vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy hình học ở lớp đầu cấp trung học phổ thông

104 976 1
vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy hình học ở lớp đầu cấp trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VIII, 1997) đã chỉ rõ: "…Giáo dục nước ta còn nhiều mặt yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là chất lượng ít hiệu quả, chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN…". Vì vậy: "…Phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học…". Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 1998) quy định: "…Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn… ". Chương trình môn Toán (Thí điểm) trường Trung học phổ thông (năm 2002) cũng đã chỉ rõ: "…Một điểm yếu trong hoạt động dạyhọc của chúng ta là phương pháp giảng dạy. Phần lớn là kiểu thầy giảng - trò ghi, thầy đọc - trò chép; vai trò của học sinh trở nên thụ động. Phương pháp đó làm cho học sinh có thói quen học vẹt, thiếu suy nghĩ sáng tạo cũng như thói quen học lệch, học tủ, học để đi thi. Tinh thần của phương pháp giảng dạy mới là phát huy tính chủ động sáng tạo và suy ngẫm của học sinh, chú ý đến sự hoạt động tích cực của học sinh trên lớp, cho học sinh trực tiếp tham gia vào bài giảng của thầy; dưới sự hướng dẫn của thầy, họ có thể phát hiện ra vấn đề và suy nghĩ để tìm cách giải quyết vấn đề…". Nghị quyết số 37/2004/QH-11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá 11, kỳ họp thứ 6 (12/2004) đã nhấn mạnh: 2 "… Ngành Giáo dục cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, nghiên cứu điều chỉnh phương án phân ban THPT góp phần tích cực hướng nghiệp cho HS và phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau THCS…". 1.2. Bàn về định hướng đổi mới PPDH nước ta trong thời gian tới, tác giả Trần Kiều cho rằng: "…Hiện nay và trong tương lai xã hội loài người đang và sẽ phát triển tới một hình mẫu xã hội có sự thống trị của kiến thức, dưới sự bùng nổ về khoa học công nghệ cùng nhiều yếu tố khác, …; việc hình thành và phát triển thói quen, khả năng, phương pháp tự học, tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự ứng dụng lại kiến thức và kỹ năng đã tích luỹ được vào các tình huống mới mỗi cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thói quen khả năng, phương pháp nói trên phải được hình thành và rèn luyện ngay từ trên ghế nhà trường "[12, tr. 8]. Tác giả cũng đưa ra kiến nghị: "…Phải để học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn…" [12, tr. 12]. 1.3. Trong những năm gần đây, khối lượng tri thức khoa học tăng lên một cách nhanh chóng. Theo thống kê của các nhà khoa học, cứ 8 năm nó lại tăng lên gấp đôi, dòng thông tin tăng lên như vũ bão dẫn đến chỗ khoảng cách giữa tri thức khoa học của nhân loại và bộ phận tri thức được lĩnh hội trong nhà trường cứ mỗi năm lại tăng thêm. Mặt khác thời gian học tập nhà trường thì có hạn, do đó để hoà nhập với sự phát triển của xã hội, con người phải tự học tập, trau dồi kiến thức, đồng thời biết tự ứng dụng kiến thức và kĩ năng đã tích luỹ được trong nhà trường vào nhịp độ sôi động của cuộc sống (dẫn theo V. A. Cruchetxki - Những cơ sở của Tâm lý học sư phạm [4]). Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công nghiệp hoá - hiện đại hoá với thực trạng lạc hậu của PPDH làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đối với PPDH tất cả các cấp trong ngành Giáo dục và đào tạo từ một số năm nay với những tư tưởng chủ đạo được phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau như: "Lấy người học làm trung tâm", "Phát 3 huy tính tích cực", "phương pháp dạy học tích cực"… Những ý tưởng này bao hàm những yếu tố tích cực, có tác dụng thúc đẩy đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, cần vạch rõ bản chất các ý tưởng đó như là định hướng cho sự nghiệp đổi mới PPDH hiện nay là: Tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo (gọi là hoạt động hoá người học). Hiện nay, trên thế giới đang có những bước tiến mạnh mẽ việc cải cách giáo dục theo hướng nâng cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập. nước ta công cuộc cải cách giáo dục đang được tiến hành mạnh mẽ và toàn diện về các mặt: hệ thống tổ chức, nội dung chương trình môn học, cơ sở vật chất của trường học… và đang đòi hỏi có sự đổi mới kịp thời, đồng bộ về PPDH. Đổi mới PPDH theo hướng vận dụng quan điểm hoạt động là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hội nhập và góp phần tích cực vào chiến lược phát triển giáo dục chung của thế giới. 1.4. Chúng ta biết rằng, dạy Toán là dạy hoạt động toán học (dẫn theo [29, tr. 12]. Dạy học Hình học theo hướng vận dụng Quan điểm hoạt động là một trong những giải pháp nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới PPDH theo định hướng đã nói trên, bởi vì, theo hướng này sẽ giúp HS tự quan sát, tự thao tác, tự giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua hoạt động của mình mà tự chiếm lĩnh tri thức, nắm vững kĩ năng, rèn luyện thái độ dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của thầy. Quan điểm hoạt động trong PPDH môn Toán do GS. Nguyễn Bá Kim đề xuất là điểm tựa quan trọng cho nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục Toán học, chẳng hạn như: "Tiếp cận hoạt động nhiều mặt trong dạy học lập trình trường phổ thông" của Lê Khắc Thành (1993), "Phát triển tư duy thuật giải của học sinh trong khi dạy học các hệ thống số" của Vương Dương Minh (1996) Dạy hoạt động Toán học cho học sinh cũng đã được bàn đến trong các công trình của A. A. Stoliar (1969) hoặc của Krưgowskaia (1966), nhưng đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu việc vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy Hình học lớp đầu cấp Trung học phổ thông. Vì những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: 4 "Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy Hình học lớp đầu cấp Trung học phổ thông" (Thể hiện qua Chương 1 và Chương 2). 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu để vận dụng Quan điểm hoạt động thể hiện qua những thành tố cơ sở của PPDH vào việc dạy Hình học lớp 10; đồng thời cũng làm sáng tỏ hơn những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về định hướng hoạt động hóa người học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ giải đáp những câu hỏi khoa học sau đây: 3.1. Quan điểm hoạt động trong PPDH Toán là gì ? Định hướng "hoạt động hoá người học" có những đặc trưng nào của PPDH hiện đại? 3.2. Những thành tố cơ sở của PPDH được thể hiện trên chất liệu Hình học lớp 10 như thế nào ? 3.3. Hiện thực hóa việc vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy học Hình học 10 như thế nào? 4. Giả thuyết khoa học Nếu quan tâm đúng mức đến việc vận dụng những tư tưởng chủ đạo của Quan điểm hoạt động vào việc dạy học Hình học cho học sinh đầu cấp THPT, thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hình học và thể hiện định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy Toán trường phổ thông. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. 5.2. Điều tra quan sát: Một số nét về thực trạng dạyhọc Hình học lớp đầu cấp THPT. 5.3. Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả khi, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 6. Đóng góp của luận văn 5 6.1. Đã làm sáng tỏ thêm được những thành tố cơ sở, những tư tưởng chủ đạo của Quan điểm hoạt động trên chất liệu Hình học 10. 6.2. Đã hiện thực hóa được việc vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy học Hình học lớp 10. 6.3. Có thể sử dụng Luận văn để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán trường Trung học phổ thông 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Bàn về định hướng đổi mới PPDH 1.2. Quan điểm hoạt động trong PPDH 1.3. Quan điểm hoạt động dưới góc độ cấu trúc vĩ mô của Tâm lý học 1.4. Kết luận Chương 1 Chương 2: Vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy Hình học lớp đầu cấp THPT 2.1. Sơ lược về chương trình Hình học lớp 10 2.2. Vận dụng Quan điểm hoạt động vào việc dạy Hình học 10 2.3. Kết luận Chương 2 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4. Kết luận 6 Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Bàn về định hướng đổi mới phương pháp dạy học 1.1.1. Nhận xét chung về thực trạng dạy học hiện nay nước ta Có nhiều ý kiến cho rằng, PPDH được sử dụng trong nhà trường nói chung còn lạc hậu. Mặc dù nhiều GV tâm huyết với nghề và có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, đã có những giờ dạy tốt; nhưng nhìn chung, phần lớn GV vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình và thậm chí là "thầy đọc - trò chép" như nhiều tài liệu đã gọi. Đó là những hiện tượng đáng lo ngại, mà nguyên nhân có thể là bắt nguồn từ những vấn đề sau đây: Một là, phần lớn giáo viên chỉ nghĩ đến việc dạy đúng, dạy đủ, dạy cái gì chứ chưa nghĩ đến việc dạy như thế nào; Hai là, chưa phá được vòng luẩn quẩn của việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Do nhiều khó khăn khách quan nên chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo nghiệp vụ trong các trường Sư phạm chưa cao; Ba là, các hoạt động chỉ đạo, nghiên cứu, bồi dưỡng giảng dạy còn nặng về tìm hiểu, làm quen và khai thác nội dung chương trình và sách giáo khoa. Thiếu sự chuẩn bị đồng bộ đối với các mắt xích trong mối quan hệ rất chặt chẽ là mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy… Việc cụ thể hoá, quy trình hoá những phương pháp dạy học tốt để giúp giáo viên sử dụng trong giảng dạy chưa làm được bao nhiêu. Ngoài ra cũng thiếu các thông tin cần thiết về đổi mới PPDH nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung trên thế giới; Bốn là, các kiểu đánh giá và thi cử cũng ảnh hưởng rõ rệt tới phương pháp giảng dạy; đánh giá và thi cử như thế nào thì sẽ có lối dạy tương ứng đối phó như thế ấy. Tóm lại, với kiểu dạy học thầy truyền thụ kiến thức còn trò thụ động ngồi nghe, những gì thầy giảng thường không có sự tranh luận giữa thầy và 7 trò, điều thầy nói có thể coi là tuyệt đối đúng… Một phương pháp giảng dạy tự phát, dựa vào kinh nghiệm, không xuất phát từ mục tiêu đào tạo, không có cơ sở kiến thức về những quy luật và nguyên tắc của lý luận dạy học sẽ làm cho quá trình học tập trở nên nghèo nàn, làm giảm ý nghĩa giáo dục cũng như hiệu quả bài giảng. 1.1.2. Tính cấp thiết và những yêu cầu đặt ra của việc đổi mới PPDH Trước thực trạng dạy học của nước ta trong những năm gần đây và hiện nay, cùng với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, sự phát triển của công nghệ thông tin, sự tăng lên gấp bội của tri thức… đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với cuộc tranh đua tận dụng những tiến bộ nhanh chóng về khoa học, công nghệ để tăng tốc độ phát triển và giảm nguy cơ tụt hậu. Vì thế trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Đảng ta đã nêu rõ: "…CNH gắn liền với HĐH ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức nước ta…". Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất của loài người. Đối với kinh tế công nghiệp, dựa vào máy móc và tài nguyên là chính, còn kinh tế tri thức thì dựa vào tri thức và thông tin là chủ yếu, trong đó khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng hàng đầu. Hiện nay trên thế giới, nền kinh tế tri thức đã hình thành nhiều nước. Đây là xu thế tất yếu của quá trình phát triển sức sản xuất, là thành tựu quan trọng của loài người, chúng ta cần phải nắm lấy và vận dụng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và để phát triển giáo dục, trong đó có liên quan đến vấn đề PPDH nói riêng. Bàn về đổi mới PPDH, tác giả Trần Kiều đưa ra một số kiến nghị: "…Do mối quan hệ chặt chẽ của PPDH với mục tiêu, nội dung, phương tiện dạy học và các điều kiện khác nên chiến lược đổi mới phương pháp không thể thực hiện một cách riêng lẻ. Phải đổi mới đồng bộ mà trước hết là 8 từ mục đích giáo dục, hệ thống giáo dục. Chiến lược đổi mới phương pháp phải nằm trong chiến lược chung. - Vai trò của người học nếu muốn được thay đổi về cơ bản thì trước hết phải hình thành họ các phẩm chất, thói quen và năng lực ngay từ khi đến trường, tức là phải đổi mới PPDH ngay từ lớp 1. Hình thành được thói quen, đặc biệt là thói quen và cách thức suy nghĩ là rất khó khăn và cần được diễn ra trong cả một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. - Đội ngũ GV giữ vai trò quyết định trong công việc đổi mới PPDH. "Không có hệ thống giáo dục nào vươn quá tầm những giáo viên làm việc cho nó". - Soát xét và soạn thảo lại SGK và các tài liệu hướng dẫn cho phù hợp với các quan điểm, yêu cầu đổi mới phương pháp. "Nội dung quyết định phương pháp nhưng phương pháp lại được thể hiện qua việc chọn lựa và trình bày nội dung…" [12, tr. 11]. Ngày nay, trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI - đòi hỏi nhà trường phổ thông phải đào tạo ra những con người không những nắm vững được những kiến thức khoa học mà loài người đã tích luỹ được mà còn phải có những năng lực sáng tạo giải quyết những vấn đề mới mẻ của đời sống bản thân mình, của đất nước, của xã hội. Trong vài thập kỷ gần đây, dựa trên những thành tựu Tâm lý học, Lý luận dạy học đã chứng tỏ rằng, có thể đạt được mục đích trên bằng cách đặt HS vào vị trí của chủ thể hoạt động trong quá trình dạy học, thông qua hoạt động tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức đồng thời hình thành và phát triển năng lực. Hoạt động hoá người học là một hướng cơ bản đổi mới PPDH các trường Trung học phổ thông để tạo ra một chất lượng mới trong dạy học. Nếu trước đây chủ yếu phổ biến các phương pháp dạy học đó người học tiếp nhận tri thức một cách thụ động, một chiều theo thuật ngữ của một số nhà lý luận dạy học thì đó là phương pháp lấy giáo viên làm trung tâm 9 (GVTT) thì giờ đây các tài liệu giáo dục và dạy học nước ngoài cũng như trong nước thường nói tới việc cần thiết chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm (GVTT) sang dạy học lấy HS làm trung tâm (HSTT). Đây là một xu hướng tất yếu có do lịch sử. Trên cơ sở đó những khẩu hiệu mới, nhiều nguyên tắc, phương pháp mới bắt đầu được đề cao theo tinh thần lấy học sinh làm trung tâm, coi như một sự đối trọng lại phương pháp truyền thống. Nhà sư phạm nổi tiếng đầu thế kỷ XX Mĩ là J. Dewey đề ra phương châm: "…Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục…", có một thời được xem như là một cách tân của giới sư phạm. Với lý thuyết lấy HS làm trung tâm, người ta đề cao kinh nghiệm của HS, kêu gọi dạy theo nhu cầu, hứng thú của HS. Đã có những khẩu hiệu khá hấp dẫn và lý thú của HS: " Nói, không phải là dạy học; nói ít hơn, chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt động của HS "… [17, tr. 13]. Như vậy, lý thuyết HSTT ra đời mong muốn phá vỡ lối học trung cổ còn ngự trị trong xã hội phương Tây, nó là một khuynh hướng tiến bộ, lành mạnh, nhằm giải phóng năng lực sáng tạo cho con người HS. Song, do chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản, của sức mạnh của chủ nghĩa cá nhân, lý thuyết này đã ngày một đi sâu vào việc tuyệt đối hoá hứng thú, nhu cầu, hành vi biệt lập của cá nhân và đó là lí do vì sao từ một ý tưởng nhân văn tiến bộ đã trở thành một lý thuyết cực đoan, máy móc và cuối cùng bị chính những nhà sư phạm phương Tây phản bác… Nền giáo dục XHCN có thế mạnh hơn hẳn các nền giáo dục tư bản phương Tây chính là bản chất xã hội, định hướng vào quảng đại quần chúng nhất là quần chúng lao động. Xét trong lịch sử dạy học của nước ta, chú trọng đến người học, đến chủ thể HS trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường, nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tính năng động, tính sáng tạo của bản thân người học thì đó là một phương hướng mà bản thân chúng ta nhiều năm đã có những cố gắng đáng kể: Với các khẩu hiệu: "Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo". "Thầy chủ đạo trò chủ động", "Dạy học cá thể hoá", "Dạy học nêu vấn đề", "học sinh là chủ thể sáng tạo" Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhiều lần đã từng nói về vấn đề phát huy óc thông minh, trí sáng tạo của HS: "Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại trăm 10 lần ý muốn lớn của chúng ta trong giáo dục là đào tạo HS thành những con người thông minh sáng tạo". Chú trọng đến HS đâu phải là điều hoàn toàn mới lạ, có mới lạ chăng là thái độ tuyệt đối hoá vai trò HS thành nhân vật trung tâm, điều mà chính đất nước đề xướng ra nó cũng đã lên án từ lâu, làm sao trong nhà trường, HS lại trở thành nhân vật trung tâm và chỉ có HS là trung tâm ? Có lần V. I. Lênin đã lưu ý rằng: "Không ai thay thế được ông thầy trong nhà trường". Thực tiễn giáo dục cũng đã từng dạy bảo chúng ta rằng chương trình, SGK, điều kiện học tập có tốt đến đâu mà người thầy non kém thì làm sao có thể có kết quả tốt đẹp. Tóm lại, coi học sinh là trung tâm trong quá trình đào tạo nhà trường là một vấn đề cần được tiếp thu một cách có nguyên tắc, có lựa chọn, có tính toán, có cân nhắc một cách đồng bộ trong nhiều mối quan hệ giữa HS với giáo viên, giữa nhà trường với xã hội, giữa phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại. Tiếp thu có chọn lọc lối dạy lấy HS làm trung tâm, theo hướng hoạt động hoá người học là góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Theo phương pháp này GV có vai trò tổ chức học sinh, còn HS tự hoạt động, tìm tòi để giành kiến thức. Như vậy, dù lấy HSTT nhưng công việc của ngưòi GV không giảm nhẹ chút nào, ngược lại, lại khó khăn phức tạp và tế nhị rất nhiều. Định hướng "hoạt động hoá người học" bao hàm một loạt những ý tưởng lớn đặc trưng cho PPDH hiện đại. a- Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác tích cực và sáng tạo của hoạt động học tập; b- Dạy học dựa trên sự nghiên cứu tác động của những quan niệm và kiến thức sẵn có của người học; c- Dạy việc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạy học; d- Dạy tự học trong quá trình dạy học; [...]... điển hình khi dạy học một bộ phận nội dung sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn quá trình dạy học một bộ phận nội dung đó Dưới đây là những ví dụ về vận dụng quan điểm hoạt động vào việc dạy một số tình huống điển hình trong dạy học Hình học 10 34 2.2.1 Vận dụng quan điểm hoạt động vào việc dạy khái niệm Vận dụng quan điểm hoạt động, chúng tôi cho rằng để dạy học khái niệm hình học có thể tổ chức các hoạt động. .. vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy học Toán là một phương thức dạy học chứa đựng nhiều yếu tố của 27 phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với xu hướng chung hiện nay của thế giới Ngoài ra Chương này cũng đã hiện thực hóa việc vận dụng những tư tưởng chủ đạo của Quan điểm hoạt động vào dạy học Hình học lớp 10 bằng việc phân tích rõ từng yếu tố trong mỗi tư tưởng chủ đạo ấy 28 Chương 2 Vận dụng quan. .. đến việc tổ chức cho HS những hoạt động kiến tạo tri thức Theo tinh thần trên, cũng là góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, Luận văn này sẽ quán triệt quan điểm hoạt động khi dạy các tình huống điển hình của Hình học 10, giúp HS biết cách tự học một cách tích cực, chủ động và sáng tạo, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo 2.2 Vận dụng Quan điểm hoạt động vào việc dạy Hình học 10 33 Trong phần này chúng... hoạt động, gợi động cơ và hướng đích trong quá trình tiến hành hoạt động, gợi động cơ sau khi tiến hành hoạt động Chúng ta sẽ trình bày cụ thể từng hình thức đó a Gợi động cơ và hướng đích mở đầu cho các hoạt động Gợi động cơ và hướng đích mở đầu cho các hoạt động hình học có thể có các hình thức sau: 16 * Giáo viên nêu cho học sinh rõ yêu cầu cụ thể của bài học Làm việc này chính là đặt mục đích cho hoạt. .. - Dạy học khái niệm toán học; - Dạy học định lý toán học; - Dạy học quy tắc, phương pháp; - Dạy học giải bài tập toán học Từ cách phát biểu trên ta rút ra những đặc trưng sau của tình huống điển hình - Tình huống điển hình gắn với một bộ phận nội dung dạy học - Tình huống điển hình gắn với một hoạt động toán học - Tình huống điển hình phải chứa đựng những yếu tố điều khiển học sinh tiến hành hoạt động, ... ấy 28 Chương 2 Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy hình họclớp đầu cấp Trung học phổ thông (Thể hiện qua Chương 1 và Chương 2) 2.1 Sơ lược về chương trình Hình học lớp 10 Hiện nay đang sử dụng SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000, nhưng trong tương lai gần SGK chuyên ban (đang thí điểm) sẽ được đưa vào sử dụng So với chương trình và SGK hiện hành, chương trình và SGK thí điểm sẽ có nhiều sự thay đổi... pháp dạy học Toán và lí thuyết hoạt động trong Tâm lí học Một quan điểm cơ bản trong lý thuyết hoạt động của Lêôntiev là hoạt động tâm lý bên trong xuất phát từ hoạt động thực tiễn bên ngoài Theo tác giả, một hoạt động bao giờ cũng nhằm vào một đối tượng cụ thể, hai hoạt động khác nhau được phân biệt bởi 2 đối tượng khác nhau Đối tượng của hoạt động là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh, đó là động. .. ủy thác 1.2 Quan điểm hoạt động trong PPDH Trong phần này chúng tôi sẽ bàn về những Tư tưởng chủ đạo của Quan điểm hoạt động được đề xuất bởi tác giả Nguyễn Bá Kim, đồng thời với mỗi tư tưởng chủ đạo sẽ đưa ra những ví dụ minh họa thể hiện trong dạy học Hình học 10 Theo tác giả Nguyễn Bá Kim, Quan điểm hoạt động trong PPDH có thể được thể hiện những tư tưởng chủ đạo sau đây: 1.2.1 Cho học sinh thực... của hoạt động Sự phân bậc hoạt động còn dựa trên chất lượng của hoạt động Bậc thấp: Tiến hành hoạt động với sự giúp đỡ của giáo viên Bậc cao: Độc lập tiến hành hoạt động 1.3 Quan điểm hoạt động dưới góc độ cấu trúc vĩ mô của Tâm lý học Trong mục này, chúng tôi sẽ sơ lược về cấu trúc vĩ mô của hoạt động, được đề xuất bởi A N Lêôntiev, qua đó thấy được sự tương hợp nhất định giữa Quan điểm hoạt động. .. thành những hoạt động thành phần Trong quá trình hoạt động, nhiều khi một hoạt động này có thể xuất hiện như một thành phần của một hoạt động khác Phân tích được một hoạt động thành những hoạt động thành phần là biết được cách tiến hành hoạt 13 động toàn bộ, nhờ đó có thể vừa quan tâm rèn luyện cho HS hoạt động toàn bộ vừa chú ý cho họ tập luyện tách riêng những hoạt động thành phần khó hoặc quan trọng . Quan điểm hoạt động vào dạy Hình học ở lớp đầu cấp Trung học phổ thông. Vì những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: 4 " ;Vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy Hình. 1.2. Quan điểm hoạt động trong PPDH 1.3. Quan điểm hoạt động dưới góc độ cấu trúc vĩ mô của Tâm lý học 1.4. Kết luận Chương 1 Chương 2: Vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy Hình học ở lớp đầu cấp. cơ sở, những tư tưởng chủ đạo của Quan điểm hoạt động trên chất liệu Hình học 10. 6.2. Đã hiện thực hóa được việc vận dụng Quan điểm hoạt động vào dạy học Hình học lớp 10. 6.3. Có thể sử dụng

Ngày đăng: 23/04/2014, 02:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài

    • Cơ sở lý luận và thực tiễn

    • Trang

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan