trồng bông xen với một số loại cây công nghiệp (cây keo lai, cây cao su) nhằm nâng cao sản lượng bông tại các tỉnh miền núi phía bắc

46 687 0
trồng bông xen với một số loại cây công nghiệp (cây keo lai, cây cao su) nhằm nâng cao sản lượng bông tại các tỉnh miền núi phía bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG MIỀN BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI TRỒNG BÔNG XEN VỚI MỘT SỐ LOẠI CÂY CÔNG NGHIỆP (CÂY KEO LAI, CÂY CAO SU) NHẰM NÂNG CAO SẢN LƯỢNG BÔNG TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC CNĐT : NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN 9088 HÀ NỘI – 2012 MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1 1. Thông tin chung về đề tài 1 2. Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu năm 2010 2 3. Tính cấp thiết của đề tài 3 4. Mục tiêu của đề tài 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bông trên thế giới 5 1.2. Tình hình nghiên cứu về giống bông, một số kết quả khảo nghiệm giống bôngsản xuất bông trong nước 7 Chưong 2: THỰC NGHIỆM 11 2.1 Thời gian và địa điểm khảo nghiệm 11 2.2. Vật liệu nghiên cứu 11 2.3. Nội dung nghiên cứu 12 2.4. Phương pháp nghiên cứu 13 2.5. Phương pháp theo dõi và các chỉ tiêu theo dõi 13 2.6. Biện pháp kỹ thuật canh tác trong thí nghiệm 15 2.7. Phương pháp xử lý số liệu 16 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN 16 3.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống tham gia khảo nghiệm 16 3.1.1. Tỷ lệ mọc ngoài đồng của các giống 16 3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống bông qua các giai đoạn 17 3.1.3. Một số đặc điểm nông học của các giống tham gia khảo nghiệm 19 3.2. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống khảo nghiệm 24 3.1.1. Một số sâu hại chính 25 3.2.2. Một số bệnh hại chính 27 3.3. Các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất của các giống bông khảo nghiệm 30 3.4. Chất lượng xơ của các giống bông khảo nghiệm 33 3.5. Giới thiệu một số giống bông triển vọng cho sản xuất thử 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 Kết luận 37 Kiến nghị 38 TÀI LIỆU THAM KH ẢO PHỤ LỤC BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nội dung 1 TT Thứ tự 2 CT Công thức 3 LN Lần nhắc 4 Đ/C Đối chứng 5 NSG Ngày sau gieo 6 NN Nảy mầm 7 N Nụ 8 HQ Hoa quả 9 QN Quả nở 10 ĐV Đơn vị 11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 12 TLB Tỷ lệ bệnh 13 CSB Chỉ số bệnh 14 TPCG Thành phần cơ giới 15 DT Diện tích 16 NSTT Năng suất thực tế 17 NSLT Năng suất lý thuyết 18 TGST Thời gian sinh trưởng 19 STN Sâu tu ổi nhỏ 20 STL Sâu tuổi lớn 21 KL Khối lượng 22 TB Trung bình  1 BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI “KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG BÔNG TRONG NƯỚC VÀ NHẬP NỘI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI CÁC VÙNG TRỒNG BÔNG PHÍA BẮC ” Chủ nhiệm đề tài: KS. Phan Quốc Hiển MỞ ĐẦU 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI Tên đề tài: Khảo nghiệm một số giống bông trong nước và nhập nội có triển vọng tại các vùng trồng bông phía Bắc. Mã số đề tài: 30.11 RD Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011). Cơ quan quản lý: Bộ Công thương Địa chỉ: 54, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 0422202222 Họ tên chủ nhiệm đề tài: Phan Quốc Hiển Học hàm, họ c vị, chuyên môn: Kỹ sư Nông học Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Cơ quan: Công ty Cổ phần Bông Miền Bắc Địa chỉ: Số 6 - Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 0913597299 E-mail: phanquochien62@gmail.com Cơ quan chủ trì: Công ty Cổ phần Bông Miền Bắc Địa chỉ: Số 6 - Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 0439722132 E-mail: bongmienbac@gmail.com Tổng kinh phí thực hiện: 400.000.000,0 đồng, Trong đó: - Ngân sách SNKH: 400.000.000,0 đồng ( Năm 2010: 200.000.000,0 đồng; Năm 2011: 200.000.000,0 đồng). - Thu hồi: 0 đồng 2 2. TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2010. STT Nội dung nghiên cứu Kết quả đạt được 1. Nghiên cứu và đánh giá thời gian sinh trưởng và đặc điểm thực vật học của các giống tham gia khảo nghiệm Bảng số liệu về chỉ tiêu sinh trưởng, đặc điểm thực vật học của các giống: TGST từ gieo đến tận thu 152 - 162 ngày; 12,1 -15,6 cành quả/cây. 2. Nghiên cứu và đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên các giống tham gia khảo nghiệm Bảng số liệu về mức độ sâu bệnh hại chính của các giống: 2 giống kháng sâu xanh gồm: KN06-12 và GM5; 2 giống kháng rầy xanh: KN06-12 và KN08-5; 2 giống nhiễm bệnh đốm cháy lá và mốc trắng nhẹ: GM5 và KN06-12. 3. Đánh giá ảnh hưởng đến năng suất bông của các giống khảo nghiệm Bảng số liệu về năng suất thực thu của các gống: Tại Sơn La và Điện Biên KN06-12 (22,23 tạ/ha và 22,05 tạ/ha), GM5 (20,66 tạ/ha và 20 tạ/ha; Tại Bắc Giang KN08-5 (22,7 tạ/ha). 4. Đánh giá chất lượngbông của các giống tham gia khảo nghiệm và đề xuất các giống triển vọng cho sản xuất Bảng số liệu về chỉ tiêu chất lượngbôngcác giống giới thiệu cho sản xuất. Khối lượng quả: GM5(4,8-5,1 gam); KN06-12 (4,5-4,7gam). Tỷ lệ xơ: GM5 (42,9 - 43,2%); KN06-12 (38,8 - 39,1%). 5. Đánh giá các giống triển vọng cho từng vùng - Vùng Sơn La và Điện Biên: Hai giống KN06-12 và GM5 - Vùng Bắc Giang: Giống KN08-5 3 3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vào những thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX, sản xuất bông ở Việt Nam chủ yếu trồng các giống bông cỏ và các giống bông luồi địa phương có chiều dài xơ ngắn, năng suất thấp, sản phẩm bông hàng hoá được tạo ra chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật của ngành bông, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghi ệp Nha Hố đã nghiên cứu chọn tạo ra các giống bông lai, nhờ đó đã mở ra một thời kỳ mới cho việc phát triển cây bông. Cây bông đã có mặt trong cơ cấu cây trồng ở nhiều tỉnh ở khu vực phía Nam và một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Thanh Hoá, Bắc Giang, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang và Lạng Sơn. Sản xuất bông đã tạo thêm việc làm ổn định, tăng thu nh ập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc trồng bông. Theo chủ trương của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2015, diện tích bông của cả nước là 30.000 ha, sản lượng bông xơ đạt 20.000 tấn và tăng lên 76.000 ha diện tích, sản lượng 60.000 tấn vào năm 2020. Thủ Tướng Chính phủ đã có Quyết định số 29/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đế n năm 2020 với mục tiêu phát triển cây bông vải nhằm đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bôngsản xuất trong nước cho ngành Dệt May Việt Nam, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện cho ngành Dệt May Viêt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định. Trong những năm gần đây ở phía Bắc Việt Nam trồng các giống bông lai VN20, VN15 và VN01-2 cho năng suất và chất lượng bông khá, nhưng theo th ời gian các giống bông trên cũng bộc lộ một số nhược điểm trong sản xuất như: giống VN20 còn bị sâu đục quả gây hại và nhiễm bệnh xanh lùn, giống VN15 khả năng chịu hạn kém hơn giống VN20 và mức chống chịu rầy xanh thấp. Giống VN01-2 đã khắc phục được một số nhược điểm trên nhưng thường hay bị bệnh mốc trắng gây hạ i vào những năm mưa nhiều, ẩm độ cao…nên năng suất thực tế chưa ổn định. Việc mở rộng diện tích trồng bôngphía Bắc còn nhiều hạn chế do phải dành quỹ đất để trồng nhiều loại cây khác, hơn nữa các giống bông trồng hiện nay năng suất thực thu còn thấp, hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây bông chưa cạnh trạ nh được với một số cây trồng ngắn ngày khác trồng trên cùng chân đất, nên chưa đủ sức thuyết phục người nông dân. Để sản xuất cây bôngcác tỉnh 4 miền núi phía Bắc ngày càng ổn định và phát triển thì cần thiết phải có bộ giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, có năng suất cao, chất lượng xơ tốt và chống chịu sâu bệnh. Do đó, công tác khảo nghiệm, trồng thử và đánh giá các giống bông mới trong và ngoài nước từ đó xác định, lựa chọn được bộ giống bông tốt, phù hợp với điều kiệ n đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của mỗi vùng là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số giống bông trong nước và nhập nội có triển vọng tại các vùng trồng bông phía Bắc”. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI + Chọn và giới thiệu các giống bông triển vọng có năng suất cao, chất lượng xơ tốt, thích h ợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của một số vùng trồng bông phía Bắc . 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bông trên thế giới Trên thế giới, Ấn Độ là quốc gia đi tiên phong khai thác và sử dụng các giống bông ưu thế lai với mục đích thương mại. Ngay từ năm 1970, giống bông lai H4 đã được đưa vào sản xuất tại Ấn Độ; kể từ đó, nhiều giống bông lai mới lần lượt ra đời và việc sử dụng các gi ống bông lai trong sản xuất gia tăng rất nhanh chóng. Nghiên cứu khai thác ưu thế lai trên cây bông rất thành công ở Ấn Độ, nhiều giống bông lai cùng loài hoặc khác loài đã chứng tỏ ưu thế lai về khả năng cho năng suất, tính thích nghi, đặc biệt là ưu thế lai về chất lượng xơ bông. Hiện tại, Ấn Độ là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất bông vải, hơ n 40% diện tích sản xuất bông của Ấn Độ được trồng bằng các giống lai kinh tế. Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới cho phép trồng thử nghiệm cây chuyển gen vào năm 1995. Cây bông chuyển gen Bt được cho phép trồng thương mại ở Mỹ vào năm 1996 với diện tích ban đầu 0,73 triệu ha, chiếm 14% diện tích. Đến năm 2001, diện tích trồng bông Bt của Mỹ lên tới 2,08 triệu ha chiếm 34% diện tích trồng bông toàn đất nướ c. Trung Quốc là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ bông với đa phần diện tích sản xuất sử dụng chủ yếu là các giống bông lai chiếm khoảng 50% diện tích. Việc sản xuất hạt giống bông lai ở Trung Quốc được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp lai thủ công với chi phí sản xuất và chế biến cho 1 ha giống lai F1 khoảng từ 11.000 - 12.000 USD (tương đương 180-200 triệu VND); với giá bán 1 kg hạt giống bông lai thương mại trong nước của Trung Quốc khoảng 9,8 USD (tương đương 155.575VND). Các tác giả Jenkins, J.N. & ctv (1990) đã nghiên cứu hiệu quả của các vị trí đậu quả tới năng suất của 8 giống bông Luồi trong điều kiện mật độ 9,5 vạn cây/ha và thu được kết quả: Số quả thuộc vị trí thứ nhất (P1) của cành quả đóng góp từ 66 - 75% n ăng suất; số quả thuộc vị trí thứ hai (P2) của cành quả chiếm 18 - 21% năng suất; số quả thuộc các vị trí còn lại (=P3) của cành quả chiếm 2 - 4% năng suất; số quả thuộc cành đực chỉ đóng góp vào năng suất là 3 - 9%. Như vậy, các giống bông có ít cành đực và nhiều cành quả sẽ cho tiềm năng năng suất cao hơn những giống bông có nhiều cành đực và ít cành quả. Ở Trung Quố c, cây bông chuyển gen bắt đầu được trồng thương mại vào năm 1997 với diện tích rất ít (<0,1 triệu ha), chiếm khoảng dưới 1% diện tích. Tuy nhiên, sau đó diện tích trồng bông Bt kháng sâu của Trung Quốc tăng lên 6 rất nhanh và đến năm 2004 diện tích này đã là 3,7 triệu ha chiếm 66% trong tổng diện tích trồng bông 5,6 triệu ha và đến nay diện tích trồng bông Bt là 3,8 triệu ha (Clive James, 2007) [11]. Ấn Độ trồng bông Bt sau Trung Quốc 6 năm nhưng đến năm 2007 diện tích trồng tăng lên 6,2 triệu ha vượt Trung Quốc 2,4 triệu ha (Clive James, 2007). Tại Úc, cây bông biến đổi gen cũng được cho phép trồng khá sớm. Đến năm 2004, có tới 80 % diện tích trồng của Úc, tương đương 250.000 ha là bông biến đổ i gen và năm 2007 đã tăng lên 100.000 ha (Clive James, 2007) [11]. Khi nghiên cứu về sử dụng giống kháng dịch hại, các tác giả đã xác định được một số đặc tính quý của giống liên quan đến khả năng kháng dịch hại. Ví dụ, Hussain & Lal (1940) cho rằng, đặc tính cơ bản của giống kháng rầy là ngăn cản sự đẻ trứng của trưởng thành, ngăn cản khả năng ăn và phát triển của ấu trùng. Đối v ới giống bông những đặc điểm về hình thái quan trọng như mật độ lông trên lá, mức độ dẻo của gân lá, độ dầy của phiến lá, chỗ đính của lông đều liên quan đến tính kháng rầy. Hầu hết các giống bông có khả năng kháng rầy xanh cao ở Nam Phi đều có lông đơn, không phân nhánh, chiều dài lông 0,5 mm và mật độ lông trên lá là 150/cm 2 (Parnell, King & Ruston, 1949). Còn McCarty và cộng sự (1996) thì cho rằng hàm lượng Gossypol trong cây bông đã làm các nhà chọn giống quan tâm, vì giống bông có hàm lợng Gossypol cao thường có tính kháng đối với sâu xanh (Heliothis sp). Tuy nhiên, sự hiện diện của Gossypol trong hạt bông đã gây một sự bất thuận về kinh tế trong công nghiệp chế biến dầu ăn. Lukefahr (1982) cũng cho rằng giống bông có chứa Gossypol với hàm l- ượng cao có khả năng chống lại sự tấn công của Heliothis spp. và nếu kết hợp với đặ c tính lá nhẵn thì có thể làm giảm có ý nghĩa mật độ sâu xanh (Lukefahr & ctv, 1975). Tuy nhiên, những giống bông nêu trên, thường có năng suất kém hơn những giống bông không có đặc tính kháng, nhưng được phòng trừ bằng thuốc (Jenkins, 1989). Tóm lại, những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã cho thấy các giống những yếu tố khác nhau trong sản xuất, đồng thời bản thân các giống bông cũng có những đặc tính chống chịu rất quý. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà chọn tạo giống mà còn là cơ sở cho việc khảo nghiệm, đánh giá các giống để chọn ra giống bông có những đặc tính tốt thích ứng cho từ ng vùng sản xuất. Diện tích trồng bông biến đổi gen toàn cầu đến năm 2005 khoảng 10 triệu ha chiếm trên 30% trong tổng diện tích 32 triệu ha trồng bông toàn thế giới. Các loại bông biến đổi gen đang được phổ biến là bông kháng sâu, chịu thuốc trừ cỏ [...]... Chiều cao cây của các giống khảo nghiệm: Chiều cao cây được đo từ đốt mang lá tới đỉnh sinh trưởng của thân chính Chiều cao câymột chỉ tiêu phản ánh rất rõ tình hình sinh trưởng của cây bông Cây cao, lóng ngắn thì số đốt trên thân tăng do đó số cành /cây, số quả /cây tăng góp phần nâng cao năng suất Các giống khảo nghiệm tại các vùng có chiều cao cây khá khác biệt + Tại Sơn La, chiều cao cây của các. .. Giống KN06-12 có số quả /cây đạt cao nhất (17,8 quả) và cao hơn so với giống đối chứng Giống GM5 có số quả /cây (16,5 quả) tương đương với đối chứng Các giống còn lại đều có số quả /cây thấp hơn giống đối chứng và giống KN08-5 có số quả /cây ít nhất (14,7 quả) + Ở Bắc Giang: Số quả /cây của các giống giao động từ 14,3 - 16,5 quả và giống đối chứng đạt 16,0 quả /cây Giống KN06-12 có số quả /cây cao nhất (16,5... đạt cao nhất trong số các giống khảo nghiệm, tuy nhiên chỉ tương đương với giống đối chứng (21,4 tạ/ha) Các giống còn lại đều cho NSTT thấp (KN08-5: 18,8 tạ/ha; TMB1: 18,6 tạ/ha và VN36.PKS: 18,1 tạ/ha) và thấp hơn hẳn so với đối chứng Bảng 8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bông khảo nghiệm năm 2011 tại các tỉnh miền núi phía Bắc Vùng khảo nghiệm Giống bông Số quả /cây (quả) Số. .. chiều cao lớn nhất (149,5cm) nhưng lại có số cành quả /cây ít (13,6 cành /cây) , các giống TMB1 (13,1 cành /cây) và VN36.PKS ( 13,4 cành /cây) có số cành quả ít hơn so với đối chứng + Tại Bắc Giang: Các giống có số cành quả /cây từ 12,5-14,7 cành Trong đó, giống KN08-5, KN06-12 có số cành quả /cây tương đương nhau (14,6 cành đối với giống KN08-5; 14,7 cành đối với giống KN06-12) nhưng cũng chỉ tương đương với. .. và phát triển sản xuất bông trong nước (Công ty Bông Việt nam - 2009) [1] Tại Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố, công tác khảo nghiệm các giống bông mới được tiến hành hằng năm nhằm tìm ra các giống tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất và điều kiện sinh thái của vùng trồng bông phía Nam, giới thiệu giống tốt cho sản xuất thử, qua đó chọn được bộ giống thích hợp cho sản xuất đại trà... (115,8 cm) Chiều cao cây của các giống KN08-5 (116,8 cm), KN06-12 (115,3 cm) tương đương nhau và tương đương với đối chứng Giống VN36.PKS có chiều cao cây (128,5 cm) cao hơn so với các giống nêu trên và cao hơn đối chứng Giống GM5 có chiều cao cây cao nhất (136,5 cm) + Tại Điện Biên: Cũng như hai vùng Bắc Giang và Sơn La, giống GM5 có chiều cao cây cao nhất (144,5 cm), cao hơn hẳn so với giống đối chứng... hình nghiên cứu về giống bông, một số kết quả khảo nghiệm giống bôngsản xuất bông trong nước Cây bôngcây ưa nhiều ánh sáng, nó đòi hỏi cường độ ánh sáng cao và ngày ngắn nhưng có khả năng thích nghi nhanh với ngày dài Các giống ở vĩ tuyến cao, trồng trong điều kiện ngày dài thường chín sớm hơn các giống nhiệt đới (Vũ Công Hậu, 1978) Tôn Thất Trình (1974) cho rằng, cây bông Luồi không có hiện... tương quan thuận với năng suất Những giống nào có số cành quả càng cao thì khả năng cho năng suất càng cao Theo dõi chỉ tiêu số cành quả /cây của các giống khảo nghiệm chúng tôi thấy: + Tại Sơn La: Các giống có số cành quả /cây từ 13,1-14,8 cành Hai giống KN06-12 và KN08-5 có số cành quả /cây nhiều (KN06-12: 14,8 cành /cây và KN08-5: 14,2 cành /cây) tương đương với giống đối chứng (14,9 cành /cây) Giống GM5,... có một số tính trạng ưu việt hơn (chất lượng xơ tốt hơn, nở quả tập trung) là dẫn chứng để thấy rằng, công tác giống phục vụ sản xuất cần phải có sự hợp tác Quốc tế để thúc đẩy nghề trồng bông phát triển Để có bộ giống bông phong phú, phù hợp với từng điều kiện khí hậu, tập quán sản xuất của từng vùng trồng bôngmiền Bắc đòi hỏi cần thiết phải khảo nghiệm lựa chọn tìm ra các giống bông thuần, bông. .. đến nụ: Số ngày từ khi gieo đến 50% số cây theo dõi có nụ đầu tiên + Thời gian sinh trưởng từ gieo đến cây nở quả: Số ngày từ khi gieo đến 50% số cây theo dõi có quả ở đốt thứ nhất của cành quả thứ nhất nở + Thời gian sinh trưởng từ gieo đến tận thu: Số ngày từ khi gieo đến khi có 95% số quả của các cây ở 2 hàng giữa nở - Chiều cao cây, chiều dài cành quả dài nhất, số cành quả và số cành đực /cây: Theo . CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG MIỀN BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI TRỒNG BÔNG XEN VỚI MỘT SỐ LOẠI CÂY CÔNG NGHIỆP (CÂY KEO LAI, CÂY CAO SU) NHẰM NÂNG CAO SẢN LƯỢNG BÔNG TẠI CÁC TỈNH. mới cho việc phát triển cây bông. Cây bông đã có mặt trong cơ cấu cây trồng ở nhiều tỉnh ở khu vực phía Nam và một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Thanh Hoá, Bắc Giang, Sơn La, Điện. quỹ đất để trồng nhiều loại cây khác, hơn nữa các giống bông trồng hiện nay năng suất thực thu còn thấp, hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây bông chưa cạnh trạ nh được với một số cây trồng ngắn

Ngày đăng: 21/04/2014, 20:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan