Công trình nghiên cứu khoa học : Quá trình hình thành phát triển nghệ thuật cải lương

280 2K 9
Công trình nghiên cứu khoa học : Quá trình hình thành phát triển nghệ thuật cải lương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quá trình hình thành phát triển nghệ thuật cải lương / Hoàng Chương, GS (chủ nhiệm đề tài) , Nguyễn Thuyết Phong, GS.TS; Hoàng Đạt; Nguyễn Thế Khoa; và những người khác. - Hà Nội : Ttâm NCBTPH Văn hoá Dân tộc , 2011. Tổng quan về lịch sử Nghệ thuật Cải lương (NTCL) từ khi ra đời đến nay. Phân tích đặc điểm âm nhạc trong NTCL qua các thời kỳ khác nhau. Phân tích đặc điểm nội dung kịch bản cải lương. Phân tích nghệ thuật biểu diễn và đặc điểm mỹ thuật của NTCL

1 LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG Chủ nhiệm đề tài: GS Hoàng Chương Những người tham gia - GS – TS Nguyễn Thuyết Phong - NSUT Hoàng Đạt - NNC Nguyễn Thế Khoa - NSUT – TS Bạch Tuyết - NSUT – TS Đoàn Thị Tình 8978 HÀ NỘI 2011 2 LỜI NÓI ĐẦU Cải lương là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống dân tộc, tuy ra đời có muộn hơn so với Tuồng và Chèo, nhưng cũng đã có tuổi đời gần 100 năm. Từ khi mới ra đời, Cải lương đã thu hút được những tinh hoa của các nền nghệ thuật từ dân gian, đến nghệ thuật bác học như Hát Bội (tuồng), Nghệ thuật nhà Chùa, ca nhạc Cung đình Huế…để làm nên một môn nghệ thuật mang bản sắc văn hoá phương Nam rồi nhanh chóng lan toả ra cả nước và trở thành một bộ môn nghệ thuật được khán giả ưa chuộng vào bậc nhất trong suốt thế kỷ 20 cho đến hôm nay. Nhiều vở cải lương được các nghệ sĩ tài danh diễn xuất, thể hiện qua các thời kỳ, để lại dấu ấn khó phai trong công chúng. Khắp nơi trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn, nhân dân đều mến chuộng nghệ thuật Cải lương. Cải lương cũng là môn nghệ thuật dân tộc đầu tiên được đi trình diễn ở Paris (Pháp) từ nửa đầu TK 20. Ở miền Nam Việt Nam, tỉnh thành nào cũng có đoàn Cải lương, riếng ở TP Hồ Chí Minh đã có lúc hàng chục đoàn Cải lương trong đó có Cải lương tuồng cổ, thi nhau ra đời và biểu diễn hết s ức sôi động. Còn ở miền Bắc thì hầu hết các tỉnh Đồng bằng và TP lớn cũng đều có đoàn cải lương chuyên nghiệp. Tuy vậy, trong tiến trình phát triển, cải lương đã có những lúc thăng, trầm, đã có những cơn khủng hoảng về cả nghệ thuật lẫn khán giả. Qua gần một thế kỷ, con thuyền cải lương đã biết bao lần vượt qua sóng cả gió to, để đến hôm nay được khẳng định là một trong ba thể loại sân khấu ca kịch truyền thống mạnh nhất trong nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng vào những năm cuối của TK 20, đầu TK 21, Cải lương lại lâm vào cảnh khủng hoảng khán giả. Nguyên nhân do tác động của cơ chế thị trường cũng như xu thế hội nhập văn hoá và sự bùng nổ của các phươ ng tiện thông tin và giải trí hiện đại làm cho các loại hình nghệ thuật dân tộc, trong đó có cải lương bị thưa vắng khán giả. Dĩ nhiên, về mặt chủ quan, cải lương trong những năm gần đây rất thiếu kịch 3 bản hay, diễn viên trẻ cũng thiếu sự đầu tư cho vai diễn như các bậc tiền bối “học cho chết, diễn cho sống” Âm nhạc cũng không còn đậm nét bản sắc cải lương như ngày xưa, bởi sự kết hợp giữa tây và ta một cách tuỳ tiện. Mỹ thuật sân khấu cải lương cũng không phát triển ổn định, nhiều đoàn thì phổ biế n hiện tượng “đầu Ngô mình Sở”, làm cho bản sắc dân tộc của Cải lương bị mờ dần và sự tôn kính và yêu thích nghệ thuật cải lương cũng bị giảm sút trong lòng công chúng. Về mặt nghiên cứu, tuy có nhiều sách báo nói về cải lương, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích thật đầy đủ bản sắc nghệ thuật Cải lương, hoặc đánh giá thật chính xác thực trạng phát triển củ a Cải lương và cũng chưa có những tổng kết khoa học thật nghiêm túc để giúp cho cải lương khắc phục những lệch lạc, những nhược điểm trong quá trrình sáng tạo mà từ trước tới nay chỉ theo một phương châm chưa thật đúng lắm về quy luật phát triển nghệ thuật dân tộc. Đó là câu đối: Cải cách hát ca theo tiến bộ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh Có nghĩa là cải tiến, cải cách nghệ thuật không bờ bến, không nguyên tắc, mà chỉ chạy theo sự “tiến bộ” và văn minh của xã hội giống như cải tiến khoa học kỹ thuật. Lý luận là kim chỉ nam cho thực tiễn phát triển. Vì thế mà cần thiết phải có một công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về lịch sử phát triển nghệ thuật Cải lương để khẳng định những mặt tích cực, những giá trị đích thực của nghệ thuật cải lương đã hình thànhphát triển trong gần 100 năm qua. Công trình sẽ giúp ích không chỉ cho những người hoạt động thực tiễn (sáng tác, đạo diễn, biểu diễn) mà còn giúp cho việc đào tạo bộ môn cải lương ở các trường nghệ thuật sân khấu trong cả nước cũng như phục vụ cho đông đảo công chúng mu ốn tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật đặc sắc này. Đó là mục tiêu phấn đấu của tập thể tác giả trong công trình này và cuối cùng là mong đợi những ý kiến hay của các nhà nghiên cứu để bổ khuyết cho công trình được hoàn thiện hơn. 4 CHƯƠNG I 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG 1.1. Yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thúc đẩy sự ra đời của nghệ thuật sân khấu Cải lương. 1.1.1. Về mặt kinh tế: Vào đầu thế kỷ 20, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp, giai cấp nông dân vốn nghèo khổ, bị giai cấp địa chủ bóc lột thậm tệ, tầng lớp tư bản dân tộc mới xuất hiện còn yếu ớt chư a đủ hình thành một giai cấp. Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ruộng đất của bọn địa chủ ngày càng nhiều. Ngoài những ruộng đất bị chiếm đoạt, người nông dân còn phải nộp tô cho địa chủ, phú nông, nộp thuế cho bọn thống trị càng ngày càng nặng thêm. Do đó, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ và thực dân ngày càng thêm sâu sắc. 1.1.2. Về mặt chính trị Đầu năm 1905, phong trào Đông Du sang Nhật đầu tiên của Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, kế đó là một số chí sĩ khác trong đó có Cường Để. Năm 1907 Phan Bội Châu soạn ra bài văn “Ai cáo Nam Kỳ phụ lão” để làm tài liệu vận động đồng bào Nam Kỳ. Phong trào Đông Du ra đời và phát triển mạnh mẽ ở Nam Kỳ. Phong trào này được các thân hào, nhân sĩ ở Tiền Giang hưởng ứng mạnh mẽ, con số du họ c sinh cả nước ước chừng 200, riêng Nam Kỳ đã chiếm hơn 100. Cùng với phong trào Đông du, ở miền Nam lúc bấy giờ còn nổi lên nhiều phong trào khác như : « Hội kín Nam kỳ », « Nghĩa Hoa hội » ở Tiền Giang, « Duy tân hội » ở Mỹ Tho… Sau khi tiếp xúc với Phan Bội Châu, ở Hương Cảng, Trần Chánh Chiếu đã đứng lên cổ động công khai ở Nam Kỳ một phong trào gọi là « Cuộc Minh tân ». Ông đề ra những công việc phả i làm theo gương Duy 5 Tân của Trung Quốc: Phát triển trường dạy học, phát triển công nghệ trong nước, mở mang trường quân sự dạy thủy quân, lục quân. Sau vụ đầu độc Hà thành tháng 6-1908, thực dân Pháp đàn áp trắng trợn, phong trào Duy Tân bị tan rã. Nhưng Phan Bội Châu, Cường Để vẫn tiếp tục hoạt động. Năm 1911, cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc giành thắng lợi đã đem lại phấn khởi cho các nhà cách mạ ng Việt Nam và cho họ có điều kiện hoạt động dễ dàng hơn trên đất Trung Quốc. Năm 1912, Việt Nam Quang Phục Hội được thành lập tại Hương Cảng do Cường Để làm Hội trưởng và Phan Bội Châu làm Tổng lý. Khi cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất sắp nổ ra, Cường Để qua Đức với Đỗ Văn Y và Trương Duy Toản định dựa vào Đức đ ánh Pháp nhưng cuộc vận động đó không có kết quả. Cũng trong thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ nhất, nhiều người yêu nước Việt Nam cho rằng nhân lúc Pháp đang mắc đánh nhau với Đức ở Châu Âu mà đứng lên đánh đuổi bọn thực dân thuộc địa đòi lại đất nước. Đêm ngày 23 rạng 24-3-1913, đã có cuộc nổi dậy của Phan Xích Long nhằ m đánh chiếm Sài Gòn nhưng thất bại. Phan Xích Long chạy ra Phan Thiết nhưng bị bắt ở đó. Đêm 14 rạng 15-2-1916 lại nổ ra cuộc đánh khám lớn Sài Gòn với mục đích giải phóng những chính trị phạm trong đó có Phan Xích Long. Nhưng cuộc nổi dậy này cũng bị dập tắt vì lực lượng quá ô hợp và non yếu. Những phong trào yêu nước do tầng lớp phong kiến tư sản hóa và tầng l ớp nông dân lãnh đạo đều lần lượt thất bại. Trước tình hình đó, một số người yêu nước từng tham gia các phong trào Đông Du và Duy Tân đã chuyển hướng qua Hoạt động cải cách về văn hóa xã hội. 1.1.3.Về văn hóa xã hội: Từ năm 1865, trước khi chiếm trọn Nam Kỳ, thực dân Pháp đã cho xuất bản Gia Định báo bằng chữ quốc ngữ. Tuy ban đầu là một thứ công báo của chính quyền xâm lược, nhưng tờ Gia Định báo cũng góp phần 6 vào việc phổ biến chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ. Năm 1868, xuất hiện Phan Yên báo do Diệp Văn Cương làm chủ bút, nhưng sau bị đóng cửa vì những bài có tính chất chính trị, công khai chỉ trích chính sách của thực dân Pháp. Năm 1901, có tờ Nông Cổ Mín Đàm do Lương Khắc Minh rồi Nguyễn Chánh Sắt làm chủ bút. Năm 1907 có tờ Lục Tỉnh Tân Văn do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút. Năm 1916, tại Cần Thơ có tờ An Hà nguyệt báo. Về tiểu thuyết, năm 1887 xuất hiện cuốn truyện Thầy Lazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản. Khoảng 1910, đã có Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Chánh Chiếu, Phan Yên ngoại sử Tiết phụ gian truân của Trương Duy Toản. Năm 1912, Hồ Biểu Chánh viết tiểu thuyết Ai làm được. Khoảng 1919 – 1920, Nguyễn Chánh Sắ t lừng danh với tiểu thuyết Nghĩa hiệp kỳ duyên tức Chăng-Cà-Mum. Về xã hội, trong phong trào Duy Tân đã có chủ trương “di phong dịch tục”, thay đổi phong tục cũ, giảm bớt nghi thức khi có đám tang, chống hút thuốc phiện, cờ bạc, khuyến khích thể dục thể thao, bỏ mê tín dị đoan và đề xướng nếp sống mới như tiếp khách thết đãi theo người Âu, cắt tóc ng ắn, bàn việc làm ăn tại nhà hàng … Đời sống vật chất đã thay đổi, tất nhiên những nhu cầu về tinh thần cũng thay đổi, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự hình thành một hình thức sân khấu mới phù hợp với xã hội và thời đại lúc bấy giờ là nghệ thuật cải lương. Đất Nam bộ ngoài văn hóa của người Việt, còn văn hóa của các tộc ngườ i Hoa, Khơme, Chăm Người Việt tiếp thu văn hoá của họ, để tạo bản sắc văn hóa mới. Đồng thời, Nam Bộ cũng là vùng đất sớm tiếp xúc với văn hóa phương Tây, là nơi chữ quốc ngữ phổ biến sớm nhất, báo chí xuất hiện sớm nhất ở nước ta. Nhiều tác phẩm thơ, truyện xuất hiện lối nói thơ Nam Bộ phát triển, cùng v ới hò, vè, lý, dân ca Nam Bộ. 7 1.2. Sự ra đời của nghệ thuật sân khấu cải lương Đầu thế kỷ XX, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân trên vùng đất mới ngày một tăng, những hình thức nghệ thuật dân tộc từ miền Trong đưa vào kết hợp với những trò diễn xướng dân gian bản địa, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, h ọ đòi hỏi phải có một hình thức nghệ thuật mới hơn và nội dung gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật, và thoả mãn được nhu cầu nghe nhìn, nghe ca và xem diễn. Đó là Đờn ca tài tử 1 . Theo tài liệu của ông Trần Văn Khải thì có một ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho do ông Nguyễn Tống Triều lập ra, với Nguyễn Tống Triều sử dụng đàn kìm, ông Bảy Vô kéo đàn cò, ông Chín Quán thủ cây đàn độc huyền, ông Mười Lý thổi ống tiêu, cô Hai Nhiễu đàn tranh và cô Ba Đắc hát. Mỗi tối thứ bảy ban nhạc này trình diễn tại Minh Tân khách sạn ở gần nhà ga xe lửa Mỹ Tho. Người đế n nghe loại nhạc tài tử này càng ngày càng đông. Ông chủ rạp hát bóng Casino ở Mỹ Tho thấy khách sạn Minh Tân sao đông khách quá, mới nghĩ đến việc đem ban nhạc này trình diễn trước giờ chiếu phim. Bắt đầu từ đó mới có phụ diễn cổ nhạc trên sân khấu hát chập. Ca nhạc cải lương bước lên sân khấu đầu tiên là sân khấu Hát chập. Cô Ba Đắc là một nữ danh ca hát « sa-lông » nổi tiếng qua lối hát d ậm thêm vài câu hài hước trong các bài « Đại lang dậm », « Bùi Kiệm dậm », « Bùi Kiệm -Nguyệt Nga ». Lúc đầu chỉ ngồi trên bộ ván để hát. Về sau mới đứng dậy vừa hát vừa ra bộ. Từ đó mới sinh ra hình thức Ca ra bộ . Từ Ca ra bộ rất đơn sơ tiến tới ca kịch, tức là vừa hát vừa diễn tả lời ca với những động tác được tiếp thu từ Hát bội. Thời kỳ đầu đa số diễn viên đều từ sân khấu hát bội sang diễn cải lương, kể cả tuồng kịch cũng như chuyển thể từ Hát bội. 1 Xem chương II – Âm nhạc cải lương 8 Theo các tài liệu của ông Trần Văn Khải, Ba Vân, Vương Hồng Sển… thì Ca ra bộ phát khởi từ Vũng Liêm (Vĩnh Long) nhà thầy Phó Mười Hai Tống Hữu Định từ năm 1916. Tống Hữu Định người làng Long Châu, làm phó tổng Bình Long, từng tham gia phong trào Duy Tân, mượn lý do trùng tu văn miếu Vĩnh Long (nơi có thờ Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông) để phát động cuộc dựng bia với thân hào nhân sĩ địa phương. Tính ham mê đờn ca, chiều chiều ông thường cho mời những người yêu thích nhạc tài tử đến nhà chơi như các ông Nguyễn Thành Điển, đốc học Lê Ninh Thiệp, trưởng tòa Trần Chí Giang, kinh lịch Trần Quang Quờn, giáo sư Nguyễn Văn Hanh, nhạc sĩ Trần Văn Diện tức Năm Diện, Ba Phương, Hai Giỏi, Hai Nghị, Trần Văn Thiệt (chủ rạp hát Cầu Lầu), Lê Văn Hiến (tức Hai Hiến ch ủ gánh xiệc Thái Anh Tinh, gánh xiệc này đã có xen kẽ các tiết mục ca tài tử). Cũng theo ông Trần Văn Khải thì ông Phó Mười Hai có sáng kiến đem bài Tứ đại oán Bùi Kiệm mê sắc Nguyệt Nga ra phân vai, người ca đoạn Bùi Ông, kẻ ca đoạn Bùi Kiệm, người ca đoạn Nguyệt Nga, đối đáp nhau vừa ca vừa ra bộ. Do nội dung bài ca có kịch tính lại được người biễu diễn khá linh hoạt nên l ớp ca dễ được hoan nghênh, và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Như vậy, Tứ đại oán là một tác phẩm tiêu biểu của điệu thức Nam bộ, nó là bài bản chủ chốt của Ca cải lương. Tứ đại oán đã chiếm lĩnh vị trí chủ chốt của âm nhạc cải lương. Sau này bản Vọng cổ Dạ cổ hoài lang ra đời (1917), nó đã trở thành “bản nh ạc vua” của cải lương Nam bộ. Cũng như những loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc khác như Chèo, Tuồng, Bài chòi, nghệ thuật Cải lương cũng phát triển từ diễn xướng và âm nhạc dân gian, từ diễn xướng dân gian đến đờn ca tài tử rồi ca ra bộ tức là ca theo lối kể chuyện, lấy lời ca làm lời để kể cho khán thính giả nghe, kể hết thân phận người này sang nguời khác. N ội dung của Ca ra bộ thường lấy tích trong các truyện thơ Việt Nam hoặc một số 9 truyện Tàu được phổ biến trong dân gian Ca ra bộ ra đời lúc này là hình thức trình diễn của sân khấu đơn sơ, là gạch nối của quá trình chuyền dần từ hình thái âm nhạc đơn thuần sang sân khấu diễn xuất. Từ những lớp ngắn tiến lên vở dài có phân vai, thay phiên nhau nhiều người ca, người thì ca vai này, người ca vai khác, có thêm yếu tố diễn xuất. Ca ra bộ bắt đầu trở thành tiết mục sân khấu, nhưng ch ưa thành vở diễn hoàn chỉnh. Từ chỗ chỉ ngồi trên bộ ván mà hát, sau đó bước xuống đất vừa hát, vừa làm điệu bộ rồi trở thành tiết mục. Ca ra bộ đã trải qua quá trình diễn xướng từ đơn giản đến phức tạp. Khi có tiết mục thì đòi hỏi phải có sân khấu diễn xuất. Thế là Ca ra bộ có mặt ở các địa điểm sân khấu l ần lượt diễn ở sàn diễn này sang sàn diễn khác và đến năm 1917, sau 10 năm phát triển từ diễn xướng dân gian, đàn ca tài tử đến Ca ra bộ rồi tiến dần thành vở diễn cải lương. Vở cải lương Lục Vân Tiên của Trương Duy Toản ra đời vào thời điểm này nhưng vẫn chưa có bài ca chủ đạo. Cũng thời điểm này (1917) Bản vọng cổ Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới của nghệ thuật Cải lương. Bản vọng cổ lúc đầu được sáng tác với âm điệu rất đơn sơ mộc mạc nhưng thể hiện được tâm tư tình cảm của một lớp người thời đại đó, đồng thời nêu lên được tính độc đ áo của một loại hình mới về nghệ thuật âm nhạc được phát triển dựa trên những âm điệu cổ truyền. Dạ cổ hoài lang đã làm nền tảng cho ca nhạc Cải lương cho đến hôm nay, mặc dù nó đã biến đổi rất nhiều. Lối đờn ca trên sân khấu được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Cho đến năm 1912 hình thức đờn ca có diễn vẫn tiếp tục phát triển mặ c dù cách bài trí sân khấu còn đơn sơ. Cái màn bạc chiếu phim được dùng làm bối cảnh, kê một bộ ván, trên bộ ván có để một cái bàn chưn cheo. Hai bên sân khấu có để cây kiểng, xem rậm đám và khán giả có cảm giác đứng trước một cái phòng khách hạng trung lưu. Cách bài trí này tuy đơn giản 10 nhưng nó gợi cho các nhà dàn cảnh cải lương mai hậu những ý niệm về việc trang hoàng sân khấu.” 2 Về sự hình thành sân khấu cải lương, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển cho rằng, cải lương ra đời do bốn cơ hội: - Hát bội hoài, hát bội mãi, cũng chán tai thét hóa nhàm; - Năm 1918, giặc trời Tây, gọi Đệ nhứt Thế chiến (1914 – 1918), đã về khuya, bỗng Tây thắng trận ngang, cho nên mừng quá, toàn quyền Albert Sarraut nới tay nhắm mắt cho phép bọn trí thức bày ra một cuộc hát trước lấy tiền dâng mẫu quốc hằ n vết thương chiến tranh, sau nhất cử lưỡng tiện, bọn này bày chỉnh đốn biến Hát bội ra một nghệ thuật “canh tân, cải lương” khác. - Ban đầu hát cà rỡn chơi, pha tiếng Tây vào tiếng ta, giễu đời, kiêu ngạo: Vân Tiên đui, Bùi Kiệm dê, kế đó ca bài Hành vân tâm sự của Từ Hải: “Mật yêng hùng, giống Triệu Thường Sơn”, xen giọng ái quốc vào điển cũ, sau đó càng biến hóa nữa, biế n hóa mãi, để rồi Cải lương nảy sinh một cách bất ngờ, và bắt đầu từ năm nào, nay cũng không một ai dám chắc. - Cơ hội hiếm có và một bất ngờ khác rất may cho tiền đồ và văn hóa nước nhà là miền Nam lớp đó đã có sáng trí, nhơn dịp toàn quyền Albert Sarraut nới tay cho phép lập hội lập gánh hát, vì năm 1918, bên Pháp giặc đã dứt, ông Albert Sarraut muốn để cho dân bản xứ lảng quên việc nước và không làm quốc sự, bèn cho dân tha hồ hát xướng, thừa dịp đó dân trong Nam bèn trau dồi nghề đờn ca và đưa tài tử salon lên sân khấu…. Trong cuốn « Nghệ thuật Cải lương » Trương Bỉnh Tòng có nêu lên vai trò của ông Trương Duy Toản đối với nguồn gốc ra đời của sân khấu Cải lương. Trong đó ông căn cứ vào tư liệu của ký giả Bằng Giang kể về hoạt động của Trươ ng Duy Toản trong lĩnh vực sân khấu. Nhà nghiên cứu 2 Vương Hồng Sển - Hồi ký 50 năm mê hát. Cơ sở Phạm Quang Khai xuất bản, Sài Gòn, 1968 (Tr22) [...]... hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (năm 1961), Cải lương đã có nhiều chuyển biến: công tác cải biên, chỉnh lý kịch bản được chú trọng hơn, việc sáng tác những vở đề tài mới được đặc biệt quan tâm và đã có những thành công nhất định Số lượng đoàn Cải lương tăng vọt, ngoài các đoàn Cải lương được thành lập trước kia, nh : Đoàn Cải lương TW, Đoàn Cải lương Hà Nội, Đoàn cải lương Hải Phòng, Đoàn Cải lương. .. ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG 2.1 Giai đoạn trước cách mạng: Cải lương tiếp tục được định hình và nhanh chóng lan chuyển ra cả nước 2.1.1 Giai đoạn Cải lương định hình Khác với Chèo, Tuồng ngay bản thân tên gọi Cải lương đã có hàm ý đổi mới Quan điểm đổi mới được thể hiện bằng tuyên ngôn cải cách hát ca theo tiến bộ, lương truyền tuồng tích sánh văn minh” Còn danh từ Cải lương, ... thắn: “Tôi bênh vực cải lương vì anh 25 em quá khắt khe với Cải lương và “Tôi ở một địa phương là nơi phát sinh ra Cải lương do đó thấy rõ Cải lươngnghệ thuật giản đơn hóa sự tượng trưng của Tuồng, Cải lương làm giầu thêm phần nhạc của hình thức Hát bội cũ.”…Ngoài ra, nhạc sĩ Tống Ngọc Hạp cũng cùng quan điểm này với Lưu Hữu Phước….nhưng cuối cùng Hội nghị đã đưa ra kết luận lên án cải lương. .. lương, hoặc đêm trước diễn tuồng , chèo, đêm sau diễn Cải lương, dần dà diễn vở chèo có dậm bài hát cải lương Đây có lẽ là những năm cực thịnh của nghệ thuật cải lương trên miền Bắc Hai rạp Hiệp Thành và Quảng Lạc lúc này trở thành hai trung tâm biểu diễn Cải lương của thủ đô Trong quá trình hành 7 GS Hà Văn Cầu – Cải lương Bắc một thực thể nghệ thuật Tư liệu Viện Sân khấu – Điện ảnh, tr 15 17 nghề,... định, cải lương không những thể hiện tốt đề tài lịch sử mà còn tiếp cận được đề tài hiện đại (Chiếc valy), đề tài nước ngoài (Bạch mao nữ) Điều này chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật Cải lương đã có thể thay da đổi thịt, từng bước phát triển thành bộ môn sân khấu dân tộc Trong giai đoạn 9 năm này, Cải lương Bắc hầu như bị cắt đứt mọi quan hệ với cải lương miền Nam Trong quá trình phát triển. .. vào miền Nam, biến Cải lương thành một sản phẩm lai tạp, cải lương chỉ còn cái vỏ bọc ngoài, lu mờ trước ánh đèn sân khấu Sân khấu cải lương với các tích xa lạ với dân tộc nh : Nữ hoàng về đêm, Một cô ba chàng, Lấy chồng xứ lạ… Đứng trước hiện tượng cải lương tụt dốc như vậy, không ít các nhà báo lên tiếng chỉ trích, lo lắng cho tương lai của cải lương: “Sân khấu Cải lươngphát triển với cái đà tưồng... bị Cải lương lôi cuốn khán giả nên một số nghệ sĩ hát bội đã chuyển hoá nghệ thuật Tuồng truyền thống sang Tuồng Xuân nữ, còn gọi là Tuồng Cải lương Ở miền Bắc, thời kỳ 1930 – 1940 cũng ra đời Chèo cải lương để giành lại khán giả Năm 1930, gánh Nghĩa Hiệp ban tan rã vì công ty Quảng Lạc lũng đoạn, rạp Quảng Lạc và Sán Nhiên Đài bỏ hẳn Tuồng, Chèo đổi tên thành Cải lương Quảng Lạc và Cải lương Hiệp Thành. .. giai đoạn này cải lương ở miền Bắc phát triển rất nhanh, nhiều gánh được thành lập nh : Nhật Tân Ban, Quốc Hoa, Tố Như, Ái Liên, Đức Huy, Nam Hồng… Cải lương đã trở thành một bộ môn sân khấu rất mạnh trên miền Bắc, được đông đảo người xem yêu thích Cũng trong giai đoạn 1930 – 1945 Ở Nam Bộ - cải nôi của Cải lương, nhiều gánh hát cải lương tiếp tục ra đời Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì thời... cho kịch bản cải lương có cấu trúc mở của tuồng, lại khép chặt theo kiểu Aristốt Trang trí và biểu diễn theo phong cách tả thực 15 2.1.2 Giai đoạn từ 1917 - 193 0: Cải lương phát triển mạnh ở miền Nam và bắt đầu tiến ra miền Bắc Trong sách Lịch sử thủ đô Hà Nội do ông Trần Huy Liệu chủ biên có viết: “Từ 1920 trở đi, nghệ thuật Cải lương đã phát triển mạnh mẽ ở trong Nam, nhiều gánh hát Cải lương đã ra... diễn hát bội, khán giả yêu cầu ca cải lương và diễn viên cũng phải chiều lòng ca Nhiều ban hát như “Phước tường” sống bằng cách Hát bội có pha Cải lương 3 [Trương Bỉnh Tòng – Nghệ thuật Cải lương: những trang sử” Viện Sân khấu, H, 1997, tr40 – 41] 11 Vào khoảng năm 1920 – 1921 Hát cải lương đã trở thành một bộ môn sân khấu vững vàng.( Vũ Đào : Sơ khảo lịch sử Cải lương) Cùng quan điểm này với ông Trương . CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG Chủ nhiệm đề. trưởng thành của đờn ca tài tử và đờn ca tài tử phát triển mạnh mẽ để cuối cùng hình thành nên một bộ môn nghệ thuật sân khấu mới – ngh ệ thuật Cải lương. 14 2. NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN. như cải tiến khoa học kỹ thuật. Lý luận là kim chỉ nam cho thực tiễn phát triển. Vì thế mà cần thiết phải có một công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về lịch sử phát triển nghệ thuật Cải lương

Ngày đăng: 14/04/2014, 13:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan