phương án sắp xếp đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước công ty muối nam định

65 971 2
phương án sắp xếp đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước công ty muối nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống doanh nghiệp nhà nướcnước ta vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chưa đảm đương tốt vai trò đó do trong nó còn tồn tại nhiều bất hợp lý do các giai đoạn phát triển trước kia để lại. Chính vì thế, bước vào giai đoạn đổi mới về kinh tế, vấn đề cấu lại hệ thống DNNN đã được đặt ra. Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX của Đảng đã khẳng định cần phải đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nươc, trong đo đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước là khâu quyết định. Như chúng ta đã biết sau ngày giải phóng đất nước, nhân dân Việt Nam đứng trước một hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế vì thuận lợi bản là tiềm năng kinh tế của hai miền thể bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với những vấp váp, sai lầm trong các chính sách kinh tế nên đến nam 1985, kinh tế nước ta đã rơi vào khủng hoảng và vòng xoáy của lạm phát. Kinh tế tăng trưởng thấp, từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm xã hội mỗi năm chỉ tăng 4,6%. Đã thế, sản xuất kinh doanh lại kém hiệu quả, chi phí vật chất cao lên chiếm 41,9% tổng sản phẩm xã hội, năm 1985 tăng lên 44,1% . Dân số cả nước từ 1975 – 1985 tăng bình quân mỗi năm 2,3% như vậy để đảm bảo đủ việc làm và thu nhập của dân cư không giảm thì it nhất nền kinh tế phải tăng 7% mỗi năm. Nhưng trên thực tế nền kinh tế không đạt mức tăng đó nên sản xuất trong nước luôn luôn không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu. Thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ bằng 80-90% nhu cầu sử dụng. Tích luỹ nhỏ bé, nhưng toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài. Trong những năm 1976-1980, thu vay nợ và viện trợ nước ngoài bằng 38,2% tổng thu ngân sách bằng 61,9% tổng số thu trong nước. Nếu so với tổng số chi ngân sách thì bằng 37,3%. Ba chỉ tiêu tương ứng của thời kỳ 1981- 1985 lần lượt là 22,4%, 28,9% và 18,6%. Tính đến năm 1985, nợ nước ngoài đã lên tới 8,5% tỷ rúp và 1,9 tỷ U SD . Bội chi ngân sách năm 1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6%. Giá trị xuất khẩu hàng năm tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với giá trị nhập khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu thường chỉ bằng 20-40% nhập khẩu. Năm 1985, cuộc cải cách giá - lương – tiền theo giải pháp sốc đã thất bại làm cho cơn sốt lạm phát vụt lớn nhanh, hoành hành trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Giá cả leo thang từng ngày đã vô hiệu hoá tác dụng đổi tiền, làm rối loạn điều hành kinh tế vĩ mô. Giá cả không chỉ tăng ở thị trường tự do mà còn tăng rất nhanh trong thi trường tổ chức. Về bản, giá cả đã tuột khỏi tầm tay bao cấp của Nhà nước. Siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986, với tốc độ tăng giá cả năm lên tới 774,4%. Trước sự bức súc này Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra các định hướng lớn để từng bước thoát khỏi tình trạng đó bằng con đường đổi mới nền kinh tế đất nước, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường sự quản lý của Nhà nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới chưa một khuôn mẫu cho trước, từng buớc đưa đường lối Đại hội VI đi vào cuộc sống đã mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên. Kế thừa và phát huy sự nghiệp đổi mới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến Đại hôị VII, Đại hội VIII; Đại hội I X của Đảng đều tiếp tục đổi mới chính trị, đổi mới nền kinh tế đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt sắp xếp lại và củng cố các đơn vị kinh tế. khẩn trương sắp xếp lạiđổi mới quản lý kinh tế doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm kinh tế Nhà nước phát triển hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành mũi nhọn, quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, một số doanh nghiệp thuộc ngành kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ cho sản xuất và đời sống của tất cả các thành phần kinh tế. Đối với nước ta, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp Nhà nước đã trở thành một lực lượng kinh tế hùng hậu, nhất là trong các ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng. Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước đã đóng một vai trò quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bằng chính nội lực của nền kinh tế là chủ yếu. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới với việc thực thi các cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hiệp dịnh thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Do đó, các doanh nghiêp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước với tư cách vừa là đối tượng, vừa là động lực chủ yếu của quá trình phát triển kinh tế, cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, phải được đảm bảo bằng những chiến luợc cạnh tranh hữu hiệu trên sở phát huy những lợi thế cạnh tranh. Đây là một nhân tố chính, quyết định sự phát triển bền vững của bản thân doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Với ý nghĩa như vậy em chọn đề tài “Phương án sắp xếp đổi mới, cấu lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty muối Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị. 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tồn tại, phát triển và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước công ty Muối Nam Định thời gian qua, Một số giải pháp và kiến nghị tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý công ty Muối Nam Định. 3. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Doanh nghiệp Nhà nước và tính tất yếu khách quan của việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước qua thực tế công ty Muối Nam Định. Chương 2: Quá trình đổi mới tổ chức sắp xếp lại công ty Muối Nam Định. Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý công ty muối Nam Định. CHƯƠNG I: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC QUA THỰC TẾ CÔNG TY MUỐI NAM ĐINH 1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và tính tất yếu khách quan của việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước Theo luật doanh nghiệp Nhà nước được ban hành ngày 20/04/1995 thì DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao. DNNN tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn doanh nghiệp quản lý. DNNN tên gọi, con dấu riêng và trụ sở chính đặt trên lãnh thổ Việt Nam. DNNN cũng giống như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác là tổ chức tư cách pháp nhân, địa vị pháp lý, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DNNN khác các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ở chỗ: DNNN là một dạng doanh nghiệp đặc biệt, là doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và quản lý. Ngoài mục tiêu lợi nhuận DNNN còn phải thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội do Nhà nước giao mà đôi khi đó lại là các nhiệm vụ phi kinh tế. Ngược lại DNNN cũng thường được hưởng chế độ ưu đãi, bảo hộ của nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong DNNN, tập thể người lao động đuợc khuyến khích, tham gia quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra DNNN còn nhược điểm là : động lợi nhuận không cao, chế quản lý cồng kềnh, quyết định kinh doanh thường chậm nên dễ mất thời cơ. Những ưu thế và bất ưu thế của DNNN làm cho nó vừa lý do để tồn tại, vừa lý do để liên tục phải đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nhằm vươn tới hiệu quả. 1.1.2. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ “ Tiếp tục đổi mới và phát triển hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo”, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế Nhà nước trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu. Như vây, ở nước ta các DNNN vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế. DNNN là bộ phận bản của kinh tế Nhà nước, là lực lượng kinh tế mạnh để Nhà nước giũ vững ổn định vĩ mô cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Vai trò quan trọng của DNNN được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau : - DNNN giữ vững vị trí then chốt nhất của nền kinh tế đảm đương sứ mệnh bánh lái, đài chỉ huy trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Dựa trên sở tiềm năng, trình độ công nghệ, tổ chức quản lý của mình DNNN phải tạo ra chuyển biến tính chất đột phá về tăng trưởng kinh tế, đồng thời gánh vác vai trò định hướng chính trị – xã hội cho toàn bộ nền kinh tế. - DNNN giữ vị trí chủ lực cung ứng những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng hàng ngày của nhân dân mà các thành phần khác không đảm đương nổi như cung cấp nước sạch., xây dựng đường xá, vệ sinh môi trường, sản phẩm cho quốc phòng, an ninh Ngoài ra DNNN còn phải đảm nhận những nhiệm vụ xã hội rất lớn trong việc phát triển kinh tế vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa nhiều khó khăn, thực thi các công việc nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo - DNNN giữ vai trò to lớn thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do nguồn vốn xây dựng các sở công nghiệp hiện đại hoá đất nước. Do nguồn vốn xây dựng các sở công nghiệp hiện đại là rất lớn nên nhà nước phải trực tiếp đầu tư xây dựng các DNNN công nghiệp lớn, khả năng cung cấp trang thiết bị cho các thành phần kinh tế khác để hiện đại hoá, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác vươn lên trong quá trình phát triển. Các DNNN là tấm gương về trình độ tổ chức cao, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến, là nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, lao động, kỹ thuật cho các thành phần kinh tế khác. -DNNN trực tiếp là đối tác liên doanh, hợp tác, thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế. - DNNN là các sở sản xuất kinh doanh đóng góp phần lớn cho ngân sách Nhà nước. Theo con số thống kê năm 2000, các DNNN đã đóng góp 39,9% tổng sản phẩm, 39,2% tổng thu ngân sách và hơn 50% kim ngạch xuất khẩu; Các doanh nghiệp đã chiếm 98% các dự án liên doanh với nước ngoài. Từ năm 1991-2000, các DNNN đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gần 64 tỷ đồng, DNNN đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm là 11%./năm. - DNNN là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước., là sở quản lý nguồn dự trữ quốc gia. Thông qua DNNN nhà nước thể nắm giữ các mặt hàng thiết yếu kịp thời can thiệp, ổn định thị trường khi xảy ra cơn sốt hàng hoá, hoặc bảo trợ cho các hàng hoá nông sản của nông dân, diêm dân như tạm mua, tạm trữ gạo, muối, cà phê - Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, DNNN tạo điệu kiện, định hướng và khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân. Với thực lực sức mạnh kinh tế kỹ thuật của mình, DNNN là hạt nhân, nòng cốt trong việc liên doanh liên kết các thành phần kinh tế khác. 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc sắp xếp lại DNNN DNNN đã hình thành ở nước ta ngay sau khi nhân dân ta giành được độc lập, bắt tay vào xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trải qua gần 40 năm phát triển, DNNN đã mang đậm nét dấu ấn của các giai đoạn phát triển đất nước khác nhau. Trước năm 1975, DNNN ở miền Bắc được xây dựng theo mô hình kinh tế – xã hội chủ nghĩa thuần khiết công hữu và tập thể nên đã xuất hiện tràn lan trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Hơn nữa do điều kiện lúc đó còn chiến tranh, việc xây dựng các sở kinh tế quốc doanh phụ thuộc vào viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa nên rất không thuần nhất, kỹ thuật, cách thức tổ chức, quản lý lai tạp từ nhiều nước, phổ biến là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Sau năm 1975, khi thống nhất đất nước, các doanh nghiệp tư nhân ở miền Nam được quốc hữu hoá và cải tạo theo mô hình của miền Bắc. Kết hợp với chính sách cho phát triển sản xuất bung ra ở cấp huyện, quận, thị đã làm cho hệ thống DNNN tăng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng và tiềm năng không được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 1976 mới 7.000 DNNN, thì đầu năm 1990 số DNNN đã tăng lên tới 12.300 doanh nghiệp. Bước vào thập kỷ 90 khi nước ta chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa, thì hệ thống DNNN sẵn tỏ ra không thể thích ứng nếu không được tái cấu lại. Chính vì thế, từ Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam vấn đề tổ chức sắp xếp lại DNNN đã được đề ra một cách cấp bách. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, từ năm 1990 hệ thống DNNN đã bắt đầu được tổ chức sắp xếp lại. Từ đó đến nay, số lượng doanh nghiệp đã giảm đáng kể từ 12.300 doanh nghiệp (năm 1991) còn 4.250 doanh nghiệp (năm 2.005). Nhờ vậy trình độ tích tụ và tập trung vốn trong DNNN được nâng lên, số DNNN vốn dưới 1 tỷ đồng đã giảm từ 50% ( năm 1991) xuống còn 18,2% ( Năm 2.000), tương tự số DNNN vốn trên 10 tỷ đồng tăng từ 10% lên 25%. Vốn bình quân của 1 doanh nghiệp đã tăng từ 3,3 tỷ đồng lên 22 tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh đã sự phát triển và hiệu quả đã được cải thiện. Năm 1999 các DNNN đã làm ra 40,2% GDP, trên 50% giá trị xuất khẩu và đóng góp 39,2% tổng nộp ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, vào nửa cuối thập kỷ 90 những thành tựu mà DNNN đã đạt được chưa đủ để thực hiện vai trò của nó. Bản thân trong hệ thống DNNN bắt đầu bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế, thể hiện qua các mặt sau: Một là: các DNNN còn nhỏ bé về quy mô và dàn trải về ngành nghề. Số doanh nghiệp vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 59,8% (trong đó vốn từ 1 tỷ trở xuống chiếm 18,2%), số doanh nghiệp vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng chỉ chiếm dưới 15,2%. Số doanh nghiệp vốn trên 10 tỷ đồng chiếm tới 25%, nhiều doanh nghiệp cùng loại hoạt động trong tình trạng chồng chếo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý và trên cùng một địa bàn, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. DNNN cũng còn dàn trải trên tất cả các ngành nghề từ sản xuất đến thương mại, du lịch, dịch vụ gây tình trạng phân tán, manh mún về vốn trong khi tiềm năng dầu tư của nhà nước rất hạn chế, làm xé lẻ các nguồn lực nên không thể tập trung cho những ngành, lĩnh vực then chốt. Hai là: Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, dẫn đến năng lực cạnh tranh kém và thua thiệt trong hội nhập kinh tế khu vực quốc tế. Hầu hết các DNNN được trang thiết bị máy móc , thiết bị từ nhiều nước và thuộc nhiều thế hệ, chủng loại khác nhau. Theo kết quả khảo sát của Bộ khoa học công nghệ và môi trường tại nhiều DNNN thì dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị của ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đên 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50% tới 38% ở dạng phải thanh lý. Thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài từ 10 đến 12 năm, trong khi ở khu vực và thế giới từ 7 đến 8 năm. Thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, giá cả và hạn chế đến năng lực cạnh tranh. Các mặt hàng sản xuất trong nước như : sắt, thép, phân bón hoá học, xi măng mức giá cao hơn hàng cùng loại nhập khẩu từ 20 đến 40%, cá biệt như đường thô cao hơn tới 70 đến 80%. Nhìn chung chất lượng sản phẩm làm ra ở trong nước còn quá thấp. Chỉ khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu. Ba là: Các DNNN nợ quá lớn. Theo báo cáo của Ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương, năm 1996 tổng số nợ là : 174.797 tỷ đồng, năm 1999 lên tới 199.060 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả là 126.366 tỷ đồng, nợ phải thu là : 76,644 tỷ đồng. So với tổng vốn toàn bộ doanh nghiệp, số nợ phải thu chiếm tới 62% và số nợ phải trả là 109%, trong khi khả năng thanh toán rất thấp nợ quá hạn hoặc khó đòi chiếm tỷ lệ không nhỏ, đang là gánh nặng đối với nhiều DNNN. Không ít các DNNN vẫn còn phải dựa vào sự bao cấp rất lớn của Nhà nước. Ngoài phần vốn đầu tư ban đầu khi thành lập, hàng năm các doanh nghiệp còn phải vay tới 85% vốn từ Nhà nước với lãi xuất ưu đãi. Trong 3 năm (1997 – 1999 ) ngân sách nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp gần 8.000 tỷ đồng bù lỗ, hỗ trợ cho các DNNN để giảm bớt khó khăn về tài chính. Ngoài ra, từ năm 1996 đến nay Nhà nước còn miễn giảm thuế 2,288 tỷ đồng, xoá nợ 1.088 tỷ đồng, khoanh nợ 3,393 tỷ đồng, đã nợ 540 tỷ đồng, cho vay tín dụng ưu đãi 8.685 tỷ đồng. Mặc dù nguồn vốn hỗ trợ lớn như vậy, nhưng hoạt động doanh nghiệp ở nhiều DNNN đã không đem lại hiệu quả tương ứng. Số nộp vào ngân sách nhà nước của các DNNN còn ít hơn phần mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thực tế ở nhiều DNNN đang là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Bốn là: Thiếu việc làm, số lao động dôi dư lớn. Theo số liệu của Bộ lao động thương binh và xã hội hiện nay số lao động không việc làm trong DNNN vào khoảng 6%. Nhiều doanh nghiệp số lao động quá lớn so với yêu cầu. Nhiều doanh nghiệp ở địa phương tỷ lệ cao khoảng từ 27 đến 32%. Phần lớn người lao động trong các DNNN không được đào tạo hoặc đào tạo lại, ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Năm là: Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất doanh nghiệp trong cácDNNN đang xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng của các [...]... biện pháp sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước được nhấn mạnh theo 3 nội dung sau : *- Sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo phương án tổng thể từng vùng, ngành, tổ chức lại tổng công ty theo hướng thí điểm thành tập đoàn kinh tế *- Đẩy mạnh hơn nữa việc cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu *- Mở rộng mô hình công ty mẹ – công ty con nhằm phát triển doanh nghiệp nhà nướcnhà nước giữ cổ... cấp, Nhà nước, Trung ương trao quyền cho chính quyền các địa phương ( tỉnh, huyện) ra quyết định thành lập các doanh nghiệp nhà nước Vì vậy chỉ trong vòng 4 năm số lượng doanh nghiệp nhà nước tăng lên gần gấp 2 lần, đưa số lượng doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam lên 12.084, trong đó đến 60% là các doanh nghiệp do địa phương quản lý Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước do chính quyền địa phương quyết định. .. 12 tháng 6 năm 2002 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đã sửa đổi bổ sung hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định nêu trên Với tình hình thực tế của công ty Muối Nam Định hiện nay, công tác đổi mới sắp xếp cấu lại là hết sức cần thiết và cấp bách, nhằm đưa doanh nghiệp từng bước thoát khỏi những khó khăn để tồn tại và tiến tới phát triển Thực hiện đổi mới sắp xếp cấu lại doanh nghiệp. .. hành điều lệ xí nghiệp quốc doanh( doanh nghiệp nhà nước) đã thúc đẩy tiếp quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Có thể coi giai đoạn đổi mới này đối với doanh nghiệp nhà nước, là giai đoạn bước ngoặt đưa các doanh nghiệp nhà nước chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc thị trường Nhiều học giả gọi đây là quá trình thương mại hoá, tác dụng bắt buộc các doanh nghiệp phải định hướng vào... lợi thế trong sản xuất kinh doanh, ngày 29/6/2001 Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ra quyết định 2962/QĐ/BNN-PTNT hợp nhất Chi nhánh Bao bì MuốiCông ty Muối I thành Công ty Muối Nam Định trụ sở văn phòng công ty tại 363 đường Trần Nhân Tông thành phố Nam Định Từ sau khi hợp nhất, công ty Muối Nam Định những thuận lợi và khó khăn sau : * Thuận lợi : Tổng công ty hợp nhất hai đơn vị có... loạt quyết định về đổi mới doanh nghiệp nhà nước và trên thực tế đã tổ chức thực hiện hàng loạt biện pháp rất mạnh trên cả 2 mảng : sắp xếp tổ chức lạiđổi mới chế quản lý doanh nghiệp nhà nước Đó là Quyết định 315/HĐBT (9-1990), Nghị định 388/HĐBT (11-1991), các quyết định 90 và 91/ttg (3-1994), Luật Doanh nghiệp nhà nước (4-1995) Chỉ thị 500/TTg (8-1995), Nghị định 28/CP (5-1996) Nghị định 56/CP... nhiều khó khăn Nếu không đổi mới sắp xếp lại để nâng cao năng lực quản lý,nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sẽ khó tồn tại doanh nghiệp trong chế thị trường hiện nay CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỔ CHỨC SẮP XẾP LẠI CÔNG TY MUỐI NAM ĐỊNH 2.1 cấu lại doanh nghiệp, sắp xếp bộ máy, tinh giảm bộ máy nâng cao chất lượng điều hành Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1991... cán bộ công nhân viên công ty Việc hợp nhất hai đơn vị, thành lập Công ty Muối Nam Đinh là điều kiện cần thiết để công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và làm tốt vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn * Khó khăn : Công ty Muối Nam Định là đơn vị mới được thành lập trên sở hợp nhất hai đơn vị Do phải kế thừa tổ chức của hai đơn vị, quy mô lớn song bộ máy quản lý của công ty. .. phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước gắn liền với đổi mới kinh tế nói chung và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước bao gồm 2 mặt : Mặt thứ nhất chủ yếu gồm đổi mới chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước( quan hệ quản lý nhà nướcdoanh nghiệp, mức độ, hình thức phân quyền, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trên các mặt như kế hoạch, tài chính, thị truờng,... thường nên trong sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay do đó chi phí rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của đơn vị 1.3 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Muối Nam Định và tính tất yếu đổi mới tổ chức quản lý của công ty muối Nam Định 1.3.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Muối Nam Đinh Sau khi hợp nhất, công ty Muối hoạt động với mô hình bộ . tế công ty Muối Nam Định. Chương 2: Quá trình đổi mới tổ chức sắp xếp lại công ty Muối Nam Định. Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý công ty muối Nam Định. CHƯƠNG I: DOANH. đề tài Phương án sắp xếp đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty muối Nam Định làm luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị. 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung đánh giá. I: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC QUA THỰC TẾ CÔNG TY MUỐI NAM ĐINH 1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và tính tất yếu khách quan của việc sắp xếp

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan