các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - thực tiễn tại quảng bình

85 1.3K 6
các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - thực tiễn tại quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ KHÓA 2010 - 2014 CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ - THỰC TIỄN TẠI QUẢNG BÌNH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Phạm Thị Lệ Bình Lớp: K34B Dân Sự Huế, 03/2014      Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô và các bạn sinh viên trong Khoa Luật - Đại học Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo Ths. Nguyễn Thò Thúy Hằng - người đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài này. Cảm ơn gia đình, những người bạn đã động viên, giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận này. Do điều kiện nghiên cứu có hạn, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên khóa luận dù đã cố gắng hết sức vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, 2     chỉ bảo của các Thầy Cô trong khoa để em có điều kiện bổ sung, hoàn thiện kiến thức bản thân hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 3 năm 2014 Sinh viên Phạm Thò Lệ Bình 3     MỤC LỤC 4     5 GVHD:  SVTH:      A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Điều 106 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành”. Thi hành án dân sự là hoạt động đưa bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, Trọng tài thương mại thi hành trên thực tế, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích của nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật, cũng như hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự như Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Đặc biệt, ngày 14/11/2008, Quốc hội nước ta thông qua Luật thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009. Luật thi hành án dân sự 2008 được ban hành có nhiều nội dung mới, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp, đồng thời đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn công tác thi hành án trong giai đoạn hiện nay. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phần lớn các nghĩa vụ thi hành án gắn liền với yếu tố tài sản, các đương sự trong vụ việc thi hành án thường không tự nguyện thi hành án, có tâm lý chây ỳ, 6 GVHD:  SVTH:      trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định nên rất dễ dẫn đến những hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản nhằm làm mất đi điều kiện thi hành án. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, với mục đích bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, khẳng định rõ hơn quyền hạn của Chấp hành viên, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự, giảm tình trạng án tồn đọng, Luật thi hành án dân sự 2008 đã dành một mục tại chương 4 với ba biện pháp bảo đảm thi hành án, gồm: Phong toả tài khoản; tạm giữ tài, giấy tờ của đương sự; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Đây là một trong những điểm mới mang tính bước ngoặt của Luật thi hành án dân sự năm 2008. Với việc qui định các biện pháp bảo đảm thi hành án, Luật thi hành án dân sự 2008 đã kịp thời bổ sung cho các Chấp hành viên những quyền hạn nhất định. Thực tế cho thấy nước ta sau 5 năm thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án đã mang lại những khởi sắc nhất định trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, đây cũng là công việc, quyền hạn, nhiệm vụ thực sự mới đối với các Chấp hành viên. Các biện pháp này vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định, bộc lộ nhiều vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ thêm nên cần phải nghiên cứu kỹ để việc áp dụng các biện pháp bảo đảm được thuận lợi, có hiệu quả và chính xác hơn. Đây chính là vấn đề của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - Thực tiễn tại Quảng Bình” làm đề tài khóa luận của mình với mục đích làm sáng tỏ hơn tầm quan trọng, ý nghĩa và cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án. 2. Tình hình nghiên cứu 7 GVHD:  SVTH:      Biện pháp bảo đảm được hiểu là những chế tài theo quy định của pháp luật do Chấp hành viên tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Đây là một nội dung hoàn toàn mới được quy định trong luật thi hành án dân sự. Trước khi Luật thi hành án dân sự 2008 được ban hành, pháp luật thi hành án dân sự chưa quy định về vấn đề này. Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án, trước đây được Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định là một biện pháp cưỡng chế thi hành án. Chỉ đến khi Luật thi hành án dân sự 2008 được ban hành thì chế định các biện pháp bảo đảm thi hành án mới được quy định một cách đầy đủ, cụ thể. Do đó, cho đến nay, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến đề tài này như: - “Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2010. - “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự”, của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 05/2010. - “Trao đổi về áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để bảo đảm thi hành án”. Phước Lai, Phòng công chứng số 2 Đồng Tháp. - “Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”, của Hồ Quân Chính, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về thi hành án dân sự 7/2011. - “Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Nguyễn Khắc Hiếu, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học luật Hà Nội, năm 2012. Tuy nhiên, do mục đích và phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên 8 GVHD:  SVTH:      cứu này cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu mục đích, cơ sở áp dụng và giới thiệu về nội dung các quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà chưa nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, tổng thể về các nội dung liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, đây vẫn là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài khóa luận của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề tài “Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - Thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình” với mục đích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Đồng thời khóa luận còn tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng. Trên cơ sở đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chế định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, đem lại hiệu quả cao hơn nữa. Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những khía cạnh sau: - Phân tích, đánh giá những quy định của Luật thi hành án dân sự 2008 về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. - Khảo sát tình hình thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trong thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trong cả nước nói chung và ở Quảng Bình nói riêng. 9 GVHD:  SVTH:      4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà cụ thể là các vấn đề như khái niệm, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, tình hình áp dụng các biện pháp này trong hoạt động thi hành án dân sự hiện nay. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu nội dung các quy định của luật thi hành án dân sự về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sựthực tiễn thực hiện chúng trong những năm qua tại tỉnh Quảng Bình. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Khóa luận nghiên cứu thực tiễn thực hiện thi hành án dân sự từ năm 2009 - thời điểm Luật thi hành án dân sự 2008 có hiệu lực đến năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Khóa luận được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục bảng và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm có: 02 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Chương 2: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về biện 10 GVHD:  SVTH:  [...]... thi hành án dân sự 2008 là việc quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án Trước đây, Pháp lệnh thi hành án 2004 mới chỉ dừng lại ở quy định các biện pháp cưỡng chế nếu người thi hành án không tự nguyện thi hành thì nay Luật thi hành án dân sự 2008 đã bổ sung nhóm biện pháp mang tính ngăn chặn, phòng ngừa nhằm đảm bảo cho quá trình thi hành án đạt kết quả, đó là nhóm biện pháp bảo đảm thi hành án dân. .. mức độ thì biện pháp bảo đảm thi hành án chỉ dừng ở việc hạn chế quyền tự định đoạt mà chưa tước quyền tự định đoạt tài sản của người phải thi hành án như biện pháp cưỡng chế thi hành án Đây thực sự là bước ngoặt trong Luật thi hành án dân sự 2008 1.1.3 Nội dung của áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự giữ vai trò hỗ trợ cho việc thi hành các bản án, quyết... đương sự nhằm đảm bảo việc thi hành án được thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án Mặt khác, nếu Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định phong tỏa tài khoản là một trong sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì Luật thi hành án dân sự 2008 lại quy định phong tỏa tài khoản chỉ là một biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Thứ hai, nếu như Pháp lệnh thi hành án dân. .. pháp bảo đảm thi hành án dân sự Như đã phân tích, với mục đích ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm bảo đảm cho công tác thi hành án hiệu quả Sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ... việc đa dạng hóa các biện pháp tổ chức thi hành án dân sựsự khác nhau giữa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sựbiện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự [13, tr7] Theo đó, điều kiện để áp dụng biện pháp bảo đảm khi có đủ 3 căn cứ: Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; Chấp hành viên chủ động áp dụng khi thấy người phải thi 19 GVHD: ... giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của họ và đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật trong công tác thi hành án dân sự 1.2.3 Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Với vai trò đảm bảo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức to lớn, đóng vai trò quan trọng đối với kết quả tổ chức thi hành các bản án, quyết định 21 GVHD:... không được công nhận và không có giá trị pháp lý Với tính chất là biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ dân sự các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chính là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành Vì vậy, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phải được quyết định áp dụng nhanh... không tự nguyện thi hành án [13, tr5] Các biện pháp bảo đảm thi hành án giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lực quá trình thi hành án, góp phần bảo vệ các quyền và nghĩa vụ dân sự được ghi nhận trong bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Thứ nhất, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời điểm,... dân sự 1.1.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự, Luật thi hành án dân sự 2008 đã được ban hành có nhiều nội dung mới, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đặt ra, đồng thời đáp ứng đòi hỏi cấp thi t của thực tiễn công tác thi hành án. .. trình thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án Trên thực tế, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, khả năng đánh giá, nhận định tình huống của Chấp hành viên Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể được áp dụng ngay tại thời điểm ra quyết định thi hành án và trong thời hạn tự nguyện thi hành án và . Luật thi hành án dân sự 2008 về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. - Khảo sát tình hình thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trong thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. - Đưa. LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 1.1.1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Trên. trong Luật thi hành án dân sự 2008. 1.1.3. Nội dung của áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự giữ vai trò hỗ trợ cho việc thi hành các bản án, quyết

Ngày đăng: 11/04/2014, 16:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), “Nghị định 70 NĐ – CP ngày 21/11/2000 của chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng”, Hà Nội.

  • 4. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình, Phòng Tổng Hợp ( 2009), “Báo cáo tổng kết năm 2009”.

  • 5. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình, Phòng Tổng Hợp (2010), “Báo cáo tổng kết năm 2010”.

  • 6. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình, Phòng Tổng Hợp (2011), “Báo cáo tổng kết năm 2011”.

  • 7. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình, Phòng Tổng Hợp (2012), “Báo cáo tổng kết năm 2012”.

  • 8. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình, Phòng Tổng Hợp (2013), “Báo cáo tổng kết năm 2013”.

  • 9. Đinh Duy Bằng (2013), “Một số vấn đề về việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 29/3/2013.

  • 10. Hồ Quân Chính (2011). “Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về thi hành án dân sự 7/2011.

  • 11. Lê Thu Hà ( 2012), “Kỹ năng thi hành án dân sự”, Học viện tư pháp, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

  • 12. Nguyễn Thị Khanh (2010), “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010.

  • 13. Nguyễn Khắc Hiếu (2012), “Tóm tắt biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học luật Hà Nội.

  • 14. Nguyễn Kim Thân (2003), “Từ điển Tiếng Việt”, nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.

  • 15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2005), “Bộ Luật Dân sự 2005”, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  • 16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). “Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013”, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  • 17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). “Luật Công Chứng 2006”, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  • 18. Quốc hội hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010). “Luật Các tổ chức tín dụng 2010”, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  • 19. Quốc hội hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008). “Luật Thi hành án dân sự 2008”, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

  • 20. Trần Anh Tuấn (2006), “Bản chất pháp lý của biện phápbảo đảm thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 16/2009.

  • 21. Trần Phương Hồng (2011), “Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề 2011.

  • 22. Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), “Pháp lệnh thi hành án dân sự”, Hà Nội.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan