Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa, trường ĐH Y Dược Cần Thơ

25 1000 1
Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa, trường ĐH Y Dược Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa, trường ĐH Y Dược Cần Thơ

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẶNG THANH HỒNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG Y KHOA ĐỐI VỚI SINH VIÊN Y KHOA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG ANH Hà Nội - 2011 i MỤC LỤC Mục lục i Lời cam đoan iv Lời cảm ơn v Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục các bảng biểu vi Danh mục các sơ đồ, biểu đồ viii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CHUNG 4 1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.1. Kỹ năng 4 1.1.2. Chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa 5 1.1.3. Đáp ứng chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa 8 1.2. Sự phát triển và những nghiên cứu đánh giá về kỹ năng y khoa 8 1.2.1. Trong nước 8 1.2.2. Ngoài nước 15 1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu 28 Chương 2 BỐI CẢNH ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu 30 2.1.1. Vài nét về Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 30 2.1.2. Mô hình tổ chức của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 31 ii 2.1.3. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 32 2.1.4. Công tác nghiên cứu, đánh giá đào tạo của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 32 2.1.5. Khung lý thuyết của nghiên cứu 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu 35 2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 35 2.2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 35 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 35 2.2.4. Phạm vi, thời gian khảo sát 36 2.2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 37 2.2.6. Nội dung phiếu điều tra khảo sát (Phụ lục 6) 37 2.2.7. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 38 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Khảo sát bộ câu hỏi theo mô hình RASCH 40 3.1.1. Khảo sát độ giá trị của bộ câu hỏi 40 3.1.2. Phân tích sự phân bố các item 41 3.1.3. Số liệu thống kê tổng quan 43 3.2. Đánh giá về các nhận định chung của sinh viên đối với chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa 47 3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên 52 3.4. Đánh giá mức độ cảm nhận của sinh viên đối với năng lực học tập kỹ năng y khoa 57 3.4.1. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viênnăng lực học tập 60 3.4.2. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và kết quả học tập 61 3.4.3. Mối liên hệ giữa cảm nhận của sinh viên và nơi công tác 62 iii 3.5. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y khoa và kết quả học tập của sinh viên 63 3.6. Đánh giá mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y khoa và nguyện vọng nơi công tác 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 1. Về kết quả nghiên cứu 65 2. Những điểm còn hạn chế của luận văn 67 3. Các định hướng nghiên cứu tiếp theo 67 4. Kiến nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Kết quả phân tích dữ liệu về năng lực học tập kỹ năng y khoa ở ngưỡng 75% (56 điểm) đối với sinh viên Phụ lục 2: Kết quả phân tích dữ liệu về cảm nhận của sinh viên ở ngưỡng 75% (74 điểm) Phụ lục 3: Mối tương quan mức độ cảm nhận của sinh viên với các yếu tố: năm học, năng lực học tập kỹ năng y khoa, KQHT, nguyện vọng nơi công tác với ngưỡng 75% (74 điểm) Phụ lục 4: Mối tương quan giữa mức độ năng lực học tập kỹ năng y khoa của sinh viên theo năm học, KQHT, nguyện vọng nơi công tác với ngưỡng 75% (56 điểm) Phụ lục 5: Bộ câu hỏi điều tra 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa trang bị cho sinh viên (SV) các kỹ năng cơ bản: kỹ năng giao tiếp (KNGT), kỹ năng thăm khám (KNTK), kỹ năng thủ thuật (KNTT) và kỹ năng xét nghiệm (KNXN). Chương trình giảng dạy kỹ năng y khoa của trường ĐHYDCT đã được thực hiện gần 13 năm, nội dung giảng dạy cho SV có nhiều điều chỉnh, cập nhật nội dung. Chương trình được các giảng viên trong trường đánh giá tốt và phù hợp với mục đích tăng mức độ an toàn cho sinh viên trước khi đi thực hành tại bệnh viện và cũng nhận được sự hài lòng của các sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay có một số ý kiến phản ánh về công tác thực hành kỹ năng y khoa của SV về kỹ năng thăm khám như: đo huyết áp, nghe tiếng tim, thao tác khám bụng Do vậy, cần có một cách đánh giá tổng quan về chương trình đào tạo kỹ năng y khoa về mức độ đáp ứng của chương trình để hiệu quả giảng dạy sẽ được nâng cao hơn, chất lượng đào tạo đáp ứng được tốt hơn trước nhu cầu xã hội. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực y khoa, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ” 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa. Theo mục đích nghiên cứu, ở đây tác giả định nghĩa mức độ đáp ứngnăng lực của sinh viên thực hiện kỹ năng y 4 khoa. Ở đây, đo lường năng lực của sinh viên tác giả thực hiện qua hai phương pháp: 1) Phương pháp trực tiếp: đo lường năng lực khả năng sinh viên trả lời các câu hỏi đánh giá năng lực thực hiện kỹ năng y khoa; 2) Phương pháp gián tiếp: đo lường mức độ cần thiết, quan trọng, sự hứng thú về chương trình HLKNYK bằng các câu hỏi về cảm nhận của sinh viên. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1. Đề tài chỉ thực hiện đối với sinh viên đang học tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2. Thu thập số liệu dựa trên phiếu điều tra từ trả lời của sinh viên. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới Chương trình huấn luyện kỹ năng giảng dạy trong y khoa có nhiều thuận lợi, đặc biệt là hướng dẫn sinh viên các kỹ năng thực hành tại bệnh viện trong quá trình học lý thuyết tại giảng đường, các thuận lợi này bao gồm: 1) Tránh việc sử dụng bệnh nhân như là phương tiện giảng dạy; 2) Không phụ thuộc vào môi trường bệnh viện về thời gian và có thể bố trí hình thức giảng dạy thay thế hoặc qua băng hình; 3) Giảm sự căng thẳng của sinh viên và tăng sự an toàn cho người bệnh. Có nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên thực hiện kỹ năng y khoa thường có sự căng thẳng liên quan đến những thiếu sót của mình, họ lo sợ phải đối mặt với thất bại hoặc với các lỗi sai sót khi làm [10],[20],[11]; 4) Thực hiện được các kỹ thuật phức tạp trước khi thực hành tại bệnh viện. Sinh viên tự tin hơn khi thực hiện 5 kỹ năng này một mình trong quá trình học [9]; 5) Chất lượng về giao tiếp giữa bệnh nhân-bác sỹ được cải thiện. Kỹ năng giao tiếp ngày càng trở nên hữu ích hơn, chuyên nghiệp hơn trong việc chăm sóc sức khỏe [7]; 6) Các kỹ năng y khoa được huấn luyện phải được hợp nhất đóng vai trò quan trọng nhất của chương trình đào tạo kỹ năng y khoa. Hiệu quả của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên trong quá trình đào tạo [12]: (1) Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa bệnh nhân và thầy thuốc thông qua các kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp trong việc thu thập thông tin và cho các lời khuyên với bệnh nhân; (2) Thực hiện sự tổng hợp và hệ thống từ việc hỏi tiền sử đến bệnh lý của người bệnh theo từng hệ thống khác nhau của con người; (3) Xây dựng kỹ năng thăm khám tất cả các cơ quan, hệ thống trên cơ thể bằng việc sử dụng các kỹ thuật và phương pháp chuẩn; (4) Đánh giá được chức năng và cấu trúc bình thường cơ thể để từ đó nhận biết được các trường hợp bệnh lý; (5) Phân tích các triệu chứng và thực hiện các kỹ năng thăm khám, tổng hợp các giả thiết chẩn đoán liên quan đến bệnh để có thể xác định và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh; (6) Trình bày được quy trình chẩn đoán và điều trị với đồng nghiệp và có thể thực hiện được trường hợp cấp cứu bệnh nhân trong bất kỳ điều kiện nào. Các kiến thức về lý thuyết và kỹ năng lâm sàng là hai phần quan trọng như nhau trong đào tạo y khoa và có mối liên hệ với nhau [ 13],[18]. Sinh viên y khoa cũng chịu tác động một phần nào của môi trường làm việc (nơi làm việc) sau khi ra trường. Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp là một trong những yếu tố tác động đến thái độ học tập của sinh, đến cảm nhận của sinh 6 viên trong toàn bộ quá trình học y khoa nói chung, học kỹ năng y khoa nói riêng. Thái độ này cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành chuyên môn sau khi tốt nghiệp đào tạo y khoa. Hoạt động giảng dạy của giảng viên có tác động làm thay đổi mối liên hệ giữa thái độ và lựa chọn nghề nghiệp [17]. Sự tương quan giữa nơi làm việc và thái độ của cá nhân theo khuynh hướng nơi làm việc có ảnh hưởng nhiều đến việc xác định thái độ của cá nhân [21]. Sự cảm nhận của sinh viên về việc thu nhận các kỹ năng liên quan đến số lượng các lượt thực hành, số lượng các buổi học thực tế và mức độ giảng dạy lâm sàng [8]. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam Tại Việt Nam, chương trình huấn luyện kỹ năng của Trường ĐHYDCT được hướng dẫn giảng dạy cho SV đến khi kết thúc năm thứ 4 với các kỹ năng: kỹ năng hỏi bệnh, KNTK, kỹ năng thực hiện một thao tác kỹ thuật, KNXN, các kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong công việc hàng ngày của một người bác sỹ [14]. Sinh viên học tập trong đơn vị huấn luyện kỹ năng y khoa sẽ có được cơ hội học hành trong một môi trường an toàn, được quan sát, giải thích, hướng dẫn và tổ chức một cách hệ thống để đảm bảo cho mỗi sinh viên đều có cơ hội nhận được kết quả học tập đúng và thích hợp [19]. Nhận xét của các bác sỹ tốt nghiệp về chương trình huấn luyện kỹ năng là cơ sở để xây dựng mục tiêu học tập cho SV y khoa [ 16]. Có các kỹ năng đối với GV được cho là quan trọng, nhưng đối với bác sỹ khi thực hành thì có thể không hoặc hiếm khi vận dụng kỹ năng đó [15]. Trong đánh giá về chương trình đào tạo, cần phải có sự khảo sát tình trạng việc làm và đi học tiếp sau khi tốt nghiệp, mức độ nhà tuyển dụng hài lòng với các phẩm chất của SV tốt nghiệp để 7 đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo [1],[4]. Đồng thời, cần lấy lấy ý kiến đóng góp của nhà tuyển dụng trong quá trình xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo [2],[5]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá chương trình HLKNYK, chưa có đề tài đánh giá mức độ đáp ứng chương trình HLKNYK. Các tác giả có các công trình nghiên cứu điển hình như: Đoàn Thị Tuyết Ngân (2005), Lưu Ngọc hoạt và Đỗ Văn Dũng (2007, 2008). 1.1.3. Giả thuyết nghiên cứu 1. Giả thuyết H1: Có sự đáp ứng chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên năm thứ năm và năm thứ sáu. 2. Giả thuyết H2: Có sự liên quan thuận giữa cảm nhận của SV và năng lực học tập kỹ năng y khoa của sinh viên: SV có cảm nhận tốt cũng là những SV sẽ có năng lực học tập kỹ năng y khoa tốt và ngược lại. 3. Giả thuyết H3: Các yếu tố: năm học, KQHT, nguyện vọng nơi công tác ảnh hưởng đến năng lực học tập kỹ năng đối với sự đáp ứng chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa của sinh viên; và các yếu tố năm học, KQHT, nguyện vọng nơi công tác có ảnh hưởng đến cảm nhận của sinh viên. Cụ thể: *. Giả định về mối liên hệ giữa năng lực học tập kỹ năng y khoa với các yếu tố cảm nhận của SV, năm học, KQHT, nguyện vọng nơi công tác: - Có sự liên hệ thuận giữa năm học của sinh viên với năng lực học tập kỹ năng y khoa: Sinh viên Y6 có đáp ứng tốt với năng lực học tập kỹ năng y khoa hơn so với Y5. 8 - Có sự liên hệ thuận giữa KQHT của sinh viên với năng lực học tập kỹ năng y khoa: Sinh viên Khá-Giỏi có đáp ứng tốt với năng lực học tập kỹ năng y khoa so với SV TB-Yếu. - Nguyện vọng nơi công tác sau tốt nghiệp của SV ảnh hưởng đến năng lực học tập kỹ năng y khoa: SV lựa chọn nơi công tác tại tuyến Tỉnh-Thành phố có đáp ứng tốt với năng lực học tập kỹ năng y khoa so với SV lựa chọn công tác tại tuyến Quận-Huyện. *. Giả định mối liên hệ với cảm nhận với các yếu tố: năm học, KQHT, nguyện vọng nơi công tác - Có sự liên hệ thuận giữa năm học của sinh viên với cảm nhận của sinh viên: Sinh viên Y6 có cảm nhận tốt hơn so với SV Y5. - Có sự liên hệ thuận giữa KQHT của sinh viên với cảm nhận của sinh viên: Sinh viên Khá-Giỏi có cảm nhận tốt hơn so với SV TB-Yếu. - Nguyện vọng nơi công tác sau tốt nghiệp của SV với cảm nhận của SV: SV lựa chọn nơi công tác tại tuyến Tỉnh- Thành phố có cảm nhận tốt hơn so với SV lựa chọn công tác tại tuyến Quận-Huyện. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài Kỹ năng là khả năng làm thuần thục được một việc gì đó. Kỹ năng thường là đạt được hoặc học được trong cuộc sống, không mang tính bẩm sinh. Kỹ năng y khoakỹ năng đặc thù của ngành khoa học sức khỏe, được đĩnh nghĩa là những kỹ năng được dạy và học trên các dấu hiệu thực tế từ giường bệnh của bệnh nhân. Đáp ứng là sự đáp lại theo đúng như đòi hỏi, yêu cầu [...]... ứng của chương trình HLKNYK được đánh giá dựa trên năng lực học tập của sinh viên, kết quả được trình b y trong bảng 3.2 Do chưa có đề tài đánh giá mức độ đáp ứng chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa nào trước khi tác giả thực hiện đề tài n y, do đó không có chỉ số về mức độ năng lực của sinh viên với chương trình HLKNYK để tác giả tiến hành đánh giá, so sánh với mức độ năng lực của sinh viên với chương. .. hành đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình HLKNYK và mối tương quan cũng như các y u tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng n y Kết quả nghiên cứu của luận văn bác bỏ giả thuyết H1: Có sự đáp ứng thấp chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa Với p . luyện kỹ năng y khoa 47 3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên 52 3.4. Đánh giá mức độ cảm nhận của sinh viên đối với năng lực học tập kỹ năng. trong lĩnh vực y khoa, tác giả chọn đề tài nghiên cứu Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình huấn luyện kỹ năng y khoa đối với sinh viên y khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2. Mục đích. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẶNG THANH HỒNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG Y KHOA ĐỐI VỚI SINH VIÊN Y KHOA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Chuyên ngành:

Ngày đăng: 20/04/2014, 18:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan