báo cáo tham quan thực tế công ty cổ phần b.o.o nước thủ đức

24 5K 29
báo cáo tham quan thực tế công ty cổ phần b.o.o nước thủ đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC  LỜI CẢM ƠN Trang 2  CHƯƠNG I Trang 3 I/ Giới thiệu về công ty Trang 3 II/ Sơ đồ công nghệ Trang 5 III/ Thuyết minh quy trình công nghệ Trang 6 IV/ kết luận, nhận xét Trang 13  CHƯƠNG II Trang 15 I/ Giới thiệu về nhà máy Trang 15 II/ Sơ đồ công nghệ Trang 16 III/ Thuyết minh quy trình công nghệ Trang 18 I V/ Nhận xét, kết luận Trang 25  PHẦN KẾT LUẬN Trang 26 1 LỜI CẢM ƠN - Trong quá trình tham quan thực tế qua hai nhà máy:nhà máy BOO nước Thủ Đức và nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Amata đã giúp tôi hiểu biết và củng cố thêm nhiều kiến thức, làm nền tảng cho bản thân , cho công việc chuyên môn sau này . - Qua đây em xin cảm ơn nhà trường và giáo viên hướng dẫn thầy Nguyễn Văn Tỉnh đã tạo cho tôi chuyến đi tham quan thật ích. - Sau đây là những gì tôi tìm hiểu được sau hai chuyến tham quan. 2 CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN B.O.O THỦ ĐỨC ( THU DUC WATER BOO CORPORATION ( TDW ) ) I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY: • Công ty được thành lập vào ngày 17 tháng 12 năm 2004. • Nhà máy khởi công vào tháng 07 năm 2005. • Công suất thiết kế: Trạm bơm Hóa An 315,000 m 3 /ngày Nhà máy xử lý tại Thủ Đức 300,000 m 3 /ngày. • Ngày 13 tháng 05 năm 2009: Khánh thành nhà máy, phát công suất 100,000 m 3 /ngày. • Ngày 01 tháng 08 năm 2010: chính thức hoàn thành dự án, phát công suất 300,000 m 3 /ngày. • Cấp nước cho quận 2, quận 7, quận 9, quận Thủ Đức, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ. 3 • Hình thức đầu tư: Đầu tư – Sở hữu – Vận hành. ( Build – Operation – Own ). • Better service for life : phục vụ tốt hơn cho cuộc sống. • Sứ mệnh: Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đảm bảo cuộc sống. • Tầm nhìn: TDW sẽ là một nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhất cho cuộc sống con người bằng các dịch vụ đô thị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. • Cam kết: Bảo vệ môi trường sống, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng, nhân viên, cổ đông. Vốn điều lệ 500 tỷ, Cổ đông gồm: • Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật TP.HCM (C.I.I) – 40%. • Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 – 20%. • Quỹ Đầu Tư Phát Triễn Đô Thị TP.HCM (HIFU) – 10%. • Công ty Cổ Phần Điện Lạnh (REE) – 10%. • Công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức (THU DUC HOUSE) – 10%. • Công ty Cổ Phần Nước và Môi Trường (WACO) – 10%. 4 II.SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ: 5 III. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ: * Thuyết minh quy trình: Nước từ sông Đồng Nai đưa đến trạm bơm nước thô sẽ được bơm qua hầm thu nước bởi 4 bơm công suất lớn. Từ hầm thu nước, nước sẽ dẫn vào bể tiếp nhận tại nhà máy B.O.O nước Thủ Đức. Tại bể tiếp nhận nước thô được đưa từ dưới lên và keo tụ PAC sẽ được châm từ nhà hóa chất theo đường ống đến cùng lúc để tạo sự liên kết giữa các ion trong nước. Nước từ bể tiếp nhận theo ống chảy qua bể trộn cánh khấy, keo tụ PAC được châm vào từ nhà hóa chất rồi đưa đến bể để tạo cho nước phản ứng tốt với phèn. Sau đó nước tiếp tục qua bể phản ứng, tại đây quá trình keo tụ xảy ra hình thành các bông cặn kết tủa. Tại bể lắng nước chứa các hạt keo sẽ lắng xuống nhanh tạo điều kiện cho quá trình lọc xảy ra nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nước từ bể lắng sau khi loại bỏ một phần các tạp chất lơ lửng trong nước sẽ qua bể lọc nhanh nhờ hệ thống máng thu và máng dẫn. Tại đây nước được lọc qua một lớp cát, sỏi để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất trong nước. Nước từ bể lọc sẽ được dẫn vào bể chứa nước sạch, tại đây Clo lỏng sẽ được đưa vào để khử trùng. 1. Nhà clo sơ bộ: Gồm 2 line, mỗi line đặt 6 bình/1000kg. 2 bộ máy châm 40kg/h. 2 máy bơm tiếp áp Q = 26 m 3 /h, H=56m. Hệ thống kiểm soát và phát hiện Clo rò rỉ, tháp trung hòa Clo rò rỉ. 2. Ngăn tiếp nhận: Hệ thống trộn nhanh. Hóa Chất: Clo, PAC. Polyme, Vôi (không sử dụng). Ngăn tiếp nhận nhiệm vụ thu nước từ trạm bơm nước thô về. Tại đây được lắp đặt đồng hồ để kiểm tra lưu lượng nước thô, ngoài ra ở đây giai đoạn châm phèn. 6 - Phèn: tính acid nên làm giảm pH trong nước, giữ vai trò quan trọng trong quá trình keo tụ, khi cho vào nước phèn tạo thành chất keo tụ hấp thụ các chất bẩn trên bề mặt để tạo thành các bong cặn thể lắng được. Al 2 (SO 4 ) 3 =Al 3+ + 3SO 4 2- Al 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O =2Al(OH) 3 + H + Các loại phèn thường dùng: - Phèn nhôm: Al 2 (SO 4 ) 3. H 2 O - Phèn aluminat: NaAlO 2 - Phèn sắt: Fe 2 (SO 4 ) 3 ,FeCl 3 Phèn được pha theo mùa, mùa mưa tỉ lệ 5 – 6%, mùa khô 3%, dung dịch ổn định được bơm vào bể tiêu thụ với công suất 1440 m 3 /h. 3. Bể trộn : Gồm 6 bể, mỗi bể gồm trộn sơ cấp và thứ cấp. Ngăn trộn sơ cấp dùng 2 động cơ, 3 Hp, tốc độ khuấy 19 vòng/phút. Ngăn trộn sơ cấp dùng 2 động cơ, 1 Hp, tốc độ khuấy 19 vòng/phút. 4. Bể lắng : Gồm 6 bể lắng ngang tải trọng cao. Dùng tấm lắng Lamella, dày 6 feet. Lắp đặt 5 máng thu trên bề mặt bể. Hệ thống hút bùn đặt chìm. Hệ thống xử lý nước dùng quá trình tự chạy, chỉ dùng bơm để bơm nước từ trạm bơm nước thô vào bể tiếp nhận nên tiết kiệm điện rất lớn. Do phèn đã được châm từ trước (ở bể tiếp nhận) nên đủ thời gian để phản ứng tạo bông. Nước theo mương chung chảy qua bể, trong bể các cánh quạt khuấy trộn liên tục nhằm phá vỡ các mối kiên kết trong nước (các ion khó tách), khuấy trộn đều tạo ra các bông cặn lớn hơn để dễ lắng dưới tác dụng của trọng lực. Trong bể còn hệ thống cào bùn ra hồ thu bùn khi các bông bùn lắng xuống, bể này khả năng làm giảm một lượng cặn đáng kể, làm sạch sơ bộ nguồn nước. Bể được vệ sinh định kỳ khoảng trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm tùy theo mức độ. 7 5. Bể lọc : Bể lọc gồm 10 bể, mỗi bể chia ra làm 2 ngăn lọc, nước qua đây được làm trong và khử mùi bằng cách cho đi qua lớp vật liệu lọc như đan lọc, sỏi, cát (lớp đan lọc dày 0.3m, lớp sỏi dày 0.3m, lớp cát dày 1.3m). Cuối bể lắng, trộn, phản ứng thì vôi đã được châm vào với mục đích nâng pH lên. Vôi là chất phụ gia cho quá trình tạo bông, tác dụng làm mềm nước, khi cho vôi vào nước sẽ khử độ cứng của muối, đồng thời vôi cũng tham gia vào quá trình lọc nước giúp tạo keo hiệu quả hơn và làm cho pH trong nước tăng lên. CaO + H 2 O =Ca(OH) 2 6. Rửa lọc : Rửa bằng lọc gió, gió nước kết hợp, nước. Mỗi chu kỳ rửa 1h, cường độ rửa nước là 6 lít/s.m 2 . Mỗi bể rửa lọc gồm 3 máy thổi gió với công suất 110 kW, ba bơm nước với công suất 75 kW. Toàn bộ hệ thống van của bể rửa lọc đều là van điều khiển tự động. Ở cuối bể rửa lọc được bố trí gian đặt máy bơm nước, máy gió rửa lọc, gian đặt các thiết bị điều khiển hệ thống van, điều khiển bơm rửa lọc. Mức rửa lọc không ổn định theo mức nước, mỗi lần chỉ một bể rửa, mùa mưa thể là hai bể và 48h rửa một lần. Một hệ thống bơm gió thổi khí sục, khí từ dưới lên mỗi lần sục với thời gian từ 10 – 15 phút, sau đó kết hợp với cả khí và nước cùng sục vào (từ dưới lên) khoảng 3 phút, rồi lại sục nước khoảng 10 – 15 phút nhằm xáo trộn 8 lớp vật liệu lọc để bong phần chất bẩn trong cát, sau đó chạy bơm rửa lọc, nước bẩn và nước rửa lọc được chảy vào mương, sau đó qua bể thu hồi và được bơm trở lại bể tiếp nhận, nước sau lọc được chảy vào bể chứa. Quy Trình Rửa Lọc: Gió, Gió + Nước, Nước. Quá trình sục khí ở bể rửa lọc 7. Bể tiếp xúc, bể chứa : Châm vôi (nâng pH), Clo (khử trùng). Thời gian lưu nước: 30 phút. Bể chứa dung tích ~ 42,000 m 3 . 8. Trạm bơm nước sạch : Gồm 4 bơm: Công suất 1250 kW. Q = 1.64 m 3 /s, H = 62m Hai bơm chạy full_load, hai bơm chạy biến tần để điều áp. 9. Nhà hóa chất : PAC. Sử dụng 3 bơm định lượng. VÔI. Sử dụng 3 bơm trục vít. FLO. Sử dụng 3 bơm định lượng. Liều lượng châm phèn 30 mg/l. Liều lượng châm vôi 10 mg/l. Nhà bao che kích thước 35 x 20 m chia làm bốn phòng. * Phòng chứa phèn vôi: kích thước 15 x 20 m được tính để dự trữ phèn, vôi trong một tháng ( 100 tấn vôi, 200 tấn phèn). * Phòng pha phèn, vôi kích thước 13.3 x 10 m. 9 - Hai bể pha phèn, dung tích mỗi bể 20m 3 , dùng máy khuấy để khuấy trộn phèn, lắp đặt hai máy bơm phèn tự động Q = 36m 3 /h để bơm phèn từ bể pha sang bể tiêu thụ. - Hai bể pha vôi, dung tích mỗi bể 10m 3 , lắp đặt hai máy bơm dung dịch vôi điều khiển tự động Q = 18m 3 /h để bơm vôi từ bể pha sang bể tiêu thụ. * Phòng tiêu thụ phèn vôi kích thước 20 x 67 m. - Lắp đặt một bể tiêu thụ phèn dung tích 2m 3 , lắp ba máy bơm định lượng phèn Q = 1440 lít/h, H = 30 m để đưa dung dịch phèn từ bể tiêu thụ sang bể trộn. - Lắp đặt một bể tiêu thụ vôi dung tích 2m 3 , lắp hai máy bơm định lượng vôi Q = 1020 lít/h, H = 30 m để đưa dung dịch vôi từ bể tiêu thụ sang bể trộn. * Phòng đặt thiết bị điều khiển, quản kích thước 13.3 x 10 m. Lắp đặt các thiết bị điều khiển cho hệ thống phèn vôi. 10. Nhà clo khử trùng : - Gồm hai line, mỗi line đặt 8 bình/ 1000 kg. - Hai bộ máy châm 60 kg/h. - Hai máy bơm tiếp áp Q = 50 m 3 /h, H = 30m. - Hệ thống kiểm soát và phát hiện Clo rò rỉ, tháp trung hòa Clo rò rỉ. Trong nguồn nước nhiều loại vi trùng gây bệnh nên không đảm bảo cho quá trình sinh hoạt, vì vậy sau khi lọc phải khử trùng nguồn nước trước khi bơm vào mạng lưới. Clo chứa trong bình chứa khí hóa lỏng nặng 900 kg, áp suất thử 35 bar, áp suất làm việc 9 bar, áp suất trong bình 19,3 bar, áp suất đường ống 7,5 – 8 kg/cm 3 . Để phòng khi Clo bị rò rỉ ở đây còn một quạt hút Cl tự động, hút Cl vào hệ thống trung hòa và dùng NaOH để trung hòa. Hệ thống làm việc như một thiết bị hấp phụ trong thiết bị các ống nhựa nhằm làm cho bề mặt tiếp xúc của Cl (khí) và NaOH (dạng lỏng) được tốt hơn. Khí Cl chạy từ dưới lên, còn NaOH được bơm từ trên xuống. Máy châm Cl hút Cl vào nước, Cl dư trong nước khoảng 0,3. 10 [...]... KẾT LUẬN Với quy trình và công nghệ hiện đại, sản phẩm của công ty cổ phần B.O.O nước Thủ Đức và nhà máy xử lý nước thải KCN Amata đạt tiêu chuẩn đầu ra của nhà nước quy định về chất lượng nước cấp và nước thải xử lý Bên cạnh đó, nhà máy xử lý nước thải còn một số khó khăn cần được quan tâm khắc phục như: - Công đoạn vớt các chất thải như: bao nilon, giấy vụn bằng thủ công nên thường hay bị nghẹt... hướng dẫn sinh viên tham quan nhiệt tình, chu đáo Nhà máy là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hai quận Nhà Bè và Thủ Đức CHƯƠNG II: NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP AMATA VIỆT NAM ( CÔNG TY CỔ PHẦN AMATA VIỆT NAM ) I GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY: Cổng chào khu công nghiệp AMATA 13 Nhà máy xử lý nước Amata là một nhà máy nằm trên đường số 3 thuộc KCN Amata Nhà máy được xây dựng vào cuối năm 1997 đầu năm... tốt: chế độ nước tự chảy từ công trình đầu đến công trình cuối, vành đai bảo vệ an toàn cho nhà máy, bố trí đầy đủ lối đi để kiểm tra, vận hành 12 -Đặc biệt nhà máy được vận hành và điều khiển tự động trên một quy trình công nghệ hoàn toàn tự động * NHẬN XÉT: - Nước đầu vào của công tynước sông Đồng Nai Cửa thu được bố trí với song chắn rác thô Theo người hướng dẫn công ty thì : khi nào... ít nhân công Khi sự cố xảy ra thể phát hiện nhờ các tín hiệu báo - động tự động trên hệ thống điều khiển Nhà máy xử lí toàn bộ nước thải của khu công nghiệp Amata nên mùi - hôi rất khó chịu Để cải thiện môi trường xung quanh nên nhà máy đã trồng nhiều cây xanh Tất cả nước thải từ các nhà máy của khu công nghiệp được đưa vào xử lý tạo thành nước sạch thể dùng cho tưới cây cảnh… 23 PHẦN KẾT... theo hệ thống ống dẫn nước thải về trạm xử lý Nước thải sẽ được đi qua song chắn rác để giữ lại những rác thải kích thước lớn để tránh tình trạng làm nghẹt bơm Nước thải vào bể thu gom, tại đây nước thải được vớt những váng dầu và những rác thải kích thước nhỏ bằng thủ công Từ bể thu gom này đặt ba bơm chìm để bơm nước qua bể điều hòa (hai bơm 100m 3, một bơm 200m3) Nước thải sau khi bơm qua... tại sao công ty không hệ thống thu gom rác khi rác ở song chắn rác đầy mà lại dùng hệ thống thổi rác Vì rác thổi lại ra - sông thì sẽ làm mất cảnh quan, lại ô nhiễm Công ty nên hệ thống thu gom rác khi rác đầy ở song chắn rác Nhà máy với hệ thống máy móc hiện đại, khuôn viên nhà máy trồng nhiều - cây xanh Cán bộ hướng dẫn sinh viên tham quan nhiệt tình, chu đáo Nhà máy là nơi cung cấp nước sinh... -Đây là tiêu chuẩn cho nước dùng để ăn uống, chế biến thực phẩm Từ những số liệu thực tế cho thấy nước của nhà máy hoàn toàn đạt yêu cầu, tuy chỉ Clo vượt yêu cầu nước loại A là 0.05 đơn vị, vì cần một lượng Clo > 0.05 để làm sạch đường ống và lượng Clo này khi đến các hộ dân đã giảm bớt đáng kể và đạt yêu cầu sử dụng Kết luận rằng nước của nhà máy hoàn toàn đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt... nước sẽ tăng cao Do đó ở nhà máy B.O.O Thủ Đức cải tiến lại là chỉ 11 châm phèn trong bể tiếp nhận để giữ cho pH trong nước ổn định, đồng thời cũng tạo khoảng cách dài hơn từ bể tiếp nhận đến bể phản ứng, thời gian phản ứng sẽ dài hơn tạo bông cặn tốt hơn IV KẾT LUẬN , NHẬN XÉT: * KẾT LUẬN: Đánh giá chất lượng nước Nước thô khi đi vào nhà máy độ đục là 8.97 Nước sạch sau khi xử lý: - pH: 6.88... 50m, chiều sâu 1.5m, chiều sâu mặt nước 30 – 40cm Dùng để xử lý nước thải sinh học, chủ yếu dựa vào quá trình tự làm sạch của hồ 22 IV/ NHẬN XÉT, KẾT LUẬN : - Qua tìm hiểu thực tế nhà máy xử lý nước thải của KCN Amata tôi thấy sự kết hợp của 3 phương pháp xử lý học, hóa lý, sinh học nhưng chủ yếu - là phương pháp sinh học, phần lớn là tự động hóa Hệ thống xử lí nước được theo dõi qua hệ thống máy... với hệ thống thoát nước hoàn chỉnh Nước thải thường chứa nhiều tạp chất bản chất khác nhau Vì vậy, mục đích của xử lý nước thải là khử các tạp chất đó sao cho nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn ở mức chấp nhận được theo các chỉ tiêu đã đặt ra Để đạt được các mục đích này, trong công nghệ xử lý nước thải người ta sử dụng quá trình khác nhau Kết hợp 3 phương pháp xử lý: - Xử lý nước thải bằng phương . trình: Nước từ sông Đồng Nai đưa đến trạm b m nước thô sẽ được b m qua hầm thu nước b i 4 b m có công suất lớn. Từ hầm thu nước, nước sẽ dẫn v o b tiếp nhận tại nhà máy B. O. O nước Thủ Đức. Tại b . B. O. O THỦ ĐỨC ( THU DUC WATER BOO CORPORATION ( TDW ) ) I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY: • Công ty được thành lập v o ngày 17 tháng 12 năm 2004. • Nhà máy khởi công v o tháng 07 năm 2005. • Công suất. (REE) – 10%. • Công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức (THU DUC HOUSE) – 10%. • Công ty Cổ Phần Nước và Môi Trường (WACO) – 10%. 4 II.SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ: 5 III. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ: *

Ngày đăng: 17/04/2014, 16:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan