tìm hiểu thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường việt nam

28 1.4K 6
tìm hiểu thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tìm hiểu thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường việt nam

Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 1 BÀI THO LUN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM Nhóm CDA – K11 – Lớp công cụ phái sinh sáng thứ 4 ca 2 H504 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 2 Mục lục. 1. Lời nói đầu. 3 2. Thực trạng sử dụng các loại hình công cụ phái sinhViệt Nam. 3 2.1. Khung pháp lý điều chỉnh. 3 2.2. Thực trạng sử dụng hợp đồng quyền chọn. 7 2.3. Thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn. 11 2.4. Thực trạng sử dụng hợp đồng tương lai. 17 2.5. Thực trạng sử dụng hợp đồng hoán đổi. 21 3. Tổng kết. 26 Phụ lục : Danh sách thành viên + phân công công việc 28 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 3 1. Lu Công cụ tài chính phái sinh từ rất lâu đã quá quen thuộc với thị trường tài chính thế giới.Tuy nhiên, mới chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, công cụ này mới thực sự được áp dụng trên thị trường tài chính Việt Nam.Được áp dụng trên rất nhiều loại hình kinh doanh như tiền tệ,hàng hóa, các công cụ phái sinh đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng không ngừng của thị trường ấy nói riêng và nền kinh tế nói riêng. Hiện nay, tại Việt Nam,công cụ phái sinh được sử dụng nhiều nhất dưới 4 hình thức : Hợp đồng quyền chọn ( Options );Hợp đồng hoán đổi ( Swap );Hợp đồng tương lai ( Future );Hợp đồng kỳ hạn ( Forward ) Bài viết sẽ cho thấy thực trạng sử dụng của 4 loại công cụ trên trong thị trường tài chính Việt Nam thời gian vừa qua cũng như đưa ra những nguyên nhân, giải pháp phát triển đối với loại hình công cụ tài chính còn khá mới mẻ này. 2. Thc trng s dng công c phái sinh  Vit Nam. 2.1. u chnh. Khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến công cụ tài chính phái sinh hiện nay  Năm 2006, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, NHNN đã ban hành chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) (thể hiện ở Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN; Côngvăn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 của NHNN).  Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quy nh s -NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quy nh s -NHNN ngày 17/7/2001 ca th c NHNN.Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM.Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND  Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở VN và được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quynh s - NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất. Thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm tài chính phái sinh có thể tóm lược qua các điểm chủ yếu sau đây: Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 4 Một là, Việt Nam chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh về kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh. Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc lập điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch các công cụ tài chính phái sinh và hoạt động cung cấp dịch vụ phái sinh của các tổ chức tín dụng, ngoại trừ hai quy chế về kinh doanh hối đoái và kinh doanh vàng trên tài khoản2 của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Hai là, Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của thị trường công cụ tài chính phái sinh, ngoại trừ Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Theo Quy chế này, các ngân hàng thương mại chỉ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh đối với một số công cụ tài chính phái sinh về ngoại tệ (swap, option…) với nhau qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh với khách hàng qua thị trường OTC. Ba là, chưa có quy định pháp lý chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kinh doanh hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Luật các Tổ chức tín dụngcác văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa có quy định cụ thể cho phép các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ phái sinh dựa trên hàng hoá và các tài sản tài chính hoặc cho phép các ngân hàng thương mại đầu tư vào các sản phẩm này. Đồng thời, pháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về việc cấp phép, giám sát rủi ro, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng không có các sản phẩm tài chính phái sinh. Các sản phẩm tài chính phái sinh do các tổ chức tín dụng cung cấp hiện tại đều được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm. Bốn là, các quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định về các biện pháp, tỷ lệ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại khi cung cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh và chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các công cụ tài chính phái sinh. Năm là, theo các quy định Phụ lục G - Việt Nam3 của BTA, nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ tại Việt Nam được phép tự doanh hoặc kinh doanh cho khách hàng các sản phẩm phái sinh. Nhưng trên thực tế cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành các quy chế nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại, nên các ngân hàng Hoa Kỳ tại Việt Nam chưa thể triển khai thực hiện việc cung cấp các sản phẩm này và Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có cơ sở pháp lý để giám sát, thanh tra đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ này của các ngân hàng Hoa Kỳ tại Việt Nam (nếu họ cung cấp các dịch vụ này theo BTA). Thực trạng này cũng dẫn đến sự đối xử không bình đẳng trong các quy định pháp luật hiện hành khi các ngân hàng Hoa Kỳ có thể được cung cấp các sản Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 5 phẩm phái sinh theo quy định tại BTA, trong khi các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa được phép cung cấp dịch vụ này hoặc chỉ được phép thực hiện khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép thí điểm. Như vậy, pháp luật hiện hành đã chưa tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trong nước nâng cao khả năng tài chính, năng lực cạnh tranh thông qua việc đa dạng hoá sản phẩm/dịch vụ ngân hàng…  Một số khuyến nghị về việc xây dựng các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh sản phẩm tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Thực trạng và bất cập nêu trên của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại. Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, chúng tôi cho rằng việc xây dựng và ban hành các văn bản nêu trên cần phải lưu ý một số vấn đề pháp lý sau đây:  Về hình thức văn bản Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong thời gian trước mắt, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành ngay Quy chế về kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh làm cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp phép, giám sát rủi ro và kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại. Trong tương lai, trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu của thị trường, Nhà nước xem xét ban hành Luật giao dịch công cụ tài chính phái sinh điều chỉnh thống nhất về tổ chức, hoạt động của thị trường tài chính phái sinh và hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh như thông lệ ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực.  Về sự cần thiết của việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại  Về nguyên tắc và theo thông lệ quốc tế : các ngân hàng thương mại có thể tham gia thực hiện các nghiệp vụ phái sinh theo một trong các tư cách: (i) Người cung cấp dịch vụ ngân hàng liên quan đến công cụ phái sinh hoặc cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn cho khách hàng mua, bán công cụ phái sinh (ngân hàng cung cấp dịch vụ); (ii) Nhà đầu tư mua, bán các sản phẩm phái sinh. Theo loại tài sản gốc, các sản phẩm phái sinh có thể chia thành các sản phẩm phái sinh dựa trên tài sản tài chính (như ngoại tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu, khoản vay, tiền gửi…) và các sản phẩm phái sinh dựa trên hàng hoá (như gạo, cao su, cà phê, xăng dầu…). Chúng tôi cho rằng, cần căn cứ vào tính chất của từng loại hình công cụ phái sinh, mức độ rủi ro và tư cách tham gia vào giao dịch phái sinh của ngân hàng thương mại để có hình thức quản lý phù hợp. Cụ thể: Thứ nhất, nhóm các hoạt động/dịch vụ không cần xin phép là các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng kinh doanh các công cụ phái sinh như hoạt động môi giới, tư vấn, nhận ủy Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 6 thác và quản lý tài khoản đầu tư vào các sản phẩm phái sinh của khách hàng. Với tư cách là người cung cấp các dịch vụ cho khách hàng đầu tư vào sản phẩm phái sinh, ngân hàng thương mại không phải gánh chịu rủi ro nảy sinh từ hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh, do vậy, việc cấp phép riêng cho các nghiệp vụ này là không cần thiết. Thứ hai, nhóm các hoạt động/dịch vụ cần xin phép là hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh giữa các ngân hàng thương mại và giữa ngân hàng thương mại với khách hàng. Với tư cách là một bên tham gia giao dịch mua bán các công cụ tài chính phái sinh, các ngân hàng thương mại sẽ phải gánh chịu rủi ro từ giao dịch nên việc cấp phép, thanh tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, bảo đảm sự an toàn của bản thân ngân hàng và sự ổn định của cả hệ thống.  Về quy trình, điều kiện cấp phép và giám sát rủi ro Do yêu cầu của quá trình cải cách hành chính, Ngân hàng Nhà nước cần thay đổi căn bản cơ chế cấp phép5 cho việc cung cấp từng dịch vụ tài chính phái sinh cụ thể của các ngân hàng thương mại theo hướng: (i) Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho từng sản phẩm tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại, mà quy định các điều kiện cần thiết để được cung cấp từng nhóm sản phẩm tài chính phái sinh (trên cơ sở đảm bảo an toàn, có chính sách quản lý rủi ro phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ). Khi có đủ các điều kiện này, tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh và Ngân hàng Nhà nước chỉ giám sát, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của tổ chức tín dụng trên cơ sở tuân thủ các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước quy định; (ii) Ngân hàng Nhà nước không quy định cụ thể các loại sản phẩm tài chính phái sinh mà ngân hàng thương mại được phép cung cấp trong giấy phép của từng ngân hàng, mà nên quy định chung theo nhóm các dịch vụ tài chính phái sinh sẽ được cung cấp (có thể theo tiêu chí phân loại dựa vào tài sản tài chính gốc của công cụ phái sinh như các công cụ tài chính phái sinh dựa trên giao dịch ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, tiền gửi, khoản vay, lãi suất ).  Tóm lại, việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về công cụ tài chính phái sinh yêu cầu cấp thiết, nhưng chỉ là bước đi đầu tiên làm cơ sở pháp lý để các ngân hàng thương mại phát triển các nghiệp vụ tài chính phái sinh trong hoạt động kinh doanh của mình. Để các nghiệp vụ này thực sự trở thành hoạt động kinh doanh hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư, khách hàng và đặc biệt có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài thời kỳ hậu gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại trong nước cần phảicác giải pháp đồng bộ về chính sách quản lý rủi ro, đào tạo cán bộ, chính sách khách hàng và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính phái sinh… Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 7 2.2.  Trên thị trường Việt Nam thì hợp đồng quyền chọn đang được sử dụng trong một số lĩnh vực như chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa…Trong đó, hợp đồng quyền chọn tiền tệ là phổ biến và được biết đến nhiều nhất. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ bao gồm quyền chọn ngoại tệ- ngoại tệ và quyền chọn nội tệ- ngoại tệ. 2.2.1. Quyn chn ngoi t- ngoi t Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ trong giai đoạn đầu phải tuân theo những quy định nhất định của NHNN. Đó là : ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm. Ngân hàng Eximbank là ngân hàng đầu tiên được cấp phép thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ đầu tiên. Đến tháng 6/2005: NHNN cho phép thêm 7 ngân hàng nữa đươc thực hiện nghiệp vụ này là BIDV, Agribank, VCB, Viettin bank, ACB, Citibank, HSBC Đến ngày 10/11/2004: NHNN ra quyết định 1452/2004/ QĐ-NHNN cho phép các TCTD thực hiện các giao dịch hối đoái trong đó có hợp đồng quyền chọn. Quyết định này đã kết thúc giai đoạn thí điểm nghiệp vụ quyền chọn. Ngoài ra quyết định này còn cho phép các cá nhân tham gia vào giao dịch hợp đồng quyền chọn   Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. Việc cho phép giao dịch quyền chọn ngoại tệ trong giao dịch ngoại hối đã tạo ra một phương án để đề phòng rủi ro cho các doanh nghiệp và cá nhân. Nhưng trên thực tế, đến hết năm 2005, sau khi có 8 ngân hàng được phép giao dịch quyền chọn ngoại tệ thì doanh số giao dịch chỉ đạt có 5% doanh số giao dịch giao ngay của các ngân hàng này. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 8 Từ năm 2004 đến nay, khi mà các tổ chức tín dụng đều được phép thực hiện các hợp đồng quyền chọn thì doanh số giao dịch cũng không tăng lên đáng kể. Ngân hàng ACB là một ngân hàng được thực hiện các giao dịch quyền chọn cho khách hàng. Dựa vào bảng cân đối kế toán của ACB trong thời gian gần đây ta có thể đánh giá tình hình thu nhập của các giao dịch quyền chọn ngoại tệ 2009 2008 Tỷ trọng/ tổng tài sản Mua quyền chọn tiền tệ 1524 90.131 0,00091% 0,086% Bán quyền chọn tiền tệ 958.259 42.209 0,57% 0,04% Tổng tài sản 167.881.047 105.306.130 100% 100% Như vậy ta có thể thấy mặc dù ACB là một ngân hàng thương mại khá lớn nhưng tỷ trọng của các giao dịch quyền chọn chiếm tỷ rất nhỏ trong tổng tài sản và thu nhập của ACB,từ đó có thể thấy nghiệp vụ này vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam.Nếu nhìn vào quá khứ ta tự đặt ra câu hỏi tại sao một nghiệp vụ phái sinh rất phổ biến trên thế giới được giao dịch đồng thời ở cả hai thị trường tập trung và phi tập trung,không nhưng thế lại xuất hiện từ khá sớm ở Việt Nam lại kém phát triển thế?.Phải chăng do hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam quá an toàn nên không cần công cụ này đề phòng trừ rủi ro? 2.2.2. -   Tháng 4/2005 NHNN Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ). Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này. Như vậy, tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ.  Đặc điểm giao dịch Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 9 Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VNĐ yêu cầu các NHTM muốn thực hiện nghiệp vụ này phải có đề án chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được NHNN chấp nhận bằng văn bản. Quy định về tỉ giá thực hiện như sau: Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VNĐ: tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VNĐ cùng thời hạn. Đối với hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác với VNĐ: tỷ giá do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận.  Doanh số giao dịch Mặc dù được triển khai từ năm 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các NHTM không đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh toán linh hoạt hơn. Qua kết quả thăm dò, các ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể. Riêng Vietcombank và Eximbank được xem là hai NH mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số hoạt động vẫn không cao. Tính trong năm 2006-2007 Vietcombank chỉ đạt khoảng 37,53 triệu USD (chiếm chưa đến 0,1% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ), Eximbank đạt 128,12 triệu USD (chiếm khoảng 0,8% trong tổng số giao dịch ngoại tệ). Đến ngày 18/3/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Văn bản số 1820/NHNN - QLNH, yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại kể từ 23/3/2009 phải dừng thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ tiền đồng  Nguyên nhân Năm 2009 được coi là năm thị trường ngoại hối không ổn định, tỷ giá liên tục tăng cao và khoảng cách chênh lệch tỷ giá giữa trong và ngoài hệ thống có lúc lên tới mấy nghìn đồng mỗi USD. Nhiều doanh nghiệp dưới sự “tư vấn” của ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng quyền chọn mua/bán ngoại tệ dưới hình thức “quyền chọn Mỹ”. Trong các hợp đồng này, hai bên ký với nhau giá mong muốn, cộng với phí và không chờ đến thời điểm đáo hạn, họ tất toán luôn. Nhờ đó, hai bên thoải mái giao dịch với nhau với mức giá như “chợ đen” nhưng vẫn “qua mắt” được Ngân hàng Nhà nước, và lúc đó, tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước bỗng trỏ thành… danh nghĩa. Ví dụ, tỷ giá kịch trần của Ngân hàng Nhà Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 10 nước là 18.700 VND/USD, giá tự do là 19.700 VND/USD thì hợp đồng vẫn ký là 18.700 VND/USD nhưng doanh nghiệp phải trả thêm mức phí “quyền chọn” là 1.000 VND/USD và tất toán hợp đồng. 2.2.3.  Trong giai đoạn thí điểm hiện nay, UBCK chỉ cho công ty chứng khoán VCBS thí điểm triển khai nghiệp vụ quyền chọn cổ phiếu, với đối tượng giao dịch là giữa VCBS và các nhà đầu tư (kể cả cá nhân và tổ chức). Thế nhưng, do là một nghiệp vụ mới nên rất ít các nhà đầu tư biết đến và sử dụng dịch vụ này, các con số về hợp đồng, doanh thu của tổ chức thực hiện VCBS hầu như là không đáng kể. 2.2.4.  . Ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh nói chung và options nói riêng mới bắt đầu được sử dùng từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, các nghiệp vụ options này còn mang tính thí điểm và đơn lẻ. Số lượng giao dịch của các công cụ này còn hết sức khiêm tốn: - Về quyền chọn ngoại tệ: NHNN đã cho phép thực hiện thí điểm đối với Eximbank, VIB, Vietcombank; ACB, BIDV, Techcombank, NHTMCP Quân đội, nhưng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể so với doanh số các hoạt động truyền thống. Mặc dù thị trường các công cụ tài chính phái sinh, quyền chọn ngoại tệ đã hình thành ở Việt Nam, nhưng còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. - Về quyền chọn cổ phiếu: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời được 8 năm, nó đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, thị trường lên xuống thất thường, rủi ro cho các nhà đầu tư là khá lớn, nhu cầu phòng ngừa rủi ro đã trở thành cấp thiết. Thế nhưng, quyền chọn cổ phiếu vẫn chưa chính thức được ra đời ở nước ta để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường vẫn mới ở trong giai đoạn chuẩn bị, thí điểm nhỏ lẻ, những kết quả thu được hầu như chỉ là con số không. Như vậy, điểm lại những mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh cũng như quyền chọn ở Việt Nam, dễ nhận thấy rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là một công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro. Theo báo cáo tại hội thảo khoa học về “giải pháp phát triển thị trường phái sinhViệt Nam” năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường giữa các ngân hàng với khách hàng ngày càng tăng lên: Năm 2004 tăng 30%, từ năm 2005-2007 trung bình tăng khoảng 20%/năm. Trong đó, các giao dịch giao ngay chiếm từ 90-95%, các giao dịch quyền chọn ngoại tệ chỉ chiếm từ 1-5%, một tỉ trọng rất nhỏ. 2.2.5. Nhng tn ti. [...]... giao dịch phái sinh sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường Việt Nam Các ngân hàng thương Page 16 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH mại có kinh doanh ngoại hối đều nên được thực hiện các nghiệp vụ phái sinh đầy đủ, để có được một thị trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng, nhằm cung cấp các sản phẩm... mới chỉ thực sự được sử dụng trên thị trường trong một thời gian ngắn trở lại đây nhưng các công cụ phái sinh đã cho thấy một sự phát triển đáng kinh ngạc trên thị trường Việt Nam bởi hiệu quả mà nó mang lại đối với nền kinh tế.Nhìn một cách tổng quát, mặc dù còn vướng mắc nhiều hạn chế như rào cản pháp luật hay trình độ kĩ thuật công nghệ, con người v.v nhưng việc sử dụng các công cụ phái sinh vào... động trên thị trường tài chính vẫn cho thấy một tương lai khả quan và đầy sức hấp dẫn Nhóm thuyết trình bày tỏ sự tin tưởng rất cao vào những lợi ích mà các công cụ này mang lại và tin tưởng trong Page 26 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH một tương lai không xa, các công cụ phái sinh sẽ trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư trên thị trường. .. 2.3 Thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn Thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế cho thấy, đến hết 2006, số dư hợp đồng giao dịch phái sinh trên thị trường tài chính quốc tế tương đương 417 tỷ USD Thế nhưng, con số này ở Việt Nam rất ít được nhắc tới vì quá khiêm tốn, mặc dù đây là công cụ bảo hiểm rủi ro tài chính phổ biến trên thế giới Page 11 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam –... tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam chỉ gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do chính phủ hoặc các DN Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, các khoản vay dài hạn của DN Việt nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng cho HSBC là các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và... chuyên nghiệp 2.4.3 Kết luận: Page 20 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Thị trường chứng khoán phái sinh nói chung và thị trường Hợp đồng tương lai nói riêng ở Việt Nam đã và đang trải qua giai đoạn sơ khai hình thành Sự phát triển này là tất yếu và phù hợp với định hướng kinh tế thị trường ở nước ta Tuy vậy, việc xây dựng thị trường tương lai cần rất nhiều điều... rủi ro cho chính các ngân hàng và tư vấn được cho các khách hàng của mình Thứ ba, để các doanh nghiệp hiểu được lợi ích của các công cụ phái sinhsử dụng rộng rãi các nghiệp vụ này như một công cụ để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh do biến động của thị trường, các ngân hàng cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tư vấn các nghiệp vụ phái sinh cho các doanh nghiệp Thứ tư, các ngân hàng phải... nước với các TCTD nước ngoài Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp (DN), tìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngoài để ký kết hợp tác Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ Page 21 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam (từ 1/2003), đã có một... tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền chéo đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng khi khách hàng vay ngoại tệ Và trong tương lai, Standard Chartered sẽ còn cung cấp nhiều sản phẩm phái sinh nữa trên thị trường Việt Nam, hứa hẹn tương lai phát triển thị trường 2.5.3 Hoán đổi tín dụng Các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp dụng tại Việt Nam theo công. .. trên thị trường Việt Nam không có nhu cầu cao đối với công cụ này Vì vậy khi khi bắt tay vào xây dựng thị trường, cần phải xác định hàng hóa cơ sở là gì Có hai lựa chọn như sau: a Sử dụng các chỉ số thị trường hiện tại làm công cụ cơ sở b Xây dựng các chỉ số/nhóm chỉ số mới hoặc chỉ số theo ngành Đối với hoàn cảnh của Việt Nam, lựa chọn phương án b - Việc mua bán Hợp đồng tương lai chỉ số sẽ giúp các . Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 1 BÀI THO LUN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM Nhóm CDA – K11 – Lớp công. công cụ phái sinh sáng thứ 4 ca 2 H504 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam – Nhóm CDA – K11 HVNH Page 2 Mục lục. 1. Lời nói đầu. 3 2. Thực trạng sử dụng các. loại hình công cụ phái sinh ở Việt Nam. 3 2.1. Khung pháp lý điều chỉnh. 3 2.2. Thực trạng sử dụng hợp đồng quyền chọn. 7 2.3. Thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn. 11 2.4. Thực trạng sử dụng hợp

Ngày đăng: 16/04/2014, 17:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan