Tài liệu môn Đường lối đối ngoại - MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA 20 NĂM ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI(1986 – 2006)

28 2.2K 3
Tài liệu môn Đường lối đối ngoại - MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA 20 NĂM ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI(1986 – 2006)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA 20 NĂM ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI(1986 2006) Xuất phát từ các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ với nhau, bình đẳng và cùng có lợi, bảo đảm góp phần phát triển kinh tế của nước ta, bảo vệ sản xuất, tài tài nguyên, môi trường và an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc tố đẹp của văn hoá dân tộc, ngoại giao Việt Nam đã giành được nhièu thành tựu trong thời kỳ đổi mới và cũng để lạinhièu kinh nghiệm quý giá. Những kinh nghiệm đó không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực chô công cuộc đổi mới của đất nước trong thời gian qua mà nó còn chi phối toàn bộ hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đề cập tới nhiều bại học khác nhau nhưng ở đay chúng ta chỉ có thể đề cập đến những bài học chung nhất có ý nghĩa chỉ đạo quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một là, đảm bảo lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ là nguyên tắc cơ bản của quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước và xu thế của thời đại, bài học đảm bảo lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ nằm trong mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, phương châm và thước đo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của chính sách đối ngoại truỳen thống cũng như hiện đại của bốn phương đều nhằm đạt được ba nội dung cư bản là: góp phần bảo đảm chủ quyền, anh ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; tạo dựng củng cố môi trường quốc tế để xây dựng phát triển đất nước và nâng cao vai trò, vị trí trên trường 1 quốc tế. Ba nội dung trên có tác động qua lại, gắn bó hữu cơ với nhau nhưng mục tiêu giữ vững độc lập tự chủ từ đó mới đảm bảo được lợi ích dân tọcc là nội dung quan trọng hàng đầu. Ngoại giao Việt Nam trong thời ky đổi mới càng không thể xa rời mục tiêu tối thượng đó. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, độc lập tự do của Tổ quốc, an ninh và phát triển của đất nước là lợi ích tối cao của dân tộc. Là một quốc gia ở Việt Nam gắn liền với lợi ích của các nước trong cộng đồng quốc tế. Kinh nghiệm này đã được thể hiện nhuần nhuyễn trong phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, nền tảng của trường phái ngoại giao Việt Nam hiện đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện sinh đông sự kết hợp giữa truyền thồng ngoại giao Đại Việt và tinh hoa kim, cổ, đông, tây, về ngoại giao của nhân loại. Dựa trên nền tảng của chỷ nghĩa Mác Lênin, ngay từ khi cách mạng Việt Nam cong chưa có đường ra, Người đã có định hướng sáng suất trong việc gắn việc đảm bảo lợi ích dân tộc với việc giữ vững độc lập tự chủ, an ninh và chủ quyền của đất nước. Trong “chương trình tóm tắt của Đảng”, Hồ Chí Minh đã kết luận: “Đảng phổ biến khẩu hiệu “Việt Nam tự do” và đồng thời Đảng liên kết với các dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản Pháp” (1) . Ở nhiều tác phẩm viết trong quá trình đi tim đường cứu nước, Người đã xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. giữa cách mạng giải phóng dân tộc với CNXH thế giới. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc vận nước đang”chông chênh” Người đã khéo léo bằng những biện pháp ngoại giao để “hòa Phap, gạt Tưởng”, có thời gian và điều kiện để đối phó với một kể thù…trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hai đồngg minh chủ yếu của Việt Nam là Liên Xô và Trung Quốc có lợi ích và chính sách khác nhau đối với Việt Nam nhưng Việt Nam đã kiên trì đoàn kết và tranh thủ được sự viện trợ to lớn của cả hai nước. Việt Nam đã làm được vì đặt lợi ích giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lược lên trên hết và đã tìm thấy lợi ích chung trong đánh thắng Mỹ của Trung Quốc và Liên Xô. Trong suốt (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc, H.1995 tr.4. 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam vẫn giữ được độc lập, tự chủ, vẫn đi con đường riêng của mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khi Việt Nam thống nhất bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng XHCN, để phá thế bị bao vây, cô lập do vấn để Campuchia gây ra, ngày 20 05 1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hìnnh mới. Với chủ đề:”Giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế”, Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao phục vụ ổn định chính trị, ưu tiên phát triển kinh tế là hàng đâu đồng thời bảo vệ Tổ quốc. Đây là một mốc quan trọng trong việc chuyển hướng đối ngoại. Nếu trước đay Việt Nam coi Trung Quốc như là kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp thì nay do yêu cầu nội tại của đất nước đang tiến hành đổi mới và do đặc điểm, xu thế thời đại nên nhu cầu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc được đặt ra như là đột phá khẩu. Để đạt được điều đó Việt Nam nêu rõ các chủ trương gáp phàn giải quyết vấn đề Campuchia, cải thiện quan hệ với với các nước trong tổ chức SEAn, mở rộng quan hệ với các nước Tây, Bắc Âu, Nhật Bản, từng bước bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Triển khai Nghị quyết 13 Bộ Chính trị, Việt Nam đã sửa lời nói đầu của Hiến pháp, không nêu tên các kẻ thù , rút hết quân ở Campuchia vào năm 1989, tham gia ký hiệp định bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, cải thiện quan hệ với từng nước và tổ chức ASEAN … Nghị quyết XIII Bộ Chính trị là cơ sở để phát triển và nâng cao đường lối độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa mà Đại hội VII chính thức công bố. Giữ vững đường đối ngoại độc lập là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo trọn vẹn lợi ích dân tộc, tránh trở thành con bài trong tay người khác, nhất là trong lúc thế và lực đòi hởi phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài và tất nhiên độc lập tự chủ không phải là tự cô lập, đoàn kết quốc tế không có nghĩa là lệ thuộc. Trong muôn vàn khó khăn và thử thách, ngoại giao Việt Nam đã vượt khó đi lên để “hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc” trong một thế giới mở” 3 thể hiệntinh thần độc lập tự chủ, đoàn kết quốc tế để giữ vững lợi ích quốc gia. Thắng lợi ngoại giao trong thời kỳ 1986 đến 1996 được bắt nguồn từ truyền thống ngoại giao của dân tộc, từ phong cách ngoại giao Việt Nam mà tiêu biểu là ngoại giao Hồ Chí Minh nhưng trực tiếp bắt nguồn từ Nghị quyết Đại hội VI, Nghị quyết 13 Bộ Chính trị, Nghị quyết Hội nghị TW 3 (khóa VII) và Nghị quyết Đại hội VIII trong đó Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị là điển hình về việc nắm chắc lợi ích dân tộc đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Đảm bảo lợi ích dân tộc và giữ vững độc lập tự chủ có thể bao hàm ở một số điểm chính như: - Coi trọng lợi ích lâu dài do vậy nên đặt ngoại giao thành một mặt trận góp phần bảo vệ độc lập, tự chủ, giữ vững hòa bình an ninh lâu dài, tạo mối quan hệ hòa bình, tin cậy với cac nước láng giềng, “là bạn với tất cả các nước”. - Lợi ích dân tộc trong thời dựng nước là hòa bình; thời kháng chiến là thắng kẻ thù; thời kỳ cả nước xây dựng phát triển thì đó phải là mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tạo môi trương quốc tế hòa bình, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Muốn giữ vững lợi ích dân tộc, ngoại giao phải giữ vững độc lập tự chủ, muốn độc lập tự chủ phải nêu cao sức mạnh chính nghĩa dâm tộc. Sở dĩ Việt Nam thắng kẻ thù xâm lược vì các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là chính nghĩa. Năm 1978 ta đưa quan tình nguyện vàl giúp đỡ và giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng Ponpốt, các lực lượng thù địch vu cáo ta xâm lược Campuchia để cô lập Việt Nam với cộng đồng thế giới. Sau 10 năm tuyen truyền vận động, các nước trên thế giới dần hiều đúng sự kiện Campuchia, cùng với sự rút quân Việt Nam ra khỏi Campuchia, các nước trên thế giới xích lại gần Việt Nam. 4 - Trong xu thế một thế giới mở, Việt Nam mở cửa để hòa nhập với khu vực và thế giới nhưng “hòa nhập” chứ không “hòa tan”. Việt Nam vẫn giữ được bản sắc dân tộc đặc biệtlà bản chất của chế độ XHCN trong liên kết khu vực cũng như hợp tác quốc tế. Hai là, nắm được xu thế và quy luật vận động của thế giới, kết hợp giữa tư duy biện chứng với thực tiễn để hoạch định chính sách đối ngoại đổi mới. Hoạt động đối ngoại trước hết là sự kế tục của chính sách đối nội nhưng thiếu sự đánh giá, dự báo chính xác của tình hình thế giới thì hiệu quả sẽ bị hạn chế. Sự phát triển của tình hình thế giới và sự vận động của xu thế thời đại liên quan chặt chẽ đến việc xác định đường lối, chủ trương đối ngoại. Điều này là một vấn đề mang tính nghệ thuật cao trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong hoạt động ngoại giao nói riêng. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng đã bán sát tình hình trong nước và thế giới nên đã giành được nhiều thắng lợi. Trong sự nghiệp đổi mới, nhờ nắm được xu thế của thời đại đó là xu thế các dân tộc cuối cùng đều đi tới CNXH, trên cơ những đặc điểm và xu thế của thời đại đặc biệt là xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày một gia tăng, Việt Nam đã triển khai đường lối đối ngoại mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa, ưu tiên coi trọng quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực. Quan hệ với các nước lớn được coi trọng đồng thời mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực, đẩy nhanh qua trình hội nhập khu vực, hội nhập thế gới, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, đẩy tới việc CNH, HĐH đất nước. Xu thế mở củamột xu thế không thể cưỡng lại đối với bất kỳ quốc gia nào dù là phát triển hay chậm phát triển. Ngay từ khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng. Việt Nam đã chủ động chuyển đổi quan hệ kinh tế từ chỗ bao 5 cấp, viện trợ, cho vay sang phaoang thức trao đổi ngang giá, hai bên cùng có lợi. Chính vì chủ động như vậy nên khi CNXH sụp đổ ở Đông Âu, Liên Xô tan rã, Việt Nam không những không bị sụp đổ mà còn phát triển mạnh mẽ hơn. Nắm bắt được xu thế hòa bình của khu vưch và trên thế giới, Việt Nam đã tạo dựng quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi và thị trường để xây dựng và bảo vệ đất nước. Ba là, ngoại giao phải gắn được sức mạnh dân tộc với sức manh thời đại để tạo ra sức mạnh tổng hợp, bảo đảm thắng lợi trong mọi giai đoạn của đất nước. Thắng lợi về ngoại giao phụ thuộc vào thực lực của đất nước, dưới sự vận dụng khéo léo của con người. Ở Việt Nam, thời nào cũng gặp những khó khăn to lớn, thới chiến thì kẻ thù thường mạnh hơn nhiều lần, thời bình thì các đối tác có sức mạnh vật chất hơn hẳn. Để có thể vươn lên được, Việt Nam đã kết hợp mọi lĩnh vực và hình thức hoạt động, huy động mọi lực lượng của đât nước. đồng thời gắn sức mạnh đó với khả năng bên ngoài để nhân sức mạnh lên gấp bội. Trong chiến tranh, thắng lợi về chính trị và quân sự là nền tảng và cơ sở để triển khai có hiệu quả hoạt động ngoại giao. Hoạt động ngoại giao hỗ trợ, bổ sung điều kiện và trong những thời điểm nhất định tạo tiền đề cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị dành thắng lợi. Qua hai cuộc kháng chiến sự phối hợp trên ba mặt trận đã phát huy được các nhân tố tích cực trong nước và trên quốc tế để tăng cường lực lượng, tạo cho mình một hậu phương rộng lớn và vững mạnh, thu hẹp hâu phương địch, làm suy giảm lực lượng đối phương. Mặt khác ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với hoạt động đối ngoại của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội tranh thủ sự đồng 6 tình, ủng hộ rộng rãi vf sự giúp đỡ ngày càng to lớn của nhân dân thế giới với cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Xu thế thời đại chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang phát triển thuận chiều với lịch sử, tạo ra cho Việt Nam thêm sức mạnh vì sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Trong bối cảnh CNXH bị thoái trào nhưng với truyền thống gĩ nước và dựng nước trải qua hàng ngàn năm lịch sử lại có sự lãnh đạo sáng suất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam vẫn kiên trì còn đường XHCN. Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học thay đổi nhanh chóng bọ mặt của hành tinh, Việt Nam thúc đẩy việc hội nhập khu vực và thế giới nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc, vẫn đã bắt nhịp với sức mạnh thời đại, tạo cho Việt Nam có thêm sức mạnh để tiến hành đổi mới giành thắng lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thười đại là một bài học kinh nghiệm bao trùm của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ Quốc. Đây cũng là bài học quan trọng của việc vận dụng tư duy biện chứng, kết hợp cái chung, lấy cái chung tác động cái riêng, tạo nên thế và lực để giành thắng lợi. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đổi mới thực hiện CNH, HĐH đất nước trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, đặc biệt sự tiến mạnh của công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…đang làm biến đổi nhanh chóng các mặt củacuả đời sống xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đổi mới tư duy đối ngoại, gắn bó chặt chẽ ngoại giao về chính trị với ngoại giao kinh tế, mở rộng và tăng cường sự hợp tác với các nước, tranh thủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thế mạnh của từng đối tác, đưa Việt Nam vào quỹ đạo chung của sự tiến hóa. Kết hợp 7 sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại là một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Sự giúp đõ quốc tế là rất to lớn và quan trọng, là nhân tố đảm bảo thắng lợi không thể thiếu được của cách mạng Việt Nam. Nhưng độc lập, tự chủ, tự lực, tự chủ, tự cường không có nghĩa là đóng cửa khép kín, biệt lập với thế giới bên ngoài, từ chối sự hợp tác và giúp đỡ của thế giới bên ngoài theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, mà phải mở rộng cửa quan hệ các nước. Ngyà nay, trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hó, không một nền kinh tế khép kín nào có thể phát triển được. Gắn việc xây dựng kinh tế trong nhước với việc thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoàimột tất yếu khách quan. Đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia vao kinh tế thế giới, tranh thủ sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ và tính quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới để đầy nhănh công cuộc phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ và tính quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới để đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế đất nước là nhiệm vụ quan trọng của công tác đối ngoại. Tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt của quốc tế, các nước anh em, láng giềng đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia vào kinh tế thế giới, tranh thủ sự phát triển nhảy vọt của khoa học - công nghệ và tính quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới để đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế đất nước là nhiệm vụ quan trọng của công tác đối ngoại. Tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt của quốc tế, các nước anh em, láng giềng, bè bạn nhưng không trông chờ ỷ lại. Điều quan trọng là chúng ta phải phát huy được "nội lực" thì sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế mới có hiệu quả để thúc đẩy đất nước phát triển. Việt Nam kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại nhờ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam luôn thuận chiều với xu thế phát triển của thời đại, với quy luật của lịch sử, mục tiêu đấu tranh của Việt Nam luôn phù hợp với mục tiêu đấu tranh của nhân dân thế giới. 8 Bốn là, kết hợp các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế và ngoại giao. Để có sức mạnh giành được thắng lợi, Việt Nam đã kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo ra sức mạnh tổng hợp trong tất cả các thời kỳ. Chỉ có kết hợp được sức mạnh thời đại trong điều kiện phát huy được sức mạnh trong nước, phát huy được "nội lực". Ngoại giao Việt Nam phát huy truyền thống dân tộc, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình trong nước và hoàn cảnh quốc tế, phối hợp hành động trên tất cả các mặt trận để tạo ra sức mạnh Việt Nam. Việt Nam đã phối hợp mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế và ngoại giao trong đó ngoại giao có vai trò quan trọng, chủ động và tích cực. Từ thực tiễn đấu tranh, quan điểm và sự phối hợp giữa các mặt trận với mặt trận ngoại giao đã dần được xây dựng. Phối hợp được hoạt động giữa các mặt trận, tạo ra sức mạnh tổng hợp sẽ kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong khi giành độc lập và thống nhất, đấu tranh quân sự và chính trị làm suy yếu địch về vật chất. Đấu tranh ngoại giao, bằng tác động của quan hệ với bạn bè, với đối phương và quan hệ quốc tế, hỗ trợ lực lượng chính trị và quân sự trong nước, duy trì, củng cố và phát triển để đưa cách mạng tiến lên. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam phối hợp ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao của cả hai miền, kéo Mỹ xuống thang từng bước, chấm dứt ném bom miền Bắc, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và ký Hiệp định Paris, rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Nếu ngoại giao đứng riêng rẽ thì không thể thắng lợi được, điều quan trọng là phải xây dựng, phát triển từng bước lực lượng chính trị, quân sự, dùng ngoại giao hỗ trợ tiến trình đó. Trong thời kỳ đổi mới, ngoại giao phải kết hợp giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế, ưu tiên phát triển kinh tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tranh thủ hợp tác và viện trợ, mở rộng quan hệ thương mại Trong thời kỳ 1986 - 2000 sự kết hợp giữa quân sự, chính trị, kinh tế với ngoại giao thể hiện rõ nét ở việc giải quyết vấn đề Campuchia sau nghị 9 quyết 13 Bộ chính trị về đối ngoại, Việt Nam đã chủ động rút quân trước thời hạn vào tháng 9-1989, tích cực đàm phán để giải quyết vấn đề Campuchia, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, khai thông quan hệ với Mỹ trong điều kiện kinh tế Việt Nam được khởi sắc trong đổi mới. Sự kết hợp giữa chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao ở đây đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Ngày nay việc thực hiện sự kết hợp đó là không thể thiếu được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Sự phối hợp giữa quân sự, chính trị, kinh tế và ngoại giao ngày càng hoàn chỉnh, trên cơ sở một số khía cạnh: - Sự phối hợp được thực hiện có hiệu quả trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng nhất trí cao về đánh giá tình hình quốc tế và chủ trương đối ngoại, quán triệt chủ trương đó trong các ngành, các cấp. - Mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu xuyên suốt chỉ đạo việc định ra chủ trương, chính sách trong từng thời kỳ. Nắm chắc mục tiêu đó sẽ không bị chệch hướng, nhất là trong mỗi bước ngoặt của lịch sử. Cần nắm vững nhiệm vụ của từng mặt trận để bổ sung cho nhau. - Thông qua thảo luận dân chủ để có những kết luận xác đáng, phát huy khả năng của tất cả các lĩnh vực đối ngoại để có những quyết sách đúng đắn và kịp thời. Kết quả của hoạt động đối ngoại là sản phẩm của sức mạnh tổng hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc kết hợp giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế ngày nay nhằm tranh thủ được nhân tố quốc tế giúp ta rút ngắn khoảng cách về kinh tế với các nước trong khu vực, thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Năm là, ưu tiên coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước cùng khu vực. "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" là câu châm ngôn phản ánh phổ cập nhu cầu có quan hệ hữu hảo với láng giềng. Trong mỗi quốc gia, chính sách đối với láng giềng khu vực được ưu tiên hàng đầu. Trong lịch sử Việt 10 [...]... vụ của Quốc hội Quốc hội giám sát, kiểm tra hoạt động đối ngoại của Chính phủ, hoạt động đối ngoại trong quan hệ với Quốc hội các nước và Liên minh quốc hội thế giới Chính phủ cụ thể hoá đường lối, chính sách, chủ trương về đối ngoại, trực tiếp chỉ đạo và tiến hành ngoại giao Nhà nước, quản lý hoạt động đối ngoại nhân dân - Thông tin, giáo dục về quan điểm, đường lối, chính sách và hoạt động đối ngoại. .. cùng với chính sách đối nội đổi mới đưa Việt Nam hội nhập khu vực, thế giới mà vẫn giữ được bản sắc Việt Nam - Tăng cường sự quản lý của Nhà nước về hoạt động và quan hệ đối ngoại của đất nước Đảng đoàn Quốc hội căn cứ vào đường lối, chính sách chủ trương, đối ngoại do Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xác định đưa ra Quốc hội thông qua những quyết định lớn về đối ngoại, phù hợp với... Tiên; tăng cường hoạt động ở các tổ chức đa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Hai là, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực đối ngoại - Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, mở rộng hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, quân sự, an ninh với một số nước nhưng... lược, dự báo những diễn biến phức tạp, những thay đổi sâu sắc trong tình hình thế giới và quan hệ quốc tế, chính sách của 27 các nước đối với Việt Nam Cần tranh thủ tri thức của các nhà khoa học, các chuyên gia và cán bộ đối ngoại có nhiều kinh nghiệm thực tiễn - Đổi mới và tăng cường công tác đào tạo cán bộ đối ngoại Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại trên các lĩnh vực, trung thành với Tổ quốc,... và tổ chức chính trị - xã hội Thông báo cho nhân dân ở mức độ cần thiết những vấn đề này Trong các hoạt động này cần lưu ý đảm bảo giữ gìn bí mật quốc gia và kỷ luật đối ngoại Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, thực hiện kỷ luật báo cáo, thỉnh thị của các cấp về hoạt động đối ngoại Tránh tự ty hoặc tuỳ tiện mất cảnh giác, hở, lỏng lẻo, chồng chéo, cục bộ trong hoạt động đối ngoại giữa các cấp,... chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng Đảng đổi mới chiến lược, sách lược đối với tổ quốc xây dựng Đảng và mọi hoạt động của Đảng Đảng phải vận dụng phép biện chứng của lý luận Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề đặt ra trong lịch sử, thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận cách mạng lên ngang tầm những chuyển biến to lớn, nhanh chóng của thế giới đương đại Đảng phải... tiềm năng của từng khu vực, tranh thủ cơ hội mới do quá trình toàn cầu hoá đem lại và ứng phó với những thách thức mới nảy sinh Xu thế này cũng phù hợp với Việt Nam vì Việt Nam có vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng ở khu vực và từ đó có thể tiếp cận với nhiều đối tác như Liên minh châu Âu (EU) thông qua cơ chế đối thoại ASEAN - EU và dự các cuộc gặp cấp cao á - Âu (ASEM) Từ kinh nghiệm. .. nghĩa dân chủ - xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam duy trì và quan hệ có chọn lọc với một số đảng tư sản cầm quyền hoặc tham gia cầm quyền nhằm thúc đẩy quan hệ về mặt Nhà nước với những nước này - Mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam mở rộng quan hệ với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng, xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức phi Chính phủ ở các nước, thúc đẩy các hoạt động đoàn... nghĩa của nhân dân các nước, tranh thủ sự viện trợ về vật chất và kỹ thuật có thể được của các tổ chức phi Chính phủ quốc gia và quốc tế, từ các nguồn ngoài Liên Hợp Quốc Việt Nam góp phần đổi mới và đẩy mạnh các hoạt động của các tổ chức dân chủ quốc tế để giữ gìn hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội - Tăng cường công tác thông tin đối ngoại Coi trọng công tác thông tin đối ngoại, ... giữa các cấp, các ngành làm hại đến lợi ích quốc gia - Tổ chức tốt việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và dự báo về đối ngoại Cần nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về chính trị và kinh tế đối ngoại, làm cơ sở cho việc đề ra đường lối, chính sách đối ngoại Tăng cường tổng kết thực tiễn để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những bài học kinh nghiệm để kịp thời vận dụng trong thực tiễn Đồng thời . MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA 20 NĂM ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI(1986 – 200 6) Xuất phát từ các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của. quy luật vận động của thế giới, kết hợp giữa tư duy biện chứng với thực tiễn để hoạch định chính sách đối ngoại đổi mới. Hoạt động đối ngoại trước hết là sự kế tục của chính sách đối nội nhưng. kịp thời. Kết quả của hoạt động đối ngoại là sản phẩm của sức mạnh tổng hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc kết hợp giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế ngày nay

Ngày đăng: 10/04/2014, 21:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan