Khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở tỉnh hậu giang

89 1.5K 12
Khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở tỉnh hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở tỉnh hậu giangĐề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay cũng như khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp cho nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm nâng cao khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ

Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển nông nghiệp và không ngừng nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ có tính chiến lược hàng đầu. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn, để tạo động lực phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó, vấn đề đáp ứng tín dụng là mấu chốt quan trọng, là nền tảng cho các động lực phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu và là yếu tố quyết định trong việc sản xuất kinh doanh, nông hộ luôn rất cần vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động… nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, từ đó, làm tăng thu nhập. Vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, thu nhập của nông hộ còn thấp nên thường không đủ tích lũy để tái đầu tư, còn vốn đầu tư từ ngân sách thì bị hạn chế vì phải san sẻ cho các khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp thì hầu như không đáng kể. Do đó, nguồn vốn cho vay từ các tổ chức tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của nông hộ, đặc biệt là nguồn vốn vay từ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, một ngân hàng luôn giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn Việt Nam. Đã có rất nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ Việt Nam như Nghiên cứu về tài chính phát triển nông thôn Việt Nam (Phạm Bảo Dương và Yoichi Izumida, 2002), Các yếu tố quyết định lượng vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ Hậu Giang (Lê Khương Ninh, Phạm Văn Hùng, 2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của hộ sản xuất lúa đồng bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Quốc Nghi, 2010), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (Võ Hồng Phượng, Lê Minh Tiến, 2007), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác 1 Luận văn tốt nghiệp định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh (Phước Minh Hiệp, 2005), Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn chính thức của nông hộ tại Đồng bằng Sông Cửu Long (Vũ Thị Thanh Hà, 2001) Hậu Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, Hậu Giang có trên 80% dân số làm nông nghiệp nên việc cung cấp nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng nông thôn tại Hậu Giang đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo bước đột phá cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức tại ngân hàng vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động vay vốn của nông hộ tỉnh Hậu Giang và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay và khả năng trả nợ vay của nông hộ để có những giải pháp giúp nông hộ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, cũng như có thể trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn nhằm giữ uy tín và có thể tiếp tục vay vốn, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụngkhả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang". 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay cũng như khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp cho nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm nâng cao khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng vay vốn và khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang. (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay và khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang 2 Luận văn tốt nghiệp (3) Từ phân tích và đánh giá trên, một số giải pháp được đề xuất nhằm giúp cho nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm nâng cao khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. 1.3. CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU - Thực trạng vay vốn và khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về thời gian Đề tài sử dụng cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Về số liệu thứ cấp đề tài đã sử dụng những thông tin và số liệu thống kê năm 2010 – 2011 để viết về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu. Còn về số liệu sơ cấp sử dụng trong phân tích khả năng tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay và khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ được lấy từ việc điều tra trực tiếp về các khoản vay của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2008 đến hết năm 2011. Thời gian tiến hành thu thập số liệu sơ cấp là từ 01/03/2012 - 30/03/2012. Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong 4 tháng, từ ngày 01/01/2011 đến 25/04/2012. 1.4.2. Phạm vi về không gian Địa bàn nghiên cứu của đề tài là tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan và chủ quan nên số liệu điều tra được thu thập từ những nông hộ tại các huyện Châu Thành, Châu Thành A, và Long Mỹ. Sau khi tham khảo số liệu thống kê của tỉnh Hậu Giang, tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là 3 huyện này vì đây là những huyện có hoạt động sản xuất nông nghiệp khá mạnh trong tỉnh, nên số liệu nghiên cứu tại các huyện này sẽ có tính đại diện cao để suy ra cho cả tỉnh Hậu Giang. 3 Luận văn tốt nghiệp 1.4.3. Phạm vi về nội dung Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ tại địa bàn huyện Châu Thành, Châu Thành A và Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay và khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời đưa ra các giải pháp để giúp nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm nâng cao khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Mirko Bendig, Lena Giesbert, Susan Steiner (2009), Nghiên cứu nhu cầu của nông hộ đối với các dịch vụ tài chính chính thức nông thôn Ghana, viện nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu Đức. Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của nông hộ đối với các dịch vụ tài chính chính thức. Trong đó, dịch vụ tín dụng sẽ là được quan tâm đặc biệt trong quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu của 351 hộ nông dân tại hai làng Brakwa và Benin thuộc huyện Asikuma, miền trung Ghana vào tháng 2/2008. Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu tỷ lệ, tần suất đã sược sử dụng nhằm mô tả các biến độc lập trong mô hình cũng như khả năng vay vốn cũng như lượng vốn vay của các nông hộ Ghana. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng phương pháp tobit để có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay của nông hộ. Kết quả cho thấy, khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, đặc biệt là dịch vụ tín dụng của nông hộ Ghana là khá cao. Lượng vốn vay của các nông hộ đây cũng có chiều hướng ngày một tăng. Có 9 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của nông hộ, đó là kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, quan hệ quen biết của hộ, qui mô gia đình, tuổi tác của chủ hộ, học vấn của chủ hộ, qui mô đất đai, tổng tài sản của nông hộ, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của hộ và việc nông hộ có điện thoại hay không. Còn lượng vốn vay của nông hộ thì phụ thuộc vào 10 nhân tố đó là lãi suất món tiền vay, lịch sử trả nợ của hộ, qui mô gia đình, tuổi tác của chủ hộ, học vấn của chủ hộ, qui mô đất đai, tổng tài sản của nông hộ, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của hộ, việc nông hộ có điện thoại hay không, và các biến cố xảy ra trong hộ (bệnh tật, có người thân qua đời…). 4 Luận văn tốt nghiệp Karlyn Mitchell và Douglas K. Pearce Raleigh (2004), Nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ, Văn phòng Hiệp hội quản trị các doanh nghiệp nhỏ Hoa kỳ. Nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ, phản ứng của nhà quản trị đối với các thủ tục của ngân hàng. Bằng phương pháp phân tích nhân tố, đặt ra các giả thiết về dư nợ cho vay, hồtín dụng. Nghiên cứu kết luận dân tộc, giới tính ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng, cụ thể các doanh nghiệp có nhà quản trị là nữ và nhà quản trị thuộc dân tộc thiểu số thì ít có ưu thế hơn các nhà quản trị da trắng. Hồ sơ vay vốn phức tạp làm giảm nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Để giải quyết nhu cầu về vốn các doanh nghiệp này tiến hành vay tại các thị trường phi ngân hàng, hoặc cắt giảm nguốn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Zeller (1994), Các yếu tố quyết định đến chế độ phân phối tín dụng: Nghiên cứu giữa những người cho vay không chính thức và các tổ chức tín dụng chính thức Madagascar, tạp chí Phát triển thế giới. Tác giả đã xác định các yếu tố quyết định đến chế độ phân phối tín dụng những người cho vay không chính thức và những tổ chức cho vay chính thức Madagascar. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những tổ chức cho vay chính thức lựa chọn và sử dụng các thông tin về khả năng trả nợ của những người xin vay vốn tương tự như những người cho vay không chính thức. Đất đai là tiêu chuẩn của việc phân phối tiền vay, tiêu chuẩn này đóng vai trò quan trọng như nhau đối với những người cho vay không chính thức và những tổ chức cho vay chính thức. Những người cho vay không chính thức và những tổ chức cho vay chính thức đều dựa vào các thông tin như sự giàu có, số nợ hiện tại và thu nhập trong tương lai của người xin vay. Sử dụng tỷ số về số nợ hiện tại trên tổng thu nhập có ý nghĩa trong việc xác định chế độ phân phối tiền vay hơn là sử dụng tài sản đem thế chấp là đất đai để xác định các yếu tố quyết định trả nợ vay trong việc tiếp cận một cách trự tiếp các nguồn vốn cay chính thức giữa những cá nhân vay vốn và ngân hàng. Ja Afolabi (2010), Phân tích khả năng trả nợ vay của nông dân sản xuất qui mô nhỏ bang Oyo, Nigeria, Vụ Kinh tế nông nghiệp và khuyến nông, đại học liên bang công nghệ Akure. Nghiên cứu tập trung xác định các đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ bang Oyo và ảnh hưởng của chúng đến khả năng trả nợ 5 Luận văn tốt nghiệp vay của nông hộ. Phương pháp chọn mẫu phân tầng được tác giả sử dụng nhằm thu thập thông tin của hộ. 286 hộ nông dân từ 5 địa phương khác nhau thuộc bang Oyo được phỏng vấn. Phương pháp thống kê mô tả đã được sử dụng để thống kê và phân tích các đặc điểm kinh tế - xã hội của đáp viên. Đồng thời, mô hình hồi quy OLS cũng được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định số lượng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng vay vốn của nông hộ sản xuất qui mô nhỏ trong khu vực nghiên cứu. Mô hình được xét với biến phụ thuộc là khả năng trả nợ vay của nông hộ và các biến độc lập bao gồm: Tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm canh tác của hộ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu nhập của hộ, qui mô sản xuất, qui mô gia đình, chi phí sản xuất, và lãi suất của món tiền vay mà hộ đã vay từ ngân hàng. Kết quả cho thấy, 68,4% sự biến thiên của khả năng trả nợ vay được của hộ được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Cả 8 biến độc lập đều có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Trong 8 biến, thì có 2 là có mối tương quan nghịch với khả năng trả nợ của nông hộ. Đó là biến qui mô gia đình và chi phí sản xuất. Jooke, R. Adeyemo, MU Agbonlahor (2007), Phân tích thực nghiệm trả nợ tín dụng nhỏ Tây Nam Nigeria, tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn. nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của các tổ chức tài chính vi mô Tây Nam Nigeria. Phương pháp chọn mẫu phân tầng được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp từ 200 tổ chức tài chính vi mô trong khu vực nghiên cứu. Các thông tin nhân khẩu học về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn của đáp viên được thu thập. Bên cạnh đó, vị trí của đáp viên trong gia đình, kích cỡ gia đình, thu nhập của đáp viên, chi tiêu dùng (thực phẩm, chăm sóc y tế, trẻ em giáo dục và năng lượng), chi phí xã hội (về nghi lễ, tôn giáo nghĩa vụ, câu lạc bộ xã hội, gia đình mở rộng), nguồn vay vốn tín dụng, lượng vốn vay và mục đích sử dụng nguồn vốn đó, kinh nghiệm vay, sự trả nợ và sự tương tác với các tổ chức cho vay tín dụng vi mô cũng được tác giả quan tâm. Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như bảng tần số, trung bình, trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến đổi (nếu tỷ lệ phần trăm được sử dụng) cũng được sử dụng nhằm tóm tắt các biến nhân khẩu học - xã hội của người trả lời. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cũng đã được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay. Các biến ảnh 6 Luận văn tốt nghiệp hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ vay là: thu nhập, khoảng cách giữa 2 địa điểm và ngân hàng, số tiền đầu tư kinh doanh, chi phí văn hóa - xã hội, số tiền vay mượn, truy cập vào thông tin kinh doanh, mức phạt chậm trễ cho các cuộc họp nhóm, thành viên của hợp tác xã, xã hội, số ngày giữa ứng dụng cho vay và giải ngân và chỉ số nghèo được phân tích. Sự nghèo đói đã được tìm thấy như một yếu tố cản trở trả nợ. Kim Young-Chul (1978), Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các trang trại nhỏ: Nghiên cứu Hàn Quốc, tạp chí Nông thôn phát triển. Mục đích của nghiên cứu này là để đo lường hiệu suất trả nợ nông dân và để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng trả nợ các trang trại nhỏ Hàn Quốc. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được dựa trên một cuộc khảo sát trên 207 trang trại mẫu tại Hàn Quốc. Mẫu đã được rút ra từ bốn ngôi làng lân cận vùng Nam-Tây của bán đảo Triều Tiên. Khu vực này là một trong các lĩnh vực nông nghiệp quan trọng trong nước. Gần một nửa trong số các trang trại trong làng được lựa chọn ngẫu nhiên và tiến hành điều tra trên cơ sở bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Các trang trại nông dân được phân loại thành 2 loại, tiêu chí phân loại là kích thước của trang trại và loại trang trại. Các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến khả ăng trả nợ vay được phân thành bốn nhóm như (1) khả năng của người nông dân để trả nợ, (2) sự sẵn có của tiền mặt (hoặc mức độ lưu hành tiền tệ) (3) chi phí tín dụng và (4) các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến khả năngtrả nợ của nông dân. Kết quả cho thấy, các biến độc lập trong phương trình giải thích được khoảng 44% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Chỉ số R 2 không phải là bất ngờ vì một số của các biến quan trọng như mức độ xã hội và quyền lực chính trị của nông dân để đảm bảo tín dụng v.v… đã không được đưa vào phương trình. Kết quả phương trình hồi quy cho thấy có 4 biến độc lập có sự ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của nông dân đó là kích thước của nông hộ, sự giám sát khi cho vay, tổng thu nhập của trang trại, và thuận lợi từ việc bán sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, kích thước của trang trại là biến có mối tương quan nghịch chiều với biến phụ thuộc trong mô hình. Các trang trại nhỏ hơn hoạt động tốt hơn trong việc trả nợ vay của họ so với các trang trại có quy mô lớn. 7 Luận văn tốt nghiệp J.S. Orebiyi (2002), Nghiên cứu về khả năng trả nợ vay đúng hạn và các yếu tố quyết định trong thị trường tín dụng nông thôn Imo, Tây Nam Negeria, tạp chí Nông nghiệp nông thôn phát triển. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát việc thực hiện trả các khoản nợ vay ngân hàng của các nông hộ và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ. Một kỹ thuật lấy mẫu nhiều giai đoạn (việc lấy mẫu được thực hiện trong hai hoặc nhiều giai đoạn) đã được sử dụng để thu thập thông tin của 220 hộ gia đình nông thôn được cho vay nông nghiệp từ các thị trường tín dụng nông thôn trong Nhà nước Imo của Nigeria. Nhà nước được phân thành ba khu nông nghiệp hiện cụ thể là, Okigwe, Orlu và Owerri. Tiếp theo đó là lựa chọn ngẫu nhiên của ba chính phủ địa phương từ các khu nông nghiệp. Năm làng nông thôn đã được lựa chọn ngẫu nhiên từ mỗi chính quyền địa phương thực hiện tổng cộng 45 ngôi làng nông thôn từ 9 chính quyền địa phương. Từ mỗi của các làng nông thôn lựa chọn 5 gia đình thụ hưởng các khoản cho vay nông nghiệp từ các thị trường tín dụng nông thôn đã được chọn ra. Một khung lấy mẫu toàn diện bao gồm tất cả các hộ gia đình nông thôn mỗi làng được biên dịch thông qua Dự án phát triển nông nghiệp Nhà nước Imo (ISADAP). Các thị trường tín dụng chính thức nghiên cứu bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nigeria (NACB), Liên minh Ngân hàng Nigeria PLC (UBN), Community Bank of Nigeria (CB) và Ngân hàng nhân dân Nigeria Ltd (PBN). Các tổ chức tín dụng không chính thức là những người cho vay không chính thức nhỏ lẻ, Esusu / lsusu, Tổ chức Phụ nữ, tổ tín dụng hợp tác Các dữ liệu sơ cấp được phân tích bằng cách sử dụng các công cụ thống kê cơ bản như tỷ lệ phần trăn (%) và phân phối tần số. Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, tác giả đã dử dụng nôi ình hồi quy (OLS). Việc phân tích các dữ liệu từ các thị trường tín dụng nông thôn chính thức chỉ ra rằng lượng vốn vay, mục đích sử dụng lượng vốn vay, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và giám sát khoản vay là tất cả các yếu tố quyết định rất quan trọng đến việc trả nợ vay đúng hạn, và các biến này có mối tương quan thuận với khả năng trả nợ vay của hộ. Ngoài ra, các hệ số về tuổi tác và nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ, nhưng là ảnh hưởng tiêu cực với khả năng trả nợ vay. 8 Luận văn tốt nghiệp Tomoko Kaino (2005), Ước lượng nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ tại Myanmar, đại học Tokyo, Nhật Bản. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định khả năng vay vốn và lượng vốn vay của nông hộ, đồng thời xem xét mối tương quan giữa khả năng vay vốn và lượng vốn vay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng vay vốn và cải thiện khả năng trả nợ của nông hộ. Tác giả đã sử dụng hai nguồn số liệu, số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp được cung cấp từ ngân hàng Phát triển nông nghiệp Myanmar, các số liệu từ sách, báo, tạp chí, số liệu sơ cấp được thu thập từ 301 hộ nông dân tại 7 ngôi làng tại Kyaukpadaung thuộc vùng Khô của Myanmar. Nghiên cứu gồm 5 giả thuyết: Thu nhập, trình độ học vấn, tổng tài sản, xếp loại giàu có của nông hộ, thời gian cư ngụ của hộ tại địa phương càng tăng thì khả năng vay vốn cũng như lượng vốn vay của hộ càng tăng. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp tiếp cận suy luận (Hussey, 1997 và Robson, 1993). Đồng thời sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các đặc tính cơ bản của nông hộ cũng như thực trạng hoạt động tín dụng của hộ. Sau đó, tác giả sử dụng mô hình probit nhị nguyên để xác định các nhân tố sẽ quyết định khả năng vay vốn và lượng vốn vay của nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy cả 5 giả thuyết đều được chấp nhận. Nhân tố thu nhập là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay của nông hộ. Phạm Bảo Dương và Yoichi Izumida (2002), Nghiên cứu về tài chính phát triển nông thôn Việt Nam, tạp chí Phát triển thế giới. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng Probit, để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay của nông hộ. Số liệu sơ cấp chính thức được thu thập là 300 mẫu. Kết quả chỉ ra rằng, những nông hộ với tổng giá trị tài sản lớn sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng hơn. Đồng thời, diện tích đất cũng có ảnh hưởng tích cực đến quy mô vay vốn của nông hộ cả nguồn chính thức và phi chính thức. Chủ hộ lớn tuổi thì sẽ có nhiều tài sản, kinh nghiệm, gánh vác công việc, là những người vay lâu năm nên có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức dễ dàng hơn. Ngoài ra, những hộ có tỷ lệ số người phụ thuộc cao thì có nhu cầu tín dụng cao cho chi tiêu nhưng những hộ này thường có thu nhập không cao và khả năng chi trả vốn vay thấp nên những tổ chức tín dụng chính thức thường không cho họ vay. Vì vậy, những hộ có tỷ lệ số người phụ thuộc cao có xu hướng vay vốn từ nguồn tín 9 Luận văn tốt nghiệp dụng phi chính thức. Bên cạnh đó, khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, khoảng cách này càng gần thì việc tiếp cận với thông tin của hộ càng dễ dàng hơn, vì vậy nó là một biến có mối tương quan nghịch với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang, tạp chí Ngân hàng số 64. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ một cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi với số hộ được phỏng vấn là 436 hộ. Tác giả đã dử dụng mô hình probit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ. Kết quả phân tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận với thu nhập sau khi vay và số thành viên trong gia đình có thu nhập, nhưng lại có tương quan nghịch với lãi suất đi vay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ học vấn của hộ càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn của họ càng cao. Cuối cùng, kết quả phân tích định lượng còn cho thấy khả năng trả nợ đúng hạn của những hộ đi vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cao hơn những hộ vay vốn sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp. Lê Khương Ninh, Phạm Văn Hùng (2011), Các yếu tố quyết định lượng vay vốn tín dụng chính thức của nông hộ Hậu Giang, tạp chí Ngân hàng số 9 tháng 5/2011. Mục tiêu nghiên cứu là phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập ngẫu nhiên từ 333 nông hộ Hậu Giang vào năm 2010 kết hợp dữ liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan hữu hình. Qua kết quả hối quy mô hình Tobit cho thấy lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, thu nhập củ chủ hộ, khoảng cách đến chợ huyện hay thị tứ, số TCTD, tài sản thế chấp,… Trên cơ sở hiểu rõ các yếu tố này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường vốn cho các nông hộ để phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập: Đối với chính phủ cấn chú trọng công tác phổ biến kỹ thuật sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng, có các chính sách bình ổn giá,…; Đối với các TCTD xem xét mở thêm các điểm giao dịch, mở rộng việc cho vay thông qua bảo lãnh của các tổ chức, hội, nhóm hợp tác; Đối với các nông 10 [...]... năng tiếp cận tín dụng của hộ, khoảng cách này càng gần thì việc tiếp cận với thông tin của hộ càng dễ dàng hơn, vì vậy nó là một biến có mối tương quan nghịch với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ 2.2.1.2 Mô hình nghiên cứu và giải thích chi tiết kỳ vọng về biến Giới tính chủ hộ Khoảng cách Trình độ học vấn của chủ hộ Quen biết Chính quyền Thu nhập của hộ Khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ Diện tích... có mối tương quan nghịch chiều với khả năng tiếp cận vốn của hộ Còn các biến chi tiêu của hộ, diện tích đất, và số người trong độ tuổi lao động của hộ có mối tương quan thuận chiều với khả năng tiếp cận vốn Khi các biến này tăng thì khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của nông hộ cũng sẽ tăng Nguyễn Ngọc Lam (2007), Phân tích tình hình tiếp cận tín dụng của nông hộ đồng bằng Sông Cửu Long, đại học... sản phẩm nông nghiệp đầu ra, từ đó làm tăng thu nhập của hộ Do đó, khả năng tiếp cận tín dụng của hộ cũng cao hơn 29 Luận văn tốt nghiệp PHUTHUOC là số thành viên ngoài độ tuổi lao động trong hộ, biến này được kỳ vọng là mối tương quan nghịch với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ Theo các nghiên cứu trước đây cho thấy, nếu hộ có số người phụ thuộc càng ít thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽ càng... khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ Khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng thì khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ cũng tăng theo Ngoài ra, mục đích vay vốn của hộ cũng là biến có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ Khi hộ vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh thì khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ sẽ cao hơn những hộ vay vốn với các mục đích khác Bên cạnh đó, việc nông hộ. .. vào các hội đoàn thể tại địa phương thì cũng có mối tương quan thuận chiều với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ Theo Phạm Bảo Dương và Yoichi Izumida (2002), Nguyễn Quốc Nghi (2011), Phước Minh Hiệp (2005) thì số người phụ thuộc trong gia đình cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ Tuy nhiên, đây là biến có ảnh hưởng nghịch chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng Theo... hình khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ 2.2.1.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình Việc tiếp cận tín dụng có thể chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như giá trị tài sản của nông hộ, diện tích đất mà nông hộ nắm giữ, giới tính của chủ hộ, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, việc có quen biết hoặc có người thân, bạn bè làm trong tổ chức tín dụng hay không, thu nhập và chi tiêu trung bình trong hộ, số... sử dụng mô hình hình Probit để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng và mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ hai mảng tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức Kết quả cho thấy, việc tiếp cận thị trường tín dụng chính thức chịu sự tác động của các nhân tố như tuổi tác của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ 15 Luận văn tốt nghiệp hộ, ... biến số tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, số tài sản thế chấp, mục đích xin vay và trình độ học vấn của chủ hộ là có mối quan hệ với khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của nông hộ đồng bằng Sông Cửu Long Phước Minh Hiệp (2005), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh, trường... tổng thu thập của hộ, tổng giá trị tài sản của hộ Trong đó, nhân tố sổ đỏ và tham gia hội đoàn thể có tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo Nguyễn Quốc Nghi (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa Đồng Tháp, tạp chí Hoạt động Khoa học Từ những số liệu thu thập được thông qua phỏng vấn trực tiếp 250 nông hộ sản xuất lúa... thị trường của hộ và tuổi tác của chủ hộ là những biến có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ Trong đó, yếu tố số người phụ thuộc trong hộ và lã suất của món tiền vay là những biến có mối tương quan nghịch chiều với khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ Nếu số người phụ thuộc trong hộ càng tăng hay lãi suất của món tiền vay càng cao thì khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ càng thấp . Hậu Giang tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang? -. như khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp cho nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng. hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang, tạp chí Ngân hàng số 64. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang.

Ngày đăng: 17/04/2014, 10:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan