nghiên cứu cải tiến công nghệ nuôi cây phôi dừa sáp makapuno (cocos nucifera l.) giai đoạn phòng thí nghiệm và vườn ươm.

68 981 3
nghiên cứu cải tiến công nghệ nuôi cây phôi dừa sáp makapuno (cocos nucifera l.) giai đoạn phòng thí nghiệm và vườn ươm.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN NC DẦU CÂY CÓ DẦU BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ NUÔI CÂY PHÔI DỪA SÁP MAKAPUNO (COCOS NUCIFERA L.) GIAI ĐOẠN PHÒNG THÍ NGHIỆM VƯỜN ƯƠM Cnđt : TRẦN THỊ NGỌC THẢO 8281 HÀ NỘI – 2010 1 TÓM TẮT Bằng phương pháp nuôi cấy phôi hữu tính, cây dừa sáp nuôi cấy phôi có thể cho tỷ lệ trái sáp đặc ruột ≥70%. Qui trình nuôi cấy phôi dừa sáp gồm nhiều giai đoạn, tuy nhiên, với qui trình nuôi cấy phôi dừa trước đây chỉ đạt tỉ lệ thành công 19-20%, thời gian nuôi trồng khoảng 20 tháng. Nguyên nhân là do tỷ lệ phôi phát triển thành cây trong ống nghiệm sự thích nghi của cây con ở vườn ươm còn thấp. Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong phòng thí nghiệ m vườn ươm như thay đổi thành phần môi trường nuôi cấy, điều kiện chiếu sáng, hàm lượng đường, chế độ bón phân để làm tăng tỷ lệ nảy mầm, giúp phôi tăng trưởng tốt trong ống nghiệm thông qua việc cải thiện chồi, rễ làm tăng tỷ lệ sống của cây con ở vườn ươm. Đề tài đã xây dựng được qui trình nuôi cấy phôi dừa Sáp cải tiếngiai đ oạn phòng thí nghiệm vườn ươm, đạt tỷ lệ 37%, thời gian nuôi trồng 15-16 tháng đã tạo ra được 200 cây dừa Sáp nuôi cấy phôivườn ươm. MỞ ĐẦU Cơ sở pháp lý của đề tài - Căn cứ vào Quyết định số 6363/QĐ-BCT của Bộ Trưởng Bộ Công Thương ký ngày 02/12/2008 về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2009 cho Viện nghiên cứu Dầu Cây có dầu - Căn cứ vào Hợp đồng Nghiên Cứu Khoa học Phát Triển Công nghệ số: 193.RD/HĐ-KHCN ký ngày 16/03/2009 giữa Vụ Khoa Học Công Nghệ, Bộ Công Thương Viện nghiên cứu Dầu Cây có dầu về việc thực hiện nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ có tên: Nghiên cứu cải tiến qui trình công nghệ nuôi cấy phôi dừa Sáp Makapuno (Cocos nucifera L.) giai đoạn phòng thí nghiệm vườn ươm. - Căn cứ vào Hợp đồng giao khoán nội bộ số 08/HĐGK-VD ký ngày 07/04/2009 giữa Viện Trưởng Viện nghiên cứu Dầu Cây có dầu với Chủ nhiệm đề tài về việc giao khoán thực hiện nhiệm vụ Nghiên cứu Khoa học Phát triển công nghệ Cấp Bộ năm 2009 có tên: Nghiên cứu cải tiến qui trình công nghệ nuôi cấy phôi dừa Sáp Makapuno (Cocos nucifera L.) giai đoạn phòng thí nghiệm vườn ươm. Mục tiêu chung của đề tài: Nâng cao tỷ lệ sống của cây dừa Sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôigiai đoạn phòng thí nghiệm đến vườn ươm. Dự kiến đạt 30- 35%. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng được qui trình nuôi cấy phôi dừa Sáp cả i tiếngiai đoạn phòng thí nghiệm đạt tỷ lệ phôi nảy mầm phát triển thành cây trong phòng thí nghiệm dự kiến tăng 20-30% so với qui trình hiện có. 2 - Rút ngắn thời gian nuôi trồng trong phòng thí nghiệm. - Nghiên cứu nâng cao tỉ lệ sống của cây dừa sáp nuôi cấy phôigiai đoạn vườn ươm thông qua việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xác định nhiệt độ, độ ẩm ở vườn ươm lựa chọn tổ hợp phân bón phù hợp cho sự tăng trưởng của cây dừa sáp nuôi cấy phôi. - Xây dựng qui trình nuôi cấy phôi d ừa Sáp cải tiến giai đoạn phòng thí nghiệm vườn ươm, đạt tỷ lệ 30-35% - Đạt 200 cây dừa Sáp nuôi cấy phôivườn ươm. Đối tượng nghiên cứu: phôi dừa Sáp đặc ruột được thu thập từ huyện Cầu kè, Tỉnh Trà Vinh. Phạm vi: Đề tài được giới hạn ở việc nghiên cứu qui trình công nghệ nuôi cấy phôi dừa Sáp từ giai đoạn phòng thí nghiệm đến vườn ươ m. Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu cải tiến qui trình công nghệ nuôi cấy phôi dừa Sáp giai đoạn trong phòng thí nghiệm vườn ươm - Nghiên cứu cải tiến môi trường nuôi cấy phôi dừa Sáp (giai đọan phòng thí nghiệm): môi trường dinh dưỡng (nguồn carbon, nitơ, chất điều hòa sinh trưởng ) điều kiện ngoại cảnh (cường độ ánh sáng, phổ màu, cung cấp ôxy, nhiệt độ) để tăng tỷ lệ nảy mầ m sống. - Nghiên cứu lựa chọn điều kiện thích hợp cho sinh trưởng của cây non trong giai đoạn chuyển tiếp phòng thí nghiệm ra vườn ươm nhằm nâng cao tỷ lệ sống. - Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của cây dừa nuôi cấy phôi giai đoạn đầu thích nghi ở vườn ươm thông qua việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Nghiên cứu đi ều kiện nuôi trồng cây dừa sáp nuôi cấy phôivườn ươm (giai đoạn thích nghi): nhiệt độ, độ ẩm - Nghiên cứu một số tổ hợp phân bón cho cây dừa Sáp nuôi cấy phôivườn ươm (bao gồm: phân bón NPK, các chế phẩm sinh học, các chất điều hòa tăng trưởng thực vật…). - Xây dựng qui trình nuôi cấy phôi dừa sáp cải tiến giai đoạn phòng thí nghiệm vườn ươm 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nuôi cấy phôi dừa ở nước ngoài Việc nuôi cấy in vitro phôi dừa hợp tử (zygotic) đã được nhiều tác giả nghiên cứu thành công từ những năm trước đây như De Guzman Del Rosario (1974), Assy Bar (1986), Rillo Paloma (1992), Samosir cộng sự (1999). Các nghiên cứu này nhằm mục đích cứu lấy những phôi hữu tính phát triển bình thường từ những quả dừa đột biến nhưng có giá trị cao như dừa Sáp (makapuno) trong khi nội nhũ (c ơm dừa) lại mềm, xốp không có chức năng (Rillo Paloma, 1992) để từ đó tạo ra những cây giống cho tỷ lệ trái sáp cao. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng trong việc chọn lựa in vitro các tính trạng cây trồng khác nhau bảo quan gen dừa ở nhiệt độ thấp. Từ nhiều năm nay, Mạng luới gen dừa quốc tế - Viện Quỹ gen thực vật Quốc tế (COGENT-IPGRI) đã tài trợ vốn thiết l ập ngân hàng bảo tồn nguồn gen dừa quốc ở nhiều nơi (ICG). Mạng lưới các điểm bảo tồn này, trong đó có nhiều nơi đã đi vào hoạt động nằm trong 5 khu vực của COGENT là Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Châu Phi, Ấn Độ Dương, Châu Mỹ La Tinh vùng Caribe. Mạng lưới ngân hàng gen dừa này sẽ là nơi lưu giữ phần lớn nguồn gen dừa của thế giới bảo vệ chúng cho việc s ử dụng trong tương lai của ngành công nghiệp dừa. Để hỗ trợ cho việc thành lập các ngân hàng bảo tồn gen dừa, việc thu thập nguồn gen bằng phôi mầm riêng biệt hoặc những miếng nội nhũ nhỏ có chứa phôi di chuyển chúng như trong trường hợp nuôi cấy phôi trong ống nghiệm (in vitro) đã trở thành một biện pháp mang tính thực tế hơn nhiều trong công đoạn vận chuyển gen dừa v ừa gọn nhẹ, dễ dàng, vừa an toàn về mặt kiểm dịch thực vật. Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy phôi dừa tiêu chuẩn quốc tế đã được sử dụng để lập ra bộ sưu tập nguồn gen dừa sản xuất các cây giống chất lượng cao từ những giống dừa đột biến như dừa Sáp (makapuno). Phương pháp này được gọi là “Kỹ thuật nuôi cấ y phôi mầm lai” (Batugal, 2002), được sử dụng để sản xuất cây giống dừa ở những nơi phôi mầm được gửi đến sau các vụ trao đổi quốc tế. Nhiều khía cạnh về mặt sinh lý của cây con phát triển trong quá trình nuôi cấy in vitro là chưa tối ưu chính điều này được cho là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ thích nghi với điều kiện khí hậu bên ngoài sự phát triển của cây con sau khi đưa ra khỏi môi tr ường nuôi cấy. Các đặc điểm sinh lý của cây con có khả năng chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuât, là sự phát triển của bộ rễ, khả năng quang hợp tính mẫn cảm với bệnh. Những nghiên cứu gần đây của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Úc (2008) với sự tham gia của một nhóm các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia khác nhau (Úc, Indonesia, Papue Newguinea, Philippines Việt Nam trong một thời gian hơn 3 n ăm. Một số cải tiến đáng kể của quy trình được sử dụng cho việc vận chuyển gen dừa, tái thiết lập sản xuất cây giống đột biến chất lượng cao như dừa Sáp Makapuno. 4 1.2 Tình hình nghiên cứu nuôi cấy phôi dừa ở trong nước Ở Việt Nam, về nuôi cấy phôi dừa đã có các công trình từ 1993 ( Nguyễn Hữu Hổ cộng sự, 1993; Nguyễn Thị Hiền, 1996) nhưng chỉ thực hiện với các giống dừa địa phương có tỷ lệ nảy mầm trong tự nhiên rất cao, chưa có nghiên cứu nào thực hiện cho các giống dừa quý hiếm. Viện nghiên cứu Dầu cây có dầu đã nghiên cứu nuôi c ấy phôi dừa từ năm 1996 đã nhận được trợ giúp tài chính từ Chính phủ Việt Nam, IPGRI- COGENT, gần đây thông qua Đại học Queensland (Australia) bởi một dự án ACIAR. Nhóm tác giả Vũ Thị Mỹ Liên, Trần Thị Ngọc Thảo cộng sự (Viện nghiên cứu Dầu cây có dầu) đã nghiên cứu nuôi cấy phôi dừa trong điều kiện in vitro từ năm 1999 trên 2 giống dừa là Ta xanh Lùn vàng Mã Lai. Từ năm 2000 đến 2001, được sự tài trợ của IPGRI-COGENT, Nhóm tác giả trên đã nghiên cứu nuôi cấy phôi dừa Sáp (Makapuno), dừa Ẻo trong điều kiện in vitro. Đến năm 2003-2004, nhóm tác giả trên tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao qui trình nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm thông qua việc tìm môi trường thích hợp cho nuôi cấy phôi dừa Sáp dừa Dứa, nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian trữ lạnh đến khả năng nảy mầm của phôi dừa Sáp. Bên cạnh đó, nhóm tác gi ả còn nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng, chế độ tưới, chế độ ánh sáng, độ ẩm đến tỷ lệ sống của cây dừa nuôi cấy phôivườn ươm. Từ đó cho thấy, việc tìm ra điều kiện nuôi trồng của vườn ươm giúp cây dừa cấy phôi thích nghi với điều kiện ex-vitro là một vấn đề khó khăn nhưng lại rất thi ết thực. Song song đó, với sự tài trợ của Trường Đại học Queensland (Australia) thông qua dự án ACIAR thực hiện từ năm 2003-2005, nhóm tác giả này đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của IBA NAA đến sự tạo rễ của phôi dừa Dứa Xiêm, nghiên cứu ảnh hưởng của việc cắt dây treo (haustorium) của phôi trong quá trình nuôi cấy để hạn chế tỷ lệ chết của cây dừa nuôi cấy phôi khi chuyển ra vườ n ươm. thông qua dự án Phát triển sản xuất giống Dừa (giai đoạn 2001-2005) của Bộ Công Nghiệp, nhóm tác giả Vũ Thị Mỹ Liên, Trần Thị Ngọc Thảo cộng sự đã nghiên cứu nuôi trồng 2 giống dừa quý là Sáp Dứa, hiện nay đã trồng ra đồng được khoảng 5ha. Tuy nhiên, cho đến nay tỷ lệ thành công vẫn chưa cao. Từ phôi mới đưa vào nuôi cấy cho đến khi cây trưởng thành để trồng ra đồng là 19-20%. 1.3 Qui trình nuôi cấy phôi dừa hiện có của Viện Từ năm 2001-2005 viện Nghiên Cứu Dầu Cây Có Dầu đã bước đầu thực hiện thành công việc nhân giống dừa sáp bằng cách nuôi cấy phôi dừa trong điều kiện in vitro. Dưới đây là quy trình được mô tả lại : Giai đoạn 1: Chọn trái giống 5 Dừa sáp được lấy ở Cầu Kè Trà Vinh, chọn trái giống không bị hư, khoảng 9 tháng tuổi. Ở giai đoạn này tỷ lệ trái được sử dụng để lấy phôi bị hao hụt chỉ còn khoảng 80%. Giai đoạn 2 : Tách phôi khử trùng. Cấy phôi nuôi phôi Phôi dừa sau khi được lấy ra cùng với lớp cơm dừa được khử trùng với javen 100% trong 10-15 phút. Rửa phôi bằng nước vô trùng khoảng 4-5 lần. Tách phôi Cấy phôi đã được vô trùng vào các ống nghiệm có chứa 50 ml môi trường chuẩn Y3 (chi tiết xem phụ lục) Các ống nghiệm chứa phôi được mang đi nuôi cấyphòng sáng ở nhiệt độ 28 0 C ± 2 0 C, ánh sáng là 4.000 lux, thời gian chiếu sáng 9h/ngày. Cấy chuyền phôi hàng tháng (10 lần/10tháng). Phôi dừa bắt đầu nảy mầm sau khoảng 3-4 tuần, khoảng 10-11 tháng hình thành đầy đủ các bộ phận thân, lá, rễ. Trong khoảng thời gian này cần định kỳ cấy chuyền mỗi tháng một lần nhằm thay thế môi trường cũ đã cạn kiệt dinh dưỡng bằng môi trường mới giàu dinh dưỡng hơn, tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe m ạnh cân đối. Cây trưởng thành trong ống nghiệm chuẩn bị chuyển ra vườn ươm là cây phải đạt kích thước về chiều cao cây ≥ 15cm, đã có 3 lá mở hoàn toàn đã có rễ thứ cấp. Kết thúc giai đoạn nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ phôi sống sót phát triển thành cây là khoảng 40%. Giai đoạn 3 : Giai đoạn thích nghi trong phòng thí nghiệm. Cây trưởng thành trong ống nghiệm chuẩn bị chuyển ra vườn ươm nên cần có một giai đoạn thích nghi trong phòng thí nghiệm. Các cây dừa con được cấy vào môi trường Y3 có nồng độ đường 4,5% được đặt vào điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ 30 o C, độ ẩm 60% cường độ chiếu sáng 5.000 lux. Giai đoạn thích nghi trong phòng thí nghiệm được thực hiện khoảng 1-2 tháng. Giai đoạn 4 : làm cây thích nghi ở vườn ươm Cây dừa trong phòng thí nghiệm được đem ra trồng trong các túi PE 15 có pha cát, xơ dừa, phân chuồng theo tỷ lệ (1:1:1). Nuôi trồng cây dừa trong bịch PE khoảng 4 tháng. Cây sống sót từ giai đoạn này đạt 60-70%. Giai đoạn 5 : Trồng ở vườn ươm Sau khi trồng thích nghi ở vườn ươm, các cây con được chuyển sang giá thể trồng khác là đất được trồng trong túi PE 25 Cây sống sót ở giai đoạn này đạt 80-90%. Cây con đạt tiêu chuẩn đưa ra vườn trồng là cây có chiều cao ≥ 40cm, cây có ít nhất 5 lá xanh, chu vi gốc ≥ 10cm 6 Giai đoạn 6: Trồng ra đồng Sau khi được trồng ở giai đoạn thích nghi cây dừa đã cứng cáp có khả năng chống chịu cao, được đem trồng ra đồng, tăng lượng phân bón lên 1/3 so với khuyến cáo trồng dừa. Tỷ lệ sống giai đoạn này là khoảng 95% -100%. Như vậy, sau quá trình nuôi cấy phôi khoảng 12-13 tháng, tỷ lệ phôi phát triển thành cây xanh tốt ở vườn ươm đạt tiêu chuẩn trồng ra đồng là 19-20%. Nguyên nhân dẫn đế n tỷ lệ thành công thấp là do: • Tỷ lệ phôi bị chìm hoàn toàn trong môi trường khi mới đưa vào nuôi cấy chiếm 10-15%, các phôi này hầu hết không phát triển được chết. • Tỷ lệ phôi phát triển bất thường cao chiếm khoảng 10-30% (các phôi phát triển bất thường là các phôi phát triển không có lá hay rễ, hay cây không có lá mở) • Tỉ lệ phôi phát triển thành cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm đủ tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm thấp (khoảng 40%) • H ệ thống lá rễ nghèo nàn (lá nhỏ, phát triển chậm, bộ rễ không có hoặc có ít rễ thứ cấp) • Khả năng thích nghi ở vườn ươm thấp (Tỷ lệ cây con sống sót ở vườn ươm là khoảng 60-70%) Như vậy vấn đề chính cần giải quyết trong đề tài này là phải định hướng cho phôi phát triển ngay khi mới đưa vào nuôi cấy cải tạo được hệ thống chồi rễ để năng cao tỷ lệ nảy mầm phát triển thành cây hoàn chỉnh có đầy đủ lá rễ trong ống nghiệm. Ngoài ra, đề tài cải thiện tỷ lệ sống của cây dừa nuôi cấy phôigiai đoạn vườn ươm. 7 Quy trình nuôi cấy phôi dừa sáp năm 2001-2005: 1. Chọn trái giống, cấy phôi 2. Cấy truyền mỗi tháng. 5. Trồng giai đoạn 2 ngoài vườn ươm. 3. Cây dừa phát triển đầy đủ lá, rễ trong ống nghiệm 4. Làm cây thích nghi trồng giai đoạn 1. 50ml Y3 với đường 4,5%, 2 tháng Túi PE 15, cát-bụi dừa-phân chuồng (1:1:1), 3-4 tháng 50 ml Y3 + đường 6% + IBA 2mg/l, ĐK : 26 ± 2 0 C, 4000lux, 9h/ngày.10-11 tháng. 6. Trồng ra đồng, phân bón tăng 1/3 so với giai đoạn 1. 50ml môi trường Y3 + IBA 2mg/l ĐK : 28 ± 2 0 C, 4000lux, 9h/ngày Túi PE 30, giá thể: đất, 6 tháng. 100% 80-90% 60%-70% 40% 80% Tỷ lệ đạt được 19,2% Chọn trái 9 tháng tuổi, không sâu bệnh Tách phôi khử trùng với javel 10 đến 15 phút. 10 lần 8 Cây dừa nuôi cấy phôi phát triển tốt trong phòng thí nghiệm có đủ điều kiện để đưa ra vườn ươm là: • Cây phát triển xanh tốt. • Cây rễ phát triển cân đối • Cây đã có 3 lá mở có rễ phụ Cây dừa nuôi cấy phôi phát triển tốt trong vườn ươm đủ tiêu chuẩn để đưa ra vườn trồng khi: • Cây phát triển xanh tốt, không sâu bệnh. • Cây đạt chiều cao ≥ 40cm • Cây có 5-6 lá xanh • Đường kính gốc ≥ 30mm 1.4 Sơ lược về đối tượng nghiên cứu: cây dừa Sáp (Cocos nucifera L.) 1.4.1 Vị trí phân loại Giới: Plantae Ngành : Magnoliophyta Lớp : Liliopsida Bộ : Arecales Họ : Arecaceae Chi : Coconuts(cocos) Loài : Cocos nucifera 1.4.2 Đặc điểm hình thái của trái dừa sáp Dừa sáp (Makapuno) là một giống dừa đột biến từ giống dừa cao Laguna, có nguồn gốc từ Philippines. Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, thuộc giố ng dừa cao. Dừa sáp về bản chất có đặc điểm sinh học giống như những loại dừa thường khác, chỉ có cơm dừa (nội nhũ) là đặc biệt khác. Dựa vào độ đặc ruột của cơm dừa, dừa Sáp được chia thành 3 nhóm với kiểu đặc ruột là kiểu A, B C với độ đặc ruột tương ứng tăng dần, với kiểu A là đặc ít, chỉ khoảng 1/3 bán kính trái d ừa, kiểu C là gần như không có nước. dừa sáp có lớp cơm màu trắng rất dày (có khi choán hết cả phần ruột) giống như sáp đèn cầy, chính giữa là chất lỏng sệt như nước cơm chắt. Không như cơm dừa bình thường, nếu còn non thì mềm ngọt, nếu già thì cứng cạy. Cơm dừa sáp mềm dẻo như bột quánh lại, béo có mùi thơm đặc trưng. Nước dừa sáp c ũng vậy. Thông thường một quày dừa sáp có 12 trái, chỉ có khoảng 3-4 trái có sáp, thậm chí không có trái nào, tùy theo nhiều yếu tố. 1.4.3 Giá trị kinh tế của cây dừa sáp. 9 Dừa Sáp Makapuno có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho các ngành du lịch, chế biến thực phẩm…, giá thành của một trái dừa sáp cao gấp 20-30 lần một trái dừa thường. Hiện nay, dừa sáp được mệnh danh là loại dừa mắc nhất Việt Nam với giá dao động từ 100.000đ đến 120.000đ/trái. Đây là loại trái giải khát độc đáo của Huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, không đâu có thể sánh được, kể cả xứ s ở nổi tiếng về dừa là Bến Tre. Tất cả các phần của cây dừa sáp từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo, nước… đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người. Do vậy, với giá thành hiện tại của trái dừa sáp cùng với hương vị thơm ngon của trái dừa sáp đã phần nào giúp đỡ cho tiềm năng du lịch tại địa phương phát triển. Bên cạnh đó cũ ng giải quyết được công ăn việc làm, ổn định về đời sống kinh tế cho người nông dân. Hiện nay, Philippines là quốc gia hàng đầu về sản xuất cây dừa Sáp nuôi cấy phôi, với 10 phòng thí nghiệm chuyên sản xuất giống dừa này nhưng vẫn chưa đủ giống cung cấp cho nhu cầu sản xuất giá cây dừa giống vẫn còn khá cao, chỉ một số công ty tư nhân mới đủ khả năng đầu tư trồng dừa Sáp phải đặt mua cây giống trước 1-2 năm. Bảng 1.1: Giá cây dừa Sáp nuôi cấy phôi ở các nước khác Năm Quốc gia Giá trái Sáp Giá cây dừa NCP Philippines 30 Peso/trái (~0,65USD/trái) 500 Peso/cây (~11 USD/cây) 2007 Indonesia 2-3 USD/trái 30 USD/cây 2008 Philippines 600 Peso/cây (~14 USD/cây) 2009 Philippines 600 Peso/cây (~14 USD/cây) 2010 Philippines 60 Peso/trái (~1,35 USD/trái) 900 Peso/cây (~21 USD/cây) Mặc dù giá cây dừa giống cấy phôi khá cao, người dân khó có khả năng tiếp cận, nhưng tiềm năng lợi nhuận rất lớn, vì cây dừa Sáp nuôi cấy phôi sau 3,5 năm trồng sẽ cho năng suất trái sáp là trên 70% nên chỉ cần sau 1 -2 đợt thu hoạch là có thể thu hồi vốn đầu tư có thể thu hoạch được 40-50 năm. 1.4.4 Phương pháp nhân giống dừa Sáp Trồng dừa sáp theo phương pháp truyền thống: dùng trái không đặc của cây d ừa sáp để ươm làm giống sẽ cho tỷ lệ nảy mầm khoảng 60-70%. Tuy nhiên [...]... tách lấy phôi ra khỏi lớp cơm dừa - Ngâm phôi đã được tách vào javen 10% trong vòng 1-2 phút - Tiếp tục rửa lại phôi 3 lần bằng nước cất vô trùng - Phôi đã sẵn sàng cho các thí nghiệm nuôi cấy 2.2.1 Nghiên cứu cải tiến môi trường nuôi cấy phôi dừa Sáp giai đoạn phòng thí nghiệm: nguồn carbon, nitơ, các chất điều hòa tăng trưởng thực vật để tăng tỷ lệ nảy mầm sống của phôi dừa Sáp Mục đích thí nghiệm: ... mỗi tuần nuôi cấy Thí nghiệm được theo dõi trong 5 tháng 2.2.2 Nghiên cứu các điều kiện ngoại cảnh để nuôi cấy phôi dừa trong phòng thí nghiệm: cường độ ánh sáng, phổ màu, cung cấp ôxy, nhiệt độ 2.2.2.1- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc nuôi cấy lắc (cung cấp ôxy) nhiệt độ đến tỉ lệ nảy mầm của phôi dừa (giai đoạn phôi mới được đưa vào ống nghiệm) : Mục đích thí nghiệm: Trong quá trình nuôi cấy phôi, đặc... mỗi tuần nuôi cấy Thí nghiệm được theo dõi trong 3 tháng 2.2.1.3- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đường (nguồn Carbon) trong môi trường nuôi cấy giai đoạn cây dừa con đã có lá: 3 nghiệm thức Mục đích thí nghiệm: Nhằm lựa chọn nồng độ đường trong môi trường nuôi cấy (lần cấy truyền thứ 4) thích hợp giúp cây dừa con vẫn tăng trưởng tốt trong ống nghiệm nhưng giúp cây dễ thích nghi ở giai đoạn vườn ươm,... liệu sau mỗi tuần nuôi trồng 27 2.2.6 Nghiên cứu một số tổ hợp phân bón cho cây dừa Sáp nuôi cấy phôivườn ươm (bao gồm: phân bón NPK, các chế phẩm sinh học, các chất điều hòa tăng trưởng thực vật…) Khác với cây dừa được ươm từ quả có nguồn dinh dưỡng cân đối của nước dừa cơm dừa nuôi phôi phát triển thành cây, cây dừa nuôi cấy phôi khi đưa ra vườn ươm cần bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển thông... của phôi dừa Sáp: Mục đích thí nghiệm: Nhằm lựa chọn ra môi trường có bổ sung chất điều hòa tăng trưởng thực vật thích hợp cho phôi dừa Sáp, giúp phôi phát triển thành cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm, phôi phát triển nhanh, chồi rễ khỏe Thí nghiệm một yếu tố gồm 4 nghiệm thức được bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, được lặp lại 3 lần với 10 phôi/ nghiệm thức 22 Bảng 2.2: Công thức thí nghiệm. .. trường nuôi cấy phôi để làm tăng tỷ lệ nảy mầm phát triển thành cây hoàn chỉnh trong phòng thí nghiệm, giúp phôi phát triển nhanh, cải thiện hệ thống chồi rễ 21 2.2.1.1- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng nitơ (N) trong môi trường nuôi cấy: Mục đích thí nghiệm: Nhằm lựa chọn ra môi trường có hàm lượng N phù hợp cho sự phát triển của phôi dừa Sáp, giúp phôi phát triển tốt trong ống nghiệm Thí nghiệm. .. mỗi tuần nuôi cấy Thí nghiệm được theo dõi trong 2 tháng 2.2.2.2- Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng phổ màu đến sự sinh trưởng của phôi dừa giai đoạn đã có lá Các cây dừa con đã có lá, chiều cao chồi 5cm được nuôi cấy trong môi trường Y3 cải tiến (kết quả của thí nghiệm 1) Các ống nghiệm được đặt trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau Thí nghiệm 2 yếu tố gồm cường độ ánh sáng phổ màu... tăng tỷ lệ nảy mầm phát triển thành cây của phôi, làm gia tăng trọng lượng tươi của cây thông qua việc tăng chiều cao cây, số rễ chính, số rễ phụ đường kính gốc 33 Ảnh 3.1.1: Cây dừa Sáp nuôi cấy phôi trên môi trường N0, N1 N2 (từ trái sang) sau 10 tuần nuôi cấy Môi trường được đề xuất sử dụng trong qui trình nuôi cấy phôi cải tiến giai đoạn phòng thí nghiệm là môi trường N2 (môi trường Y3... chọn điều kiện nuôi cấy thích hợp ở giai đoạn cây chuẩn bị chuyển ra vườn ươm (lần cấy truyền cuối, lần 6) giúp cây vẫn tăng trưởng tốt thích nghi dần với điều kiện tự nhiên khi chuyển ra vườn ươm Các cây dừa con trong ống nghiệm có kích thước 15cm, đã có 2 lá, nuôi trong môi trường Y3 cải tiến (kết quả của thí nghiệm 1) được đặt vào các điều kiện khác nhau Thí nghiệm gồm 2 yếu tố được bố trí theo... - Nghiệm thức 3: Dithane M45 (hoạt chất Mancozeb) 5g/l - Nghiệm thức 4: Carban (hoạt chất Carbendazim 80%) 2g/l Thí nghiệm 1 yếu tố được bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, thí nghiệm được lặp lại 4 lần với 10 cây/ nghiệm thức Chỉ tiêu theo dõi: - Tỉ lệ nhiễm, tỷ lệ sống không nhiễm - Đo đếm số liệu sau mỗi tuần nuôi cấy 2.2.5 Nghiên cứu cải tiến điều kiện nuôi trồng cây dừa sáp nuôi cấy phôi

Ngày đăng: 21/04/2014, 18:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan