhiệm Đoàn trưởng, đồng chí Hoàng Văn Lũ được bổ nhiệm Phó đoàn trưởng về chính trị, đồng chí Nguyễn Quang Phụng được bổ nhiệm Phó đoàn trưởng - Tham mưu trưởng, đồng chí Lê Đình Hải được bổ nhiệm Phó đoàn trưởng quân sự. Về biên chế, cơ quan Đoàn có các ban: Ban Chính trị; Ban Tham mưu; Ban Hậu cần - Kỹ thuật Ban Tài chính. Ban Chính trị do đồng chí Vũ Đình Tiến làm Chủ nhiệm; Ban Tham mưu do đồng chí Nguyễn Quang Phụng làm Tham mưu trưởng; Ban Hậu cần - Kỹ thuật do đồng chí Cao Xuân Bính làm Chủ nhiệm; Ban Tài chính do đồng chí Đỗ Xuân Tiếp phụ trách. Các đơn vị trực thuộc Đoàn gồm có 4 đội, một phân đội tàu, một phân đội kỹ thuật một đại đội huấn luyện. Bốn đội này phát triển từ Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 5 Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” bốn đại đội trước đây, trong đó có 3 đội (Đội 1, Đội 2 Đội 3) làm nhiệm vụ đo đạc, Đội 4 làm nhiệm vụ biên vẽ hải đồ. Trước xu thế toàn cầu hóa, đất nước ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đối ngoại quân sự. Từ đó, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đo đạc, biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển phục vụ nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc ngày càng cao; yêu cầu xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” là tất yếu khách quan. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ có độ chính xác cao, đơn vị đã triển khai xây dựng tiêu chuẩn đo đạc, bản đồ nhằm xây dựng chính quy ngành Đo đạc - Bản đồ Hải quân theo tiêu chuẩn thủy đạc quốc tế. Vào lúc 15 giờ, ngày 23 tháng 6 năm 2009, tại hội trường của Đoàn Đo đạc biển Biên vẽ Hải đồ diễn ra sự kiện trọng đại: Lễ công bố Quyết định số 432/QĐ-BQP ngày 25 tháng 2 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc đổi tên Đoàn Đo đạc biển Biên vẽ Hải đồ thành Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển thuộc Quân chủng Hải quân Quyết định số 4788/QĐ- BTL-QL ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Tư lệnh Hải quân về việc điều chuyển Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển thuộc Bộ Tham mưu Hải quân về trực thuộc Tư lệnh Quân chủng. Dự lễ có Thủ trưởng Bộ Tư lệnh, Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật đại biểu các phòng, ban cơ quan Quân chủng, các đơn vị trực thuộc Quân chủng, trực thuộc Bộ Tham mưu khu vực phía Bắc; Cục Bản đồ, Bộ Tài nguyên môi trường; Cục Bản đồ, Bộ Tổng Tham mưu; Xí nghiệp đo đạc, Sở Tài nguyên môi trường Hải Phòng; đại diện chính quyền địa phương, các đơn vị quân đội, công an trên địa bàn đơn vị đóng quân, đơn vị kết nghĩa; đại diện Chỉ huy Đoàn 6 đã nghỉ hưu cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Từ đây, Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển có nhiệm vụ khảo sát đo đạc, nghiên cứu biển, các cảng, các khu vực thăm khai thác tài nguyên biển, đo đạc địa lý quân sự trên biển, ven biển, quản lý sản xuất hải đồ; tham gia vào lĩnh vực ngành nghệ kinh tế gồm: khảo sát, đo đạc, nghiên cứu biển, dịch vụ thăm tài nguyên môi trường biển. Đây là sự kiện quan trọng, đánh Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 6 Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” dấu bước phát triển mới của Đoàn, là niềm vinh dự tự hào, song đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sỹ cần ra sức rèn luyện, phấn đấu, tiếp tục tô thắm thêm truyền thống hào hùng của đơn vị. Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Đoàn trưởng Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển ra quyết định số 548/QĐ-Đ6-TM, triển khai thực hiện quyết định của Tư lệnh Hải quân về ban hành biểu tổ chức biên chế, quân số Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển. Tổ chức gồm Chỉ huy đoàn, cơ quan đơn vị. Cơ quan có Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị, Phòng Hậu cần, Phòng Kỹ thuật, Ban Tài chính, Phó Chủ nhiệm chuyên trách Uỷ ban kiểm tra Đảng. Các đơn vị trực thuộc Đoàn trưởng gồm: Đội 1 đo đạc, Đội 2 đo đạc, Đội 3 đo đạc địa hình - hải dương nghiên cứu biển, Đội 4 biên tập bản đồ, Đội 5 khai thác ứng dụng công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm, Đội 7 huấn luyện - đào tạo, Hải đội 695 tàu đo đạc, nghiên cứu biển. Riêng Đội 5 khai thác ứng dụng công nghệ kỹ thuật chất lượng sản phẩm được thành lập trên cơ sở Phân đội 14; Đồng chí đại tá Nguyễn Thanh Hải đồng chí Phạm Hải Châu tiếp tục giữ chức Đoàn trưởng Chính ủy. Như vậy, trải qua năm mươi năm xây dựng, chiến đấu trưởng thành, Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển đã lớn mạnh không ngừng, gắn liền với sự trưởng thành của Quân chủng Bộ Tham mưu Hải quân. Những năm gần đây, Đoàn đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, đáp ứng kịp thời các hoạt động sẵn sàng chiến đấu chiến đấu của Quân chủng Hải quân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Câu2: Đồng chí nêu truyền thống của Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển và phân tích một nội dung mà đồng chí thấy sâu sắc nhất. Trả lời * Truyền thống của Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển là: “ Khắc phục khó khăn, phát triển toàn diện, làm chủ kỹ thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 7 Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” Năm mươi năm xây dựng chiến đấu trưởng thành, để có được truyền thống đó chúng ta không thể quên gửi những lời tri ân, những lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong toàn đơn vị qua các thời kỳ của lịch sử, đã giày công xây dựng lên những truyền thống đó. Chỉ với bốn từ “ Khắc phục khó khăn” đã khắc họa lên những hình hảnh về cuộc sống đầy những vất vả của những người lính làm nhiệm vụ đo đạc biển. Đồng thời qua đó cũng thể hiện ý trí quyết tâm, khắc phục khó khăn, vất vả với một lòng yêu ngành, yêu nghề, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao để góp phần bảo bệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Như chúng ta đã biết, chức năng nhiệm vụ của Đoànđo đạc, thành lập bản đồ biển, đo đạc địa lý quân sự trên bờ ven biển, khảo sát phục vụ quy hoạch chiến trường, các công trình xây dựng nghiên cứu khoa học khác, đồng thời phục vụ bảo đảm hàng hải. Đây là bước trưởng thành vượt bậc của đơn vị của ngành, đồng thời cũng chỉ rõ tầm quan trọng của công tác đo đạc biên vẽ hải đồ trong giai đoạn cách mạng mới. Đó là những khó khăn tinh thần của những người chiến sỹ đo đạc khi làm nhiệm vụ đo biển. Vậy khó khăn là thế nào? Mỗi người có những cách hiểu khác nhau. Người thì cho rằng, khó khăn là thách thức, là chướng ngại… Với tôi, khó khăn là những rào cản trên con đường ta tiến tới mục đích đó cũng là chìa khóa của sự thành công nếu ta khắc phục được nó. Thực tế, với những khó khăn của người chiến sỹ đo đạc Đoàn 6 trong khi làm nhiệm vụ đó là công tác ngoại nghiệp rất vất vả ngoài biển Đông. Đó là nơi sinh ra những cơn bão hoặc có bão đi qua, khí hậu thuộc vùng gió nam nhiệt đới rất khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều thường xuyên có dông tố. Hàng năm vùng biển này phải chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió mùa, đó là gió mùa Đông Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 8 Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” Bắc từ tháng 11 cho đến tháng 2 năm sau. Mỗi tháng có từ 13 đến 20 ngày gió mạnh cấp 7 cấp 8 trở lên. Từ tháng 6 đến tháng 10 là thời kỳ thịnh của gió Tây Nam, kèm theo bão áp thấp nhiệt đới, mỗi năm không dưới 15 cơn bão. Vùng biển nước ta tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực, đây là vùng biển chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp do lịch sử để lại, đặc biệt còn là tranh chấp vùng lãnh thổ, vùng chủ quyền hai Quần đảo Hoàng Sa Trường Sa. Vì vậy, khi đi đo đạc biển những người chiến sỹ không chỉ đổ mồ hôi, nước mắt, mà thậm trí họ còn đổ cả máu xuống do đây là vùng biển nhạy cảm, phải chịu nhiều sức ép quân sự từ phía nước ngoài. Mặc phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, chống trọi với nắng, với sóng gió, với bão dài ngày trên biển, cộng thêm vào đó là sự nguy hiểm đến tính mạng của những người lính làm nhiệm vụ đo biển nhưng với tinh thần đi biển thì phải hy sinh gian khổ như lời của Chính trị viên Vũ Duy Phiên nói “ Các cán bộ, chiến sỹ làm công tác đo đạc biển vẫn luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, bằng chứng đó là những tấm Hải đồ mà họ mang về, qua đó đã đủ cho chúng ta thấy ý trí khắc phục khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ. Họ đã góp phần tô thắm thêm truyền thống của đơn vị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Có thể nói rằng, khi nào nhìn thấy được thực tế thì ta mới có thể thấy hết thấu hiểu được những khó khăn, vất vả trong cuộc sống của những người chiến sỹ đo đạc biển. Trên tàu thì hạn chế rất nhiều đồ dùng cá nhân, thực phẩm được cấp, họ còn phải chăn nuôi thêm như gà, lợn, tăng tự trồng rau xanh…Những chuyến đi biển dài ngày, nước sạch mọi ngày chỉ được một can, cả tuần mới chỉ tắm một lần… Trong câu hát “ Ai hiểu biển hơn chúng tôi, nơi xa xôi phía cuối chân trời, đảo nhỏ thân thương ngàn trùng sóng vỗ, đá ngầm, san hô, độ sâu chiều rộng sóng gào gió lộng, nắng cháy thịt da.Ai hiểu biển hơn chúng tôi, mênh mông xa xôi nắng táp chân trời, tàu ta ra khơi đo từng mét nước, bãi bồi nông sâu con nước thay màu, đá ngầm đáy bể cũng hóa thân quen.” Trong bài hát Lính Đo Đạc Biển, nhạc lời của Phạm Nguyễn.Với những chuyến đi biển dài ngày, phải chịu với những cái nắng cháy thịt da chống trọi thời tiết khắc Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 9 Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển” nghiệt của thời tiết nhiệt đới gió mùa. Có phải những người lính sợ những con tàu do tuổi thọ của nó quá cao nên không dám đảm bảo an toàn, họ lo cho tính mạng của họ chăng? Không đâu, vì các chiến sỹ đo đạc biển vẫn sử dụng nó để đi biển dài ngày nhưng họ chưa bao giờ để lại sự cố trên những tuyến hành trình vượt ra biển khơi. Qua đó ta cũng thấy được nỗi vất vả, cực nhọc tinh thần khắc phục khó khăn của những người lính đo đạc. Xưa, với những trang thiết bị thô sơ phục vụ cho nhiệm vụ đo đạc, nào thì giăng dây, cắm sào, dây dọi…, phương tiện đi lại chỉ là những chiếc thuyền nan mộc mạc nhỏ bé. Nay, được nhờ sự quan tâm của cấp trên, thêm vào đó là sự nhạy bén trong quá trình hợp tác với các chuyên gia nước ngoài, đơn vị đã có những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tiếp bước công nghệ, những con tàu hiện đại có khả năng hoạt động dài ngày ở đảo xa. Với máy đo sâu đa tia, máy định vệ tinh, các mảnh vẽ hải đồ tự động với độ chính xác cao…Có những thành quả như ngày hôm nay đó là nhờ sự lao động không mệt mỏi của các cán bộ, chiến sỹ đo đạc biết khắc phục những khó khăn, nhạy bén với thời cuộc để làm nên những tấm hải đồ phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt không thể không nói đến con người, họ là những người chiến sỹ đo đạc yêu ngành, yêu nghề, bất chấp mọi khó khăn vất vả khi đi làm nhiệm vụ của đơn vị. Có thể khẳng định rằng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị phương tiện có hiện đại đến đâu đi chăng nữa mà con người không biết khai thác, sử dụng các phần mềm thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang 10 [...]... trưởng- Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển ra quyết định số 548/QĐ - DD6 - TM , triển khai thực hiện quyết định của Tư lệnh Hải quân về ban hành biểu tổ chức biên chế, quân số Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển Ngày 23 tháng 11 năm 2009, Đại tá Nguyễn Thanh Hải - Đo n trưởng Đo n đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển ra quyết định số 918/QĐ-ĐT về việc Lê Thị Thơ – Đội 5- Đo n 6 Hải. .. 2 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc đổi tên Đo n Đo đạc biển biên vẽ hải đồ thành Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển thuộc Quân chủng Hải quân quyết định số 4788/QĐ – BTL - QL ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Tư lệnh Hải quân về việc điều chuyển Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển thuộc Bộ Tham mưu Hải quân về trực thuộc Tư lệnh Quân chủng Ngày 25 tháng 7 năm 2009 đo n. .. biển biên vẽ hải đồ rất nặng nề, một mặt đơn vị phải hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm là đo đạc biênThị Thơ – Đội 5- Đo n 6 Hải Quân Trang 26 Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển vẽ hải đồ, mặt khác cùng với các lực lượng trong quân chủng thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác Trong công tác đo đạc, đơn vị dã thực hiện nhiệm vụ đo của dự án đo vẽ. .. chủng Hải quân Chấp hành quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 13 tháng 8 năm 1992, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 2074/TCDV chấn chỉnh Tiểu đo n 6 đo đạc hàng hải biên vẽ hải đồ thành Đo n Đo đạc biển biên vẽ hải đồ, tương đương Cấp Trung đo n, lấy phiên hiệuĐo n 6, trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân Nhiệm vụ của Đo n Lê Thị Thơ – Đội 5- Đo n 6 Hải Quân Trang 22 Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền. .. Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển ( năm 1992) đến nay? Trả lời Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của Quân chủng, nhằm đáp ứng mọi yêu cầu đo đạc biên vẽ hải đồ, ngày 15 tháng 6 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 229-QĐ-QP về việc chấn chỉnh, kiện toàn Tiểu đo n 6 Bảo đảm hàng hải biên vẽ hải đồ thuộc Bộ Tham mưu Hải quân thành đo n đo đạc biển biên vẽ hải đồ. .. thao được duy trì thường xuyên đều đặn như tổ chức thi đấu bóng đá, bóng truyền giữa các đơn vị trong Đo n giữa Đo n với địa phương Giải bóng đá Lê Thị Thơ – Đội 5- Đo n 6 Hải Quân Trang 24 Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển năm 1993 do Bộ Tham mưu Hải quân tổ chức, Đo n 6 đã giành giải nhất Đơn vị có nhà truyền thống, thư viện Các chế độ mua... truyền thống Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển Đo đạc biển biên vẽ hải đồđo đạc, thành lập bản đồ biển, đo đạc địa lý quân sự trên bờ ven biển, khảo sát phục vụ quy hoạch chiến trường, các công trình xây dựng nghiên cứu khoa học khác, đồng thời phục vụ bảo đảm hàng hải Đây là bước trưởng thành vượt bậc của đơn vị của ngành, đồng thời cũng chỉ rõ tầm quan trọng của công tác đo. .. tiểu đo n mà trực tiếp là đồng chí Tiểu đo n trưởng Phạm Khắc Hà đã tổ chức quán triệt nhiệm vụ cho đơn vị bắt tay vào việc triển khai công việc ngay Ba tổ đo đạc được hình thành do Phó Tiểu đo n trưởng Chu Quốc Lộc chỉ huy khẩn trương chuẩn bị để vào Cam Lê Thị Thơ – Đội 5- Đo n 6 Hải Quân Trang 20 Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển Ranh thành... cho các đội đo đạc thực hiện nhiệm vụ trên… Năm 1995, đơn vị được trang bị loại máy vẽ tự động PLOTTER Đây là loại máy có rất nhiều ưu việt, toàn bộ số liệu sau khi đo đạc được đưa vào máy vi Lê Thị Thơ – Đội 5- Đo n 6 Hải Quân Trang 25 Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển tính rồi chuyển sang máy vẽ, trên cơ sở các yếu tố toán học bản đồ đã đảm bảo... Thị Thơ – Đội 5- Đo n 6 Hải Quân Trang 18 Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ nghiên cứu biển Hòn Gai Hầu như ngày nào chúng cũng đánh phá vào khu vực này Trong khi đồng chí Nguyễn Xuân Tuyết, một thành viên của tổ đo đạc đang đứng trên Cầu 20 ( Cửa Ông ) - Quảng Ninh cắm cờ làm tiêu dựng mia xác định tọa độ đo đạc thì máy bay địch ập tới đánh phá, đồng chí Nguyễn . Đội 5- Đo n 6 Hải Quân Trang 7 Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển Năm mươi năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, để có được truyền thống. đo n 6 đo đạc hàng hải và biên vẽ hải đồ thành Đo n Đo đạc biển và biên vẽ hải đồ, tương đương cấp trung đo n, lấy phiên hiệu là Đo n 6, trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân. Nhiệm vụ của Đo n đo. 5- Đo n 6 Hải Quân Trang 11 Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống Đo n Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển toàn các công nghệ đo đạc sản xuất bản đồ mới theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng

Ngày đăng: 23/04/2014, 16:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan