Quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam

156 1.8K 26
Quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam

MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài Quá trình học tập của SV trong trường ĐH, ngoài việc lĩnh hội tri thức khoa học, kiến thức ngành nghề, còn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nhân cách, phẩm chất nghề nghiệp tương lại của từng SV. Xuất phát từ quan điểm xem SV là trung tâm của quá trình đào tạo, đòi hỏi quy trình tổ chức đào tạo sao cho mỗi SV có thể tìm được cách học thích hợp nhất của mình. Các nhà giáo dục Bắc Mỹ đã quan tâm tìm phương pháp giáo dục mới dựa trên cơ sở tiếp cận " lấy học sinh làm trung tâm" với mong muốn phát huy năng lực sáng tạo của SV. Về mặt triết học, ngày càng nhiều người chấp nhận phương pháp hướng trọng tâm vào SV và sự ủng hộ của John Dewey 1 đối với việc phát triển năng khiếu bản thân thông qua quá trình học tập phù hợp với lợi ích cá nhân. Các nhà nghiên cứu giáo dục nhận thấy rằng, để SV có thể theo đuổi mơ ước và mục đích học tập thực sự, trường ĐH nên tạo cơ hội cho SV được phép lựa chọn môn học phù hợp với chuyên ngành và khả năng của chính mình. Hiểu rõ xu thế này, Hiệu trưởng Eliot 2 là người khởi xướng hệ thống học tự chọn tại trường ĐH Harvard vào năm 1872. Ông quyết định thay thế hệ thống bài giảng cố định theo phương thức truyền thống bằng rất nhiều lựa chọn cho SV. Kết quả của việc được học tập theo phương thức tự chọn chính là mô hình đào tạo theo HTTC. Các lợi ích của HTTC Hoa Kỳ chính là nhà trường và SV có được sự linh hoạt trong đào tạo nói chung và học tập nói riêng. Sinh viên có quyền được học theo tiến độ phù hợp với bản thân, được phép lựa chọn môn học thích hợp, được tích lũy kiến thức thông qua số lượng tín chỉ quy định. Ngoài ra, SV có thể được chuyển chuyển ngành học, chuyển trường và được công nhận số tín chỉ đã tích lũy. Điều này càng phản ánh được lợi ích to lớn của HTTC đối với mục tiêu “học suốt đời” UNESCO khẳng định. Mô hình quản công tác SV các trường ĐH Bắc Mỹ và Châu Âu được duy trì một cách khoa học, hỗ trợ tối đa cho HĐHT của SV. Sinh trong trường ĐH được quản bởi đội ngũ CVHT trong việc lập kế hoạch học tập cá nhân, xác định mục tiêu học tập, lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, lựa chọn môn học cho ngành học đã chọn. Trong quá trình học tập, SV nhận được sự hỗ trợ từ các trung tâm tư vấn khác nhau đối với việc bổ sung kiến thức ngành, phương pháp học tập và kỹ năng tương ứng. Trong môi trường học tập mở, đa dạng và linh hoạt này, SV phải học cách tự học theo kế hoạch cá nhân dưới sự quản chung và chịu trách nhiệm chính là CVHT. Do có nhiều ưu thế và phù hợp với yêu cầu của xã hội phát triển, HTTC tiếp tục được phát triển và lan rộng trên khắp thế giới, nhiều nước áp dụng HTTC 1 ( xem 125, tr 2) 2 ( xem 125, tr 2) 1 trong trường đại học Bắc Mỹ như Canada, các nước Châu Á như Nhật Bản, Philipines, Hàn Quốc, Thái Lan…Yếu tố tích cực thúc đẩy việc du nhập HTTC có thể liên quan tới việc các nước phát triển cân nhắc tìm kiếm một cấu trúc tương tự cho hệ thống GDĐH của mình. Thực tiễn cho thấy, các trường ĐH trên thế giới thực hiện HTTC bởi nó vừa phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động, mặt khác nó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản đào tạo của nhà trường cũng như học tập của SV. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến GDĐH Việt Nam sau những năm đổi mới. Trong giai đoạn từ năm 1985, Việt Nam chuyển đổi nhanh từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và theo định hướng XHCN. Đứng trước bối cảnh đó, yêu cầu nguồn nhân lực được đào tạo trình độ ĐH cũng phải đáp ứng xu hướng hội nhập và quốc tế hóa, GDĐH cũng có những thay đổi để phù hợp với đổi mới. Người học có trình độ ĐH cần được đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Sinh viên tốt nghiệp thích nghi với sự thay đổi yêu cầu của xã hội và thị trường lao động, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Giáo dục đại học Việt Nam và ý tưởng đào tạo theo HTTC hình thành từ cuối thập niên 80. Để việc áp dụng đào tạo theo HTTC vào các trường ĐH Việt Nam một cách có hiệu quả, cần có các nghiên cứu cụ thể về tính lịch sử, đặc điểm, tính chất của GDĐH Việt Nam qua các thời kỳ. Các nghiên cứu cần tập trung vào công tác quản nhà trường, quản hoạt động giảng dạy của GV và HĐHT của SV sao cho phù hợp với đặc điểm của HTTC. Các nghiên cứu quốc tế để áp dụng HTTC trong các trường ĐH mới chỉ tập trung phân tích các vấn đề chung đối với lịch sử phát triển của HTTC, đặc điểm của hệ thống, sự thích hợp đối với các nước đang phát triển. Việt Nam, nhiều nhà khoa học, quản giáo dục đã nghiên cứu về kinh nghiệm thế giới và thực tế đào tạo theo HTTC Việt Nam, về phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập trong học chế tín chỉ, về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên và giảng viên trong phương thức đào tạo theo HTTC. Các tài liệu này chủ yếu tập trung nghiên cứu phân tích về những khó khăn trong công tác quản SV khi thực hiện đào tạo theo HTTC, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo HTTC, chưa có các nghiên cứu về quản HĐHT của SV trong trường ĐH theo HTTC. Để công tác quản trường ĐH áp dụng theo HTTC đúng như đặc điểm tính chất vốn có, cần hoàn thiện công tác quản HĐHT của SV phù hợp với phương thức đào tạo mới. Vấn đề thực tiễn Việt Nam với câu hỏi đặt ra, khi chuyển đổi phương thức đào tạo sang HTTC, công tác quản HĐHT của SV trong các trường ĐH như thế nào.Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm 2 quản HĐHT của SV đang trở nên cần thiết và cấp bách nhằm hoàn thiện quy trình quản theo HTTC trong trường ĐH Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở luận về triển khai đào tạo theo HTTC trên thế giới và Việt Nam, thực tiễn quản HĐHT của SV các trường ĐH Việt Nam đang thực hiện đào tạo theo HTTC. Từ đó, đề xuất những giải pháp quản HĐHT của SV nhằm hoàn thiện công tác quản theo HTTC trường ĐH Việt Nam. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học trong đào tạo theo HTTC trường ĐH. Đối tượng nghiên cứu: Quản HĐHT của SV theo HTTC. 4. Giả thuyết khoa học: Các giải pháp quản HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC trường ĐH Việt Nam nếu được thực hiện một cách khoa họcđồng bộ các chức năng quản từ chỉ đạo đổi mới cơ bản nhận thức, xây dựng hệ thống quản lý, hoàn thiện quy chế hướng dẫn HĐHT của SV đến quản kế hoạch học tập của SV, bảo đảm điều kiện CSVC cho HĐHT của SV sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản theo HTTC trường ĐH Việt Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở luận về quản hoạt động học tập của sinh viên nói chung và hệ thống tín chỉ nói riêng. - Nghiên cứu thực trạng quản hoạt động học tập của sinh viên, phát hiện những điểm thuận lợi và điểm yếu, nguyên nhân khách quan và chủ quan của thành công và hạn chế trong quản hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ trường đại học Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu quản hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ trường đại học Việt Nam. - Khảo nghiệm và thử nghiệm một vài giải pháp quản hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ một số trường đại học để kiểm nghiệm tính tác dụng và hiệu quả của giải pháp. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu công tác quản hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ trường đại học theo cách tiếp cận chức năng quản lý. - Địa bàn khảo sát nghiên cứu: Một số trường đại học Việt Nam đang thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trường ĐH Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Xây dựng, trường ĐH Thăng Long, trường ĐH Vinh. 3 - Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản đào tạo, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản sinh viên, sinh viên của một số trường đang thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thời gian nghiên cứu: Năm 2010-2013. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Đề tài áp dụng một số Phương pháp luận tiếp cận nghiên cứu sau đây: -Tiếp cận theo lịch sử - logic cho phép nghiên cứu những vấn đề cơ bản của sự hình thành và phát triển của HTTC trong những điều kiện lịch sử và theo những mốc thời gian cụ thể, những mặt hạn chế và nguyên nhân và logic phát triển của HTTC. -Tiếp cận mục tiêu là đích cần đạt tới, làm mốc để định hướng cho các hoạt động quản dạy học, hướng tới sự phù hợp của việc quản HĐHT của SV trong tổng thể quản nhà trường khi áp dụng HTTC. Những mục tiêu đó do các Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ và các văn bản quy định trên nền tảng quy mô, chất lượng và hiệu quả của GDĐH. Đồng thời, quản HĐHT của SV theo HTTC nhằm tạo điều kiện cho SV đạt được kết quả học tập tốt nhất thông qua việc tích lũy kiến thức đúng, đủ số TC quy định, hình thành kỹ năng nghề nghiệp và năng lực học tập suốt đời. - Tiếp cận hệ thống cho phép xem xét các nội dung nghiên cứu quản dạy học như một nhân tố trong hệ thống hoàn chỉnh và mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố. Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp quản HĐHT của SV và những nhân tố ảnh hưởng, chi phối các đối tượng mà trong quá trình nghiên cứu các đối tượng buộc các nhà nghiên cứu phải đề cập được gọi là khách thể nghiên cứu, chính là công tác quản hoạt động dạy học trong đào tạo theo HTTC trường ĐH. Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp sau: 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu luận: - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của ngành Giáo dục và đào tạo, các ngành khác và các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; - Phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu về công tác quản nhà trường, hoạt động dạy và học trong trường đại học…. Từ đó, xây dựng cơ sở luận của công tác quản hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ trường đại học. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 4 - Tiến hành phân tích, đáng giá thực trạng của hệ thống đào tạo ĐH Việt Nam, thực trạng của việc học tập của sinh viên bao gồm cả giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp trong các trường ĐH áp dụng đào tạo theo HTTC. - Phương pháp điều tra bằng phiếu để khảo sát thực trạng HĐHT của SV, quản HĐHT của SV đối với CBQL và GV; tìm hiểu tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp để đề xuất các nội dung quản HĐHT của SV theo HTTC trường ĐH Việt Nam. - Phương pháp phỏng vấn nhằm tìm hiểu nhận thức của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa và các giảng viên về quản HĐHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ trường ĐH cũng như tác dụng, hiệu quả của công tác quản SV đã được thực hiện một số trường ĐH. - Phương pháp nghiên cứu điển hình để nghiên cứu một số trường hợp của SV trong học tập theo HTTC trường ĐH Việt Nam nhằm làm rõ hơn thực trạng. - Phương pháp phỏng vấn sâu giúp cho các số liệu đã khảo sát mang tính khách quan, trung thực. - Phương pháp chuyên gia: Tiến hành các cuộc tọa đàm với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng các khoa, trưởng phòng đào tạo, phòng công tác chính trị học sinh sinh viên, phòng đảm bảo chất lượng giáo dục, phòng thanh tra để tìm hiểu thực trạng về tình hình quản hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo HTTC trường đại học; Tập hợp, khai thác, tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC trường ĐH; Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học về tính hợp và khả thi của các giải pháp đề xuất để quản HĐHT của SV trong trường ĐH áp dụng đào tạo theo HTTC. 7.4.Phương pháp bổ trợ: - Phương pháp thống kê toán học: Thống kê toán học để xử các số liệu và kết quả nghiên cứu, tiến hành đánh giá thực nghiệm một số nội dung của hai giải pháp quản hoạt động học tập của sinh viên. - Phần mềm SPSS với công thức Kiểm định Chi-square (Chi-square Test): Kiểm định Chi-square dùng để kiểm định sự độc lập của 2 biến phân loại ngẫu nhiên. Nếu xác suất nhỏ hơn 0.05 (5%, mức ý nghĩa) thì có thể kết luận 2 biến có mối quan hệ. Ngược lại, không có cơ sở để kết luận giữa 2 biến có mối quan hệ.Chi- square Test xác định tính tác dụng hiệu quả của giải pháp thông qua ý kiến nhận xét, đánh giá của hiệu trưởng, các cán bộ quản nhà trường và giảng viên về việc nội dung giải pháp đề xuất. 8. Luận điểm cần bảo vệ - Chuyển HĐHT của SV các trường ĐH từ cách học theo niên chế sang cách học theo HTTC là thực hiện bước đổi mới căn bản cách học theo hướng tư duy 5 sáng tạo trong tự chọn lựa tích lũy kiến thức và hình thành cách học mới, thói quen cho việc học suốt đời. - Quản đào tạo theo HTTC là tạo sự sống động trong mọi HĐHT của SV theo hướng mở, nâng cao tính tự chủ và sự chịu trách nhiệm về kết quả và chất lượng học tập, nghiên cứu của từng SV trước bản thân, gia đình và xã hội. - Giải pháp quản đề xuất đảm bảo tính hợp và hiệu quả cao cho toàn bộ quá trình HĐHT theo HTTC của sinh viên thông qua tăng tính tự lập, lựa chọn sáng tạo kiến thức và kỹ năng thực hành theo sở trường, nguyện vọng đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 9. Những đóng góp mới của luận án - Đề tài: Quản hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ trường đại học Việt Nam là đề tài có nội dung nghiên cứu mang tính cấp thiết, đặc biệt trong xu thế đổi mới căn bản giáo dục đại học Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay và phù hợp với chuyên ngành đào tạo. - Tên luận án và các nội dung nghiên cứu, các số liệu khảo sát, điều tra, kết luận và 05 giải pháp đề xuất không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đó. - Phân tích làm rõ thực trạng công tác quản HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC các trường ĐH Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân của thực trạng. - Đưa ra các nội dung cần thiết đối với công tác quản HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC các trường đại học Việt Nam. Đồng thời, đưa ra 05 giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác quản HĐHT của SV phù hợp với đào tạo theo quy trình mới theo HTTC trường ĐH Việt Nam. Về mặt luận - Luận án đã phân tích được sự cần thiết, tính phù hợp của việc áp dụng quy trình đào tạo mới theo HTTC trường ĐH Việt Nam trong bối cảnh hiện nay của đất nước; đặc điểm, yêu cầu của HĐHT của SV theo HTTC; vị trí, vai trò của công tác quản HĐHT của SV trường ĐH thực hiện đào tạo theo HTTC. - Luận án xây dựng bổ sung và làm phong phú cơ sở luận cho GDĐH, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình hình thành và áp dụng đào tạo theo HTTC các trường ĐH Việt Nam, đã đề ra được 5 giải pháp quản HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC trường ĐH, xây dựng làm phong phú cho luận quản GDĐH nói chung và quản HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC trường ĐH Việt Nam. Về mặt thực tiễn 6 - Luận án trình bày có hệ thống, khách quan và toàn diện về quá trình phát triển của GDĐH Việt Nam sau thời kỳ đổi mới gắn liền với yêu cầu đổi mới quy trình đào tạo từ niên chế sang HTTC. - Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để đổi mới công tác quản dạy học nói chung và hoàn thiện công tác quản HĐHT của SV trong quy trình đào tạo mới theo HTTC các trường ĐH Việt Nam. - Vận dụng vào quá trình đổi mới quản nhà trường, hoạt động dạy học, đặc biệt đối với công tác quản HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC trường ĐH VN. 10.Cấu trúc của luận án Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương. Chương 1 CƠ SỞ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TRƯỜNG ĐẠI HỌC 7 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài 1.1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống tín chỉ và đào tạo theo hệ thống tín chỉ O. Regel đã thực hiện một công trình nghiên cứu về “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giáo dục đại học, hiệu quả và sự thích hợp đối với các nước đang phát triển”. Tác giả cho rằng việc nỗ lực áp dụng HTTC vào Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến các nước đang phát triển trong việc mong muốn chuyển đổi hệ thống đào tạo ĐH tại nước họ. Sự thay đổi cần thiết này không chỉ xuất phát từ nhu cầu của SV và các trường ĐH nhằm tạo điều kiện chuyển đổi SV giữa các trường, mà sự thay đổi này được hiểu như là một yêu cầu đòi hỏi của xã hội phát triển. “ Nhân tố chính thúc đẩy việc thay thế chương trình giảng dạy truyền thống là nhu cầu cần thiết đối với một hệ thống linh hoạt hơn và phù hợp hơn với nhu cầu đương thời” [125, tr 3] Tuyên bố Bologna là bản thỏa thuận được Bộ trưởng phụ trách giáo dục đại học của 29 nước trong và ngoài Liên hiệp Châu Âu ký kết tại Hội nghị Bologna (Ý) ngày 19/6/1999. Tuyên bố này đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của giáo dục đại học Châu Âu, nhanh chóng được hưởng ứng. Theo thống kê tại Hội nghị Bergen (Na Uy) ngày 19-20/5/2005, đã có 40 nước xin gia nhập vào nhóm giáo dục đại học Châu Âu và ký tên vào bản tuyên bố này. [17, tr 5] Bahram Bekhradnia đã tiến hành nghiên cứu về “Nhận định chung về quá trình tích lũy và chuyển đổi tín chỉ, Tuyên bố Bologna”. Báo cáo này mô tả và đánh giá hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ như một phương tiện giúp con người học tập suốt đời, đồng thời gia tăng sự tham gia học tập của các thành phần trong xã hội. Hệ thống này cũng giúp cho Châu Âu đạt được mục tiêu huy động và gia tăng số lượng SV trong cộng đồng các trường đại học Châu Âu. Chuyển đổi tín chỉ cho phép SV chuyển sang học ngành khác, hoặc chuyển sang học trường khác, công nhận khối lượng kiến thức đã học của sinh viên. [115, tr 7] Hệ thống tín chỉ ra đời từ thế kỷ XIX Hoa Kỳ. Về mặt lịch sử, hệ thống GDĐH của Hoa Kỳ được mô phỏng theo mô hình của các nước Châu Âu, đặc biệt là mô hình của Anh và Đức. Mô hình GDĐH của Anh đã được Hoa Kỳ áp dụng, đồng thời mô hình này chi phối các tổ chức, tiêu chuẩn và chương trình giảng dạy GDĐH của Hoa Kỳ cho đến giữa thế kỷ 19. Sau đó, GDĐH của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Đức khi hoạt động nghiên cứu được đưa vào trường ĐH như là hoạt động chính và khi GDĐH phát triển mạnh mẽ. Thời điểm này, hệ thống GDĐH Hoa Kỳ đón nhận sự thay đổi nhanh chóng. “Vào năm 1872, hiệu trưởng Eliot đã có sáng kiến đưa ra một hệ thống lựa chọn Viện ĐH Harvard. Ông thay đổi hệ thống chương trình đào tạo cứng nhắc cổ điển bằng một sự lựa chọn ngày càng rộng rãi các môn học đối với SV” [125, tr2] 8 Hiệu trưởng trường ĐH Harvard là người khởi xướng hệ thống học tự chọn. Ông quyết định thay thế hệ thống bài giảng cố định theo phương thức truyền thống bằng rất nhiều sự lựa chọn cho SV. Ông cho rằng việc nỗ lực áp dụng HTTC vào Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến các nước đang phát triển trong việc mong muốn chuyển đổi hệ thống đào tạo ĐH. Sự thay đổi cần thiết này không chỉ xuất phát từ nhu cầu của SV và các trường ĐH nhằm tạo điều kiện chuyển đổi SV giữa các trường, mà sự thay đổi này được hiểu như là một yêu cầu đòi hỏi của xã hội phát triển. Nhân tố chính thúc đẩy việc thay thế chương trình giảng dạy truyền thống là nhu cầu cần thiết đối với một hệ thống linh hoạt hơn và phù hợp hơn với nhu cầu đương thời. Cary J Trexler đã có một nghiên cứu về “Hệ thống tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kỳ, lịch sử phát triển, định nghĩa và cơ chế hoạt động”. Ông cho rằng “Một nhân tố sống còn của HTTC Mĩ là hệ thống tự chọn môn học. Hệ thống môn tự chọn bắt đầu ĐH Harvard trong những năm 1880 nhằm khích thích sự tò mò, ham học của SV. Hầu hết các trường ĐH đã đi theo con đường này của Harvard và thay đổi chương trình được tiêu chuẩn hóa của họ thành hệ thống tự chọn” [36, tr 62] Đồng thời với việc áp dụng đào tạo theo HTTC, các trường ĐH chuyển từ chương trình đào tạo tiêu chuẩn hóa cho tất cả SV thành hệ thống môn học tự chọn, hệ thống này cho phép SV được quyền quyết định chọn môn học tùy theo thế mạnh và sự quan tâm của mình. Sự phát triển các chuyên ngành là một trong những điểm xác định cấu trúc tổ chức của hệ thống các trường ĐH Hoa Kỳ, trong đó, chuyên ngành là một chương trình đào tạo được kết cấu chặt chẽ trong một lĩnh vực khoa học cụ thể gồm nhiều tín chỉ lựa chọn khác nhau. So với Hoa Kỳ, hệ thống chuyển đổi TC Châu Âu là một HTTC đánh giá việc học của SV trên cơ sở khối lượng công việc của mỗi HĐHT. ECTS không quy định cụ thể về tổ chức đào tạo, nhưng có ý nghĩa trong việc tạo điều kiện cho SV các nước trong khối được đổi ngành học hoặc chuyển trường dễ dàng. (Phụ lục 2) Có thể xem việc ĐH Harvard áp dụng hệ thống chương trình tự chọn được cấu thành bởi các môdun mà mỗi SV có thể lựa chọn là sự kiện đánh dấu điểm mốc khai sinh HTTC. Đầu thế kỷ 20, HTTC được áp dụng rộng rãi trong các trường ĐH của Hoa Kỳ. Sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng HTTC trong hệ thống GDĐH như các nước Bắc Mỹ, các nước Châu Á như Nhật, Philipines, Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc. 1.1.1.2. Các nghiên cứu hoạt động học tập của sinh viên trong hệ thống tín chỉ Tuyên bố Bologna có một trong những mục tiêu chính đề ra là thiết lập một đơn vị tín chỉ chung để đánh giá khối lượng học tập của các giáo trình được dạy các trường ĐH. Tuyên bố Bologna đưa ra hệ thống chuyển đổi TC Châu Âu (ECTS). ECTS là hệ thống chuyển đổi TC nhằm xác định việc học tập của SV trên 9 cơ sở khối lượng công việc của mỗi HĐHT. Hệ thống này được Cộng đồng các nước Châu Âu thành lập nhằm tạo điều kiện cho SV các nước trong khối dễ dàng chuyển đổi trường tại nước ngoài. ECTS được thiết kế nhằm các mục tiêu:(i) Giúp SV trong nước và quốc tế dễ dàng hiểu và so sánh các chương trình học tập; (ii) Tạo điều kiện trao đổi SV và chuẩn hóa bằng cấp; (iii) Hỗ trợ các trường ĐH tổ chức và rà soát các chương trình học; (iv) Dễ dàng thích nghi với nhiều chương trình và phương thức chuyển tiếp; (v)Thu hút SV từ các châu lục khác đến học tập tại châu Âu. [107, tr 34] Theo định nghĩa, ECTS là một HTTC đánh giá việc học của SV trên cơ sở khối lượng công việc của mỗi HĐHT (theo học một giáo trình, một kỳ thực tập xí nghiệp hay phòng thí nghiệm, viết một luận văn). Một SV toàn phần được tính là dành cho HĐHT của mình khoảng từ 1500 đến 1800 giờ một năm học, kể cả giờ nghe giảng, giờ làm bài tập có hướng dẫn, giờ thực tập trong phòng thí nghiệm các môn khoa học thực nghiệm và giờ học riêng nhà. Giá trị chung của một tín chỉ ECTS được ấn định theo chuẩn mực là SV đó sẽ đạt được trong một năm học khoảng 60 tín chỉ. Tính trung bình, mỗi ECTS đòi hỏi từ 25 đến 30 giờ làm việc. Bằng cử nhân sẽ được cấp cho SV đạt 180 ECTS. Mỗi HĐHT sẽ được nhà trường định sẵn bằng một bội số của ECTS. Như vậy, ECTS là một hệ thống chuyển đổi TC nhằm xác định việc học tập của SV trên cơ sở khối lượng công việc của mỗi HĐHT. Như vậy, ECTS là hệ thống chuyển đổi TC nhằm đánh giá việc học của SV trên cơ sở khối lượng công việc của mỗi HĐHT. Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu không quy định cụ thể về tổ chức và quản đào tạo, đây là điểm khác biệt với mô hình đào tạo theo HTTC của Hoa Kỳ. Tuyên bố Bologna và nghiên cứu của Bahram Bekhradnia về ECTS tập trung chủ yếu đánh giá khối lượng học tập của SV, đánh giá hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ. Hệ thống này tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người có thể học tập suốt đời thông qua việc tích lũy hoặc chuyển đổi tín chỉ. Frances L Hoffman đã thực hiện một nghiên cứu về quản GDĐH, đào tạo theo tín chỉ, kiểm định Hoa Kỳ và Việt Nam. Với nghiên cứu so sánh này, Frances L Hoffman đã cung cấp cho độc giả trên toàn thế giới hiểu hơn về HTTC Hoa Kỳ và bối cảnh áp dụng vào Việt Nam. Bà đã đưa ra một góc nhìn về GDĐH Hoa Kỳ với 4 đặc điểm (i) Phi tập trung, đa dạng, nhiều sứ mạng và do địa phương quản lý; (ii) Thích ứng cao đối với SV; (iii) SV là trung tâm và (iv) hoạt động nghiên cứu là trung tâm. Đây là một trong những tài liệu rất có ích cho các trường ĐH, các nhà quản nghiên cứu và áp dụng đào tạo theo HTTC. [ 40, tr 13] 1.1.1.3. Các nghiên cứu về quản hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 10 [...]... hướng dẫn, thực hiện nghiên cứu về Quản hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ trường đại học Việt Nam Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở luận về hoạt động học tập, quản hoạt động học tập của SV theo HTTC trường đại học - Nghiên cứu thực trạng quản hoạt động học tập của SV, phát hiện những điểm mạnh... ngành học trong thời gian học nếu thấy mình không có khả năng hoặc xã hội ít trọng dụng Do vậy, áp dụng theo HTTC, SV cần chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập 1.4 QUẢN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 1.4.1 Quản hoạt động học tập của sinh viên 29 Trong trường ĐH, hoạt động quản bao gồm nhiều nội dung như quản đội ngũ, quản SV, quản tài... mình theo học, ngoài những môn học bắt buộc, họ phải lựa chọn một số môn phù hợp với chuyên ngành và khả năng (năng lực lĩnh hội và tư duy) của mình, phù hợp với điều kiện thực tế về thời gian 35 1.4.4 Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 1.4.4.1 Chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ (i) Chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên trên lớp theo hệ. .. định là một giờ tín chỉ của học kì 2 quí ” [16, tr 37] Theo Quy chế 43, “một tiết học được tính bằng 50 phút” Như vậy, Việt Nam, giờ tín chỉ tương đương với 50 phút và gọi là 1 tiết học Hiệu trưởng các trường ĐH quy định số tiết, số giờ đối với từng môn học cho phù hợp 1.3 HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 1.3.1 Hoạt động học tập của sinh viên 21 Trong quá trình dạy học ĐH tồn tại... quản nhà trường (Hiệu trưởng) đến khách thể quản nhà trường (Giáo viên, nhân viên, người học ) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục 1.2.2 Hệ thống tín chỉ 1.2.2.1 Hệ thống tín chỉ Theo Cary J Trexler, Hệ thống tín chỉ là một cách miêu tả tính chất hệ thống một chương trình giáo dục bằng cách gắn đơn vị tín. .. quan và chủ quan của thành công và hạn chế trong công tác quản HĐHT của SV trong đào tạo theo HTTC các trường ĐH Việt Nam - Đề xuất những giải pháp chủ yếu quản hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo HTTC, góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên - Khảo nghiệm một vài giải pháp quản hoạt động học tập của SV theo HTTC một số trường ĐH để kiểm nghiệm tính hợp và khả thi cũng... được mục tiêu học tập của mình 1.4.3 Tổ chức bộ máy quản hoạt động học tập của sinh viên 1.4.3.1 Bộ máy nhân sự Quản SV là công việc của nhiều bộ phận trong trường ĐH: Quản việc học của SV; quản học vụ, quản về ý thức, thái độ, quản tài chính Các trường ĐH có hai quan điểm về công tác quản SV Đối với quan điểm quản theo phân chia số lượng SV, công tác quản SV được chuyển về... pháp dạy và học theo tín chỉ sđược quan niệm một cách tổng quát, học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú thêm bằng cách chọn, nhập và xử thông tin [21, tr19] 1.1.2.3 Các nghiên cứu về quản hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ Ban Liên lạc các trường ĐH và CĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học năm 2008 về “ Quản sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Tại... quản tài chính, cơ sở vật chất, quản các hoạt động giảng dạy, học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa thể thao Trong đó, dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm của nhà trường Vì vậy quản nhà trường thực chất là quản quá trình sư phạm của GV, hoạt động học tập – tự giáo dục của SV, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học Quản HĐHT giúp SV thực hiện... khoa học thông qua công tác tổ chức quản giáo dục của nhà trường Hoạt động học tập theo HTTC bao gồm cả hoạt động học tập chính thức và hoạt động học tập không chính thức Hoạt động học tập chính thức diễn ra trong trường học, có mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức theo đúng quy định của Bộ GDĐT thông qua các quy chế, thông tư hướng dẫn Hoạt động học tập không chính thức bao gồm nhiều hình . của thành công và hạn chế trong quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu quản lý hoạt động học tập của sinh viên. sinh viên theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam. - Khảo nghiệm và thử nghiệm một vài giải pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ ở một số trường đại học để. tác quản lý nhà trường, hoạt động dạy và học trong trường đại học . Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường

Ngày đăng: 19/04/2014, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan