Câu hỏi ôn thi môn Cơ sở Văn hoá Việt Nam

46 25.8K 70
Câu hỏi ôn thi môn Cơ sở Văn hoá Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Trình bày khái niệm văn hóa và văn minh. Câu 2: Nội dung cơ bản của không gian văn hoá và bản sắc văn hoá, phân tích Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:Câu hỏi 3: Trình bày lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hoá:Câu 4: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu và tiếp biến Văn hoá Việt Nam với Văn hoá Trung Hoa thời cổ trung đại và những hệ quả của cuộc giao lưu đó.Câu 5: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu Văn hoá Việt - Pháp và những hệ quả của cuộc giao lưu đó.Câu 7: Phân tích khái niệm “Cách mạng đá mới" trong văn hoá Hoà Bình-Bắc sơn:Câu 8: Văn hoá Đại Việt thời Lý-Trần:Câu 9: Văn hoá Đại Việt thời Lê Sơ:Câu 10: Đặc trưng Văn hóa Đông Sơn. Phân tích vị trí của nền văn hoá này trong tiến trình hình thành và phát triển của văn hoá VN. Câu 11: Văn hoá ChamPa và những nét đặc trưng nổi bật của kiến trúc tháp Chàm:Câu 12: Phân tích những nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của người Việt và nêu lên vai trò, ý nghĩa của nó đối với ngành du lịch hiện nay:Câu 13: Trình bày tổng quát tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt và rút ra ý nghĩa văn hoá của tín ngưỡng đó. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay: Câu 13: Trình bày tổng quát tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt và rút ra ý nghĩa văn hoá của tín ngưỡng đó. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay:Câu 14: Trình bày tổng quát những đặc điểm chính của làng việt truyền thống và đi sâu phân tích một đặc điểm mà anh (chị) hiểu biết sâu sắc nhấtCâu 15: Phân tích vai trò và phẩm chất của người phụ nữ trong gia đình người Việt truyền thống, vai trò và phẩm chất của người phụ nữ hiện đại cần được thay đổi như thế nào cho phù hợp:Câu 16: Trình bày tổng quát về lễ tết của người Việt và phân tích một lễ tết hiểu biết sâu sắc nhất:Câu 16: Tết Nguyên Đán:Câu 17: phân tích ý nghĩa văn hoá của lễ hội truyền thống Việt nam. Những tích cực, hạn chế và phương pháp phát huy, khắc phục:Câu 18: Đặc trưng chủ yếu của lễ hộI truyền thống VN, những biểu hiện và ý nghĩa:

Câu 1: Trình bày khái niệm văn hóavăn minh. - Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lưu Hướng, người thời Tây Hán nêu ra đầu tiên. Nhưng lúc bấy giờ, hai chữ văn hóa nghĩa là “dùng văn để hóa”, nói một cách khác, văn hóa tức là giáo hóa. Đến thời cận đại, nghĩa của chữ văn hóa phần khác trước, chữ văn hóa trong tiếng Anh và tiếng Pháp là culture. Chữ này nguồn gốc từ chữ La tinh cultura nghĩa là trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm Đến giữa thế kỉ 19, do sự phát triển của các khoa nhân loại học, xã hội học, dân tộc học , khái niệm văn hóa đã thay đổi. Người đầu tiên đưa ra định nghĩa mới về văn hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh, ông nói: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. Sau đó, các học giả đã đua nhau đưa ra những định nghĩa về văn hóa. Trên sở ấy, người Nhật Bản đã dùng hai chữ văn hóa để dịch chữ culture của phương Tây và do đó chữ văn hóa mới nghĩa như ngày nay. Như vậy, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. và văn hóa cùng xuất hiện đồng thời với loài người. Khi con người biết chế tạo ra công cụ đá cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hóa. Dần dần, ngoài văn hóa vật chất, họ còn sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo Trên sở nền văn hóa nguyên thủy, đến giai đoạn nhất định, loài người mới tiến vào thời kì văn minh. - Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Chữ văn minh còn nghĩa là hoạt động khai hóa làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy. Như vậy, khi định nghĩa văn minh, người ta đã đề cập đến một khái niệm mới, đó là văn hóa. Như thế, văn hóavăn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, nhưng văn hóavăn minh khác nhau ở chỗ văn hóa là toàn bộ những giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. Đó là giai đoạn nhà nước. Thông thường vào thời kì thành lập nhà nước thì chữ viết cũng xuất hiện, do đó văn hóa một bước phát triển nhảy vọt. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, một số nơi, khi nhà nước ra đời vẫn chưa chữ viết. Tóm lại, các khái niệm văn hóavăn minh, ngoài những nghĩa riêng biệt không lẫn lộn được như đối với từng cá nhân, chỉ thể nói trình độ văn hóa, không thể nói trình độ văn minh, ngược lại, đối với xã hội, chỉ thể nói thời đại văn minh, không thể nói thời đại văn hóa, nói chung, 2 thuật ngữ này nghĩa rất gần nhau. Chỗ khác nhau là, văn minh là giai đoạn phát triển cao của văn hóa. Nội dung của văn hóa văn minh bao gồm trình độ phát triển kinh tế, quan hệ xã hội, hôn nhân, gia đình, phong tục, y phục, nhà cửa cư trú cho đến thể chế chính trị và các thành tựu về văn hóa tinh thần như chữ viết, văn học, sử học, tư tưởng, nghệ thuật, luật pháp, khoa học, kĩ thuật, giáo dục, tôn giáo song ở đây chỉ giới thiệu những thành tựu chủ yếu về văn hóa tinh thần, chứ không trình bày dàn trải tất cả mọi vấn đề của văn minh./. Câu 2: Nội dung bản của không gian văn hoá và bản sắc văn hoá, phân tích Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: - Không gian văn hoá là những di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, nó chứa đựng những giá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại, nó những nét đặc trưng bản về đời sống xã hội, kinh tế, phong tục tập quán của mổi dân tộc. - Bản sắc văn hoá là khái niệm bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt các đặc điểm làm nên diện mạo, sắc thái văn hóa riêng của dân tộc. Về nội hàm, bản sắc văn hóa là tổng hòa các giá trị, các yếu tố vừa đa dạng, vừa lâu dài, không ra đời một cách ngẫu nhiên, mà hình thành, khẳng định và phát triển như sản phẩm của điều kiện kinh tế, địa lý, của quá trình dựng nước và giữ nước, của quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa "nội sinh" kết hợp với tiếp thu chọn lọc một số yếu tố tinh hoa văn hóa "ngoại sinh". Bản sắc văn hóa vừa gắn với những giá trị bản, cốt lõi làm nên cốt cách của dân tộc, vừa được biểu thị trong sinh hoạt hằng ngày. Ðể các giá trị thiêng liêng làm nên bản sắc văn hóa, dân tộc phải đổ mồ hôi và cả máu mới được. - Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước ), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên, ), v.v. Hiện tại, ở các vùng cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách. sản phẩm du lịch. Cồng chiêng không do cư dân Tây Nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hàng hoá (mua từ các nơi khác về) được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ. Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: Gõ, gò theo hình vảy tê tê và theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm của từng chiếc chiêng là một phát hiện vật lý đúng đắn, khoa học (mặc dù trình độ phát triển xã hội của người Tây Nguyên thuở xưa chưa biết đến vật lý học). Đây là sáng tạo lớn của cư dân các dân tộc ít người Tây Nguyên. Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người Tây Nguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau: Dàn chiêng 2 hay 3 chiếc: Biên chế này tuy nhỏ nhưng theo quan niệm của nhiều tộc người Tây Nguyên, đây là biên chế cổ xưa nhất. Dàn 2 chiêng bằng gọi là chiêng Tha, của người Brâu; dàn 3 cồng núm của người Churu, Bana, Giarai, Gié-Triêng… cũng thuộc loại này. Dàn chiêng 6 chiêng phổ biến ở nhiều tộc người: Dàn 6 chiêng bằng của người Mạ; dàn Stang của người Xơđăng; dàn chiêng của các nhóm Gar, Noong, Prơng thuộc dân tộc Mnông; dàn chiêng Diek của nhóm Kpạ người Êđê. Cũng dàn gồm 6 cồng núm như nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê. Dàn chiêng 6 chiếc thể đảm trách nhịp điệu như dàn cồng núm của nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê, dàn Diek của nhóm Kpạ dân tộc Êđê, dàn chiêng của nhóm Noong dân tộc Mnông. Dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc gồm 3 cồng núm và 8-9 chiếc chiêng bằng của các tộc người Giarai (ngành Aráp), Bana (ngành TồLồ, Kon K’Đeh), người Xơđăng (ngành Steng). Các dàn chiêng biên chế 3 chiêng trở lên thường chiếc trống lớn và cặp chũm choẹ. Riêng dàn 3 cồng núm của người Churu thì phải chiếc khèn 6 âm phối hợp. Hầu hết các nghệ nhân đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên là nam giới, kể cả hai tộc người Êđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì cả chế độ mẫu hệ lẫn chế độ phụ hệ. Riêng ở ngành Bih tộc người Êđê, chỉ nữ giới mới được đánh cồng, ở người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng nhưng thường chia làm 2 dàn: Dàn chiêng nam, dàn chiêng nữ. Ngày nay, đã dàn chiêng hỗn hợp các nghệ nhân cả nam lẫn nữ. Việc nữ giới đánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng của họ trong tâm thức các tộc người này. Ngoài ra, ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, Mnông và đặc biệt tộc người Giarai, Bana, phụ nữ (nhất là các gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản nhạc chiêng. Điều đáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu của việc diễn tấu các bài cồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặc trình diễn giải trí). Nói cách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên là sinh hoạt cộng đồng, cuốn hút tất cả các thành viên tham gia. Đây là bằng chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu của lễ thức đó. Như thế, mỗi nghi lễ ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Trong mỗi nghi lễ, lại thể nhiều công đoạn nhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc các bài nhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt… Ngoài ra, còn những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổi tai cho trẻ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khoẻ… Các bài chiêng cũng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã… thể nói, văn hoá và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên rất đa dạng, nhưng thống nhất. Đây chính là đặc điểm rất bản của vùng văn hoá Tây Nguyên và cũng là đặc điểm của văn hoá Việt Nam. Cồng chiêng đóng vai trò là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hoá dân tộc của cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Di sản văn hoá của các thế hệ tộc người ở Tây Nguyên gồm: Kho tàng ngữ văn dân gian, nghệ thuật điêu khắc dân gian, tri thức dân gian, nhưng nổi trội nhất là sử thi và cồng chiêng. Người dân nơi đây cồng chiêng để ứng xử với thiên nhiên, cầu xin, giãi bày với thần linh, tổ tiên, đối thoại với cộng đồng và với chính mình. Khó nhạc khí nào, sinh hoạt văn hoá nào lại nhiều vai trò đến vậy. Với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản sắc cộng đồng là cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên một cách tổ chức dàn cồng chiêng khác nhau, cách chơi cũng khác nhau. ít nhất 3 phong cách âm nhạc lớn của cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng chiêng Êđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng chiêng Mnông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Bana – Giarai thiên về tính chất chủ điệu (một bè trầm của cồng núm vang lên âm sắc vững chãi, hùng tráng, một bè giai điệu thánh thót của chiêng không núm với âm sắc đanh gọn, lảnh lót). Bản sắc văn hoá các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian và ẩm thực dân gian… đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng (các tượng tròn ở nhà mồ của các dân tộc Tây Nguyên chỉ trở nên đẹp hơn với ngày lễ bỏ mả trong một không gian huyền ảo đầy những tiếng cồng chiêng sâu lắng). Với các dân tộc Tây Nguyên, phương tiện để nối kết cộng đồng cũng lại là cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng vang lên để nối kết cá thể với cộng đồng, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác của cùng một dân tộc. Điều đáng lưu ý là Tây Nguyên nhiều dân tộc, nhưng các dân tộc luôn hoà hợp lẫn nhau trong văn hoá cồng chiêng mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc mình, không hiện tượng loại trừ hay đồng hoá văn hoá của nhau trong sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Các dân tộc đều thể đến với nhau khi sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng luôn đem đến một cảm xúc rạo rực khó tả trong mỗi con người, như sự đồng thanh tương ứng khiến họ tìm đến với nhau./. Câu hỏi 3: Trình bày lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hoá: Giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta yêu cầu phải "Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của mổi người". Như vậy giao lưu và tiếp biến văn hoá vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển VH của một dân tộc. Nhưng giao lưu như thế nào, tiếp biến như thế nào để vừa giữ gìn, bảo tồn, vừa phát triển VH dân tộc ? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho mổi chúng ta nhất là trong thời đại ngày nay, muốn giữ lấy giá trị, bản sắc ,văn hóa tốt đẹp của dân tộc.sự kế thừa chọn lọc,biết phát huy và gìn giữ chúng, thì khi tiếp thu văn hóa bên ngoài trên sở nhận biết các mặt tốt đẹp tích cực, nhân văn mà thế giới đang phổ biến.phù hợp với thuần phong mỹ tục của VN Để làm được việc này thì bản thân phải thể hiện mỗi con người là 1 nét văn hóa tốt thì cả xh sẽ tốt đẹp. "Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của nhân loại. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoáhội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu. Sự ảnh hưởng của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá không chỉ về phương diện kinh tế mà còn cả các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới. Sự giao lưu và tiếp biến văn hoá là điều tất yếu, là quy luật vận động và phát triển của nhân loại. Nó là một quá trình thường xuyên, diễn ra một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Dù như thế nào đi chăng nữa, thì giao lưu và tiếp biến văn hoá vẫn cứ diễn ra. Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá là quá trình trao đổi tiếp nhận những giá trị văn hoá tốt đẹp của nhau, làm giàu thêm văn hoá của bản địa và từ đó mỗi một dân tộc sự đóng góp tích cực chung vào kho tàng văn hoá của nhân loại. Khi giao lưu và tiếp biến văn hoá là tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hoá của các nền văn hoá thế giới, quá trình tiếp nhận như vậy là quá trình làm giàu cho kho tàng văn hoá dân tộc, sự tiếp biến và giao lưu văn hoá cần lưu ý: Một: thái độ chủ động, tích cực hội nhập. Hai: trong giao lưu và tiếp biến văn hoá, phải tiếp thu những điều tốt đẹp, không lai căng. Với tinh thần đó, trong suốt chiều dài lịch sử, không mặc cảm tự ty mà chủ động giao lưu và tự khẳng định bản sắc dân tộc mình. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (có 54 dân tộc), đây là một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, nên cần phải giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của 54 dân tộc trên đất Việt Nam, giữ gìn các vốn cổ, trong đó ngôn ngữ dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm”. Ba: Hồ Chí Minh cho rằng: thể tiếp nhận bất cứ cái hay nào, nhưng điều cốt yếu là phải sáng tạo; mình đã hưởng cái hay của người thì mình cũng cái hay cho người ta hưởng; mình đừng chịu vay mà không trả. Sự giao lưu và tiếp biến văn hoá là đem những cái tốt đẹp trong văn hoá của nhân loại hoà vào và phát triển cùng văn hoá dân tộc, nâng tầm văn hoá dân tộc lên, đưa văn hoá dân tộc đóng góp chung vào văn hoá thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc, góp vào bước tiến chung của nhân loại. Các giá trị tốt đẹp của văn hoá chính là giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay, bởi nó là kết tinh văn hóa nhân loại đã được dân tộc ta tiếp thu và trở thành điều cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, càng cần phải kiên định hơn nữa trong bối cảnh mới, chúng ta vừa điều kiện để phát huy văn hóa dân tộc, vừa phải trách nhiệm hơn, ý thức cao hơn trong việc tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu văn hóa nhân loại, thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính hoa của thời đại trên thế giới để sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại, khi chúng ta biết phát huy mạnh mẽ nội lực của chính mình, biết giữ gìn, bảo vệ và không ngừng bồi đắp, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình./. Câu 4: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu và tiếp biến Văn hoá Việt Nam với Văn hoá Trung Hoa thời cổ trung đại và những hệ quả của cuộc giao lưu đó. Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vào thời đại đồ đồng, bản sắc dân tộc Việt đã hình thành ở lưu vực sông Hồng. Đó là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố: địa lý, chủng tộc, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa trong một quá trình lịch sử gắn bó cộng đồng đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc và thiên tai (lụt sông Hồng). Mặc dù bị Trung Quốc và Pháp đô hộ trong những thời gian dài, gốc văn hóa Đông Nam Á vẫn tồn tại qua những thời kỳ lịch sử cho đến nay. Nó vẫn tàng ẩn nhiều hình thái như huyền thoại, ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục tập quán Nó vẫn nằm sâu lắng trong tiềm thức cộng đồng Việt. Nó là chất liệu của dòng văn hóa dân gian đi song song với văn hóa bác học và đóng góp hiệu quả vào việc bảo tồn bản sắc dân tộc vào những thời kỳ bị đô hộ. Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc (179 trước CN - 1858) Ta tiếp biến văn hóa với Trung Quốc qua hai giai đoạn: giai đoạn Bắc thuộc và giai đoạn các vương triều Việt Nam độc lập Trong giai đoạn Bắc thuộc (179 tr CN - 838) “đối đầu văn hóa” là chủ yếu. Người Trung Quốc thống trị áp đặt văn hóa Hán, người Việt chống lại để bảo vệ văn hóa gốc. Chính trong cuộc đấu tranh ấy, bản sắc Việt được mài giũa sáng tỏ hơn và tự khẳng định mạnh mẽ. Người Việt đã tiếp biến một số khái niệm và tổ chức chính trị Trung Quốc để tạo ra một khối dân tộc gắn bó keo sơn, đặc biệt Khổng học trở thành một triết lý chính trị hiệu quả (người Chàm sở dĩ thất bại một phần cũng do thiếu một triết lý chính trị thiết thực). Làng xã Việt Nam cũng là nơi bảo tồn nhiều yếu tố văn hóa gốc. Tuy đối đầu văn hóa là chủ yếu thời Bắc thuộc, đối thoại văn hóa cũng diễn ra do các tầng lớp trên tiếp thụ văn hóa Hán (do chủ trương các Thái thú tiến bộ như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ). Trong giai đoạn các vương triều độc lập (thế kỷ l0-19) với các nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn, đối thoại văn hóa với Trung Quốc là chủ yếu tuy đối đầu vẫn tiếp tục. Qua hai giai đoạn dài 2000 năm, tiếp biến văn hóa đã đem lại một số kết quả tích cực cho ta. Về mặt văn minh vật chất, ta đã tiếp thụ nhiều kỹ thuật (lưỡi cày sắt thay cho đồng, các nghề thủ công như dệt, in, giấy v v). Về mặt văn hóa phi vật thể, ta đã du nhập và cải biến nhiều thứ của Trung Quốc. Ta đã học chữ Hán nhưng cũng tạo ra chữ Nôm và các từ Hán - Việt. Khổng học và Phật học mang những nét Việt hóa, kể cả những thể chế, lễ nghi, tập quán gốc Trung Quốc. Làng xã là nơi chính quyền thực dân (Trung Quốc và sau này cả Pháp) không với tới, do đó là đồn lũy bảo tồn gốc dân tộc với những công trình tôn giáo (chùa, đền, đình ) dân gian. Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc mang tính liên tục, trực tiếp và thường qua đối đầu (chiến tranh, đô hộ)./. Câu 5: phân tích những đặc điểm chủ yếu của cuộc giao lưu Văn hoá Việt - Pháp và những hệ quả của cuộc giao lưu đó. Tiếp biến văn hóa với Pháp: hiện đại hóa lần thứ nhất (1858-1945) Việt Nam và các nước châu Á nói chung, “hiện đại hóa” nghĩa là “Tây phương hóa” với nội dung chủ yếu là “công nghiệp hóa”, thị thành hóa. Ở Việt Nam, thời kỳ “hiện đại hóa” lần thứ nhất là thời kỳ Pháp thuộc. Nhưng do chịu tác động phương Tây thời kỳ này chủ yếu là xã hội thị dân một số thành phố lớn, nên Việt Nam vẫn còn là một nước thuộc địa bán phong kiến. Do đó, vẫn gọi là Việt Nam thời kỳ truyền thống chứ chưa gọi là Việt Nam hiện đại. Từ 1945 thời Pháp thuộc, đối đầu văn hóa là chủ yếu, nhất là giai đoạn đầu: Trí thức Nho học phản ứng, không muốn đổi “bút lông” lấy “bút chì”, học Quốc Ngữ và tiếng Pháp. Từ những năm 20-30 thế kỷ 20, song song với đối đầu văn hóa, hiện tượng đối thoại văn hóa. Các nhà nho hiện đại như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, các trí thức mới như Dương Quảng Hàm, Hoàng Xuân Hãn, Nhất Linh muốn đưa khoa học và dân chủ phương Tây vào. Theo đánh giá khách quan một hiện tượng, một vấn đề, một nhân vật thời thục dân (Pháp), phải xét về 3 mặt: ý đồ chủ nghĩa thực dân (đối đầu văn hóa), đối thoại văn hóa Đông Tây, vai trò của cá nhân trong 2 quá trình trên Ví dụ: chữ Quốc Ngữ và trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Vào thế kỷ 17, các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt một giáo sĩ Pháp đặt ra chữ Quốc Ngữ để truyền đạo Thiên chúa ở nước ta. Khi thực dân Pháp chiếm nước ta, ý đồ của họ là dạy chữ Quốc Ngữ là để phục vụ mục đích cai trị của họ. Những người yêu nước Việt Nam sử dụng Quốc Ngữ để truyền bá lòng yêu nước, đấu tranh cho độc lập, xây dựng một nền khoa học Việt Nam. Đó là vai trò cá nhân khác nhau trong tiếp biến văn hóa. Chính phủ thuộc địa Pháp mở các trường đại học nhằm đào tạo người bản xứ phục vụ công cuộc cai trị. Việc thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương không thể nằm ngoài ý đồ ấy./. Câu 7: Phân tích khái niệm “Cách mạng đá mới" trong văn hoá Hoà Bình-Bắc sơn: Là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam kỳ thời đại đồ đá mới của các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, - Văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (khoảng 6.000 - 10.000 năm), con người đã biết dùng công cụ cuội được ghè đẽo một mặt, bắt đầu biết mài rìu đá, làm đồ gốm và khả năng đã biết đến trồng trọt khai. Trong giai đoạn này trên đất Việt Nam, đã xuất hiện những nhóm cư dân tiền sử đặc trưng văn hoá là thuộc thời đại Đá mới Con người trong giai đoạn này đã biết dùng những chiếc rìu đá được mài nhẵn hoàn toàn, những chiếc vòng tay đá được khoan rất khéo, và những đồ gốm hoa văn rất đẹp. Văn hóa khảo cổ mang tên tỉnh Hoà Bình, nơi nhà khảo cổ người Pháp Côlani phát hiện và khai quật di tích đầu tiên vào năm 1927. Thuật ngữ VHHB được các nhà tiền sử học Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua năm 1932. Các di tích VHHB phân bố ở hầu khắp các nước Đông Nam Á lục địa, nhưng tập trung nhất là Việt Nam với trên 120 di chỉ. Cư dân VHHB chủ yếu sống trong các hang động đá vôi, săn bắt hái lượm là hoạt động kinh tế chính, thể đã biết đến nông nghiệp khai. Người Hoà Bình chế tác công cụ lao động từ đá cuội sông suối, loại hình tiêu biểu nhất là rìu hình hạnh nhân, nạo hình đĩa, rìu ngắn, rìu mài lưỡi; ít chế tác và sử dụng công cụ từ xương và vỏ trai, thể đã sử dụng đồ gốm trong sinh hoạt. Người Hoà Bình chôn người chết tại nơi cư trú, chủ yếu theo tư thế nằm co, rải đá, vỏ ốc hoặc than tro dưới thi hài, di cốt được bôi thổ hoàng. Người Hoà Bình nghệ thuật dung dị, mang tính ước lệ, phản ánh quan hệ của con người với môi trường và tín ngưỡng tâm linh. VHHB niên đại tuyệt đối sớm nhất là 18.000 năm và muộn nhất 7.500 năm cách ngày nay, thuộc thời đại đá mới; phát triển qua 3 giai đoạn: Hoà Bình sớm (18.000 - 12.000 năm), Hoà Bình điển hình (12.000 - 9.000 năm) và Hoà Bình phát triển (9.000 - 7.500 năm). VHHB nguồn gốc từ văn hoá Sơn Vi và đóng góp vào sự hình thành một số văn hoá đá mới ở Việt Nam như: Đa Bút, Cái Bèo, Quỳnh Văn; đồng thời đóng góp vào việc tạo dựng sắc thái văn hoá Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng. - Văn hoá Bắc Sơn là văn hoá kì đá mới. Cư dân VHBS sống trong hang động hoặc mái đá trong vùng núi đá vôi Bắc Sơn. Kinh tế: săn bắt, hái lượm và làm gốm. Công cụ tiêu biểu: rìu cuội ghè đẽo mài lưỡi, thường được gọi là "rìu Bắc Sơn" và thỏi đá phiến dấu hai rãnh song song, gọi là "dấu Bắc Sơn". VHBS phát triển tiếp sau văn hoá Hoà Bình, tồn tại cách ngày nay khoảng từ 7 - 10 nghìn năm Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam kỳ thời đại đồ đá mới niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn. Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ngày nay. Tính đến năm 1997, đã 51 điểm văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật. Trong số đó, 8 địa điểm tìm thấy di cốt người. Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc Sơn trú trong hang động, mái đá gần sông, suối. Họ sống bằng săn bắn, hái lượm. Họ cũng bắt đầu canh tác nông nghiệp ở mức độ rất khai. Cộng cụ lao động của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài và từ tre, gỗ. Các công cụ này tỏ ra tinh vi hơn so với công cụ của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa Bình. Đặc biệt, người nguyên thủy thời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm. Họ thích trang sức hơn so với người thời văn hóa Hòa Bình và nơi cư trú tương đối ổn định hơn./. Câu 8: Văn hoá Đại Việt thời Lý-Trần: Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, đã chứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hoá. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Như Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”. Đây là những thế kỷ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn Lang – Âu Lạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyên thắng lợi. Vị thế độc lập về chính trị – dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn đã thấm đậm trong môi trường văn hóa thời Lý -Trần. Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã trở nên phong phú và phát triển ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa. Trên sở cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập, các triều đình Lý, Trần đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa, cũng như của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạn chế, được gạn lọc luyện hợp thành những yếu tố nội sinh. Cũng như về mặt xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã pha trộn và dung hoà giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. Sự cân bằng đó thể hiện trong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo và Nho, giữa văn hóa dân gian làng xã và văn hóa quan liêu cung đình. Xu hướng phát triển là từ yếu tố vượt trội của văn hóa Nam Á dân gian Phật giáo trong thời kỳ đầu chuyển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan liêu Nho giáo trong giai đoạn cuối. - Tôn giáo: Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo tịnh tồn ở thời kỳ này. Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đã được tôn sùng. Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích. Hình tượng Phật Mẫu Man nương đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi. Các đạo sĩ Đạo giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thời Lý – Trần. Họ được triều đình mời đi trấn yểm các núi sông trong nước, vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ đêm 30 Tết, làm phép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải cho vua về phép tu luyện. Đạo học, cùng với Phật học và Nho học đã được đưa vào nội dung các kỳ thi Tam giáo. Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi như một Quốc giáo. Hầu hết các vua Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông) và nhiều vua Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông) đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật…. Như năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ. Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung. Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử. Phần lớn các công trình này đã được nhà nước tài trợ. Đông đảo quần chúng nhân dân trong làng xã nô nức theo đạo Phật. Thời Lý – Trần, rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, uy tín và địa vị chính trị- xã hội. 3 tông phái chủ yếu: Tịnh Độ tông thờ đúc Phật Adiđà, chú trọng đến lễ thức lên chùa lễ Phật, phổ biến trong quần chúng nhân dân làng xã; Mật tông là tông phái Phật giáo sử dụng nhiều phép lạ, phần nào ảnh hưởng của Đạo giáo; Thiền tông vốn truyền thống từ lâu, là tông phái thế lực lớn nhất, chú trọng đến thiền định về tư tưởng, chủ trương Phật tại Tâm, được các giới quý tộc, trí thức hâm mộ. 2 phái Thiền tông chính: Phái Thảo Đường do Lý Thánh Tông sáng lập, nơi trụ trì chính là chùa Khai Quốc. Nhà nước Lý – Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôn giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý và thực tiễn đời sống. Đạo Phật thời Lý – Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân, khoan dung), là đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo. - Thời Lý – Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Năm 1070, Văn Miếu được thành lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi mới mở trường chỉ các quý tộc quan liêu và con em được theo học. Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý còn khá hạn chế. Giáo dục Nho học đã nhiều tiến bộ dưới thời Trần. - Văn học thời Lý- Trần phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời đại, nhìn chung mang nhiều yếu lố tích cực, lạc quan của những vương triều đang ở thế đi lên. sở tư tưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo. 2 dòng văn học chính: văn học Phật giáo và văn học yêu nước dân tộc.Tư tưởng Phật giáo trong thơ văn Lý – Trần chủ yếu là tư tưởng của phái Thiền tông. Nó bao gồm các tác phẩm về triết học và những cảm hứng Phật giáo, cùng là những tác phẩm về lịch sử Phật giáo thời Lý – Trần. Một thành tựu quan trọng của văn học Lý- Trần là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính dân gian, cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Thời Lý – Trần cũng để lại nhiều công trình về nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc. Nhìn chung, kiến trúc thời Lý mang tính hoành tráng, quy mô; kiến trúc thời Trần mang tính thực dụng, khoẻ khoắn. Tinh thần Phật giáo đã thấm đượm trong các công trình này. - Thuộc mỹ thuật thời Lý- Trần, còn các đồ gốm, dáng hình đơn giản, thanh thoát. các loại men đàn hoa nâu, men hoa lam và loại men ngọc trắng xanh nổi tiếng. Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Lý- Trần phát triển phong phú, chịu ảnh hưởng của cả nghệ thuật Nam Á và Đông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân gian cũng như được ưa chuộng trong sinh hoạt cung đình. Nghệ nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, chũm choẹ, trống cơm, các loại đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn thất huyền, đàn Ba lỗ, các khúc ca trong các buổi yến tiệc biểu diễn ca vũ của các đào, kép. “Con gái đi chân không, mười ngón tay dịu dàng đứng múa, hơn 10 người con trai mình đều cởi trần, kề vai giậm chân, quây quần chung quanh mà hát theo…”. Chèo, tuồng được nhiều người ưa chuộng. - Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ đời Lý, liên quan đến nhà sư Từ Đạo Hạnh, đã được trình diễn trong các hội đèn Quảng Chiếu, với nhiều trò rất sinh động. Trong các lễ hội, nhiều trò vui tạp kỹ mang tính dân gian như đấu vật, chọi gà, cờ người, bơi chải, đánh đu, leo dây, đá cầu, cưỡi ngựa đánh cầu… Những thành tựu khoa học kỹ thuật thời Lý- Trần chủ yếu được biết ở một số ngành như y học cổ truyền, thiên văn lịch pháp, đóng thuyền chiến, cũng như những kỹ thuật truyền thống trong các nghề luyện đúc đồng, dệt, gốm, xây dựng… - Danh y Phạm Bân nổi tiếng về y đức, trách nhiệm đối với người bệnh, đề cao tác đụng của thuốc nam. Các thày thuốc đã nhiều kết quả về khoa châm cứu. Kỹ thuật xây dựng và tính toán đã đạt đến trình độ cao trong các công trình thành quách (như thành Tây Đô), cung điện, chùa tháp. - Về thiên văn lịch pháp, chiêm nghiệm chính xác thiên văn khí tượng, về các hiện tượng nhật nguyệt thực trong nhiều thế kỷ. Văn hóa Lý – Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa Lý – Trần đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Văn hóa Đại Việt thời Lý-Trần, vì thế đã mang tính dân tộc sâu sắc. Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Lý – Trần là sự hỗn dung của dòng văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với những yếu tố bác học, giữa Phật – Đạo và Nho. Nổi bật của văn hóa thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo. Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần đã mang đậm tính dân gian. Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên sở tìm về một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt./. [...]... biệt giữa Đông Sơn với những nền văn hoá kim khí khác Văn hóa Đông Sơn, đã hơn 200 di tích và hàng vạn di vật thuộc Văn hoá Đông Sơn được phát hiện, nghiên cứu Công cuộc tìm hiểu, nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn của các nhà nghiên cứu Việt Nam thực sự bắt đầu từ sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng Năm 1957, học giả Đào Duy Anh coi Văn hoá Đông Sơn là văn hoá đồ đồng và là văn hoá của người Lạc Việt được... nhau Văn hoá Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hoá trước đó Nguồn gốc bản để hình thành nên Văn hóa Đông Sơn đó là các giai đoạn "Tiền Đông Sơn" từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến Gò Mun Văn hóa Đông Sơn mối liên hệ mật thi t với các nền văn hoá phát triển cùng thời trên đất nước như văn hoá Sa Huỳnh (ở Trung Nam Bộ) và văn hoá. .. chuỗi Văn hoá Đông Sơn được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924 ở di tích làng Đông Sơn, Thanh Hoá, bên bờ phải sông Mã Địa bàn phân bố của loại hình chủ yếu thuộc lưu vực sông Mã, sông Chu, ranh giới phía Bắc của nó tiếp giáp với địa bàn của Văn hoá Đông Sơn loại hình sông Hồng Đặc trưng của loại hình sông Mã mang đặc trưng của Văn hoá Đông Sơn điển hình Đặc biệt những đồ đồng thuộc trung tâm Đông Sơn... (ở lưu vực sông Đồng Nai) Văn hoá Đông Sơn còn được coi là trung tâm phát triển của Đông Nam Á, mối tương quan với các trung tâm phát triển trong khu vực như trung tâm Đông Bắc (Thái Lan), trung tâm Điền (Vân Nam, Trung Quốc) Chính vì vây, đặc trưng bản của Văn hoá Đông Sơn là tính thống nhất trong đa dạng Đỉnh cao của Văn hoá Đông Sơn là nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn mà ở đó, người Việt đã hoàn... nhất so với niên đại văn hóa đồ đồng ở các nơi khác trong vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á Các sinh hoạt văn hóa của cư dân Đông Sơn được mô tả khá phong phú trên các hoa văn rất sắc nét của trống đồng Thật may mắn cho những trang sử được chạm khắc trên chất liệu đồng đã lưu giữ cho người Việt Đông Sơn một trong những chứng cứ về văn hóa Đông Sơn Các yếu tố thuộc về văn hóa ở Đông Sơn không hề bóng dáng... nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã ba lớp văn hóa chồng lên nhau là lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản địa vững chắc nên đã không... sống ở vùng nông thôn Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội Ngay cả những Việt kiều sống ở các nước văn minh, tiên tiến nhất thế giới, vẫn giữ nhiều nét đặc biệt của nông thôn Việt Nam Xét về mặt tổ chức xã hội, làng xã và quốc gia Việt Nam là hai đối tượng quan trọng nhất đối với người Việt và được tổ chức chặt chẽ nhất Chính vì thế mà người Việt thường nói... phải trên 50 tuổi, phải qua kỳ thi khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục Triều đình Lê đã cấm quý tộc quan lại xây chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ, cấm quan liêu trong triều kết giao với tăng, đạo./ Câu 10: Đặc trưng Văn hóa Đông Sơn Phân tích vị trí của nền văn hoá này trong tiến trình hình thành và phát triển của văn hoá VN Văn hoá Đông Sơn là một nền văn hoá thời đại kim khí cách ngày... lý con người Việt Nam Tuy nhiên, điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hóa và tâm lý dân tộc Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn những điểm khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ Cùng cội nguồn văn hóa Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hóa Hán, nền văn hóa Việt Nam đã biến... Đông Nam Á” Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Chăm tuy những nét ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Indonesia, Khơme nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên sáng tạo trên cơ sở văn hoá bản địa Người Chăm một thời tôn thờ, đề cao Siva Ấn Độ nhưng Siva của người Chăm không giống Siva Ấn Độ, Siva Chăm vẫn hướng về nữ tính, gần gũi với tín ngưỡng thờ mẫu (Inư) của người Chăm và luôn . tộc luôn hoà hợp lẫn nhau trong văn hoá cồng chiêng mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc mình, không có hiện tượng loại trừ hay đồng hoá văn hoá của nhau trong sinh hoạt văn hoá cồng. vay mà không trả. Sự giao lưu và tiếp biến văn hoá là đem những cái tốt đẹp trong văn hoá của nhân loại hoà vào và phát triển cùng văn hoá dân tộc, nâng tầm văn hoá dân tộc lên, đưa văn hoá dân. nguồn gốc từ văn hoá Sơn Vi và đóng góp vào sự hình thành một số văn hoá đá mới ở Việt Nam như: Đa Bút, Cái Bèo, Quỳnh Văn; đồng thời đóng góp vào việc tạo dựng sắc thái văn hoá Đông Nam Á thống

Ngày đăng: 10/04/2014, 12:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu 2: Nội dung cơ bản của không gian văn hoá và bản sắc văn hoá, phân tích Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:

  • - Không gian văn hoá là những di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, nó chứa đựng những giá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại, nó có những nét đặc trưng cơ bản về đời sống xã hội, kinh tế, phong tục tập quán của mổi dân tộc.

  • - Bản sắc văn hoá là khái niệm bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt các đặc điểm làm nên diện mạo, sắc thái văn hóa riêng của dân tộc. Về nội hàm, bản sắc văn hóa là tổng hòa các giá trị, các yếu tố vừa đa dạng, vừa lâu dài, không ra đời một cách ngẫu nhiên, mà hình thành, khẳng định và phát triển như sản phẩm của điều kiện kinh tế, địa lý, của quá trình dựng nước và giữ nước, của quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa "nội sinh" kết hợp với tiếp thu có chọn lọc một số yếu tố tinh hoa văn hóa "ngoại sinh". Bản sắc văn hóa vừa gắn với những giá trị cơ bản, cốt lõi làm nên cốt cách của dân tộc, vừa được biểu thị trong sinh hoạt hằng ngày. Ðể có các giá trị thiêng liêng làm nên bản sắc văn hóa, dân tộc phải đổ mồ hôi và cả máu mới có được.

  • Nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực phương Nam là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với nhiều con sông lớn chứa đầy nước ngọt quanh năm, cá là một trong số những sản vật chủ yếu nhất mà thiên nhiên nơi đây ban tặng cho người dân. Cá ở đây phong phú về chủng loại, dồi dào về số lượng

    • Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát và lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan