Thảo luận lịch sử học các thuyết kinh tế

9 364 0
Thảo luận lịch sử học các thuyết kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thảo luận lịch sử học các thuyết kinh tế a.Lý luận về giá trị-lao động Kế thừa và phát huy tư tưởng của Adam smith, D. Ricardo đã xây dựng và phát triển hơn về giá trị lao động. +D.Ricardo cho rằng:giá trị có nguồn gốc duy nhất từ lao động. +Về giá trị hàng hóa: +Ông định nghĩa về giá trị hàng hóa:”Gía trị hàng hóa hay số lượng của một hàng hóa nào khác mà hàng hóa đó trao đổi,là do số lượng lao động tương đối,cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định,chứ không phải do khoản thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động quyết định” - Gía trị trao đổi của hàng hóa,do lượng lao động trong hàng hóa quyết định.(lượng lao động hao phí+sự khan hiếm=>giá trị trao đổi) -Gía trị xã hội của hàng hóa,do lượng lao động lớn nhất(hao phí lao động trong điều kiện xấu)quyết định. +Thuộc tính của hàng hóa bao gồm:giá trị sử dụng và giá trị trao đổi -Gía trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi(chỉ là điều kiện cần để trao đổi),đồng thời nó cũng khác của cải. +Về cơ cấu giá trị:được quyết định bởi lao động trực tiếp và lao động quá khứ.(những chi phí kết tinh trong máy móc,thiết bị nhà xưởng). +Về thước đo giá trị: ông cho rằng cả vàng hay bất cứ một hàng hóa nào không bao giờ là thước đo giá trị hoàn thiện cho tất cả mọi vật.Mọi sự thay đổi trong giá cả hàng hóa là hậu quả của sự thay đổi trong giá trị của chúng. +Về giá cả:ông khẳng định rằng:Gía cả hàng hóa là giá trị trao dổi của nó,những biểu hiện bằng tiền,còn giá trị được đo lường bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa. Theo ông giá cả không phải do cung cầu quyết định mà quyết định mức giá là của người sản xuất,cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả. +D.Ricardo còn phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường: -Gía cả tự nhiên:phản ánh giá trị hàng hóa -Gía cả thị trường:là giá cả chịu sự tác động của cung cầu. Đóng góp: +Ông đã chỉ ra rằng giá trị hàng hóa không chỉ có V+M mà còn có yếu tố C(lao động quá khứ) +Lấy thời gian lao động quyết định giá trị +Ông đã bác bỏ được lý luận giá trị sử dụng quyết định giá trị hàng hóa. +Phân biệt được lao động cá biệt và lao động xã hội…v.v Hạn chế: +Chưa phân biệt được giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận,chưa phâ +Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn,là thuộc tính của mọi vật +Không nhận được tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. -Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là:lao động cụ thể và lao động trừu tượng +Chưa hiểu được giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị. +Không chú ý đến mặt chất và không phân tích hình thái giá trị. +Chưa làm rõ được tính chất lao động xã hội quy dịnh như thế nào,thậm chí cho rằng lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định. +Chưa phân tích được sự chuyển dịch của C vào sản phẩm diễn ra như thế nào. Liên hệ thực tiễn:Lý luận giá trị-lao động:Thuyết giá trị hàng hóa của Ricardo cho chúng ta hiểu được bản chất của hàng hóa cũng như để sản xuất ra được hàng hóa cần có những yếu tố nào,đồng thời tính được chi phí sản xuất và giá trị mang lại khi lao động. b)Lý luận tiền tệ: -Tư tưởng chính của ông là: “Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần dựa trên một sự lưu thông tiền tệ vững chắc.” Lưu thông tiền tệ chỉ vững chắc khi hệ thống tiền tệ dựa vào vàng làm cơ sở. Ricardo vẫn coi vàng là cơ sở của tiền tệ, nhưng theo ông muốn việc trao đổi thuận lợi thì ngân hàng phải phát hành tiền giấy. Ông cho rằng giá trị của tiền là do giá trị của vật liệu làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lượng lao động hao phí để khai thác vàng bạc quyết định. Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị của tiền tệ, được so sánh tưởng tượng với một lượng vàng nào đó, do nhà nước và ngân hàng quy định. -D.Ricardo đã dựa vào lý thuyết xuất phát từ lý thuyết giá trị-lao động và thuyết số lượng tiền tệ. - Dựa vào lý luận giá trị - lao động để vạch ra bản chất hàng hóa của tiền, chức năng thước đo giá trị của tiền. - Dựa vào thuyết số lượng tiền để khẳng định số lượng tiền (giấy) càng nhiều thì giá trị của tiền tệ càng ít và ngược lại để lý giải sự thay đổi trong quan hệ quốc tế và điều tiết bảng cân đối thanh toán. Bản thân Ricardo không phân biệt quy luật lưu thông tiền giấy và quy luật lưu thông tiền vàng. -Khi phân tích lưu thông ông đã nhận thấy được tiền giấy không có giá trị nội tại,giá trị tiền giấy được quyết định bởi giá trị của số vàng mà chúng đại diện.  Giá cả hàng hóa là giá trị trao đổi của hàng hóa được trao đổi bằng tiền. +Đóng góp: -Ông đã đưa ra được phương án lưu thông tiền giấy đổi được vàng. - Ông đối chiếu giá trị của khối lượng hàng hoá với giá trị của tiền tệ và cho rằng tác động qua lại giữa số lượng hàng hoá với lượng tiền trong lưu thông diễn ra trong những khuôn khổ nhất định. +Hạn chế: -Lý thuyết của ông chưa phân biệt rõ lưu thông tiền giấy và lưu thông tiền vàng và cũng chưa đi sâu nghiên cứu nguồn gốc,bản chất và các chức năng của tiền tệ. - Ông không hiểu được nguồn gốc của tiền (vàng) và đã đơn giản hóa chức năng của tiền (vàng) c)Lý luận về các nguồn thu nhập: +Lý luận về tiền lương: -Xuất phát từ quan điểm lao động là hàng hóa.D.Ricardo cho rằng tiền lương là giá cả lao động. -Tiền lương là gì?Tiền lương là tiền trả công cho lao động,nó có giá cả tự nhiên(tiền lương thực tế) và giá cả thị trường(tiền lương danh nghĩa). -Theo ông,giá cả tự nhiên của lao động ngang bằng với giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân và gia đình,phụ thuộc vào phong tục tập quán.Gía cả thị trường của lao động phụ thuộc quan hệ cung cầu về lao động,”lao động đắt khi nó hiếm và rẻ khi nó nhiều” -Theo ông thì tiền lương lúc nào cũng nên ở mức thấp nhất,tối thiểu vừa đủ sống,đó là quy luật chung của tự nhiên cho mọi xã hội và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào tiền lương. -Ông cho rằng tiền lương tăng,thì lợi nhuận giảm.Vì tiền lương là một khoản chi phí nên khi tiền lương tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ giảm(LN=DT-CP). +Đóng góp: -Ông xác định được tiền lương của lao động. -Ông đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá cả lao động,xác định được cung-cầu lao động. +Hạn chế: -Chưa phân biệt được lao động với sức lao động,cho nên quan niệm tiền lương là giá cả lao động. +Lý luận về lợi nhuận: -Ricardo xem lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngòa tiền công.Ông cho rằng giá trị là do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận được. -Ông coi lợi nhuận là lao động không công của công nhân. -Ông đã thấy được tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm,do cạnh tranh,tiền lương tăng và độ màu mỡ của đất đai giảm. -Thấy được mối quan hệ giữa tiền lương và lợi nhuận.Ông cho rằng sự thay đổi của lợi nhuận tùy thuộc vào thay đổi của tiền lương. -Những tư bản có đại lương bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau.(ở đây đại lượng là các tư liệu sản xuất,vốn…) Đóng góp: -Ông đã phát hiện ra quy luật vận động của tư bản:Nếu năng suất lao động tăng thì tiền lương giảm. Hạn chế: -Chưa phân biệt được giá trị thặng dư với lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư với tỷ suất lợi nhuận. +Lý luận địa tô; -Địa tô là gì? Là sản phẩm thặng dư do những người sản xuất trong nông nghiệp tạo ra và nộp cho người chủ sở hữu ruộng đất. -Ricardo cho rằng,địa tô là một phần khấu trừ vào sản phẩm lao động của công nhân.Quan điểm này chứng tỏ Ricardo đã thấy được nguồn gốc-bản chất của địa tô trong chủ nghĩa tư bản. -Ông cho rằng do ruộng đất có giới hạn,độ màu mỡ của đất đai giảm sút,năng suất đầu tư bất tương xứng,dân số tăng nhanh,dẫn đến nông sản khan hiếm cho nên xã hội phải canh tác tất cả ruộng đất xấu và giá trị nông phẩm là do hao phí lao động trên ruộng đất xấu quyết định. -Độc quyền chiếm hữu ruộng đất dẫn đến vấn đề địa tô. +Đóng góp: -phân biệt chính xác địa tô và tiền tô. -Ông đã phê phán giai cấp địa chủ thu địa tô cao +Hạn chế: -Ông không thừa nhân địa tô tuyệt đối và chưa nghiên cứu loại địa tô chêch lệch II.(. Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dội ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản chung của nông phẩm. ) d)Lý luân về lợi thế so sánh: -Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ đường hai chiều,có lợi cho mọi nước tham gia,vì bất kì nước nào cũng có lợi thế tương đối,tức là lợi thế có được trên cơ sở so sánh với các nước khác. -Theo Ricardo,nếu một đất nước có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh trong một số sản phẩm khác thì nước đó sẽ có lợi trong chuyên môn hóa và phát triển thương mại quốc tế. -Theo lý thuyết này thì Ricardo cho rằng một quốc gia sẽ có lợi hơn nếu mua được những gì từ bên ngoài mà trong nước sản xuất tốn kém hơn. +Áp dụng lý thuyết so sánh của Ricardo vào thực tế thì một nước muốn có thu nhập và mức sống cao có thể chuyên môn hóa vào mặt hàng có năng suất cao và chi phí lao động thấp hơn so với các nước khác. +Ví dụ: Sản phẩm 1 đơn vị lúa mỳ 1 đơn vị rượu vang Trong ví dụ này Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn rượu vang: năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp hai lần Anh trong sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Bồ Đào Nha sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Anh cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác: 1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mỳ (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mỳ); trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mỳ (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mỳ). Vì thế ở Bồ Đào Nha sản suất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Anh. Tương tự như vậy, ở Anh, sản xuất lúa mỳ rẻ hơn tương đối so với Bồ Đào Nha (vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Bồ Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu vang). Hay nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang còn Anh có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mỳ. Để thấy được cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau +Liên hệ thực tế ở Việt Nam: + ưu điểm: -Lợi thế so sánh của Việt Nam là các lợi thế tĩnh hay còn gọi các lợi thế cấp thấp, nếu các lợi thế này không có khả năng tái sinh thì nó sẽ mất dần đi. Điều này thấy rất rõ ở hai lợi thế mà Việt Nam đang có là : -Tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào. Mặc dầu Việt Nam được coi là một đất nước phong phú về các loại khoáng sản. Về lao động, Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào. +Nhược điểm: -Mặc dù khoáng sản nhiều nhưng nếu tính theo mức đầu người thì không phải là nước giàu khoáng sản. -Nguồn lao động dồi dào nhưng lực lượng này lại chưa quen với lối lao động công nghiệp, việc tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế . Do đó chất lượng lao động không cao, thế nhưng tiền công lao động lại quá cao. -So với các nước ASEAN, hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam vẫn ở trình độ thấp nếu chỉ dựa vào lợi thế này thì thương mại của Việt Nam trong ASEAN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và được coi là kém phát triển. -Hiện tại lợi thế so sánh cấp thấp (sản xuất ra sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố lao động, giá trị gia tăng thấp) đang là một nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam -Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế này thì Việt Nam khó có khả năng thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở mức độ cao hơn. -Khoa học công nghệ chưa phát triển. . Thảo luận lịch sử học các thuyết kinh tế a.Lý luận về giá trị-lao động Kế thừa và phát huy tư tưởng của Adam smith, D nước và ngân hàng quy định. -D.Ricardo đã dựa vào lý thuyết xuất phát từ lý thuyết giá trị-lao động và thuyết số lượng tiền tệ. - Dựa vào lý luận giá trị - lao động để vạch ra bản chất hàng hóa. sánh: -Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ đường hai chiều,có lợi cho mọi nước tham gia,vì bất kì nước nào cũng có lợi thế tương đối,tức là lợi thế có được trên cơ sở so sánh với các nước khác. -Theo

Ngày đăng: 23/04/2014, 14:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan