Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”.

94 532 0
Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO3DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT.5DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ.6LỜI MỞ ĐẦU.7CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.91. Khái quát về các phương thức thanh toán quốc tế.91.1 Bản chất của TTQT.91.2 Vai trò của hoạt động TTQT.101.3 Các phương thức TTQT thông dụng.112. Khái quát về thanh toán tín dụng chứng từ.142.1 Bản chất của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.142.2 Các loại tín dụng chứng từ.152.3 Các bên liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.17 3. Nội dung của thư tín dụng.184. Pháp luật về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.224.1 Nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.224.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động tín dụng chứng từ274.3 Một số rủi ro pháp lý thường gặp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.294.4 Một số các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán L/C và con đường giải quyết tranh chấp.32CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NHNT VIỆT NAM431. Sở giao dịch Vietcombank.431.1 Khái quát về SGD Vietcombank.43Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ.461.2 Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán L/C tại SGD Vietcombank.502. Thực trạng áp dụng pháp luật về L/C.572.2 Vai trò của pháp luật đối với hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại SGD572.1 Thực trạng áp dụng pháp luật tại SGD Vietcombank.582.3 Quy trình nghiệp vụ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng hình thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Vietcombank.59CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.851. Định hướng phát triển của Sở giao dịch Vietcombank.851.1 Định hướng phát triển chung.851.2 Định hướng phát triển của hoạt động thanh toán L/C.862. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động thanh toán L/C tại Sở giao dịch Vietcombank.862.1 Kiến nghị với SGD Ngân hàng Vietcombank.862.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.922.3 Kiến nghị với Chính phủ.93KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...96

Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 MỤC LỤC KẾT LUẬN…………………………………………………………………………… 96 1 Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 2. Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11. 3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QH 10 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước số 10/2003/QH11. 4. Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11- Pháp lệnh ngoại hối 2005 Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH. 5. Nghị định134/2005/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. 6. Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết pháp lệnh ngoại hối. 7. Quyết định 48/2007/QĐ-NHNH về việc ban hành quy định thu phí thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 8. Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ- UCP 600. 9. Luật thống nhất về Hối phiếu năm 1930. 10. ISBP 681e 2007 ( International Standard Banking Practice – Văn bản hướng dẫn kiểm tra chứng từ theo UCP600 có hiệu lực từ ngày 1/1/2007). 11. Các quy tắc thống nhất về Nhờ thu ( ICC Uniform Rules for Collection ), do phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế ban hành năm 1995, số xuất bản 522, gọi tắt là URC 522. 12. Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo Tín dụng chứng từ do phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế ban hành, số xuất bản 525 gọi tắt là URR525. 13. Giáo trình Luật thương mại quốc tế, đồng chủ biên: TS. Trần Thị Hòa Bình – PGS.TS. Trần Văn Nam, NXB Lao động - Xã hội, 2006. 2 Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 14.PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Học viện ngân hàng, Hà Nội, 2007. 15.PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C (sách chuyên khảo), NXB lý luận chính trị Hà Nội, 2006 16.Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu theo hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ trong hệ thống NHNT Việt Nam (ban hành kèm theo quyết định số 40/QĐ/NHNT.THTT của Tổng Giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam . 17. Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của SGD NHNT. 18. Website: http:// www.vietcombank.com 19. Tạp chí ngân hàng số 3+4. 3 Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT. NHNT : Ngân hàng ngoại thương. NHNN : Ngân hàng Nhà nước. TTQT : Thanh toán quốc tế. XNK : Xuất nhập khẩu. NK : Nhập khẩu. XK : Xuất khẩu. NHTM : Ngân hàng thương mại. NH : Ngân hàng. NHĐL : Ngân hàng đại lý. NHPH : Ngân hàng phát hành. NHTB : Ngân hàng thông báo. NHCK : Ngân hàng chiết khấu. NHXN : Ngân hàng xác nhận. NHCĐ : Ngân hàng chỉ định. SGD : Sở Giao Dịch. L/C : Thư tín dụng (Letter of Credit). ATM : Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine) BGĐ : Ban Giám đốc. HSC : Hội sở chính. TMCP : Thương mại cổ phần. 4 Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ. Bảng 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam. Bảng 2.2: Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2005-2008 tại SGD NHNT. Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu thanh toán quốc tế năm 2005-2008 tai SGD NHNT. Bảng 2.4: Bảng cơ cấu tỷ trọng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD NHNT Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu tại SGD NHNT 2005 - 2008 Bảng 2.6: Doanh số thanh toán nhập khẩu tại SGD NHNT từ năm 2005 – 2008. Bảng 2.7: Quy trình tổng quát về nghiệp vụ tín dụng chứng từ 5 Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. rong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực, quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại và các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt là khi hiện nay Việt Nam đã tham gia với cách thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đã mở cửa thị trường tài chính vào ngày 01/04/2007 theo đúng lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới. T Vì vậy, Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại khác không ngừng đầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương thức thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, tín dụng chứng từ không phải là một nghiệp vụ đơn giản mà ngược lại rất phức tạp, rủi ro tín dụng chứng từ mà kéo theo là các tranh chấp có thể phát sinh nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển cũng như uy tín của ngân hàng. Thực tế đã cho thấy khi xảy ra các tranh chấp liên quan đến tín dụng chứng từ không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng mà còn cả các tổ chức xuất nhập khẩu tham gia phương thức tín dụng chứng từ đó nữa. Vì lý do đó với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, một ngân hàng cổ phần có hệ thống chi nhánh rộng khắp cả nước, và trải qua gần 45 năm hoạt động và phát triển bên cạnh những thành tựu đạt được cũng gặp không ít những khó khăn trong phương thức tín dụng chứng từ, nhưng NHNT mà điển hình là Sở giao dịch NHNT Việt Nam vẫn luôn là đơn vị đi đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chunghoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, mỗi năm thu lại lợi nhuận hàng triệu USD. Chính vì vậy, trên cơ sở các tài liệu lý luận về tín dụng chứng từ cùng những kinh nghiệm thực tế khi thực tập tại Sở giao dịch NHNT nên em đã chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”. 6 Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Vũ Hoàng, Th.S Nguyễn Hoàng Vân cùng tập thể các anh, chị làm việc tại phòng Thanh toán xuất khẩu SGD Ngân hàng Ngoại thương đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Mục đích đi sâu, tìm hiểu tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Qua đó đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn nữa hoạt động này trong hoạt động của thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNT Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. Đối tượng: phương thức thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C. Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Sở giao dịch NHNT Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Một số phương pháp được áp dụng để nghiên cứu đề tài là phương pháp suy luận, phân tích số liệu, phân tích thực tế hoạt động để thấy được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương pháp tín dụng chứng từ, từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất. 5. Kết cấu đề tài. Nhằm đạt được mục đích của việc nghiên cứu đã đề ra, em xin được trình bày từ khái quát đến chuyên sâu, từ lý luận đến thực tiễn đề tài. Đề tài được trình bày theo các phần cụ thể như sau: Chương I. Pháp luật về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Chương II. Thực trạng áp dụng pháp luật theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chương III. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại sở giao dịch Vietcombank . 7 Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 CHƯƠNG I PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1. Khái quát về các phương thức thanh toán quốc tế. 1.1 Bản chất của TTQT. oạt động TTQT được bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương, mục đích chính của hoạt động TTQT là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động XNK giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và đạt hiệu quả cao. Như chúng ta đã biết, một quốc gia không thể tự sản xuất mọi thứ để phục vụ nhu cầu của mình. Do các điều kiện tự nhiên, điều kiện địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác ở mỗi nước khác nhau là khác nhau, chính vì điều này đã quy định năng lực và phạm vi sản xuất của các nước đó. Điều này lý giải tại sao các quốc gia luôn phụ thuộc vào nhau về rất nhiều loại hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Kết quả, một số nước sẽ nhập khẩu hàng hóa có nhu cầu từ những nước chuyên sản xuất các mặt hàng với giá rẻ, đồng thời xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế về năng suât lao động của mình cho những nước có nhu cầu, nhằm tận thế những lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối trong ngoại thương. H Hàng hóa được nhập khẩu từ nước này sang nước khác bằng đường biển, đường bộ, đường không, đường sắt…từ đó hình thành nên chuyên nghành “Vận tải hàng hóa trong ngoại thương”. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa này có thể gặp rủi ro nên phát sinh nhu cầu hàng hóa phải được bảo hiểm để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Từ đó làm phát sinh chuyên nghành “Bảo hiểm hàng hóa trong ngoại thương”. Một thương vụ mua bán trong ngoại thương thường kết thúc bằng việc các bên mua – bán thanh toán tiền hàng cho nhau, các bên có thể thỏa thuận với nhau về các phương thức thanh toán, việc thanh toán này hiếm khi được thực hiện một cách trực tiếp giữa các bên mà thông thường là phải thông qua một hệ thống ngân hàng ở giữa có chức năng làm nhiệm vụ thanh toán cho các bên. Từ đó chuyên nghành “Kỹ thuật nghiệp vụ TTQT” đã ra đời. Tiền tệ được sử dụng trong hoạt động mua bán ngoại thương có thể là đồng tiền của nước người mua, của nước người bán hay của nước thứ ba điều này có thể gây ra những rủi ro cao về tỷ giá 8 Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 nhất là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay, chuyên nghành “Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối” của các ngân hàng ra đời để giúp các nhà XNK chuyển đổi tiền tệ nhằm thực hiện việc mua bán quốc tế dễ dàng hơn và có thể phòng ngừa các rủi ro về tỷ giá. Các hoạt động mua bán của các bên có sự khác nhau về phong tục, tập quán, nguồn luật điều chỉnh dễ làm nảy sinh các tranh chấp vì vậy cần thiết phải có một nguồn luật chung điều chỉnh mang tính thống nhất để điều chỉnh các hoạt động phát sinh trong mua bán ngoại thương. Vì vậy đã ra đời chuyên nghành “Luật kinh doanh quốc tế”, đây là một hệ thống các hiệp ước song phương, đa phương, các nguyên tắc, tập quán được tao ra nhằm điều chỉnh để hoạt động ngoại thương được diễn ra một cách trôi chảy, dễ dàng. Trong hoạt động ngoại thương thì hoạt động TTQT liên quan và gắn liền với những lĩnh vực hoạt động khác, trong đó mỗi lĩnh vực là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu và TTQT là khâu quan trọng trong chuỗi các mắt xích đó khi nó là khâu quyết định đến tính hiệu quả và tăng trưởng trong ngoại thương 1 . 1.2 Vai trò của hoạt động TTQT. Ngày nay, ngoại trừ những hoạt động mua bán nhỏ, một số giao dịch hạn chế tại biên giới được chi trả bằng tiền mặt; hầu như các hoạt động kinh doanh hợp pháp trên thế giới đều được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian. Với chức năng trung tâm thanh toán, hoạt động TTQT của NHTM đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa. Trước hết hoạt động TTQT đẩy nhanh tiến độ toàn cầu hóa, hội nhập hóa của các nước trên Thế giới. Thật vậy, TTQT được nảy sinh từ các hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi… giữa các chủ thể trên thế giới. Mối quan hệ giữa các bên tham gia và bản chất của các giao dịch thương mại sẽ quyết định hình thức chuyển tiền thanh toán. Tuy nhiên, trong quá trình chi trả, độ an toàn, tính chính xác, sự bảo mật, chi phí của nghiệp vụ thanh toán sẽ tác động mạnh và thúc đẩy quan hệ thương mại ngày càng mở rộng và phát triển. Vì vậy, hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện quá trình hội nhập của một quốc gia đối với thế giới. 1 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến , giáo trình “Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương”, NXB Thống kê , trang 45. 9 Chuyên đề thực tập SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 TTQT còn góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên toàn thế giới. Thật vậy, sự gia tăng vượt trội của đầu quốc tế trong những năm qua đã tạo nên những dòng vốn khổng lồ trên toàn cầu. Thực trạng này đòi hỏi hoạt động TTQT phải nhanh chóng, chính xác. Thông qua mạng lưới TTQT, các NHTM đã đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của luồng tiền, tăng nhanh vòng quay vốn, góp phần phân bổ nguồn vốn giữa các thị trường, các vùng, lãnh thổ trên toàn cầu ngày càng hiệu quả. Đối với hệ thống NHTM, TTQT là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao. Nghiệp vụ TTQT có mối quan hệ tương hỗ và tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh, đầu tư, ngân quỹ… Và cùng với các nghiệp vụ này, hoạt động TTQT đã mở rộng phạm vi giao dịch, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ra ngoài trụ sở hành chính của nó. 1.3 Các phương thức TTQT thông dụng. 1.3.1 Phương thức mở tài khoản (Open account).  Khái niệm: người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu sau khi người xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu.  Ðặc điểm: - Ðây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản đa song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên. - Chỉ có hai bên tham gia thanh toán: người bán và người mua. 1.3.2 Phương thức chuyển tiền (Remittance).  Khái niệm: Là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.  Đặc điểm: 10 [...]... thư tín dụng này sẽ được thanh toán khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh toán 4 Pháp luật về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ 4.1 Nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ 4.1.1 Điều ước quốc tế ♦ Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế Công ước này được ký kết tại Viên ngày 11/04/1980, đây là nguồn luật. .. thư tín dụng được uỷ quyền để thanh toán, tiến hành thanh toán chấp nhận hối phiếu Trừ khi thư tín dụng nói rõ là chỉ có ngân hàng mở thư tín dụng có quyền chỉ định thì ngân hàng mở L/C mới chỉ định một ngân hàng khác thanh toán Một ngân hàng được chỉ định thường không bị buộc phải thanh toán theo một thư tín dụng trừ khi đã xác nhận trách nhiệm thanh toán trong thư tín dụng và trở thành ngân hàng. .. bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng  Đặc điểm: - Thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng thương mại mà thư tín dụng được phát hành dựa trên cơ sở của hợp đồng thương mại ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó Kế đó, ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ và không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến chứng từ - Thư tín dụng. .. hàng xác nhận - Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng đã mở thư tín dụng hoặc là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng uỷ thác trả tiền cho người bán Khi nhận được các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình, ngân hàng kiểm tra và nếu thấy phù hợp với các điều khoản và điều kiện cuả thư tín dụng, thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu - Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua... các chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng Người bán chỉ thu được tiền nếu ngân hàng kiểm tra thấy các chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của thư tín dụng • Đối với ngân hàng: - Ngân hàng phát hành thư tín dụng: có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu, mở thư tín dụng cho người mua và tìm cách thông báo việc mở thư tín dụng. .. Nội dung của thư tín dụng 17 Chuyên đề thực tập  SV: Bùi Thanh Huệ, Lớp LKD 47 Số hiệu của thư tín dụng: để tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán  Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng: Ðịa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam kết trả tiền... tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong thư tín dụng Thứ tư, theo UCP600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từgiao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ Về cơ bản, UCP600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng. .. bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng Việc mua lại thường được đảm bảo là có thể truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng mở không thể thanh toán cho ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chiết khấu sẽ thu lại tiền đã thanh toán cho người xuất khẩu Đây là điểm khác biệt giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận Trong thực tế nghiệp vụ về tín dụng chứng từ, không nhất... phải có đủ các loại ngân hàng trên tham gia Thông thường chỉ có hai hoặc đôi khi chỉ có một ngân hàng đứng ra làm tất cả các chức năng nói trên của ngân hàng về việc mở thư tín dụng và trả tiền thư tín dụng 4.3 Một số rủi ro phápthường gặp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ 4.3.1 Đối với nhà nhập khẩu Việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không... hiện giao dịch chỉ thông qua chứng từ không căn cứ vào hàng hóa trong phương thức tín dụng chứng từ Các NH khi làm việc chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không Như thế, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng

Ngày đăng: 21/04/2014, 20:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan