Hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn trong các nhà máy chế biến sữa

46 1.5K 5
Hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn trong các nhà máy chế biến sữa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SỮA Chủ nhiệm đề tài: CAO XUÂN THẮNG 7840 07/4/2010 HÀ NỘI – 2010 1 MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam hiện nay đang là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển rất nhanh. Với nền kinh tế đang ngày phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa ngày càng tăng, do vậy trong thời gian tới ngành chế biến sữa vẫn có nhiều cơ hội lớn mạnh. Với đặc thù sản xuất sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngành công nghiệ p chế biến sữa đang thải ra môi trường một lượng lớn nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ lớn. Chi phí để xử lý nước thải lớn, nên chỉ có một số nhỏ cơ sở chế biến sữa có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Nếu triển khai sản xuất sạch hơn, các nhà máy chế biến sữa s ẽ tiết kiệm được nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu phát thải và tiết kiệm tài nguyên nước. Tuy vậy, hiện nay ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam vẫn chưa có tài liệu hướng dẫn triển khai sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn đã được triển khai rộng rãi tại nhiều nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng nh ư nhiều nước đang phát triển khác việc triển khai thực hiện sản xuất sạch hơn còn nhiều hạn chế. Lý do chủ yếu là trình độ công nghệ còn thấp, nhận thức và trình độ quản lý của các nhà máy chưa cao. Các qui trình công nghệ và tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn của các nước phát triển rất khó áp dụng cho các nước đang phát triển do khác nhau về đặc thù sản phẩm, công nghệ và trình độ. Do đó, mỗi quốc gia đều phải tự xây dựng tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho các ngành công nghiệp của mình nhằm áp dụng đúng điều kiện thực tiễn của quốc gia đó. Mặc dù tầm quan trọng của việc thực hiện sản xuất sạch hơn trong các nhà máy công nghiệp là rất quan trọng, nhưng các tài liệu hướng dẫn thực hiệ n sản xuất sạch hơn cho từng ngành công nghiệp đặc thù còn rất hạn chế. Ở Việt Nam, chỉ có một số ít ngành công nghiệp đã có tài liệu 2 hướng dẫn triển khai sản xuất sạch hơn: Ngành chế biến tinh bột sắn, dệt may Các ngành công nghiệp chế biến khác cần phải tiếp tục xây dựng các tài liệu hướng dẫn. Với đặc thù ngành chế biến sữa rất phong phú về mặt chủng loại sản phẩm, nếu chỉ thực hiện trong một năm sẽ không thể xây dựng được tài liệu h ướng dẫn sản xuất sạch hơn cho tất cả các nhà máy với các công nghệ chế biếncác sản phẩm khác nhau. Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn trong các nhà máy chế biến sữa” này, chúng tôi xây dựng tài liệu hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các nhà máy sữa nói chung và tập trung vào hai loại sản phẩm chính của ngành chế biến sữa ở Việt Nam. KÍ HIỆU VIẾT TẮT SXSH Sản xuất sạch hơn – Cleaner production UNEP Chương trình phát triển liên hợp quốc – United Nation Environment Programe DN Doanh nghiệp 3 TÓM TẮT NHIỆM VỤ Nhiệm vụ xây dựng tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn được thực hiện theo nhiều bước. Trước hết, nhóm tác giả thực hiện khảo sát thực trạng ngành chế biến sữa ở Việt Nam hiện nay, các sản phẩm chính của ngành chế biến sữa. Trên cơ sở đó lựa chọn hai sản phẩm chính để thực hiện xây dựng tài liệu hướ ng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn. Đánh giá cơ hội và lựa chọn giải pháp sản xuất sạch hơn được thực hiện trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Các dòng thải được xác định, các nguyên nhân gây phát thải được xác định, từ đó đưa ra các giải pháp. Căn cứ vào thực tế sản xuất của Việt Nam, trình độ công nghệ chung và xu thế phát triển chung của các nhà máy, các giả i pháp phù hợp được đưa ra. Sau khi dự thảo tài liệu hoàn thành, nhóm tác giả đã tổ chức hội thảo, gửi tài liệu để xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia để hoàn thiện tài liệu. Công tác đào tạo cán bộ đã được triển khai cho hơn mười cơ sở chế biến sữa, tuyên truyền, gửi tài liệu cho các công ty và áp dụng tại một công ty chế biến sữa. Kết quả bước đầu cho thấ y, việc triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty Cổ phần sữa Ba Vì là rất khả quan. Việc sử dụng tài liệu hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn là rất hiệu quả và có giá trị thực tiễn cao. 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I Sản xuất sạch hơn 1. Định nghĩa Theo UNEP, sản xuất sạch hơn được định nghĩa là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Trong đó: • Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu dộc hại và giảm lượng và tính dộc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. • Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế dến thải bỏ. • Đối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn dưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải, nước thải hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất nhưng sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho h ệ thống quản lý môi trường như ISO 14000. 5 2. Các giải pháp sản xuất sạch hơn + Giảm chất thải tại nguồn: - Quản lý nội vi: Đây là biện pháp đơn giản nhất trong các giải pháp. Biện pháp này không đòi hỏi phải có kinh phí đầu tư và có thể thực hiện được ngay sau khi xác định giải pháp. Một số ví dụ của quản lý nội vi là: khắc phục các điểm rò rỉ, đóng kín van, tắt các thiết bị khi không sử dụng…Những biện pháp thực hiện thường rất đơn giản, tuy nhiên, lại dễ b ị bỏ qua, do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm của ban lãnh đạo và công tác đào tạo cán bộ phải tốt - Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các thông số của qui trình sản xuất luôn luôn ở khoảng giá trị tối ưu (nhiệt độ, pH, nồng độ…) cần phải giám sát và điều chỉnh các thông số này nhằm giữa quá trình sản xuất luôn tối ưu về sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu và giảm thiểu phát thải. Việc này đòi hỏi phải có sự quan tâm của lãnh đạo và quá trình kiểm soát tốt. - Thay đổi nguyên liệu: là việc thay đổi nguyên liệu đang sử dụng sang dạng nguyên liệu khác thân thiện hơn với môi trường. Việc thay đổi nguyên vật liệu không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn sang một loại mới mà có thể là thay đổi nâng cao chất lượng nguyên vật liệu. - Cải tiến thiết bị: Là việ c thay đổi thiết bị đã để ít gây tổn thất nguyên vật liệu hơn. Cải tiến có thể là điều chỉnh tốc độ máy, tối ưu kích thước kho chứa, bảo ôn bề mặt nhiệt… - Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt sử dụng các thiết bị hiện đại, có hiệu quả hơn. Giải pháp này đòi hỏi phải có chi phí đầu tư, do đ ó cần nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện 6 + Tuần hoàn : - Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập các “chất thải” và tái sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Ví dụ, sử dụng ít nước để tráng lại bồn chứa sữa tươi, sử dụng làm nước bổ sung cho quá trình tiêu chuẩn hóa nguyên liệu … - Tạo ra các sản phẩm phụ: là việc thu thập và xử lý các “dòng thải” để có thể sản xuất ra các sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ s ở khác như một nguyên liệu sản xuất. Ví dụ men bia được sử dụng như thức ăn gia súc, thức ăn cho cá, chất độn thực phẩm… + Thay đổi sản phẩm : - Thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu về sản phẩm nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất và giải quyết được các vấn đề về môi trường. Việc thiết kế lại sản phẩm có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu sản xuất và giảm sử dụng các hóa chất độc hại sử dụng… - Thay đổ i bao bì: Việc thay đổi bao bì phải đảm bảo nguyên tắc vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhưng giảm thiểu bao bì sử dụng và thân thiện với môi trường 3. Lợi ích của áp dụng sản xuất sạch hơn Áp dụng sản xuất sạch hơn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và môi trường cộng đồng. SXSH giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất sản xuất; sử dụng n ước, năng lượng, nguyên vật liệu hiệu quả hơn; Tận thu được các phụ phẩm có giá trị; Ít gây ô nhiễm hơn; Giảm chi phí xử lý chất thải; Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp; Cải thiện sức khỏe và an toàn nghề nghiệp; Có các cơ hội thị trường (đặc biệt là thị trường các nước phát triển); Có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; Sử d ụng nguyên vật liệu và năng lượng ít hơn; Tạo điều kiện thuận lợi trong việc chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; Tạo điều kiện 7 tăng sức cạnh tranh thông qua cải tiến điều kiện làm việc của nhân viên; và giúp doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn Luật môi trường. 4. Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn: Có sáu bước thực hiện sản xuất sạch hơn: Bước 1: khởi động - Lãnh đạo cam kết: đánh giá sản xuất sạch hơn cần có thời gian thu thập thông tin và phát triển các giải pháp, do đó cần phải có sự cam kết của lãnh đạo trong triển khai - Thành lập nhóm SXSH: nhóm này cần có kỹ năng, quyền hạn và thời gian cần thiết. Nên có đầy đủ thành phần lãnh đạo, kế toán, thủ khu, kỹ thuật…tốt nhất là nên có chuyên gia về SXSH từ bên ngoài - Liệt kê các công đoạn trong quá trình sản xuất: tổng quan toàn bộ nhà máy, liệt kê tất cả các công đoạn từ đầu vào đến đầu ra, có sơ đồ qui trình công nghệ chi tiết và đầy đủ, đặc biệt chú ý đến các khâu có tính chu kì – đây là khâu dễ phát thải cao nhất. Ghi chú rõ ràng đầu vào đầu ra để tiện theo dõi. - Xác định và lựa chọn công đoạn lãng phí: Dựa trên sơ đồ qui trình công nghệ để xác định các công đoạn gây lãng phí; dựa trên cân bằng nguyên vật liệu năng lượng để xác định phạm vi đánh giá; những công đoạn gây phát thải và lãng phí lớn cần được ưu tiên đưa vào Bước 2: phân tích các công đoạn: - Cân bằng năng lượng: tính toán cân bằng năng lượng để xác định các công đoạn gây lãng phí 8 - Xác định tính chất dòng thải: định lượng dòng thải; định lượng tác động môi trường; xác định chi phí dòng thải, bao gồm cả chi phí tổn thất và chi phí xử lý môi trường - Phân tích và xác định nguyên nhân: cần phải nắm vững qui trình kỹ thuật và các thông số vận hành. Tìm hiểu nguyên nhân gây lãng phí… Bước 3: Phát triển cơ hội sản xuất sạch hơn - Mỗi nguyên nhân có thể có một hoặc nhiều giải pháp, tuy nhiên, c ũng có nguyên nhân không có giải pháp khắc phục. Cần liệt kê hết các nguyên nhân. Nên có sự hỗ trợ từ các chuyên gia về SXSH - Lựa chọn các giải pháp có thể áp dụng được: có thể chia thành ba nhóm: các giải pháp có thể thực hiện được ngay, các giải pháp cần nghiên cứu thêm và các giải pháp không thể áp dụng được vì không có tính khả thi Bước 4: lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn - Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch h ơn với các tiêu chí khả thi về kỹ thuật, khả thi về kinh tế và khả thi về môi trường. Bước 5: thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn - Cần phải lên kế hoạch rõ ràng: Cần phải làm gì; Ai phụ trách công việc nào; bao giờ hoàn thành và quan trắc hiệu quả như thế nào. Bước 6: Duy trì sản xuất sạch hơn - Điều quan trọng trong sản xuất sạch hơn là phải th ực hiện liên tục, do đó duy trì sản xuất sạch hơn cần phải được đưa và lịch công tác hàng ngày - Cần thực hiện quan trắc định kì ở cấp doanh nghiệp 9 - Các kết quả quan trắc SXSH cần được báo cáo lên lãnh đạo và thông báo cho các nhân viên - Sau khi kết thúc, một đánh giá mới cần được bắt đầu, đây chính là mục tiêu của SXSH II. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong và ngoài nước Trong thực tế sản xuất của các ngành công nghiệp nói chung, việc tối ưu hóa chi phí cho quá trình sản xuất chỉ tập trung vào năng suất và thường bỏ qua khả năng phát sinh chất th ải. Đây là quan điểm của các nhà sản xuất, luôn mong muốn có năng suất cao cho dù tiêu tốn nhiều nguyên liệu thô và nhiên liệu. Điều này dẫn đến gia tăng lượng phát thải của quá trình sản xuất và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức và cách thức con người tác động vào môi trường. - Trước những nă m 50 của thế kỉ 20, chất thải chủ yếu trông chờ vào khả năng tự làm sạch của thiên nhiên - Những năm 60 của thế kỉ 20, một số biện pháp giảm thiểu tác hại của chất ô nhiễm đã được áp dụng: nâng cao ống khói, pha loãng nước thải, đưa chất thải ra ngoài phạm vi sinh sống của con người. - Đến những năm 70 của thế kỉ 20, đã có những bước tiến lớn trong công nghệ xử lý nước thải, các biện pháp tiên tiến được sử dụng: xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, thiết bị lọc bụi, khử độc, chôn lấp chất thải an toàn… Tuy nhiên, các biện pháp này là giải pháp cuối đường ống, và cách tiếp cận không triệt để. Thực chất qua hệ thống xử lý nước thải là chuyển từ dạng ô nhiễm này sang dạng ô nhiễ m khác. Bên cạnh đó cách tiếp cận này cần chi phí đầu tư lớn, chi phí vận hành cao, song lại không sinh lợi, không hi vọng thu hồi được cả [...]... chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn trong các nhà máy chế biến sữa Trên cơ sở các thông tin thu nhận được từ quá trình khảo sát, tiến hành đánh giá cơ hội và lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn trong các nhà máy chế biến sữa 2.1 Cơ hội SXSH ở các công đoạn chính 2.1.1 Các cơ hội SXSH liên quan đến khu vực tiếp nhận sữa tươi Mô tả tóm tắt: Sữa bò tươi được thu gom ở các trạm và vận chuyển về nhà máy. .. sản xuất sạch hơn ở Việt Nam, như: tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành bia – năm 2008; tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành chế biến tinh bột sắn – năm 2008; và trong một số ngành khác Triển vọng áp dụng SXSH của nước ta là rất tiềm năng Trong khi áp dụng rộng rãi SXSH trong công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch, nguyên liệu sạch cho sản xuất, để quá trình sản. .. niệm và ý tưởng về sản xuất sạch hơn đã được đề cập, các ví dụ về cơ hội sản xuất sạch hơn, các lợi ích của sản xuất sạch hơn và cách thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn đã được chỉ rõ Năm 2003, tác giả Nguyễn Thị Bé Phúc đã công bố các khái niệm cơ bản về sản xuất sạch hơn Tác giả đã đánh giá sản xuất sạch hơn là một công cụ quản lý, công cụ kinh tế có hiệu quả Ngoài ra, sản xuất sạch hơn còn là một... cơ sở chế biến sữa có tính chất đại diện và các sản phẩm sữa chủ yếu Chọn ra 2 sản phẩm chính để xây dựng hướng dẫn sản xuất sạch hơn Trong nội dung này, đề tài thực hiện khảo sát hiện trạng ngành công nghiệp chế biến sữa tại một số nhà máy có tính chất đại diện, các sản phẩm sữa chủ yếu đang được sản xuất ở Việt Nam Qua đó, lựa chọn ra 2 loại sản phẩm chủ đạo để xây dựng hướng dẫn sản xuất sạch hơn. .. nước đang phát triển được đề cập một cách chi tiết; thông tin sản xuất sạch hơn – năm 2003; Đánh giá sản xuất sạch hơn trong ngành thịt; Thay đổi mô hình sản xuất: học tập kinh nghiệm của các trung tâm sản xuất sạch hơn – năm 2002; Đánh giá sản xuất sạch hơn trong ngành thủy sản – năm 2000; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn: tài liệu hướng dẫn triển khai cho các công ty – năm 2002… Năm 1994, tác... A El-Kholy đã viết về sản xuất sạch hơn trong cuốn Bách khoa toàn thư về biến đổi môi trường toàn cầu Trong đó, sản xuất sạch hơn được đề cập đến như là một biện pháp tích cực nhất ngăn chặn phát thải trong sản xuất công nghiệp Chiến lược sản xuất sạch hơn và thực hành sản xuất sạch hơn ở Châu Âu đã được giới thiệu Năm 1996, tài liệu Đánh giá sản xuất sạch hơn trong ngành sản xuất thịt đã được Cục... thịt đã được Cục Bảo vệ môi trường Đan Mạch xuất bản Trong đó, tất cả các khâu, từ đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất thịt, đánh giá cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn, thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn cho đến đánh giá sản xuất sạch hơn trong ngành chế biến thịt đã được công bố Năm 2002, Kế hoạch quốc gia về sản xuất sạch hơn của Thái Lan đã được công bố, trong đó kế hoạch quốc gia cho đến năm 2011... giới, trong đó nhấn mạnh đến khả năng áp dụngcác nước có mức độ phát thải công nghiệp cao UNEP đã xuất bản nhiều tài liệu có giá trị trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn Cuốn “khuyến khích đầu tư sản xuất sạch hơncác nước đang phát triển”– năm 2000, trong đó các vấn đề, các chiến lược khả thi và bản tóm tắt của các thể chế thuộc dự án UNEP, các chiến lược và cơ chế khuyến khích sản xuất sạch hơn ở các. .. vệ sinh, làm sạch dụng cụ và thiết bị sản xuất là khâu sử dụng nước nhiều nhất trong nhà máy chế biến sữa, chiếm 25 – 40% tổng lượng nước sử dụng của nhà máy Hàm lượng các chất ô nhiễm trong 32 nước thải vệ sinh thiết bị chiếm một lượng khá lớn, chủ yếu là chất béo, protein, đường, hóa chất… Các cơ hội SXSH: Đối với các nhà máy chế biến sữa chưa có hệ thống CIP, nên cải tiến thiết bị sản xuất, lắp đặt... lượng sản phẩm và mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và môi trường Năm 2005, Nguyễn Đình Huấn đã công bố giáo trình Sản xuất sạch hơn, trong đó, các khái niệm cơ bản về sản xuất sạch hơn và phương pháp tiến hành sản xuất sạch hơn đã được thảo luận và phân tích Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp – Bộ Công Thương, đã phối hợp cùng các đơn vị khác xuất bản một số tài liệu có giá trị trong

Ngày đăng: 16/04/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan