tiểu luận thị trường ngoại hối việt nam

84 1.2K 1
tiểu luận thị trường ngoại hối việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận thị trường ngoại hối việt nam

ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM LÀM TIỂU LUẬN: 1. Nguyễn Song An 11182701 2. Dƣơng Thanh Hoài 11037801 3. Vũ Thị Lan Hƣơng 11245531 4. Nguyễn Anh Khoa 11068241 5. Huỳnh Thị Trúc Ly 11242851 6. Huỳnh Thị Ngân 11232761 7. Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc 11243101 8. Phan Hữu Hoàng Sơn 11054431 9. Võ Hoang Tiến 11215251 10. Mai Văn Trúc (Nhóm trƣởng) 11244991 LỜI CAM ĐOAN Nhóm chúng em xin cam đoan Tiểu luận này là công trình nghiên cứu của riêng chúng em, không sao chép của bất cứ ai. Nhóm trưởng: Mai Văn Trúc. LỜI CẢM ƠN Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Th.s Lê Thị Khánh Phương. Tuy nhóm đã hết sức cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong cô bỏ qua cho chúng em. ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 2 MỤC LỤC: LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 5 1.1. Tổng quan về thị trƣờng ngoại hối Việt Nam: 5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trƣờng ngoại hối: 5 1.1.2. Các đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng hối đoái: 7 1.1.3. Phân loại thị trƣờng hối đoái: 8 1.2. Tổng quan về tỷ giá hối đoái: 10 1.2.1. Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái: 10 1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới tỷ giá hoái đoái: 14 CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VN GIAI ĐOẠN 2008-2012 18 2.1. Tình hình hoạt động của thị trƣờng hối đoái VN từ năm 2008 đến năm 2012: 18 2.1.1. Sự biến động của tỷ giá hối đoái từ năm 2008 đến 2012: 18 2.1.2. Hoạt động của thị trƣờng ngoại hối Việt Nam GĐ 2008 -2012: 29 2.2. Tác động của biến động tỷ giá: 45 2.2.1. Tác động tích cực: 45 2.2.2. Tác động tiêu cực: 47 2.2.3. Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010-2012: 49 2.3. Những hạn chế của thị trƣờng hối đoái VN giai đoạn 2008-2012: 54 ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 3 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI NHỮNG NĂM TIẾP THEO. 58 3.1. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng hối đoái Việt Nam: 58 3.2. Định hƣớng giải pháp để thị trƣờng hối đoái Việt Nam phát triển: 60 3.2.1. Định hƣớng cho cơ chế quản lý ngoại hối: 60 3.2.2. Nâng cao năng lực của các thành viên tham gia thị trƣờng ngoại hối : 60 3.2.3. Phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng: 62 3.2.4. Phát triển thị trƣờng giao dịch bán lẻ thông qua quản lý thích hợp tài khoản tiền gửi ngoại tệ: 63 3.2.5. Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái: 65 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trƣờng ngoại hối: 69 3.3.1. Cải cách thị trƣờng ngoại hối chính thc để xoá b chợ đen: 69 3.3.2. Mở rộng đối tƣợng tham gia đầu tƣ và môi giới: 71 3.3.3. Tách hoạt động sử dụng ngoại tệ khi đầu tƣ: 72 3.3.4. Một vài đề xuất của nhóm: 76 KẾT LUẬN 78 PHỤ LỤC: 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, từ nǎm 1990, công cuộc Đổi Mới ở Việt Nam được đẩy mạnh hơn với chủ trương là phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; công cuộc đổi mới cũng được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ. Là một phần của thị trường tiền tệ, với vai trò như là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế nội địa và nền kinh tế thế giới bên ngoài, trong những năm qua, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ đối với sự ổn định và phát triển của thị trường tiền tệ nói riêng cũng như đối với sự tăng tưởng của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, gần đây, bên cạnh những những chuyển biến tích cực như luân chuyển ngoại tệ của nền kinh tế được cải thiện, số lượng kiều hối tăng ấn tượng trong những tháng cuối năm, thị trường ngoại hối Việt Nam cũng đã xảy ra nhiều biến động đáng kể như tình trạng đô la hóa, sự hoạt động tràn lan của thị trường chợ đen đã gây ảnh hưởng không nhỏ lên nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay đã và đang là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với các nhà kinh tế, các nhà đầu tư ngoại hối mà còn đối với cả Chính phủ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách tốt hơn. Bài tiểu luận với đề tài “giải pháp phát triển thị trƣờng ngoại hối Việt Nam” sẽ nêu ra một số thông tin về thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay cũng như đề xuất một số giải pháp để giải quyết những khó khăn còn tồn tại. Thông tin sử dụng trong bài tiểu luận được giới hạn ở phạm vi trong nước, khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. Tổng quan về thị trƣờng ngoại hối Việt Nam: 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trƣờng ngoại hối: 1.1.1.1. Khái niệm: - Hối đoái (exchange) là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác - Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại tiền tệ của nhiều quốc gia và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ trên thế giới . - Thị trường ngoại hối có tên tiếng Anh là The Foreign Exchange Market, và được viết tắt là FOREX hay FX. 1.1.1.2. Đặc điểm: - Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình nhất định mà là bất cứ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau. Do đó nó còn được gọi là thị trường không gian. - Là thị trường toàn cầu, hoạt động 24/24h. Do có sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm, còn được gọi là thị trường không ngủ. - Trung tâm là thị trường liên ngân hàng - Interbank với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân hàng trung ương. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tới 85% tổng doanh số giao dịch toàn cầu. - Giao dịch thông qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, mạng vi tính, telex, fax…. ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 6 - Chi phí giao dịch thấp, hoạt động rất hiệu quả. Do thị trường có tính toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch cực lớn, công nghệ hoàn hảo, hàng hóa đồng chất….dẫn đến chi phí thấp và hoạt động của thị trường trở nên hiệu quả. - Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất là đồng USD, chiếm tới 41,5% trong tổng số đồng tiền tham gia, kế đến là EURO và Yên Nhật đứng vị trí thứ 3. - Nhạy cảm đối với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội…nhất là chính sách tiền tệ của các nước đang phát triển. 1.1.1.3. Vai trò: Việc phát triển thị trường hối đoái là cần thiết bởi vì thị trường hối đoái giải quyết được các vấn đề cơ bản sau: Thư nhất, xác lập giá cả: thông qua thị trường hối đoái giá cả hình thành một cách hợp lý do có sự cọ xát của cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhằm đạt được giao dịch lớn nhất. Thứ hai, nhận biết các đối tượng tham gia: thị trường hối đoái sẽ cho biết ai là người mua, người nào đang có nhu cầu và mục đích sử dụng ngoại tệ đó để làm gì? Bên cạnh đó cũng cho biết ai là người bán, ai là người có ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi. Thứ ba, nhận biết mức độ giao dịch đối với từng loại ngoại tệ: thị trường cũng cho biết số lượng ngoại tệ mua bán là bao nhiêu, kể cả tỷ trọng của từng loại ngoại tệ được giao dịch trên thị trường. Thư tư, giảm thiểu chi phí giao dịch: thị trường hối đoái giúp người mua, người bán gặp nhau khi cần thiết, nên rút ngắn được thời gian thanh toán và tiết kiệm chi phí cho xã hội. Thứ năm, gia tăng hiệu quả cho các công cụ kiểm soát của Chính phủ: thông qua thị trường hối đoái, Chính phủ có thể kiểm soát và can thiệp vào thị trường bằng việc tác động vào cung hay cầu ngoại tệ để điều chrnh tỷ giá nhằm thực hiện chính sách kinh tế quốc dân. ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 7  Tuy nhiên, thị trường hối đoái vẫn gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế như: khủng hoảng tài chính tiền tệ, khủng hoảng kinh tế 1.1.2. Các đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng hối đoái: Các thành phần tham gia thị trường hối đoái tùy theo pháp luật của mỗi nước quy định. Thông thường thị trường hối đoái bao gồm các thành phần sau: - Ngân hàng Trung ương - Ngân hàng trung ương tham gia vào thị trường hối đoái với tư cách là cơ quan Nhà nước giám sát thị trường nhằm điều khiển thị trường trong khuôn khổ pháp luật quy định, tức là kiểm soát thị trường, theo dõi sự biến động tỷ giá, khi cần thiết ngân hàng trung ương sẽ can thiệp vào thị trường bằng các nghiệp vụ của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho nền kinh tế. - Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư - Tạo khả năng thanh toán cho thị trường Ngoại hối nhờ khối lượng giao dịch mà họ xử lý mỗi ngày. Một số các giao dịch này đại diện cho sự hoán đổi ngoại tệ theo nhu cầu của khách hàng trong khi một số khác được thực hiện bởi bộ phận giao dịch kinh doanh của ngân hàng vì mục đích đầu cơ. - Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: + Các Tổ chức Tài chính - Các tổ chức tài chính như các nhà quản lý tiền tệ, các quỹ đầu tư, quỹ lương hưu và các công ty môi giới kinh doanh ngoại tệ như một phần nghĩa vụ của họ để tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất cho khách hàng của mình. Ví dụ, một nhà quản lý của ngành kinh doanh vốn quốc tế sẽ phải tham gia kinh doanh tiền tệ để mua và bán cổ phiếu nước ngoài. + Quỹ Tín thác - Quỹ tín thác là các quỹ đầu tư tư nhân đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau và sử dụng đòn bẩy tài chính. Các Quỹ Tín thác vĩ mô theo đuổi những cơ hội kinh doanh trong Thị trường Ngoại hối. Họ tạo và thực hiện các giao dịch sau khi đã có phân tích về mặt kinh tế vĩ mô và xem xét những trở ngại ảnh hưởng lên một quốc gia và đơn vị tiền tệ của quốc gia đó. Do khối lượng thanh khoản lớn và các chiến lược táo bạo của mình, họ là một bên đóng góp chủ yếu vào sự năng động của Thị trường Ngoại hối. ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 8 - Các tập đoàn, doanh nghiệp - Họ đại diện cho các công ty liên quan đến các hoạt động nhập/xuất khẩu với đối tác nước ngoài. Ngành kinh doanh chính của họ đòi hỏi họ phải mua và bán ngoại tệ để đổi lấy hàng hóa, điều này khiến họ phải chịu rủi ro tiền tệ. Thông qua thị trường Ngoại hối, họ chuyển đổi tiền tệ và bảo vệ chính họ khỏi những biến động trong tương lai. - Các nhà môi giới: Người môi giới là người được pháp luật quy định kinh doanh hợp pháp thực hiện vai trò trung gian trong giao dịch hối đoái giữa các đối tượg tham gia trên thị trường với nhau, bản thân ngân hàng cũng là nhà môi giới. Các nhà môi giới tạo điều kiện cho cung cầu tiếp cận nhau, đóng góp tích cực cho hoạt động thị trường như cung cấp thông tin thị trường, khả năng tìm bạn hàng nhanh chóng, đảm bảo sự vận hành tốt của cơ chế thị trường thông qua liên lạc màn hình giữa người mua, người bán cho đến khi thỏa thuận được giao dịch. - Các cá nhân - Nhà đầu tư kinh doanh Ngoại hối bằng vốn của riêng họ để có được lợi nhuận từ việc đầu cơ vào tỉ giá hối đoái trong tương lai hoặc những các nhân có nhu cầu sử dụng ngoại hội như nhu cầu du lịch, du học…. Họ chủ yếu hoạt động thông qua các platform Ngoại hối nào cho tỉ lệ chênh lệch ít, thực hiện nhanh chóng và các tài khoản ký quỹ có đòn bẩy tài chính cao. 1.1.3. Phân loại thị trƣờng hối đoái:  Phân loại theo thành phần tham gia: - Thị trường liên ngân hàng - dành cho các giao dịch Ngoại hối xảy ra giữa các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính. - Thị trường bán lẻ - dành cho các giao dịch được thực hiện bởi những nhà đầu cơ và nhà đầu tư nhỏ hơn. Các giao dịch này được thực hiện thông qua những nhà môi giới ngoại hối hoạt động như một bên trung gian giữa thị trường bán lẻ và thị trường liên ngân hàng. Thành phần tham gia thị trường bán lẻ là các quỹ tín thác, các tập đoàn và các cá nhân.  Phân loại theo nghiệp vụ : ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 9 - Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot Operations): Là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. - Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage Operations): Là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua bán. - Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn (Forward Operations): Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng. - Nghiệp vụ hoán đổi (Swap Operations): Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận. - Nghiệp vụ ngoại hối giao sau (Futures Operations): Là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực,việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai. - Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối quyền chọn (Option Operation): + Là nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở hợp đồng quyền chọn mua hay quyền chọn bán. + Quyền chọn mua : cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc mua một số lượng ngoại tệ nhất định. + Quyền chọn bán : cho phép người bán có quyền nhưng không bắt buộc bán một số lượng ngoại tệ nhất định. + Người mua quyền chọn có thể bán hoặc hủy hợp đồng nếu thấy không có lợi. Nhưng người bán quyền chọn phải thực hiện hợp đồng nếu như người mua yêu cầu.  Theo tính chất giao dịch: - Thị trường giao ngay. - Thị trường kỳ hạn. ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 10  Theo tính chất pháp lý: - Thị trường chính thức. - Thị trường phi chính thức.  Theo phạm vi thị trường: - Thị trường ngoại hối quốc tế. - Thị trường ngoại hối nội địa.  Theo phương thức giao dịch: - Thị trường giao dịch trực tiếp. - Thị trường giao dịch qua môi giới. 1.2. Tổng quan về tỷ giá hối đoái: 1.2.1. Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái: 1.2.1.1. Khái niệm: 1.2.1.1.1. Sự hình thành tỷ giá hối đoái: Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng ra với phần còn lại của thế giới. Các quan hệ này thể hiện là quá trình luân chuyển hàng hóa, vốn trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình này làm xuất hiện các nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng ngoại thương và đầu tư quốc tế. Vì vậy, mỗi quốc gia phải xác định tỷ lệ trao đổi giữa đơn vị tiền tệ của nước mình (đồng nội tệ) với đơn vị tiền tệ của nước khác (đồng ngoại tệ) thường là các loại ngoại tệ mạnh như EUR, USD, GBP, JPY… từ đó xuất hiện phạm trù “Tỷ giá hối đoái”. 1.2.1.1.2. Phân biệt ngoại tệ và ngoại hối: Khái niệm ngoại tệ và ngoại hối thường được sử dụng để chỉ nhũng đồng tiền của quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên ngoại tệ và ngoại hối là hai phạm trù khác nhau - Ngoại tệ: Là đồng tiền của các quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế. Ngoại tệ được thể hiện dưới hình thức tiền mặt hay các số dư trên tài khoàn tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng. Hiện nay hầu hết các nước đều có xu hướng sủ dụng ngoại tệ mạnh trong thanh toán và đầu tư quốc tế. [...]... định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng đã khiến cho biến động của thị trường này không còn gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường ngoại hối tự do như trước đây 2.1.2 Hoạt động của thị trƣờng ngoại hối Việt Nam GĐ 2008 -2012: Năm 2008: Năm 2007, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh về quy mô thị trường và doanh số giao dịch thị trường tăng cao Doanh số giao dịch... tự, khi cầu lớn hơn cung, một số người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường tăng Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần mua đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không đổi, thị trường cân bằng Chúng ta có thể thấy, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn thay đổi 1.2.2.2 Cán cân thanh toán quốc tế:... của Việt Nam sang Mỹ (thị trường xuất khẩu chủ lực) bị suy giảm khả năng cạnh tranh Thứ 5: Từ lâu ở Việt Nam tồn tại cơ chế hai tỷ giá, chính thức và thị trường tự do (“chợ đen”) khiến cho các doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn, việc quản lý thị trường ngoại hối của Nhà nước gặp nhiều trở ngại Các nhà đầu tư nước ngoài e ngại đầu tư vào Việt Nam vì lo ngại rủi ro tỷ giá, ngoại tệ “chạy ngầm từ thị. .. Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với các hàng hoá thông thường Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại. .. Qua đó ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối trong nước Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 17 ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VN GIAI ĐOẠN 2008-2012 2.1 Tình hình hoạt động của thị trƣờng hối đoái VN từ năm 2008 đến năm 2012: 2.1.1 Sự biến động của tỷ giá hối đoái từ năm 2008... NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm - Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ,... Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) - Ngoại hối: là phạm trù rộng hơn so với ngoại tệ Ngoại hối bao gồm ngoại tệ, kim khí quý, đá quý và các phương tiện có giá trị như ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán giữa các nước với nhau 1.2.1.1.3 Khái niệm tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau Hoặc ta có thể nói tỷ giá hối đoái là giá... ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá tăng Ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua vào, khi đó có một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm Tư duy tương tự, khi cầu... và nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài Khi cung cầu trên thị trường biến động ảnh hưởng đến trạng thái ngoại tệ của các NHTM, NHNN can thiệp bán ngoại tệ để cân bằng trạng thái, hạn chế rủi ro hoạt động kinh doanh của các NHTM Nhờ nguồn cung ngoại tệ trên thị trường trong năm 2007 tăng mạnh, NHNN đã mua được một khối lượng lớn ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối, tạo tiềm lực và thế... ngoại tệ “chạy ngầm từ thị trường chính thức sang thị trường chợ đen vì giá cao hơn), Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 25 ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013) ngoại tệ trở nên khan hiếm Trong khi dự trữ ngoại hối của nước ta mỏng, Chính phủ nhiều khi bất lực trước việc đầu cơ, thao túng giá USD trên thị trường tự do Các doanh nghiệp . - Thị trường chính thức. - Thị trường phi chính thức.  Theo phạm vi thị trường: - Thị trường ngoại hối quốc tế. - Thị trường ngoại hối nội địa.  Theo phương thức giao dịch: - Thị trường. cách tốt hơn. Bài tiểu luận với đề tài “giải pháp phát triển thị trƣờng ngoại hối Việt Nam sẽ nêu ra một số thông tin về thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay cũng. hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. Tổng quan về thị trƣờng ngoại hối Việt Nam: 1.1.1. Khái niệm,

Ngày đăng: 16/04/2014, 17:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan