Hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

274 875 2
Hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ BÁO CÁO PHÚC TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NƯỚC TA Chủ nhiệm: PGS.TS Dương Đăng Huệ Phó CN: TS Nguyễn Viết Tý Thư ký: TS Trần Thị Thơ 7534 22/10/2009 HÀ NỘI - 2008 2 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI VÀ CỘNG TÁC VIÊN BAN CHỦ NHỊÊM 1. PGS.TS Dương Đăng Huệ, Chủ nhiệm đề tài 2. TS Nguyễn Viết Tý, Phó Chủ nhiệm 3. TS Trần Thị Thơ, Thư ký đề tài CỘNG TÁC VIÊN 1. PGS. TS Nguyễn Như Phát - Viện Nhà nướcPháp luật 2. TS Hoàng Thị Thuý Hằng - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 3. TS Nguyễn Văn Cừ - Trường Đại học Luật Hà Nội 4. TS Phùng Trung Tậ p - Trường Đại học Luật Hà Nội 5. TS Phạm Công Lạc - Trường Đại học Luật Hà Nội 6. TS Nguyễn Huy Anh - Vụ III - Văn phòng Chính phủ 7. ThS Nguyễn Văn Cương - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp 8. ThS Nguyễn Chi Lan - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 9. Cử nhân Nguyễn Thị Mai - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 10. Cử nhân Cao Đăng Vinh - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 11. Cử nhân Nguyễn Thị Chính - Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp 3 MỤC LỤC A. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I. Tính cấp thiết của đề tài II. Mục tiêu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu B. NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH Chương 1 1. Những vấn đề lý luận chung về sở hữupháp luật về sở hữu 11 1.1. Bản chất, vai trò của sở hữu trong đời sống kinh tế - xã hội 11 1.1.1. Bản chất của sở hữu 11 1.1.2. Các hình thức sở hữu và nguyên nhân của việc thay thế các hình thức sở hữu trong xã hội 14 1.1.3. Vai trò của sở hữu trong đời sống kinh tế - xã hội 18 1.2. Pháp luật về sở hữ u 18 1.2.1. Sở hữu và quyền sở hữu 18 1.2.2. Quyền sở hữucác loại vật quyền khác 21 1.2.3. Điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ sở hữu một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 22 Chương 2 Thùc tr¹ng ph¸p luËt vÒ së h÷u ë ViÖt Nam 2.1. Vai trò chủ đạo của Bộ luật Dân sự năm 2005 trong việc điều chỉnh pháp luật về sở hữu Việt Nam 40 2.1.1. Bộ luật Dân sự năm 2005 - nguồn cơ bản của pháp luật về sở hữu Việt Nam 40 2.1.2. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2005 về sở hữu so với Bộ luật Dân sự năm 1995 41 2.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các hình thức sở hữu Việt Nam 50 2.2.1. Các hình thức sở hữu Việt Nam 50 2.2.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu nhà nước 51 2.2.3. Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tập thể 60 2.2.4. Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tư nhân 64 2.2.5. Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu chung 66 Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về sở hữu trong nền kinh tế thị trường Việt Nam 3.1. Một số hạn chế của việc điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu Việt Nam 70 3.1.1. Việc xác định hình thức sở hữu chưa hợp lý 70 3.1.2. Tên gọi của hình thứ c sở hữu nhà nước chưa nhất quán 70 3.1.3. Tên gọi của hình thức sở hữu tập thể chưa đúng với bản chất của nó 70 4 3.1.4. Quyền sở hữu của người nước ngoài còn bị hạn chế 70 3.1.5. Nội hàm một số khái niệm khoa học liên quan đến quyền sở hữu chưa được làm rõ 71 3.1.6. Cơ chế thực thi quyền sở hữu chưa được xác lập đầy đủ 71 3.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về sở hữu 72 3.2.1. Không nên đề cao tính chất chính trị trong xây dựng pháp luật về sở hữu 72 3.2.2. Hoàn thiện chế định quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự đi đôi với việc quan tâm hơn nữa việc hoàn thiện các luật chuyên ngành có liên quan đến sở hữu 73 3.2.3. Kết hợp việc hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu với việc hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền sở hữu 73 3.2.4. Bảo đảm sự không phân biệt đối xử giữ a các hình thức sở hữu 74 3.3. Một số kiến nghị cụ thể 74 3.3.1. Cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để thay thế hình thức sở hữu toàn dân bằng hình thức sở hữu nhà nước 74 3.3.2. Cần làm rõ tiêu chí để xác định đúng các hình thức sở hữu đang tồn tại nước ta 75 3.3.3. Cần làm rõ ngoài quyền sở hữu còn có các loại vật quyền khác và mối quan hệ giữa quyền sở hữu với các loại vật quyền khác 75 3.3.4. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về các loại vật quyền khác 76 3.3.5. Sửa đổi cơ bản cơ chế đăng ký quyền sở hữucác hình thức vật quyền khác 76 3.3.6. Cần đổi mới cơ bản cơ chế thực hiện chức năng (quyền) đại diện chủ sở hữu Nhà nướ c theo hướng thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với công ty nhà nước 77 3.3.7. Cần tiếp tục củng cố và phát huy vai trò của mô hình Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp để thay thế chức năng đại diện chủ sở hữu của bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong thời điểm thích hợp 77 3.3.8. Cần xem xét lại bản chất của sở hữu trong các hợp tác xã, nên coi đó là một dạng cụ thể của sở hữu pháp nhân 78 3.3.9. Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của các xã viên đố i với tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã 78 3.3.10. Làm rõ thực chất của sở hữu tư nhân là sở hữu cá nhân 79 3.3.11. Cần công nhận một cách có điều kiện quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 79 Danh mục tài liệu tham khảo 81 5 DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm, bản chất, hình thức và vai trò của sở hữu trong đời sống xã hội ThS Nguyễn Văn Cương - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp 84 2. Một số vấn đề về sở hữu nước ta hiện nay PGS. TS Dương Đăng Huệ - Vụ Pháp luật DS, KT - Bộ Tư pháp 98 3. Pháp luật v ề sở hữu Cộng hoà liên bang Nga và bài học kinh nghịêm đối với Việt Nam PGS. TS Dương Đăng Huệ - Vụ Pháp luật DS, KT - Bộ Tư pháp 103 4. Một số vấn đề về quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và hướng hoàn thiện TS Hoàng Thị Thuý Hằng - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 114 5. Sở hữu chung trong Bộ luật Dân sự năm 2005 TS Hoàng Thị Thuý Hằng - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 130 6. Thực trạng đ iều chỉnh pháp luật đối với sở hữu nhà nước Việt Nam Cử nhân Cao Đăng Vinh - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 135 7. Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tập thể Việt Nam TS Trần Thị Thơ - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 150 8. Quyền s hữu tài sản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội TS Phùng Trung Tập - Trường Đại học Luật Hà Nội 172 9. Quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức Việt Nam: Bản chất, nội dung và kiến nghị hoàn thiện Cử nhân Nguyễn Thị Mai - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 185 10. Sở hữu theo pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến và thuộc địa - khả năng vận dụng vào việc xây dựng pháp luật về sở hữu dưới chế độ XHCN TS Nguyễn Huy Anh - Vụ III - Văn phòng Chính phủ 205 11. Sở hữu theo pháp luật của CHND Trung Hoa ThS Nguyễn Chi Lan - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp 222 12. Pháp luật v ề sở hữu Cộng hoà liên bang Đức Cử nhân Nguyễn Thị Chính - Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp 255 6 A. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Lý do nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay vì một số lý do cơ bản sau đây: Thứ nhất, sở hữupháp luật về sở hữu là những vấn đề rất quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, trong khi đó, chúng lại rất ít đượ c quan tâm nghiên cứu hiện nay nước ta Trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào thì quan hệ kinh tế (quan hệ sản xuất) vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo, quyết định tính chất, nội dung, phương hướng phát triển của các quan hệ xã hội còn lại khác. Theo quan niệm truyền thống thì, quan hệ kinh tế có ba bộ phận cơ bản, đó là quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Trong các quan hệ kinh tế đó thì quan hệ sở hữu có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quyết định tính chất và nội dung của các quan hệ kinh tế khác là quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Tóm lại, quan hệ sở hữu có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào. Cũng chính vì vậy mà vấn đề sở hữu luôn được ghi nhận một cách trang trọng trong Hiến pháp, bấ t cứ là Hiến pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa hay Hiến pháp của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Việc xác định quan hệ sở hữu một cách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế (nhất là quan hệ trao đổi hàng hoá) phát triển và ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của các quan hệ kinh tế và kéo theo đó là sự trì trệ của các quan hệ xã hội khác. Điều này đã được thực tế chứng minh rất rõ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước ta chỉ công nhận hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể. Các quy định này về sở hữu đã phát huy hiệ u quả nhất định trong thời kỳ đất nước có chiến tranh. Tuy nhiên, việc kéo dài quan điểm này về sở hữu sau khi chiến tranh kết thúc đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội của đất nước gặp không ít khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do tình trạng vô chủ trong khu vực kinh tế tập thể và khu vực kinh tế quốc doanh. Sự vô chủ này (mà lý do chủ yếu của nó là sự tách rời người lao động ra khỏi quyền sở hữu của họ đối với tư liệu sản xuất mà họ đang sử dụng để làm ra của cải vật chất cho xã hội) đã làm cho người lao động không quan tâm đến năng suất, không hăng hái nhiệt tình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không gắn bó với hợp tác xã, xí nghiệp nơi mình đang làm việc. Hậu quả là, sản xuất bị đình đố n, đời sống vật chất và tinh thần của đa số người lao động đã rơi vào tình cảnh khốn khó, nghèo nàn, lạc hậu, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trong điều kiện đó, Chỉ thị số 100 (năm 1981) và Nghị quyết 10 (năm 1988) của Đảng về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động và đổi mới quản lý nông nghiệ p đã phát huy tác dụng, biến Việt Nam từ một quốc gia thiếu ăn, đói kém triền miên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới. Tóm lại, sở hữu là vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là đối với Việt Nam ta trong giai đ oạn chuyển đổi hiện nay. Tuy nhiên, phải nói rằng, sự quan tâm của Nhà nước, giới khoa học kinh tếluật học đối với vấn đề này là hoàn toàn chưa thoả đáng. Từ khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay, chúng ta đã làm được nhiều việc, 7 giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, xây dựng được nhiều đạo luật quan trọng để tạo môi trường pháp lý cho việc định hình và vận hành một cách trôi chảy nền kinh tế mới. Trong số các đạo luật quan trọng này, đáng lưu ý nhất là Luật Doanh nghiệp (năm 1999, 2005), Luật Doanh nghiệp Nhà nước (năm 1995, 2003), Luật Hợp tác xã (năm 1996, 2003), Luật Thương mại (năm 1997, 2005), Luật Các t chức tín dụng (năm 1997 và năm 2004), Luật Kinh doanh bảo hiểm (2000), Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1993, 1998, 2001, 2003), Luật Xây dựng (năm 2003), Luật Phá sản (năm 1993, 2004), Luật Cạnh tranh (năm 2004)… Tuy nhiên, về vấn đề sở hữu thì hầu như chưa có một sự nghiên cứu nào đáng kể ngoài một số quy định rất cô đọng, ngắn gọn trong Hiến pháp (năm 1992) và Bộ lu ật Dân sự (năm 1995, 2005). Một sự ứng xử như vậy của Nhà nước, của các nhà khoa học là hoàn toàn chưa ngang tầm với vị trí và vai trò, ý nghĩa của vấn đề sở hữupháp luật về sở hữu. Vì vậy, việc nghiên cứu nghiêm túc, đồng bộ, bài bản về vấn đề này là rất cần thiết nước ta hiện nay. Thứ hai, cần phải nghiên cứu vấn đề này để tạo cơ sở lý luận cho việc giải quyết những vướng mắc, ách tắc liên quan đến sở hữu, quyền sở hữu do thực tiễn đặt ra hiện nay mà chưa có cơ sở khoa học để xử lý một cách thoả đánG Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), cơ chế quản lý kinh tế nước ta đã có một bướ c chuyển biến quan trọng: chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ hơn 20 năm qua, sự chuyển đổi này đã tạo nên nhiều thành tựu to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời với sự chuyển biến theo hướ ng tích cực, thực tiễn quản lý kinh tế cũng như thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận mới, rất phức tạp. Nhiều vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra đã được giải quyết nhưng cũng không ít vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu, quyền sở hữu cho đến nay, vẫn ch ưa có câu trả lời thoả đáng. Ví dụ: - Thế nào là chế độ sở hữu, hình thức sở hữu, loại sở hữu? căn cứ khoa học để phân biệt chúng với nhau là gì cho đến nay vẫn chưa được làm rõ; - Liệu có nên giữ khái niệm sở hữu toàn dân nữa hay không bên cạnh khái niệm sở hữu nhà nước? - Liệu có còn khái niệm sở hữu tập thể nữa hay không hay đó chỉ là một d ạng của sở hữu pháp nhân? - Làm thế nào để doanh nghiệp nhà nước với tư cách là một pháp nhân có quyền chủ động hơn nữa trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được Nhà nước giao? - Quyền của doanh nghiệp nhà nước đối với tài sản được Nhà nước giao nên gọi là quyền gì (quyền sở hữu hay quyền quản lý nghiệp vụ hay quyền vận hành kinh tế như một số nước (Nga) đã gọi) và mối quan hệ giữa nó với quyền sở hữu của Nhà nước nên thiết lập lại như thế nào cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới? - Ngoài quyền sở hữu còn có những quyền tài sản nào được gọi là vật quyền? - Bản chất của quyền sử dụng đất là gì, nó có phải là một quyền sở hữu h ạn chế hay không? v.v Tóm lại, trong vấn đề sở hữu và quyền sở hữu Việt Nam hiện nay đang đặt ra không ít vấn đề về mặt lý luận mà sự chậm trễ trong việc xử lý chúng chắc chắn sẽ gây ra không ít khó khăn cho các chủ thể kinh doanh và suy cho cùng, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Trong khi đó, pháp luật v ề quyền sở 8 hữu được quy định tại hai đạo luật là Hiến pháp và Bộ luật Dân sự (năm 1995, 2005) lại đang có nhiều điểm bất cập và bất hợp lý. Ra đời ngay sau khi tiến hành đổi mới, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) chỉ quy định 3 hình thức sở hữu nước tasở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó, sở h ữu toàn dân, sở hữu tập thể giữ vai trò chủ đạo (Điều 15). Chương IV Bộ luật Dân sự (năm 1995) và Chương X Bộ luật Dân sự (năm 2005) quy định về các hình thức sở hữu, bao gồm: Sở hữu toàn dân; sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp Những quy định này là quá đơn giản, có tính liệt kê, không mang tính khái quát, không giải quyết được nhiều vấn đề cụ thể do thực tiễn vận hành của các quan hệ xã hội đặt ra, do đó, cần phải được nghiên cứu một cách bài bản để có phương án sửa đổi, bổ sung kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn quản lý nhà nướ c về sở hữu cũng như thực tiễn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Thứ ba, phải nghiên cứu vấn đề này nhằm phục vụ đắc lực cho hoạt động xây dựng pháp luật của nước ta Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản bằng việc ban hành Bộ luật Dân sự nă m 2005. Trong các vấn đề được sửa đổi, bổ sung có vấn đề về hình thức sở hữu. Tuy nhiên, các quy định về sở hữu, nhất là quy định về các hình thức sở hữu vẫn còn chưa thực sự phù hợp với thực tế khách quan, chưa đảm bảo tính khoa học, do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Ví dụ: tại Điều 172 Bộ luật Dân s ự năm 2005 vẫn dùng phương pháp liệt kê trong việc xác định các hình thức sở hữu (sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp). Ngoài ra, trong khi Hiến pháp năm 1992 vẫn giữ nguyên tên gọi là “sở hữu toàn dân” thì Bộ luật Dân sự năm 2005 đ ã thay hình thức sở hữu này bằng một tên gọi khác là “sở hữu nhà nước”. Rõ ràng đã có sự “vi hiến” trong Bộ luật Dân sự này. Sắp tới, để phục vụ cho cải cách hành chính, cải cách tư pháp, chắc chắn Nhà nước ta sẽ phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Đây là một công việc lớn, hệ trọng vì sửa đổi Hiến pháp có nghĩa là phải động chạm đến một loạt vấn đề phức tạp, nền tảng, trong đó có vấn đề về sở hữu. Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về sở hữu hiện nay sẽ góp phần quan trọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp - một hoạt động mang tính chất chính trị - pháp lý rất to lớn trong tương lai gần của Đảng và Nhà nước ta. Và đó cũng là một lý do khiến cho vịêc nghiên cứu Đề tài này trở nên bức xúc và bổ ích. Tóm lại, việc nghiên cứu một cách cơ bản đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường nước ta” là một việc làm rất cần thiết, góp phần giúp Đảng và Nhà nước trong việc thiết lập một cách hợp lý các hình thức sở hữu cơ bản Việt Nam, đặc biệt là trong việc sửa đổi, bổ sung Hi ến pháp và Bộ luật Dân sự trong thời gian tới. 2. Mục tiêu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết ba mục tiêu cơ bản sau đây: a) Nghiên cứu để phân biệt rõ các khái niệm, thuật ngữ như: chế độ sở hữu, hình thức sở hữu, loại sở hữu vì những khái niệm này lâu nay được sử dụng mộ t cách tuỳ tiện và không có cơ sở khoa học rõ ràng. 9 b) Tìm ra những khuyết nhược điểm trong chế độ pháp lý đối với từng loại hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu chung) để có hướng và biện pháp khắc phục phù hợp. c) Trên cơ sở tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật về sở hữu Việt Nam và trên cơ sở ti ếp thu những kinh nghiệm của các nước, đề tài này sẽ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường nước ta, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, ổn định đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Việc hoàn thiện pháp luật về các hình thức sở hữu trong nề n kinh tế thị trường nước ta được nghiên cứu dựa trên những nền tảng lý luận cơ bản là quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậ t biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh pháp luật và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu các hình thức sở hữu và quyền sở hữu đối với tài sản. Tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự là khái niệm rộng, bao gồm v ật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên Đề tài này chỉ nghiên cứu quyền sở hữu tài sản phạm vi hẹp, chủ yếu là các tài sản hữu hình, dạng hiện vật. Ngoài ra, Đề tài cũng chỉ nghiên cứu pháp luật liên quan đến các hình thức sở hữu chủ yếu mà không đi sâu nghiên cứu pháp luật về tấ t cả các hình thức sở hữucác dạng cụ thể của mỗi hình thức sở hữu, ví dụ: không nghiên cứu một cách cụ thể hai loại sở hữu chung là sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất hoặc trong hình thức sở hữu nhà nước đề tài cũng chưa có điều kiện nghiên cứu đến sở hữu của cấp chính quyền địa phương. 3. Khả năng ứng dụng của sản phẩm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ có ích cho các đối tượng sau: - Sinh viên các khoa luậttrường đại học luật - Giảng viên các khoa luậttrường đại học luật - Các nghiên cứu sinh về pháp luật - Những tổ chức, cá nhân khác cần nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề sở hữu - Đặc biệt đề tài sẽ phục vụ đắc lự c cho các cơ quan nhà nước (bộ, ngành, Chính phủ, Quốc hội) trong việc định hướng chính sách, hoàn thiện pháp luật về sở hữu như: sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã), Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự. 4. Các chuyên đề cụ thể Để đạt được các mục tiêu và nội dung nghiên cứu trên đây, Ban chủ nhiệm đề tài đã ký 14 hợp đồng nghiên cứu độc lập với các cộng tác viên là các nhà khoa học, công chức lãnh đạo, giảng viên và các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm công tác am hiểu lĩnh vực về kinh tế, dân sự. Cụ thể như sau: 10 Chuyên đề 1: Sở hữupháp luật về sở hữu Cộng hoà liên bang Nga (PGS. TS Dương Đăng Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 2: Quyền của công ty nhà nước đối với tài sản được Nhà nước giao: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (TS Nguyễn Viết Tý - Trường Đại học Luật Hà Nội) Chuyên đề 3: Thự c trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tập thể Việt Nam (TS Trần Thị Thơ - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 4: Hoàn thiện chế độ phápvề quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 1995 (TS Hoàng Thị Thuý Hằng - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 5: Quyền sử d ụng đất của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức Việt Nam: Bản chất, nội dung và kiến nghị hoàn thiện (Cử nhân Nguyễn Thị Mai - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 6: Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu nhà nước Việt Nam (Cử nhân Cao Đăng Vinh - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 7: Sở hữupháp luật về sở hữu Cộng hoà liên bang Đức (Cử nhân Nguyễn Thị Chính - Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 8: Khái niệm, bản chất, hình thức và vai trò của sở hữu trong đời sống xã hội (ThS Nguyễn Văn Cương - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp) Chuyên đề 9: Pháp luật về sở hữu chung Việt Nam: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (TS Nguyễn Văn Cừ - Trường Đại học Luật Hà Nội) Chuyên đề 10: Quyền sở hữu tài sản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (TS Phùng Trung Tập - Trường Đại học Luật Hà Nội) Chuyên đề 11: Vấn đề sở hữu cá nhân theo pháp luật Việt Nam và phương hướng hoàn thiện (TS Phạm Công Lạc - Trường Đại học Lu ật Hà Nội) Chuyên đề 12: Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu tư nhân Việt Nam (PGS. TS Nguyễn Như Phát - Viện Nhà nướcPháp luật) Chuyên đề 13: Sở hữu theo pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến và thuộc địa - khả năng vận dụng vào việc xây dựng pháp luật về sở hữu dưới chế độ XHCN (TS Nguyễn Huy Anh - V ụ III - Văn phòng Chính phủ) Chuyên đề 14: Sở hữu theo pháp luật của CHND Trung Hoa (ThS Nguyễn Chi Lan - Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp) 5. Tiến độ thực hiện Đề tài bắt đầu được triển khai từ tháng 4/2005 và kết thúc vào cuối tháng 4/2006. Trong qúa trình thực hiện đề tài, đã có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ, trao đổi, thảo luận thường xuyên giữa Ban chủ nhịêm đề tài với các cộ ng tác viên của đề tài và Viện Khoa học pháp lý. Các chuyên dề nghiên cứu nhìn chung đều đáp ứng yêu cầu, một số chuyên đề có chất lượng cao. Các chuyên đề đều được Ban chủ nhiệm tổ chức đánh giá, nghịêm thu đúng quy định. Để hoàn thiện Báo cáo phúc trình về kết quả nghiên cứu đề tài, Ban chủ nhịêm đã tổ chức xin ý kiến (bằng phiếu) của các chuyên gia, các nhà khoa học về những vấn đề còn có quan đ iểm khác nhau. Tháng 12/2007, Lãnh đạo Viện khoa học pháp lý đã lấy ý kiến nhận xét, phản biện của hai chuyên gia về Đề tài. Về cơ bản các chuyên gia đánh giá cao kết qủa nghiên cứu, nhất trí cho nghịêm thu chính thức Đề tài này. Nhóm nghiên cứu đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và hoàn chỉnh lại Báo cáo phúc trình. Đến nay, Đề tài đã được hoàn thành, Ban chủ nhiệm đề nghị Hội đồng khoa học, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp xem xét, nghiệm thu Đề tài theo quy định. [...]... 29 23 b) Các hình thức sở hữu - Sở hữu nhà nước: Theo pháp luật Trung Quốc, sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân Điều 7 của Hiến pháp năm 1982 quy định: "nền kinh tế nhà nước là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và là nền kinh tế chủ đạo của nền kinh tế đất nước, trong đó quyền sở hữu là quyền sở hữu toàn dân Nhà nước bảo đảm sự bền vững và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước" "Sở hữu nhà nước bao... phép vào quyền sở hữu (Điều 1004 Bộ luật Dân sự Đức) - Các hình thức sở hữu Pháp luật của Đức quy định hai hình thức sở hữu, đó là sở hữu riêng và sở hữu chung Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Ngoài ra, Luật về sở hữu căn hộ của Đức năm 1951 đưa ra một dạng sở hữu đặc thù đó là sở hữu căn hộ Đây là một dạng sở hữu kết hợp giữa sở hữu chung và sở hữu riêng + Sở hữu riêng: Hình thức phổ biến nhất... Phần 6: Tư pháp quốc tế (từ Điều 1186 - 1224) Sau đây là nội dung cơ bản của pháp luật về sở hữu Cộng hoà Liên bang Nga a) Các hình thức sở hữu và loại sở hữu - Hình thức sở hữu: Cộng hoà Liên bang Nga có sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu cộng đồng và các hình thức sở hữu khác Một vấn đề khoa học đặt ra là, lấy cái gì làm căn cứ để chia sở hữu thành các hình thức sở hữu khác nhau Nga, cái... thức tồn tại của các quan hệ sở hữu Trong lịch sử nhân loại, quan hệ sở hữu đã từng tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu bộ lạc, sở hữu công xã, sở hữu gia đình, sở hữu cá nhân, sở hữu chung, sở hữu tập thể, sở hữu công cộng v.v Xét về mặt lịch sử, hình thức sở hữu cá nhân đối với tài sản (coi mỗi cá nhân là chủ thể đích thực của các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật) chỉ thực sự... được vận dụng trong lĩnh vực chuyển giao quyền sở hữu để bảo đảm tín dụng + Sở hữu chung: Theo pháp luật dân sự của Đức thì trong trường hợp quyền sở hữu của nhiều người thì hình thức sở hữu đó gọi là sở hữu chung Có hai loại sở hữu chung là sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất * Về sở hữu chung theo phần Trong trường hợp một vật thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người theo cách mà mỗi người... tổ chức kinh doanh cùng với sự đa dạng về các thành phần kinh tế đã được chấp nhận và đang phát huy mặt tích cực của nó đối với quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước 1.2 Pháp luật về sở hữu 1.2.1 Sở hữu và quyền sở hữu 1.2.1.1 Sở hữu Sở hữu là phạm trù kinh tế Là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã... giữa các hình thức sở hữu là quá trình lịch sử tự nhiên, theo hướng, sở hữu công cộng của bộ lạc bị thay thế bởi sở hữu tư nhân chiếm hữu nô lệ Sở hữu tư nhân chiếm hữu nô lệ bị thay thế bởi sở hữu tư nhân phong kiến Sở hữu tư nhân phong kiến bị thay thế bởi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bị thay thế bởi sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (sở hữu. .. định về đồng sở hữu do hai hoặc nhiều công dân, pháp nhân cùng sở hữu Có hai loại đồng sở hữu, đó là sở hữu chung và đồng sở hữu theo phần Chủ sở hữu theo phần sẽ được hưởng quyền và có trách nhiệm tương ứng với số tài sản theo phần mình được hưởng Chủ sở hữu của sở hữu chung sẽ được hưởng quyền và có trách nhiệm tương ứng tài sản sở hữu chung đó Chủ sở hữu theo phần có quyền được rút phần sở hữu theo... sở hữusở hữu riêng, tức là quyền sở hữu đối với một vật thuộc một người (thể nhân hoặc pháp nhân) duy nhất Trong loại hình sở hữu riêng này có một dạng sở hữu đặc biệt Đó là sở hữu thác quản (tiếng Đức viết là Treuhandeigentỹm) Về phương diện pháp lý, thì sở hữu thác quản là sở hữu riêng của một người hoặc một pháp nhân, nhưng về phương diện kinh tế thì đây là một dạng sở hữu đặc biệt, vì chủ sở. .. chủ sở hữu kinh tế Sở hữu thác quản vì lợi ích riêng: theo hình thức này, thì trong một phạm vi nhất định, chủ sở hữu pháp lý sử dụng sở hữu thác quản phục vụ lợi ích của mình Tuy nhiên chủ sở hữu thác quản không hoàn toàn được sử dụng vật thác quản cho lợi ích của mình mà chỉ được sử dụng trong phạm vi được quy định trong hợp đồng giữa chủ sở hữu kinh tế và chủ sở hữu thác quản Đức, loại hình sở hữu . hệ sở hữu. Trong lị ch sử nhân loại, quan hệ sở hữu đã từng tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu bộ lạc, sở hữu công xã, sở hữu gia đình, sở hữu cá nhân, sở hữu chung, sở. trình phát triển nền kinh tế của đất nước. 1.2. Pháp luật về sở hữu 1.2.1. Sở hữu và quyền s ở hữu 1.2.1.1. Sở hữu Sở hữu là phạm trù kinh tế. Là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ. 1.1.2. Các hình thức sở hữu và nguyên nhân của việc thay thế các hình thức sở hữu trong xã hội 1.1.2.1. Hình thức sở hữu Hình thức sở hữu là cách thức biểu hiện, là phương thức tồn tại của các

Ngày đăng: 15/04/2014, 10:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Muc luc

  • A. Su can thiet cua viec nghien cuu de tai

  • B. Nhung ket qua chinh

    • Chuong 1: Nhung van de ly luan chung va so huu va phap luat ve so huu

      • 1. ban chat, vai tro cua so huu trongd oi song KT-XH

      • 2. Phap luat ve so huu

      • Chuong 2: Thuc trang phap luat ve so huu o Viet Nam

        • 1. Vai tro chu dao cua Bo Luat Dan su nam 2005 trong viec dieu chinh phap luat doi voi quan he so huu o Viet Nam

        • 2. Thuc trang dieu chinh phap luat doi voi cac hinh thuc so huu o Viet Nam

        • Chuong 3: Mot so giai phap nham hoan thien phap luat ve so huu trong nen KTTT o Viet Nam

          • 1. Mot so han che co ban cua phap luat ve so huu o nuoc ta

          • 2. Quan diem hoan thien phap luat ve so huu

          • 3. Mot so kien nghi cu the

          • Cac chuyen de

            • So huu-Khai niem, ban chat, hinh thuc ton tai va vai tro cua no trong doi song xa hoi

            • Mot so ban de ve so huu o nuoc ta hien nay

            • Phap luat ve so huu cua Cong hoa Lien bang Nga va bai hoc kinh nghiem doi voi Viet Nam

            • Mot so van de ve quyen so huu trong Bo Luat Dan su nam 2005 va huong hoan thien

            • So huu chung trong Bo Luat Dan su nam 2005

            • Thuc trang dieu chinh phap luat doi voi tai san thuoc so huu Nha nuoc o Viet Nam

            • Thuc trang dieu chinh phap luat doi voi so huu tap the o Viet Nam

            • Quyen so huu tai san cac to chuc chinh tri, to chuc chinh tri-xa hoi

            • Quyen su dung dat cua ca nhan, ho gia dinh, to chuc o Viet Nam-Ban chat, noi dung va kien nghi hoan thien

            • So huu theo phap luat Viet Nam thoi ky phong kien va thuoc dia, kha nang van dung vao viec xay dung phap luat ve so huu duoi che do XHCN

            • Phap luat ve so huu cua Trung Quoc va xu huong chung phat trien quyen tai san cua Trung Quoc nhin tu goc do xay dung luat quyen tai san

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan