Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008-2010)

51 1.6K 6
Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008-2010)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giai đoạn hiện nay. Tỉ lệ bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam ở mức cao, cứ 3 người phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người(34%) cho biết họ đã từng bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục.Nếu xem xét đến cả 3 hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có hơn một nữa(58%)phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực kể trên.Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm dụng. Bạo lực gia đình đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tin thần của người phụ nữ. Cứ 4 người phụ nữ bị chồng bạo hành về thể chất và tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nữa số này cho biết họ đã bị thương tích nhiều lần. So với những người phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những người bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật, sức khỏe kém hơn gấp 2 lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần. Những thực trạng và hậu quả như vậy, đã gây những hệ lụy xấu đến chính những gia đình có tình trạng bạo lực và cho xã hội. Nam Đông là huyện miền núi phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một huyện nghèo, 7/10 xã được xét là đặc biệt khó khăn và 6 xã có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Mặc dù dân số ít nhưng địa bàn phức tạp, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Địa bàn huyện chỉ có một tuyến đường thông thương ra ngoài. Đời sống nhân dân còn duy trì những phong tục tập quán lạc hậu. Đó chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bạo lực ở vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những công trình chuyên sâu để tìm hiểu rõ hơn về nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi. Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Từ năm 1980, chính phủ Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ(CEDAW). Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua vào tháng 11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.Qúa trình thực hiện đã đạt đươc những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Do đó, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu nghiêm túc về bạo lực gia đình và tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm hạn chế tình trạng bạo lực đối với phụ nữ miền núi hiện nay.

Đề tài nghiên cứu khoa học A. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giai đoạn hiện nay. Tỉ lệ bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam ở mức cao, cứ 3 người phụ nữgia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người(34%) cho biết họ đã từng bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục.Nếu xem xét đến cả 3 hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có hơn một nữa(58%)phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực kể trên.Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm dụng. Bạo lực gia đình đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tin thần của người phụ nữ. Cứ 4 người phụ nữ bị chồng bạo hành về thể chất và tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nữa số này cho biết họ đã bị thương tích nhiều lần. So với những người phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những người bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật, sức khỏe kém hơn gấp 2 lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần. Những thực trạnghậu quả như vậy, đã gây những hệ lụy xấu đến chính những gia đìnhtình trạng bạo lực và cho xã hội. Nam Đônghuyện miền núi phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một huyện nghèo, 7/10 xã được xét là đặc biệt khó khăn và 6 xã có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Mặc dù dân số ít nhưng địa bàn phức tạp, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Địa bàn huyện chỉ có một tuyến đường thông thương ra ngoài. Đời sống nhân dân còn duy trì những phong tục tập quán lạc hậu. Đó chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bạo lực ở vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những công trình chuyên sâu để tìm hiểu rõ hơn về nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi. 1 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 1 Đề tài nghiên cứu khoa học Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Từ năm 1980, chính phủ Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ(CEDAW). Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua vào tháng 11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.Qúa trình thực hiện đã đạt đươc những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Do đó, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu nghiêm túc về bạo lực gia đình và tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm hạn chế tình trạng bạo lực đối với phụ nữ miền núi hiện nay. 2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài của đề tài Đề tài hướng đến những mục tiêu như sau: -Nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi. -Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữhuyện Nam Đông,tỉnh Thừa Thiên Huế. -Tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nam Đông -Đánh giá được những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nam Đông -Đề xuất những giải pháp nhằm hạn của bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Tiên Huế Từ những mục tiêu trên đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau: -Làm sáng rỏ khái niệm đặc điểm của bạo lực gia đình. -Chỉ ra và phân tích các đặc điểm các hình thức bạo lực gia đình. -Nêu lên các hình thức và phương pháp đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. 2 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 2 Đề tài nghiên cứu khoa học -Chỉ rõ những hậu quảnạn bạo lực gia đình đã để lại cho phụ nữ, cho trẻ em và cho cả toàn xã hội. -Đề xuất những kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Nam Đông tỉnh thừa Thiên Huế. 3.Đối Tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá và xem xét về hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ địa bàn huyện Nam đông nói riêng, Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Phạm Vi nghiên cứu: Với mục đích đề tài đã được nêu trên, đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bạo lực gia đìnhhậu quảnạn bạo lực gia đình đã để lại cho phụ nữ Huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trên chủ yếu vào giai đoạn 2008_2010. 4.Ý Nghĩa của đề tài Về mặt lý luận: -Quá trình thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành quy định về việc triển khai thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình, những kết quả đạt được và chưa đạt được. -Trang bị kiến thức nâng cao hiểu biết về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình và luật phòng chống bạo lực gia đình. Về mặt thực triễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơ quan chức năng và cả xã hội có những cách nhìn khách quan đúng đắn và toàn diện về vấn đề bạo lực gia đình cũng như thực tiễn thực hiện luật bạo hành gia đình trên địa bàn huyện Nam Đông nói riêng và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.Từ đó các cơ quan có chức năng thẩm quyền có thể đưa ra những phương pháp cũng như cách thức nhằm thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi bạo lực. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 3 Đề tài nghiên cứu khoa học Để thực hiệ đề tài “Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi_thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008- 2010)”. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sữ. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phân tích, giải thích, thống kê, tổng hợp, khảo sát thực tế. 6. Cơ cấu của đề tài khoa hoc Đề tài gồm có 3 phần: A.PHẦN MỞ ĐẦU B.PHẦN NỘI DUNG: Gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bạo lực gia đình Chương 2:Thực trạnghậu quả của bạo lực gia đình đồi với phụ nữ huyện Nam Đông ở giai đoạn năm 2008 đến 2010. Chương 3:Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. C.PHẦN KẾT LUẬN  TÀI LIỆU THAM KHẢO  PHỤ LỤC 4 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 4 Đề tài nghiên cứu khoa học B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1. Những vấn đề lý luận về bạo lực gia đình 1.1.1. Khái niệm về gia đìnhbạo lực gia đình 1.1.1.1. Khái niệm gia đình Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không giống với bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen giũa các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa… Những mối liên hệ của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ va con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác:cô, gì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể…Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh như : có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đìnhđóng góp cho xa hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát. Bản thân khái niệm về gia đình cũng như các nhận thức về gia đình của mọi xã hội đều không phải là nhất thành bất biến. Thực tế chỉ rõ trong sự thuật biến đổi của khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn cầu, thiết chế gia đình ở mọi nơi trên thế giới cũng đang biến đổi một cách mạnh mẽ, nhanh chống và sâu sắc. Theo đó gia đình được định nghĩa “là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội thu nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con người bởi tính cộng đồng về sinh hoạt trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của thành viên cũng như để thể hiện tính tất yếu của xã hội về phát triển sản xuất con người”. Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này(Điều 8, luật hôn nhân và gia đình năm 2000) 5 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 5 Đề tài nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người có cùng tên trong một sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà Dù gia đình được định nghĩa như thế nào thì chung quy lại, gia đình là một thiết chế xã hội trong đó các thành viên trong gia đình,được xây dựng trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và được gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tái sản xuất ra con người 1.1.1.2Khái niệm bạo lực gia đình Theo định nghĩa của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993 được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi.Theo đó, bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở một giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tỳ tiện sự tự do, dù xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư. Bộ luật của bang Georgia(Mỹ)số 19-13-1 định nghĩa bạo lực trong gia đình là một số hành vi tội phạm thực hiện giữa những người có quan hệ với nhau. Các hình thức tội phạm bao gồm hành hung, dọa nạt, rình rập, phá hoại tài sản mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập mang tính tội phạm, và bất cứ tội hình sự nào khác. Các hành vi diễn ra giữa những con người có liên hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của cùng một đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những người ngoài hiện đang hoặc đã sống chung trong một gia đình. Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần, bạo hành tình dục và cả bạo hành về kinh tế. Những hành vi bạo lực gia đình gây ra để lại nhiều tổn hại đối với cộng đồng xã hội, đối với con người, đặc biệt đối với phụ nữ- đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bạo lực gia đình. 6 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 6 Đề tài nghiên cứu khoa học Phụ nữđối tượng chủ yếu hứng chịu bạo lực gia đình, vì vậy các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh , gây hại hơn là suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di chứng và hậu quả của bạo lực gia đình. Không chỉ thế, phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác dụng của các hành vi bạo lực về tình dục. Trong khi đó, tổn thất cho việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình là không nhỏ, bao gồm nhiều khoản chi phí cho các dịch vụ hổ trợ pháp luật; cho công tác tuyên truyền; y tế, giáo dục, và cũng không hề sai lầm khi cho rằng bạo lực gia đình là một thảm kịch quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa về bạo lực đối với phụ nữ.Theo định nghĩa của liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ là: “Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ một hành động bạo lực trên cơ sở giới mà gây hậu quả hoặc có khả năng gây hậu quả tổn thương hoặc đau đớn về thể chất tình dục hoặc tâm lý đối với phụ nữ bao gồm cả việc đe doạ thực hiện những hành động đó, ép buộc hoặc tước đoạt tự do một cách độc đoán, xảy ra trong xã hội hay trong cuộc sống riêng tư”(điều1) 1.1.2. Các hình thức của bạo lực gia đình Phân loại các loại hình bạo lực gia đình là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên lại hết sức quan trọng bởi nó cho phép mô tả đa diện thực trạng vấn đề để tìm ra phương cách hữu hiệu cho phép khắc phục thực trạng vấn đề. Dựa theo kết quả các nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình có thể chia bạo lực gia đình theo 4 hình thức: Bạo lực thể xác; Bạo lực tinh thần; Bạo lực tình dục; Bạo lực kinh tế; 7 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 7 Đề tài nghiên cứu khoa học 1.1.2.1 Bạo lực thể xác Theo luật mẫu của liên hợp quốc bạo lực thể xác bao gồm bất cứ hành vi nào gây ra thương tích về mặt thể chất hoặc tổn thương thân thể ở bất kỳ mức đội nào. Theo tài liệu của Viện Khoa học xã hội: Bạo lực thể xác là hành vi cưỡng bức thân thể, đánh đập nhằm gây thương tích cho nạn nhân hoặc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như ngăn ngừa họ không được tiếp cận các nhu cầu vật chất thiết yếu như: ăn uống, nghĩ ngơi, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 của Việt Nam cũng đã nêu: Hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng” được xem là hành vi bạo lực gia đình về mặt thể xác. Những hành vi bạo lực về thể xác thường sử dụng sức mạnh cơ bắp hoặc công cụ ( thậm chí cả vũ khí) để gây ra sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân và mức độ có thể từ nhẹ tới nặng: thờ ơ; đánh đau, gây thương tích ở khu vực khó phát hiện; đấm đá; gây thương tích nặng không cho nạn nhân đi chữa trị; dùng phương tiện có dự định( dao, súng ) ;giết. Hành vi bạo lực thể xác mà phụ nữ thường gặp là tát hoặc ném đồ vật gì đó từ phía họ. Tỉ lệ hành vi bạo lực này trong đời người phụ nữ tại Việt Nam là 28,6% và tỉ lệ hiện tại của hành vi này là 5,3%.Tỉ lệ phụ nữ Việt Nam bị chồng đánh đấm trong đời là 11,8%. Phụ nữ bị tát, xô, đẩy(không có những hành vi nghiêm trọng hơn) được xếp vào nhóm bị bạo lực ở mức độ nhẹ và những người bị đấm đá kéo lê hoặc đe dọa dùng vũ khí được coi là bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng.Thường thì phụ nữ phải gánh chịu nhiều hành vi bạo lực thể xác chứ không phải đơn thuần 1 hành vi. Trên thực tế không chỉ có những người trình độ văn hóa thấp mà cả những người có trình độ văn hóa tương đối cao, có địa vị trong xã hội cũng là nạn nhân của bạo lực trong gia đình. Trong đó bạo lực thể xác đối với người phụ nữ là rõ 8 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 8 Đề tài nghiên cứu khoa học nhất .Mặt khác, bạo lực về thể xác đối với phụ nữ ở nông thôn cao hơn so với thành thị và phần lớn là tập trung vào các gia đình có chồng trình độ hoc vấn thấp, làm nông nghiệp. Bạo lực thể xác để lại hậu quả rất nghiêm trọng , nó không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của người phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ con trong gia đình. Gia đình không hòa thuận, cha mẹ đánh đập nhau sẽ tác động không không tốt đến tư tưởng, làm mất niềm tin của con trẻ vào cha mẹ của mình.V.AXukhômlinkini đã nhận xét:”những đứa trẻ tốt thong gia đình mà bố mẹ chúng yêu thường lớn lên trong gia đình mà bố mẹ chúng yêu thương nhau thực sự, cũng biết yêu thương và tôn trọng người khác.Ở những đứa trẻ đó có sự yên tỉnh trong tâm hồn, một tam hồn mạnh khỏe, khỏe khoắn, vững chắc, một niềm tin chân thành vào điều kiện”. Như vậy,có thể thấy rằng bạo lực thể xác là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng ly hôn hiện nay, đẩy nhiều gia đình đến bờ vực khủng hoảng và tan vỡ, trẻ em thì xa vào con đường tội phạm. 1.1.2.2 Bạo lực tinh thần Bạo lực về tinh thần là loại hình bạo lực không sử dụng đến vũ lực để tác động lên thể xác của nạn nhân mà chỉ tác động lên tinh thần của nạn nhân như:chì triết, mắng chửi,lăng mạ, xỉ nhục, tỏ thái dộ lạnh lùng, không nói chuyện, không quan tâm. Bạo lực về tinh thần cũng là một loại hình bạo lực không kém phần nghiêm trống so với bạo lực về thể xác, số động phụ nữ đếu cho rằng: ảnh hưởng của bạo lực tinh thần thường nặng nề hơn bạo lực thể xác.Liên quan đến vấn đề này thì luật phòng chống bạo lực gia đình có nêu lên một số hành vi bạo lực tinh thần như: “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý và gây hậu quả nghiêm trọng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm ” Một số những hành vi bạo lực tinh thần : 9 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 9 Đề tài nghiên cứu khoa học -Dùng lời nói để mắng nhiếc, đay nghiên nạn nhân; -Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết; -Xúc phạm nhân phẩm, hạ thấp uy tín( tiết lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm ảnh hưởng đến danh dự, cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác ) -Cấm đoán( quyền được chăm sóc con cái, người thân,dược làm việc, được tham gia vào công tác xã hội, quyền được giao tiếp, quyền được quyết định ) -Cô lập không cho tiếp xúc với người khác; -Đe doa, gây áp lực tâm lý; -Nhốt, giam hãm; -Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; -Buộc tội, nghi ngờ, thedo dõi; -Phớt lờ cảm xúc của người khác, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt; -Chê bai, chế nhạo, hạ thấp giá trị trước mặt người khác; -Chửi mắng, mang tên bố mẹ của nạn nhân ra nguyền rủa; -Bị đe dọa hoặc dọa nạt bằng bất cứ cách nào(đập phá đồ đạc, bị hăm dọa đánh đập hoặc đánh đập người thân ) Bạo lực tinh thần gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nạn nhân, gây tổn thương trực tiếp lên nạn nhân và ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình đặc biệt là trẻ em.Những tiểu xảo trong bạo lực tinh thần có thể ngày càng làm cho không khí trong gia đình trở nên căng thẳng hơn và sẽ khiến tâm lý trẻ bất ổn định, gây lệch lạc về nhận thức cũng như sự phát trển về thể chất của trẻ.Dần dần một cách không ý thức, trẻ học theo cách hành xử của những người cha(người mẹ) cuối cùng khi đã làm chồng(vợ) họ lại lặp lại mô hình hành xử đã bị tiêm nhiễm.Đây thực sự là một nguy cơ đe dọa đến nền tảng của gia đình trong xã hội hiện đại. Với bạo lực thể xác, nổi đau đớn thể hiện rõ ràng trên cơ thể người phụ nữ nhưng với bạo lực về tinh thần thì vết thương ấy nông sâu như thế nào không ai 10 Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nga 10 [...]... bản thân và gia đình Với phụ nữnạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có xảy ra tình trạng bạo lực gia đình thì việc phòng chống bạo lực gia đình là một cách đảm bảo quyền phụ nữ, là chổ dựa vững chắc cho hạnh phúc của gia đình Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những... đối tượng gây bạo lực gia đình đối với phụ nữ Phần 3: Các hình thức bạo lực đối với phụ nữ, những hậu quảphụ nữ phải gánh chịu khi bạo gia đình xảy ra đối với họ a) Khi xảy ra bạo lực gia đình đối với chính họ, phụ nữ thường có phản ứng Nội dung Tự vệ, tìm kiếm sự giúp đỡ Vẫn duy trì quan hệ với người gây Tần suất 85 57 Phần trăm(%) 73,9% 49,5% bạo lực để tránh bạo lực leo thang Châm ngòi bạo lực. .. ra kết quả như sau: Phần 1 :Thực trạng bạo lực gia đình thông qua khảo sát Bảng 1:Bảng số liệu về thực trạng bạo lực gia đình thông qua khảo sát Nội dung Thang đo Gia đình quý vị có xảy ra tình Có:dân tộc cơtu Có:dân tộc kinh trạng bạo lực gia đình không? Không Tần suất 6 9 100 Phần trăm 5.2% 7.8% 87% BIỂU ĐỒ 1: Thực trạng bạo lực gia đình thông qua phiếu khảo sát b) Bạo lực gia đình đối với phụ nữ xảy... chống bạo lực gia đình ở trong địa bàn huyện Nam Đông Sở văn hóa thông tin tỉnh thừa thiên huế cho biết trên địa bàn toàn tỉnh năm 2010 có 691 hộ gia đình có xảy ra tình trạng bạo lực gia đình trong đó huyện Nam Đông có 46 hộ gia đình Con số này so tỉ lệ với toàn tỉnh thì không cao chiếm 6.7% nhưng lại có khả năng gia tăng về số lương và mức độ Theo thông tin từ phiếu khảo sát, bạo lực gia đình đối với. .. thiết thực hơn 1.1.4 Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay Bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng ở mọi quốc gia, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25.11.2010 thì cứ 3 người phụ nữgia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người(34%) đã từng bị bạo hành... tạo nên nét văn hóa bản địa của một huyện miền núi Nam Đông 2.2 Thực trang của bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nam Đông qua khảo sát 2.2.1 Kết quả khảo sát người dân Nhóm thực hiện đề tài của chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra khảo sát đối với 150 phụ nữ tại thị trấn Khe Tre và xã Thượng Lộ thuộc huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế Số lượng phiếu khảo sát được phát ra 120 phiếu, số lượng phiếu... thị(56,2% so với 47,2%) và thông thường tỉ lệ bạo lực tinh thần cao hơn ở phụ nữ có trình độ học vấn thấp.Hình thức bạo lực tinh thần ngày càng còn có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Đặc biệt, đối với gia đình có trình độ học vấn cao thì baọ lực gia đình chủ yếu ở hình thức bạo lực tinh thần Theo số liệu khảo sát của nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình ở việt nam thì: Có khoảng 1/10 (9,9%) phụ nữ từng... ra đối với phụ nữ mang thai là rất trầm trọng.có tới 21,3% phụ nữ bị bạo lực thể xác đã từng bị xảy thai, trong khi đó tỉ lệ này ở phụ nữ không bị bạo lực là 15,9%.tỉ lệ phần trăm phụ nữ bị bạo lực thể xác đã từng nạo hút thai là 30,1% Trong khi đó tỉ lệ này ở phụ nữ không bị bạo lực chỉ có 21%.và có 15,7% phụ nữ bị bạo lực thể xác cho biết là con của họ bị chết sau khi sinh, tỉ lệ thai chết lưu ở phụ. .. 56,5% 77,4% 3,5% 49,6% 26,1% Biểu đồ 3: Hậu quả của nạn bạo lực gia đình để lại cho phụ nữ Phần 4: Công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương a) Để công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, gây được sự chú ý của các chị em phụ nữ thì việc tìm hiểu họ có quan tâm đến vấn đề bạo lực hay không có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác tuyên truyền 30 Người hướng... tỉ lệ thai chết lưu ở phụ nữ bị bạo lực thể xác là 4,7%[15,85] Từ những con số trên cho thấy, bạo lực về thể xác đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với người phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sức khỏe của chính con cái họ Theo nghiên cứu của quốc gia về bạo lực gia đình tại Viêt Nam, hình thức bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ có tỉ lệ là 53,6% trong . bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi. -Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Nam Đông,tỉnh Thừa Thiên Huế. -Tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình. huyện Nam Đông -Đánh giá được những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nam Đông -Đề xuất những giải pháp nhằm hạn của bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi huyện Nam. khoa học Để thực hiệ đề tài “Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi_ thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008- 2010)”. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp

Ngày đăng: 10/04/2014, 11:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan