TỪ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG (2 – 1930) ĐẾN HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG (10 – 1930) DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG

10 664 0
TỪ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG (2 – 1930) ĐẾN HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG (10 – 1930)  DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NHỮNG NHÀ  NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỪ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG (2 – 1930)ĐẾN HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG (10 – 1930) DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG

TỪ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG (2 1930) ĐẾN HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG (10 1930) DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG PGS.TS. Nguyễn Quốc Bảo Phó trưởng khoa tưởng Hồ Chí Minh Học viện Báo chí Tuyên truyền 1 Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ( Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng) đã được tiến hành tại Hương Cảng ( Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sau gần một tuần làm việc khẩn trương, Hội nghị đã nhất trí thành lập Đảng và đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Xét về ý nghĩa, Hội nghị hợp nhất này mang tầm vóc lịch sử như một Đại hội của Đảng. Đặc biệt, lần đầu tiên những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam đã được Đảng xác định rất rõ ràng, cụ thể. Trước hết, Đảng chủ trương làm sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó về các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội là: + Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông. 2 + Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn của bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh, thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất, miễn thuế cho dân nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ. + Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa… Đảng phải vận động thu phục cho được đông đảo công nhân, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo được dân chúng, phải thu phục cho được đông đảo nông dân và dựa vững vào nông dân nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng ruộng đất. Đảng phải hết sức lôi kéo tiểu sản, trí thức, trung nông đi về phía giai cấp vô sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung và tiểu địa chủ và bản Việt Nam. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải cẩn thận không đi vào đường lối thỏa hiệp. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, người lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức bóc lột. Đảng phải liên kết với các dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. 3 Đường lối đúng đắn nói trên đồng thời cũng có thể coi là Cương lĩnh cách mạng đàu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Là sự thể hiện tập trung tưởng cơ bản của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, trong đó nhiệm vụ chủ yếu, trước hết là giải phóng dân tộc. Sau này đánh giá về Đường lối chính trị trong Cương lĩnh của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta… Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo Đảng ta Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng cường” 1 . Thực tế cho thấy, sau Hội nghị hợp nhất, với đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn của Đảng, Đảng ta vừa mới ra đời đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn chưa từng có, mà đỉnh cao là cao trào 1930 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới của cách mạng, đòi hỏi Đảng cần phải tiếp tục củng cố, kiện toàn hơn nữa về tổ chức, bổ sung và cụ thể hóa hơn nữa đường lối chiến lược, sách lược cách mạng, kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Trước tình hình trên, từ ngày 14 đến ngày 30 -10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Nhất đã được tiến hành tại Hương Cảng (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã thảo luận và 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1996, t.10, tr. 9. 4 thông qua bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo; thông qua Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thông qua Nghị quyết về các mặt công tác: công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ, binh vận, phản đế v.v Về mặt tổ chức: Hội nghị quyết định tổ chức ra cấp xứ ủy và kiện toàn các cấp ủy địa phương. Theo Chỉ thị của Quốc tế cộng sản, Hội nghị đã đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức của Đảng, cử ra Ban Thường vụ Trung ương và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư. Đặc biệt, Đại hội đã thông qua bản Luận cương chính trị của Đảng. Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới, trong nước, phát triển tưởng và đường lối cách mạng đã nêu ra trong các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng, Luận cương đã xác định: - Mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Campuchia là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ, một bên thì địa chủ phong kiến, bản và đế quốc chủ nghĩa”. - Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng sản dân quyền”, “ có tính chất thổ địa và phản đế”, “ sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Sau khi cách mạng sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục “phát triển bỏ qua thời kỳ bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. 5 - Sự cốt yếu của cách mạng sản dân quyền là phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất cho triệt để và tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu đó liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi và có phá tan được chế độ phong kiến mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Luận cương coi “ Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. - Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng sản dân quyền, trong đó vô sản giai cấp là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Nông dân là một động lực mạnh của cách mạng. sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu sản trí thức thì có xu hướng quốc gia cách mạng và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị mới đi theo cách mạng mà thôi. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị 6 đúng đắn, tập trung, gắn bó quần chúng, lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tưởng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho chính quyền lợi của giai cấp công nhân, đấu tranh cho mục tiêu cộng sản chủ nghĩa. - Đảng phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp. - Đảng phải lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tiến lên võ trang bạo động để giành chính quyền, phải coi võ trang bạo động là một nghệ thuật, phải theo “khuôn phép nhà binh”. Như vậy là tiếp theo Hội nghị Thành lập Đảng ( 3-2), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10 1930 đã giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về đường lối chính trị, về tổ chức, v.v của Đảng những vấn đề có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng nước ta. Đặc biệt, qua những nội dung cơ bản đã nêu trên của bản Luận cương, có thể thấy rõ là Luận cương chính trị đã xác định lại nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược cách mạng ở nước ta mà Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu lên tuy chưa đi sâu phân tích, như: mục đích, tính chất của cuộc cách mạng trong giai đoạn đầu là làm “ cách mạng sản dân quyền” tức cách mạng dân tộc dân chủ với hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho nông dân; “ cách mạng sản dân quyền” thắng lợi, sẽ lập nên nhà nước công nông, sau đó chuyển thẳng sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa; giai cấp công nhân và giai cấp nông dân 7 là hai lực lượng chính của cách mạng và giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo; cách mạng Việt Nam liên kết mật thiết với giai cấp vô sản các nước và các dân tộc thuộc địa… Luận cương còn xác định một cách đúng đắn con đường tiến lên giành chính quyền phải là con đường cách mạng bạo lực của quần chúng. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm cơ bản, bản Luận cương chính trị cũng đã bộc lộ một số những hạn chế. Luận cương chưa vạch ra mâu thuẫn chủ yếu củahội thuộc địa, nửa phong kiến là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai của chúng. Do đó, chưa phát huy đầy đủ yếu tố dân tộc, chưa nhận thức đầy đủ vai trò của mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực lượng yêu nước, tập trung mũi nhọn của cách mạng đánh đổ kẻ thù chủ yếu của nhân dân ta là bọn đế quốc và bè lũ phong kiến tay sai của chúng. Luận cương chính trị cũng chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu sản; chưa phân biệt bộ phận bản mại bản với bộ phận sản dân tộc, do đó, chưa tranh thủ khả năng chống đế quốc dù nhỏ - của sản dân tộc. Luận cương chính trị cũng chưa vạch ra những mâu thuẫn nhất định giữa đế quốc với một số địa chủ vừa và nhỏ, và chưa đặt vấn đề lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Những hạn chế trên của Luận cương cũng như một số nhận định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 10 1930 ( phê phán sai lầm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thủ tiêu 8 Chính cương, Sách lược và Điều lệ Đảng, đổi tên Đảng…) có nhiều nguyên nhân. Một mặt do Đảng ta vừa mới ra đời, chưa có kinh nghiệm, chưa đủ thời gian để hiểu sâu thực tiễn đất nước. Cuộc khủng bố trắng của địch hướng vào Đảng và quần chúng cách mạng càng gây cho Đảng ta những tổn thất nặng nề, hạn chế mọi mặt hoạt động của Đảng. Mặt khác, do ảnh hưởng chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản ( tả khuynh, đánh giá thiếu chính xác đối với các giai cấp, nhất là giai cấp sản) đã chi phối tưởng, nhận thức, hành động của các Đảng Cộng sản lúc bấy giờ, trong đó có Đảng ta. Do hạn chế về nhận thức, Luận cương Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 10 1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc nêu trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, những hạn chế trong Luận cương và Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 10 1930 đã được Đảng ta dần dần khắc phục. 18 ngày sau Hội nghị, Thường vụ Trung ương đã chỉ cho toàn Đảng thấy rõ hơn vị trí của nhân tố dân tộc trong cách mạng Việt Nam và ra Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh Đông Dương ( 18 11- 1930). Cuối tháng 3- 1931, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú Tổng Bí thư của Đảng đã kiểm điểm việc thi hành những Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Nhất ( 10- 1930); kiểm điểm lại phong trào toàn quốc và phê phán, uốn nắn những sai 9 lầm của các Đảng bộ địa phương trong quá trình lãnh đạo cao trào cách mạng. Chủ trương đúng đắn và quyết tâm khắc phục, sửa chữa những hạn chế, sai lầm nói trên của Đảng một mặt thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng ta một Đảng Mác xít chân chính, nhưng mặt khác điều đó cũng chứng minh cho sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên cũng như những đóng góp của Luận cương chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 10-1930. Dẫu còn có một vài những hạn chế, thiếu sót nhưng tinh thần của bản Luận cương, những vấn đề cốt lõi, chính yếu của bản Luận cương về tính chất, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, về đối tượng, mục tiêu, lực lượng, phương pháp cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng và đoàn kết quốc tế luôn thực sựnhững đóng góp có giá trị lý luận và thực tiễn. Hà Nội, tháng 4 2009. 10 . TỪ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG (2 – 1930) ĐẾN HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG (10 – 1930) DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG PGS.TS. Nguyễn Quốc Bảo Phó. Dương ( 18 – 11- 1930). Cuối tháng 3- 1931, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư của Đảng đã kiểm điểm việc thi hành những Nghị quyết của Hội nghị. theo Hội nghị Thành lập Đảng ( 3-2), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10 – 1930 đã giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về đường lối chính trị, về tổ chức, v.v của Đảng – những vấn đề

Ngày đăng: 11/04/2014, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan