nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường

51 744 1
nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” - CN. Đào Vĩnh Sơn 0 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU DA -GIÀY BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Da - Giầy Chủ nhiệm đề tài: CN. Đào Vĩnh Sơn HÀ NỘI, NĂM 2011 9038 Mó s: 201.11.RD/H-KHCN Vin Nghiờn cu Da - Giy ti c thc hin trờn c s Hp ng s 201.11/RD/H-KHCN ngy 05 thỏng 05 nm 2011. Nghiờn cu quy trỡnh thit k, ch to giy dộp cho bnh nhõn ỏi thỏo ng - CN. o Vnh Sn 1 Danh sách những ngời thực hiện ************ STT H v tờn Hc hm, hc v C quan cụng tỏc 1 o Vnh Sn C nhõn tin hc Trung tõm Thit K v PTSP - Vin nghiờn cu Da Giy 2 Hong Th Hng C nhõn Cao ng Nt 3 Nguyn Th Thu H CN 6/6 Nt 4 Cao Ngc Linh CN k thut Nt 5 Lu Ton Nng C nhõn Cao ng Nt 6 Hong Vn Phúng CN 6/6 Nt và các đồng nghiệp tại Trung tâm Thiết kế và PTSP - Viện nghiên cứu Da Giầy, tại các Doanh nghiệp sản xuất Giầy thuộc Hiệp hội Da Giầy Việt Nam Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” - CN. Đào Vĩnh Sơn 2 MỤC LỤC Danh s¸ch nh÷ng ng−êi thùc hiÖn 0 PHẦN I. TỔNG QUAN 4 1.1. Cơ sở pháp lý, xuất xứ và sự cần thiết của đề tài. 4 1.1.1. Cơ sở pháp lý: 4 1.1.2. Sự cần thiết của đề tài: 4 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 5 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước: 5 1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: 6 1.6. Một số yêu cầu đối với giày và nguyên vật liệu sản xuất giày cho bệnh nhân tiểu đường: 9 1.6.1. Yêu cầu đối với giày cho bệnh nhân tiểu đường 9 1.6.2. Vật liệu làm giầy cho người bị bệnh đái tháo đường và yêu cầu đối với chúng 11 1.6.2.1. Vật liệu làm phần mũ giầy và yêu cầu đối với chúng 12 1.6.2.2. Vật liệu làm phần đế giày và yêu cầu đối với chúng 19 PHẦN II. THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN 23 2.1. Thiết kế giày cho bệnh nhân tiểu đường 23 2.1.1. Cấu trúc giày 23 2.1.2. Phom để sản xuất giày cho bệnh nhân tiểu đường 25 2.1.3. Thiết kế mũ giày 26 2.1.4. Thiết kế các chi tiết phần đế giày 27 2.1.5. Đặc điểm thiết kế, cấu trúc giày cho bệnh nhân tiểu đường 28 2.1.6. Đặc điểm công nghệ sản xuất giày cho người bệnh tiểu đuờng 29 2.1.6.1. Pha cắt vật liệu thành các chi tiết giày và hoàn thiện chi tiết sau pha cắt 30 2.1.6.2. Ráp nối các chi tiết mũ giày 31 2.1.6.3. Định hình mũ giày trên phom 32 2.1.6.4. Ráp phần đế giày 33 2.1.6.5. Hoàn tất giày 35 2.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 36 2.2.1. Thiết kế phom: 36 2.2.2. Chế tạo tẩy lót 36 2.2.3. Lựa chọn nguyên liệu: 38 2.2.4. Lựa chọn quy trình thiết kế và chế tạo giầy cho bệnh nhân tiểu đường với quy mô nhỏ, công suất từ 70 đến 100 đôi giầy thành phẩm/ca ( 8 giờ): 39 2.2.4.1. Đo chân: 40 2.2.4.2. Điều chỉnh phom. 43 2.2.4.3. Pha cắt: 43 2.2.4 4. May lắp ráp mũ giầy 44 2.2.4.5. Gò ráp đế: 45 2.2.5.Tổ chức đo chân và sản xuất thử nghiệm: 46 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 50 Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” - CN. Đào Vĩnh Sơn 3 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài "Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” được tiến hành theo hợp đồng đặt hàng khoa học công nghệ số 241.10 RD/HĐ-KHCN và hợp đồng số 201.11 RD/HĐ-KHCN giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Da Giầy . Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu, đưa ra quy trình thiết kế và chế tạo giầy dép phù hợp với việc b ảo vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh đái tháo đường. Nội dung của đề tài: - Khảo sát các dạng tổn thương bàn chân đặc trưng, nhu cầu sử dụng - Xây dựng yêu cầu cơ bản đối với giầy dép bảo vệ bàn chân cho bệnh nhân ĐTĐ. - Lựa chọn kết cấu sản phẩm và loại NPL phù hợ p. - Xây dựng quy trình thiết kế và chế tạo giầy dép phù hợp với việc bảo vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh ĐTĐ. - Sản xuất thử nghiệm 100 đôi giầy cho bệnh nhân ĐTĐ. - Đánh giá hiệu quả đề tài. Kết quả đạt được: Sản phẩm giầy dành cho bệnh nhân được đánh giá khá cao trên một số nội dung như sau: - Độ mềm mại phần da mũ giầy đạt yêu cầu - Lót giầy mềm và êm - Thấm hút mồ hôi và thông thoáng khí chống ẩm mốc tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển - Giầy dép vừa vặn với bàn chân, nhẹ tạo điều kiện cho việc di chuyển dễ dàng, giảm bớt sự đau đớn của bàn chân Kết luận: đề tài đã hoàn thành theo hợp đồng đã ký với Bộ Công thương Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” - CN. Đào Vĩnh Sơn 4 PHẦN I. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở pháp lý, xuất xứ và sự cần thiết của đề tài. 1.1.1. Cơ sở pháp lý: Đề tài "Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” được tiến hành theo Hợp đồng đặt hàng khoa học công nghệ số 241.10 RD/HĐ-KHCN và hợp đồng số 201.11 RD/HĐ-KHCN giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Da Giầy . 1.1.2. Sự cần thiết củ a đề tài: Ở Việt nam, số lượng bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bàn chân ngày càng tăng. Nghiên cứu của Viện Nội Tiết Trung Ương năm 2004 ở những bệnh nhân lần đầu tiên đến khám cho thấy 43,2% bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại vi, 1,2% có loét bàn chân, từ tháng 6/2004 đến tháng 8/2005 có 60 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 1,9% bệnh nhân nhập viện, năm 2006 tỷ lệ này là 2,9%, năm 2007 tăng gấp đôi so với nă m 2006. Để hạn chế và phòng ngừa loét chân cần khám phát hiện sớm biến chứng bàn chân, điều trị thích hợp, tư vấn giáo dục bệnh nhân chăm sóc bàn chân và lựa chọn giày thích hợp. Giày không vừa chân là nguyên nhân phổ biến gây loét chân của bệnh nhân đái tháo đường. Sử dụng giày theo chỉ định của bác sĩ được xem là một cách để phòng ngừa và điều trị loét bàn chân đái tháo đường. Tuy vậy, việc này chỉ có hiệu quả nếu bệnh nhân chấp nhận mang giày đã được chỉ định. Vì vậy, việc thảo luận vai trò của mang giày phù hợp là vô cùng quan trọng. Vì các kích ứng do giày, dép gây ra là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương bàn chân đái tháo đường nên các lời khuyên về việc sử dụng giày dép thích hợp là rất cần thiết trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát các tổn thương của bàn chân. Vì vậy, đề tài "Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệ nh nhân đái tháo đường” được tiến hành sẽ giải quyết được vấn đề trên cho bệnh nhân đái tháo đường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đưa ra quy trình thiết kế và chế tạo giầy dép phù hợp với việc bảo vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh đái tháo đường. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứ u: Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam. Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” - CN. Đào Vĩnh Sơn 5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong 2 năm, với mục tiêu: Thiết kế và chế tạo giầy dép phù hợp với việc bảo vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh đái tháo đường ở Việt Nam 1.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Nội dung nghiên cứu: Khảo sát các dạng tổn thương bàn chân đặc trưng, nhu cầu sử dụng; Xây dựng yêu c ầu cơ bản đối với giầy dép bảo vệ bàn chân cho bệnh nhân ĐTĐ; Lựa chọn kết cấu sản phẩm và loại NPL phù hợp; Xây dựng quy trình thiết kế và chế tạo giầy dép phù hợp với việc bảo vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh ĐTĐ; Sản xuất thử nghiệm 100 đôi giầy cho bệnh nhân Đ TĐ; Đánh giá hiệu quả đề tài. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát thực tế, xác định tiêu chuẩn chất lượng của giầy dép phù hợp với bệnh nhân ĐTĐ; - Tiến hành thí nghiệm theo phương pháp thử- sai, phân tích đánh giá kết quả qua từng thí nghiệm thiết kế và chế tạo, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật trong quá trình thực hiện nhằm tìm ra quy trình công nghệ tối ưu. 1.5. Tổng quan tình hình nghiên c ứu trong và ngoài nước 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước: Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạnh thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu kết hợp với các rối loạn quan trọng về chuyển hoá carbonhydrate, chất béo, và protein. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấ p tính, các tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài sẽ gây các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ[3]. Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian, sự phát triển kinh tế xã hội. Đái tháo đường đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe của toàn cầu, là nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ bệnh tật và tử vong do làm tăng tỷ lệ biến chứ ng cấp tính và mạn tính…. Tại Việt Nam ĐTĐ đang tăng lên một cách nhanh chóng, đang là vấn đề phổ biến và nghiêm trọng gây giảm tuổi thọ và tăng tỷ lệ bệnh tật, là gánh nặng kinh tế đối với cá nhân và xã hội. Điều tra 1991 tại một số vùng lân cận Hà Nội tỉ lệ ĐTĐ vào khoảng 1,1%, tại Huế khoảng 0,9% dân số trong vùng. Điều tra cơ bả n năm 1992 tại một số quận nội thành TP Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ ĐTĐ Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” - CN. Đào Vĩnh Sơn 6 là 2,52± 0,4% [6] và năm 2003 là 3.8% [5 ]. Điều tra 1999-2001 tỷ lệ ĐTĐ tại thành phố Hà Nội đã tăng lên 2,42% [1] . Và theo ước tính, năm 2010, số người ĐTĐ ở Việt Nam xấp xỉ 1,65? triệu người, chiếm 2,9%, năm 2030 là 3,4 triệu người, chiếm 4,4% dân số[4]. Các cuộc điều tra mới đây tại một số vùng miền Bắc và miền Nam Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3-5% thay đổi tuỳ vùng địa lý [2]. Để hạn chế và phòng ngừa loét chân cần khám phát hiện sớm biến chứng bàn chân, điều trị thích hợp, tư vấn giáo dục bệnh nhân chăm sóc bàn chân và lự a chọn giày thích hợp. Giày không vừa chân là nguyên nhân phổ biến gây loét chân của bệnh nhân đái tháo đường. Chọn giày mang theo chỉ định của bác sĩ được xem là một cách để phòng ngừa và điều trị loét bàn chân đái tháo đường. Tuy vậy việc này chỉ có hiệu quả nếu bệnh nhân chấp nhận mang giày đã được chỉ định. Vì vậy, việc thảo luận vai trò của mang giày phù hợp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc thiết kế gi ầy dép cho bệnh nhân ĐTĐ chưa được nghiên cứu bài bản nên phần lớn bệnh nhân thường dùng giầy dép theo tư duy của họ, không phù hợp về mặt y tế. Một số áp dụng mới chỉ là tấm lót giầy nên chưa giải quyết trọn vẹn yêu cầu y tế đặt ra. 1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Trên thế giới người ta thường sử dụng 2 loại giầy cho bệnh nhân tiểu đường: gi ầy được chế tạo theo bàn chân bệnh nhângiầy “sâu rộng” được sản xuất hàng loạt. Loại đầu tiên được sản xuất theo các đặc trưng nhân trắc (hình dạng và kích thước) bàn chân của từng bệnh nhân tiểu đường. Chúng được làm từ các loại vật liệu rất mềm như da mềm với các chi tiết đóng mở linh hoạt như băng nhám (Velcro) với mục đích phòng các biến chứng như các v ết trầy sước hoặc nhiễm trùng. Loại giày này còn sử dụng các chi tiết hỗ trợ vòm bàn chân, hỗ trợ gót chân và các chi tiết độn, chúng được thiết kế chính xác theo biên dạng và hình dạng bàn chân và chân người bệnh. Tuy nhiên giá thành của loại giầy này thường rất cao. Loại giày thứ hai là giầy “sâu rộng” với một số kiểu giầy tiêu biểu với lót giầy có thể tháo rời. Gọi là giầy “sâu rộng” là vì giầy này cao hơn, rộng hơ n giầy bình thường, có nghĩa là thể tích bên trong giầy lớn hơn để có thể chứa lót giầy có độ dày lớn hơn ở giày bình thường. Lót có độ dày tối thiểu 3/16 inch (4,8 mm) đảm bảo độ giảm chấn, độ êm cho bàn chân người bệnh. Giầy được giữ (đóng) trên bàn chân bằng dây giày hoặc băng nhám velcro để có thể điều Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” - CN. Đào Vĩnh Sơn 7 chỉnh được độ vừa vặn của giày với bàn chân sau khi đã đưa lót giày vào. Lót giày có thể được chế tạo theo bàn chân người bệnh. Có một số kiểu giầy loại 2 cho bệnh nhân tiểu đường tùy thuộc vào mức độ bệnh hay nguy cơ bàn chân. Thường chia thành 4 nhóm nguy cơ bàn chân đái tháo đường : Nhóm nguy cơ thấp: Cảm giác bảo vệ bàn chân bình thường. Nhóm nguy cơ vừa: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, không có biến dạng bàn chân, không có tiền s ử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước. Nhóm nguy cơ cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn chân, không có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước Nhóm nguy cơ rất cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn chân, có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước. Giày cho nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp: Nhóm này lựa chọn giày phù hợp với các đặc điểm: Đế và mũi giày m ềm, có các kích cỡ bề ngang khác nhau thích hợp cho từng bệnh nhân, ví dụ nhu ở hình 1. Hình 1: Giày cho bệnh nhân tiểu đường nguy cơ thấp (Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot Problem) Giày cho nhóm bệnh nhân nguy cơ vừa: Bệnh nhân có nguy cơ vừa bị loét. Lựa chọn loại giày da rộng, mềm, dễ uốn, với kích cỡ cân đối, với áp lực thích hợp, vừa vặn với cung gan bàn chân cho đối tượng bệnh nhân này. a b Hình 2: Giày cho bện nhân tiểu đường nguy cơ vừa (Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” - CN. Đào Vĩnh Sơn 8 Foot Problem) a: Giày da rộng, mềm, dễ uốn, vừa vặn với cung gan bàn chân b: Giày có sự phân bố áp lực phù hợp bên trong đế giày. Giày cho nhóm nguy cơ bị loét chân cao: Khi bị mất cảm giác bảo vệ sẽ gây ra những biến dạng của bàn chân (lồi xương đốt bàn, ngón chân hình búa, ngón chân hình vuốt thú). Trong các trường hợp này ngón chân của bàn chân bị biến dạng, không thích hợp với đôi giày đang mang từ trước, nhân tố quan trọng nhất là phần trên mũi giày, sẽ gây c ọ sát và làm gia tăng những vết loét ở phía trên ngoài và sau của vùng này. Vị trí loét thường xuất hiện ở phía trên mu bàn chân và bên cạnh của ngón 1 và ngón 5. Với những bệnh nhân này cần được tư vấn để lựa chọn giày phù hợp: chất liệu nên mềm, dễ uốn, tạo được sự thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào của bề mặt giúp phòng ngừa các tổn thương do cọ sát. Với nhóm bệnh nhân này, sự bi ến dạng bàn chân có liên quan mật thiết với dáng đi của từng người. Giày cho nhóm bệnh nhân này có đế giày làm bằng chất liệu cao su, cho phép trải rộng áp lực bên trong ra cả vùng biên và đế giày vững và có thể chuyển động dễ dàng. Giày làm bằng da mềm, có khoảng trống ở mũi giày phù hợp với ngón chân bị biến dạng và tránh tăng áp lực quá mức từ mũi giày. Hình 3. Giày cho nhóm nguy cơ cao bị loét chân (Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot Problem) Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao: (Mất cảm giác bảo vệ, kèm biến dạng bàn chân, tiền sử bị loét hoặc chấn thương). Bệnh nhân tiểu đường bị mất cảm giác bảo vệ, bàn chân biến dạng cùng với tiền sử loét ở vùng gan bàn chân, hoặc trước đó có tháo ngón. Ở các bệnh nhân này xuất hiện tình trạng tăng quá mức áp lực dưới chân trong khi họ đ i lại, áp lực cao nhất thường xuyên xảy ra ở phía dưới của ngón chân bị lồi lên, liên quan đến vị trí của vết loét. Để giảm áp lực đỉnh này cần sử dụng giày phù hợp để phân bố đều áp lực lên các phần lòng bàn chân. Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” - CN. Đào Vĩnh Sơn 9 Hình 4: Lót giày cho bệnh nhân tiểu đường (Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot Problem) Nhóm này nên lựa chọn loại giày với các đặc điểm: đế giày di động và cứng, giày nửa sau giúp giảm tải ở phần bàn chân trước và thúc đẩy sự lành vết loét lên đến 66%. A b Hình 5: Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao (Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot Problem). a: Giày với đế cứng và mũi giày rộng để chứa ngón chân biến dạng, và có nhiều miếng đệm ở bên trong. b: Giày nửa đế, giúp không tạo áp lực lên vết loét bàn chân trước, do bệnh nhân đi bằng áp lực duy nhất ở vùng rìa bàn chân 1.6. Một số yêu cầu đối với giày và nguyên vật liệu sản xuất giày cho bệnh nhân tiểu đường: 1.6.1. Yêu cầu đối với giày cho b ệnh nhân tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường có các nhóm nguy cơ khác nhau về chấn thương bàn chân, tuy nhiên bàn chân tất cả các bệnh nhân đều có đặc điểm chung sau đây: - Bàn chân dễ bị tổn thương, do người bệnh bị giảm hoặc mất cảm giác bàn chân, khi bị tổn thương người bệnh không biết do vậy vết thương dễ nặng [...]... chân người tiểu đường Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011 Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường - CN Đào Vĩnh Sơn Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN 28 Viện Nghiên cứu Da - Giầy 2.1.5 Đặc điểm thiết kế, cấu trúc giày cho bệnh nhân tiểu đường Từ yêu cầu chung đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường, qua nghiên cứu các tài... 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011 Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường - CN Đào Vĩnh Sơn Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN 11 Viện Nghiên cứu Da - Giầy Hình 7 Minh họa yêu cầu phần mũi giày cho bệnh nhân tiểu đường - Giầy bảo vệ bàn chân khỏi các tác động cơ học từ môi trường bên ngoài (các tác động va đập, đâm xuyên của các vật thể) - Giầy mềm mại, lót êm không cộm để... – ở giữa, cho độ bền đường may chắc chắn Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011 Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường - CN Đào Vĩnh Sơn 32 Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy Hình 19 Các dạng mũi may mũ giầy 2.1.6.3 Định hình mũ giày trên phom Định hình mũ giày – đó là quá trình tạo cho các vật... giày Kết cấu giầy cho bệnh nhân tiểu đường nói chúng và kết cấu phần đế giầy này nói riêng cần đáp ứng yêu cầu đảm bảo độ mềm mại (mềm bẻ uốn), nhẹ, êm Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011 Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường - CN Đào Vĩnh Sơn Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN 34 Viện Nghiên cứu Da - Giầy xốp do vậy... Các-tông là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất để làm giày dép nói Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011 Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường - CN Đào Vĩnh Sơn Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN 21 Viện Nghiên cứu Da - Giầy chung và giày cho bệnh nhân tiểu đường nói riêng Với các ưu điểm như đảm bảo độ cứng, độ đàn... cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011 Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường - CN Đào Vĩnh Sơn Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN 31 Viện Nghiên cứu Da - Giầy Các công việc chuẩn bị chi tiết truớc khi may mũ giày cho bệnh nhân tiểu đường được tiến hành tương tụ như đối với sản xuất giầy thông dụng Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý đến các công đoạn làm... chân người bị bệnh tiểu đuờng Thông thường người bị bệnh tiểu đường có độ tuổi từ 45 trở nên, bàn chân đã phát triển đầy đủ và ổn định nên có thể chỉ cần sử dụng một loại phom với các cỡ khác nhau cho giầy nam và một loại phom cho giầy nữ Phom cho sản xuất giầy cho bệnh nhân tiểu đường về cơ bản giống phom cho sản xuất giầy thông dụng Nhóm nghiên cứu đã chế tạo phom giầy cho bệnh nhân tiểu đường trên... vùng này - Giầy cho bệnh nhân tiểu đường phải ôm chân nhưng ép nén bàn chân ở mức thấp nhất có thể, do vậy các kích thước chu vi vòng phom có giá trị bằng Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011 Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường - CN Đào Vĩnh Sơn Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN 26 Viện Nghiên cứu Da - Giầy hoặc lớn... bông 100 % Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011 Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường - CN Đào Vĩnh Sơn Mã số: 201.11.RD/HĐ-KHCN 13 Viện Nghiên cứu Da - Giầy Để làm chi tiết bên ngoài của mũ giày cho bệnh nhân tiểu đường có thể dùng vải dệt thoi với độ dày, chi số sợi khác nhau và có khối lượng từ 250 đến 400 g/m2... loại giầy như đối với cấu trúc mũ giày 2.1.2 Phom để sản xuất giày cho bệnh nhân tiểu đường Do giầy cho bệnh nhân tiểu đường có các yêu cầu riêng về độ vừa vặn, trong khi bàn chân người bệnh tiểu đường có sự biến dạng nhất định so với bàn chân người khỏe mạnh, cho nên để thiết kế và sản xuất giầy cho bệnh nhân tiểu đường cần sử dụng loại phom riêng Phom giầy cần được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu hình . quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệ nh nhân đái tháo đường được tiến hành sẽ giải quy t được vấn đề trên cho bệnh nhân đái tháo đường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu. CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU DA -GIÀY BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường . Viện Nghiên cứu Da - Giầy Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 201.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011. Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường

Ngày đăng: 21/04/2014, 15:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan