ứng dụng của genomics và kỹ thuật chuyển gen trong cải tạo giống cây trồng

29 2.4K 11
ứng dụng của genomics và kỹ thuật chuyển gen trong cải tạo giống cây trồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ứng dụng của genomics và kỹ thuật chuyển gen trong cải tạo giống cây trồng

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC & KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT Đề tài: ỨNG DỤNG CỦA GENOMICS KỸ THUẬT CHUYỂN NẠP GEN TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY TRỒNG GVHD: ThS. Phạm Văn Lộc Danh sách nhóm: Nguyễn Khánh Dương 2008110036 Tống Thị Tường Vi 2008110356 Nguyễn Ngọc Luyến 2008110158 TP.HCM, ngày 26 tháng 3 năm 2014 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Sinh viên thực hiện Công việc phụ trách Thời gian thực hiện 1 NGUYỄN KHÁNH DƯƠNG Cây trồng biến đổi gen Những thành tựu triển vọng trong tạo giống cây trồng chuyển gen Ưu nhược điểm của cây trồng biến đổi gen Từ ngày 12/3 đến ngày 26/3/2014 2 NGUYỄN NGỌC LUYẾN Phương pháp chuyển gen Từ ngày 12/3 đến ngày 26/3/2014 3 TỐNG THỊ TƯỜNG VI Thư viện DNA Từ ngày 12/3 đến ngày 26/3/2014 Tổng hợp word Từ ngày 26/3 đến ngày 28/3/2014 2 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, nghiên cứu cấu trúc chức năng tổng thể của toàn bộ các gen (hệ gen, bộ gen, genome) của một cơ thể sống, từ sinh vật đơn giản nhất đến phức tạp nhất (người), là một hướng chuyên sâu khoa học công nghệ, được quan tâm cao độ có tầm quan trọng đặc biệt ở phạm vi toàn cầu. Đây là các nghiên cứu cơ bản, có tính đột phá, tạo cơ sở khoa học toàn diện cho đổi mới công nghệ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Khoa học hệ gen (Genome Science) hay nghiên cứu hệ gen (Genome Research), còn gọi là Hệ gen học (Genomics), là hướng nghiên cứu phát triển rất nhanh, không những ở các nền kinh tế hàng đầu, mà còn ở các nước đang phát triển. Từ hơn một thập kỷ qua, việc nghiên cứu đã đạt được những bước tiến đáng kể; trong đó lĩnh vực công nghệ tế bào thực vật cũng đã có những nghiên cứu đáng được ghi nhận. Một trong các kỹ thuật của công nghệ tế bào thực vật là kỹ thuật chuyển gen. Trước đây, để tạo một giống mới các nhà tạo giống thường sử dụng phương pháp truyền thống để tổ hợp các gen giữa hai cá thể thực vật tạo ra cá thể mang những tính trạng mong muốn. Phương pháp này được thực hiền bằng cách chuyển hạt phấn của cây này sang nhụy hoa của cây khác. Tuy nhiên phép lai chéo này bị hạn chế bởi nó chỉ thực hiện được từ các cá thể cùng loài (lai gần), còn lai giữa những cá thể khác loài (lai xa) thường bị bất thụ. Tuy nhiên lai gần cũng mất nhiều thơi gian để thu được kết quả mong muốn đồng thời có thể có những biến dị thông thường những tính trạng quan tâm không tồn tại trong những loài có họ hàng gần nhau. Kể từ năm 1984, người ta bắt đầu tạo được cây trồng chuyển gen đến nay đã có những bước tiến lớn. Nhiều cây trồng quan trọng chuyển gen ra đời như lúa, ngô, lúa mì, đậu tương, cà chua , khoai tây…Các gen được chuyểngen kháng vi sinh vật, virus gây bệnh, kháng côn trùng phá hoại, gen có khả năng sản xuất protein mới, gen chịu hạn… 3 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC Hình 1: Cậu bé đang ăn khoai tây ruột giàu beta-carotene. Các nhà khoa học đang sử dụng biến đổi gen để tăng cường tính chịu hạn khả năng chịu bệnh của khoai tây để phát triển trong điều kiện khô cằn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nguồn: Hình ảnh củaTrung tâm khoai tây quốc tế (CIP) năm 2006; (www.ifpri.org/media/ HPNairobi / BoyEating_OFSP.jpg) Kỹ thuật chuyển gen cho phép người tạo giống cùng lúc đưa vào một loại cây trồng những gen mong muốn có nguồn gốc từ những cơ thể khác nhau, không chỉ giữa các loài có họ hàng gần nhau mà còn ở những loài rất xa nhau. Phương pháp này cho phép nhà tạo giống thu được giống mới nhanh hơn vượt qua những giới hạn của kỹ thuật tạo giống truyền thống, đạt một bước tiến lớn trong ngành công nghệ sinh học thực vật. Có thể nói công nghệ chuyển gen là một hướng công nghệ cao của công nghệ sinh học hiện đại phục vụ sản xuất đời sống. Triển vọng của công nghệ chuyển gen thực vật là rất lớn, cho phép tạo ra các giống cây trồng mang đặc tính di truyền hoàn toàn mới có lợi cho con người mà trong chọn giống thông thường phải trông chờ vào đột biến tự nhiên. Đối với sự phát triển của công nghệ sinh học trong thế kỷ XXI thì công nghệ chuyển gen sẽ có một vị trí đặc biệt quan trọng. 4 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC NỘI DUNG 1. Thư viện DNA: Nhằm đáp ứng mục tiêu ứng dụng genomics trong cải tiến giống cây trồng người ta cần có một cơ sở vật chất về genome một cách căn bản đầy đủ. Đó là thư viện các “DNA clone”. Yêu cầu tối thiểu DNA clone phải có là: • Bản đồ liên kết gen ở mức độ phân tử trên từng nhiễm sắc thể • Một thư viện DNA đủ lớn • Một hệ thống chuyển nạp có khả năng mang một số lượng lớn gen mục tiêu chuyển vào các cây được cải biên về di truyền. Bản đồ phải đáp ứng điều kiện phủ kín trên nhiễm thể. Bản đồ RFLP, EST, SSR, SNP sẽ cung cấp cho chúng ta những so sánh về kết qủa áp dụng để chúng ta lựa chọn. Thư viện DNA sẽ có thể cho hiệu qủa tốt hơn gấp đôi nếu đó là thư viện BAC với kích thước DNA gắn vào vectơ lớn hơn 100 kb (Gale 2002). 1.1 Kỹ thuật nhân bản gen: Có nhiều cách để nhân bản những gen mục tiêu, trong đó nhân bản gen bằng kỹ thuật PCR là thường sử dụng nhất. • Kỹ thuật PCR: PCA là chữ viết tắt của cụm từ Polymerase Chain Reaction (phản ứng chuỗi trùng hợp – phản ứng khuếch đại gen). Đây là kỹ thuật của sinh học phân tử cho phép nhân lên một đoạn gen DNA mong muốn từ hệ gen DNA của cơ thể sinh vật thành nhiều bản sao, kỹ thuật này được nhà khoa học người Mỹ - Kary Mullis cộng sự phát minh năm 1985 tại công ty Cetus, mặc dù nguyên tắc này đã được mô tả chi tiết trước một thập niên bởi Khorana cộng sự (Kleppe ctv, 1971; Panet ctv, 1974) được giới thiệu lần đầu tại Hội thảo lần thứ 51 ở Cold Spring Harbor vào năm 1986 ông đã nhận giải Nobel 5 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC Hóa sinh học vào năm 1993. Kể từ đó tạo nên một tác động to lớn đối với các nghiên cứu sinh học trên toàn thế giới.  Nguyên lý: o Nguyên lý nhân gen trong tế bào: DNA là vật chất di truyền của cơ thể sống quy định lên đặc tính của cơ thể (ngoại trừ một số loại virus có vật chất di truyền là RNA). Đối với những sinh vật có cấu trúc tế bào nhân chuẩn, các phân tử DNA tồn tại dưới dạng kết hợp với protein thành các nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Ngoài ra, tại các cơ quan tử như ty thể, lạp thể (ở thực vật) cũng chứa DNA ở dạng plasmid. Các phân tử DNA ở những tế bào hoạt động bình thường chỉ được nhân bản trong quá trình phân bào nguyên nhiễm. Để thực hiện được quá trình này, đòi hỏi phải có mặt enzyme DNA polymerase, sự tham gia của các đoạn mồi có trình tự bổ sung gắn vào sợi DNA khuôn các dNTDs làm nguồn cung cấp nucleotide. Trong quá trình phân bào nguyên nhiễm, các sợi DNA kép được tháo xoắn thành các sợi DNA sợi đơn. Dưới tác động của enzyme DNA polymerase quá trình tổng hợp DNA được xảy ra theo lần lượt các nucleotide vào đoạn mồi để kéo dài chuỗi theo nguyên tắc bổ sung với khuôn DNA. o Nguyên lý của kỹ thuật PCR: Kỹ thuật tổng hợp DNA ngoài cơ thể cũng tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của sao chép DNA trong cơ thể nhưng có sự khác biệt: + Dùng nhiệt độ cao tháo xoắn thay cho enzyme helicase + Kết hợp với enzyme DNA polymerase chịu nhiệt để tổng hợp DNA mới trong môi trường thích hợp. + Hệ thống điều nhiệt thích hợp cùng với các đoạn mồi được thiết kế chuyên biệt chủ động. Phương pháp PCR cho phép tổng hợp rất nhanh chính xác từng đoạn DNA riêng biệt. Đây thực sự là phương pháp hiện đại thuận tiện cho việc xác định sự có mặt của một gen nào đó trong tế bào với độ chính xác cao. Phương pháp này dựa trên hoạt tính sinh học ở nhiệt độ cao của DNA polymerase trong vi sinh vật ưa nhiệt (vi khuẩn sống trong các suối nước nóng). Phần lớn các DNA polymerase chỉ làm việc ở nhiệt độ thấp, nhưng ở nhiệt độ thấp DNA xoắn chặt vì vậy DNA polymerase không có nhiều khả năng làm biến tính phần lớn các sản phẩm của phân 6 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC tử. Nhưng khi các polymerase chịu nhiệt này hoạt động ở nhiệt độ rất cao có thể lên đến 100 o C thì các DNA sẽ bị biến tính (DNA dạng xoắn sẽ duỗi xoắn). Một phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm ba giai đoạn: giai đoạn biến tính, giai đoạn bắt cặp, giai đoạn kéo dài. Trước đây, khi chưa có máy chu kỳ nhiệt, để thực hiện phản ứng PCR những trở ngại khó khăn: + Lúc đầu enzyme Klenow polymerase được sử dụng bị phân hủy ở 95 o C nên phải thêm enzyme vào sau mỗi chu kỳ ở giai đoạn phân tách chuỗi DNA. + Để thay đổi chu kỳ nhiệt phải thay đổi 3 water bath ở 3 nhiệt độ khác nhau, thay đổi chu kỳ nhiều như vậy có thể dẫn đến sai sót khi đếm số chu kỳ thực hiện khi số chu kỳ lặp lại nhiều lần. Việc tìm ra enzyme Taq polymerase máy PCR tự động thay đổi cacs chu kỳ nhiệt giúp cho kỹ thuật này phát triển mạnh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu (McPherson ctv., 1992). Ngoài ra, một kỹ thuật mới về “map-based cloning” được phát triển gần đây, đó là kỹ thuật “deletion tilling”. Kỹ thuật này bao gồm: (1) tạo ra số lượng phân tử bị mất đoạn, trong đó có gen mục tiêu, (2) sử dụng đoạn phân tử chồng lấp tối thiểu để xác định gen ứng cử viên trong khi mô phỏng (trường hợp genome lúa mì). Phương pháp này có thuận lợi là không cần biến dị của gen mục tiêu hoặc vùng kế cận của nó. Hiện nay CGIAR rất chú ý đến việc ứng dụng của kỹ thuật cải tạo giống. 1.2 Microarray: Những gen tốt cũng có thể được thể hiện trong kỹ thuật phân tích microarray. Những gen nhạy cảm với stress, sự thể hiện gen xảy ra khi bị stress, trở nên rất lý tưởng cho nghiên cứu microarray. Thí nghiệm có tính chất điển hình về mảng của EST với RNA được ly trích trongcây bị tổn thương do stress, cây không bị stress, đã được thiết kế để tìm hiểu về hiệu qủa của phân tích microarray. Người ta dự đoán có khoảng 25.000 gen trong genome cây Arabidopsis 50.000 gen trong genome cây lúa sẽ được 7 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC phát hiện đầy đủ trong một tương lai gần (Gale 2002). Microarray được hình thành từ bộ sưu tập EST từ thư viện cDNA, hoặc cDNA được sưu tập trên mô bị stress (do khô hạn, mặn, thiếu lân, độ độc nhôm, v.v ). Thí dụ trong cây lúa, 10% gen sẽ điều tiết tăng hoặc giảm trong vòng 1 giờ sau khi chúng bị xử lý trong môi trường mặn (Kawasaki ctv. 2001). Người ta sẽ phát triển công nghệ tạo các "microarray" hay "gene chips" trong nghiên cứu genome về chức năng. Những chips sinh học này rất hữu dụng trong tương lai gần để tìm ra những gen mục tiêu có tính chất ứng cử viên (candidate genes) đối với từng tính trạng mong muốn. Đây là bước đột phá có tính chất lịch sử trong qúa trình phát triển ngành di truyền phân tử của loài người. Nhiều dòng đột biến mất đoạn, dòng du nhập gen cho năng suất cao, có thể trồng ở nơi thiếu nước. Nhiều dòng thể hiện tính chống chịu hạn mặn rất tốt. Những nghiên cứu về chức năng như vậy cho phép chúng ta hiểu rõ hơn: làm thế nào cây trồng có thể thích ứng với các stress, tìm ra các gen hữu ích cho công tác lai tạo giống. Theo Tiến sĩ Leung, có hơn 100 gen giúp cây lúa kiểm soát tính kháng bệnh hại đã được tìm thấy để tạo ra giống lúa kháng bệnh tốt hơn. Kỹ thuật mới về "microarray" bao gồm một sự tập trung khoảng 20.000 gen trên một trình tự. Người ta còn gọi đó là "chip" đóng vai trò như một cảm biến để tìm ra những thông tin di truyền cần thiết. Phương pháp này cho phép chúng ta có thể lai cùng một lúc với rất nhiều "probe". "Probe" là những chuỗi tự của cDNA, có nguồn gốc từ các gen chống chịu với mức độ stress khác nhau. Phân tử mRNA đối với tính trạng chống chịu stress nào đó được chuyển mã ngược thành cDNA. Phân tử cDNA này được dùng để lai với "microarray", sau đó người ta xác định những "bản sao" dương tính. Thông qua nhiều giai đoạn phát triển, sau qúa trình bình thường hóa, người ta phải đảm bảo rằng những chuỗi tự này đồng nhất, sẵn sàng được xác định trên trình tự hoặc trên màng. Chip sinh học này có thể được đóng hoặc mở khi cây ở điều kiện bình thường hoặc bị stress. Phương pháp này không chỉ xác định gen mong muốn mà còn tìm hiểu cả qúa trình thể hiện gen. 2. Chuyển nạp gen ở thực vật: Mục đích của công nghệ gen ở thực vật là tạo ra những cây biến đổi gen có những đặc tính mới, các DNA ngoại lai được đưa vào tế bào thực vật tồn tại bền vững trong hệ gen (genome). 8 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC Kỹ thuật chuyển nạp gen hiện đã trở nên thông dụng cho hầu hết các loài cây trồng, nhưng hiệu qủa của nó vẫn còn là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu cải tiến. Đặc biệt đối với cây một lá mầm, hiệu qủa chuyển nạp gen đạt được khó hơn so với cây hai lá mầm. Những cố gắng đầu tiên sẽ là công việc kiến trúc alen của gen mục tiêu gắn với promoter có chức năng kiến tạo, thí dụ CaMV35S trong qúa trình chuyển nạp gen. Những xét nghiệm về “transgenic” đầu tiên bao gồm kiến trúc dây “antisense”, sao cho thông tin được thể hiện như mong muốn. Những xét nghiệm sau cùng sẽ là xem xét khả năng của những alen đặc biệt của gen trong kiến trúc tương thích với những promoter thể hiện chức năng hoạt động ở mô, ví dụ mô rễ, mô hạt ở trong một giai đoạn phát triển nào đó, nhằm đạt được yêu cầu đề ra từ ban đầu. Có hai hình thức chuyển gen chủ yếu là chuyển gen trực tiếp chuyển gen gián tiếp: - Chuyển gen trực tiếp: • Hấp thu DNA • Siêu âm • Lyposome • Dùng xung điện • Tia laze • Vi tiêm • Sung bắn gen • Qua ống phấn • Dùng silicon carbide - Chuyển gen gián tiếp nhờ vi khuẩn: • Nhờ Agrobacterium • Nhờ virus 2.1 Các phương pháp chuyển gen gián tiếp: 2.1.1 Chuyển gen gián tiếp nhờ Agrobacterium tumefacien: Sử dụng vi sinh vật đất Agrobacterium (là vi khuẩn gram âm) để chuyển gen vào thực vật là phương pháp hiệu quả phổ biến nhất hiện nay nhờ vào khả năng gắn gen ngoại lai vào hệ gen thực vật một cách chính xác ổn định.  Nguyên lý: 9 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC Sử chuyển gen ở thực vật sử dụng A. tumefaciens dựa trên nguyên lý như hình sau: Agrobacterium mang plasmid gây khối u ở thực vật, plasmid này chứa gen vir vùng cần chuyển (T-DNA). Gen quan tâm được chèn vào vùng (T-DNA). Các tế bào tổn thương thực vật tiết ra hợp chất bảo vệ, hợp chất này kích thích sự biểu hiện gen vir ở Agrobacterium. Vir protein tạo ra T-strand từ vùng T-DNA trên T-plasmid. Sau đó vi khuẩn gắn vào tế bào thực vật. T-strand một số protein vir chuyển vào tế bào thực vật qua kênh vận chuyển. Trong tế bào thực vật, các protein vir tương tác với T-strand tạo ra phức hệ (T-conplex). Phức hệ này vào nhân tế bào thực vật, T-DNA chèn vào bộ gen thực vật biểu hiện gen mong muốn. Hình 2: Cơ chế chuyển gen gián tiếp nhờ Agrobacterium tumefaciens 10 [...]... gen: Chuyển gen mã hoá cho protein vỏ của virut Chuyển gen tạo các ribozyme (enzyme phân giải virus) Chuyển các gen đối mã với RNA của virus - Trong đó kỹ thuật chuyển gen mã hóa vỏ protein của virus thường được dung phổ biến Virus có cấu tạo 2 phần: Phần lõi là Axit nucleic ( DNA hoặc RNA) phần vỏ là protein Khi có mặt gen mã hóa protein vỏ của virus trong tế bào của cây thì sẽ gây hiệu ứng kìm hãm... đối chứng (phải) 5.4 Chuyển gen thay đổi hàm lượng chất lượng các chất dinh dưỡng của cây 5.5 Chuyển gen tạo giống hoa nhiều màu sắc 6 Ưu điểm nhược điểm của cây trồng biến đổi gen 6.1 Ưu điểm: Hiện nay, những lương thực thực phẩm do công nghệ sinh học tạo ra đã có mặt trên thị trường Những cầy trồng biến đổi gen vẫn giống những cây trồng truyền thống nhưng chúng có them 1 số đặc điểm cải thiện:... đổi gen: 3.1 Khái niệm cây trồng biến đổi gen: Cây trồng biến đổi gencây trồng mới được được áp dụng kỹ thuật di truyền hiện đại để làm biến đổi cấu trúc ADN của nhân tế bào nhằm tạo ra các tính trạng mới theo ý 16 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC muốn của con người như tính kháng sâu bệnh, tính thích nghi, phẩm chất, màu sắc của nông sản Về bản chất của cây trồng biến đổi gen. .. thường dùng kết hợp với các phương pháp chuyển gen nhờ Agrobacterium để tặng hiệu quả của sự tiếp xúc của vi khuẩn vào trong tế bào thực vật, giúp làm tăng hiệu quả chuyển gen lên 100 – 1400 lần • Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn: DNA theo đường ống phấn chui vào bầu nhị cái tạo ra sự chuyển gen ngay sau khi hạt phấn mọc qua vòi nhị sự thụ tinh xảy ra Sự chuyển gen qua ống phấn tốt nhất được thực... lịch sử của nông nghiệp hiện đại Trong năm 2010, các nước đã phát triển các loại cây trồng biến đổi gen nhất là Hoa Kỳ (45%), Brazil (17%), Argentina (15%), Ấn Độ (6%), Canada (6%), Trung Quốc (2%), Paraguay (2%), Pakistan (2%), Nam Phi (1%) Uruguay (1%) Tại Mỹ trong năm 2010 cây trồng giống biến đổi gen đã chiếm: 93% diện tích trồng đậu tương, 93% bông, 86% ngô 95% của củ cải đường Trong đó giống. .. tích rộng lớn của Mỹ hoặc Trung Quốc), rõ ràng điều đó cho thấy cây trồng biến đổi gen đang được chấp nhận phát triển mạnh 18 CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT GVHD: Th.S PHẠM VĂN LỘC Hình 7: Tốc độ phát triển của cây trồng biến đổi gen 3.2.2 Trong nước Tại Việt Nam, cây trồng biến đổi gen đã được đầu tư nghiên cứu khảo nghiệm từ năm 2006 sau khi “Chương trình trọng điểm phát triển ứng dụng công nghệ... Chuối chuyển gen có hàm lượng sắt beta-caroten cao Để hạn chế tình trạng này các chuyên gia ở ĐH Bách khoa Queenland (Australia) đã lai tạo cho ra đời giống chuối chuyển gen có tên là Cavendish Banana, có hàm lượng sắt beta carotene cao Giống chuối mới này hiện đang được trồng thử nghiệm tại Australia và sẽ đưa sang trồng tại Uganda vào cuối năm 2011 5 Các hướng chính tạo cây trồng chuyển gen. .. Sử dụng những viên đạn có kích thước nhỏ (1 – 1,5 μm), có tỉ trọng cao (thường là tungsten hay vàng) để đạt được một gia tốc cao khi đi xuyên qua vỏ màng tế bào => đưa lớp DNA bọc bên ngoài của viên bi tiếp cận với bộ máy di truyền của tế bào Sau khi bắn, tách các mô, tế bào nuôi cấy invitro để tái sinh cây Các gen cần chuyển có thể tái tổ hợp vào hệ gen của cây, từ đó tạo thành cây chuyển gen. .. LỘC Hình 3: Quy trình chuyển gen sắc tố beta-caroten từ cà rốt sang lá cây cà chua nhờ Agrobacterium, sau đó nhân giống cây cà chua mới với đặc tính được tăng cường betacaroten (theo tờ “Your World”)  Sử dụng Agrobacterium để chuyển gen đã thu được nhiều kết quả , đặc biệt là chuyển gen vào lúa mì các cây lương thực quan trọng Nhiều giống lúa chuyển gen có giá trị đặc biệt như giống lúa Golden Rice... của củ cải đường Trong đó giống đậu tương biến đổi gen được ghép vào gen kháng thuốc diệt cỏ glyphosate Bông ngô được chuyển vào cả 2 gen chống thuốc diệt cỏ glyphosat gen diệt côn trùng BT (được chuyển từ loài vi khuẩn Bacillus thuringiensis) Năm 2010 là kỷ niệm 15 năm thương mại hóa cây trồng biến đổi gen, 1996-2010 Diện tích cây trồng biến đổi gen (tính theo luỹ kế) giai đoạn 1996-2010 vượt 1 . TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC & KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT Đề tài: ỨNG DỤNG CỦA GENOMICS VÀ KỸ THUẬT CHUYỂN NẠP GEN TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY TRỒNG GVHD: ThS. Phạm Văn. thực hiện 1 NGUYỄN KHÁNH DƯƠNG Cây trồng biến đổi gen Những thành tựu triển vọng trong tạo giống cây trồng chuyển gen Ưu nhược điểm của cây trồng biến đổi gen Từ ngày 12/3 đến ngày 26/3/2014 2. biến đổi gen: 3.1 Khái niệm cây trồng biến đổi gen: Cây trồng biến đổi gen là cây trồng mới được được áp dụng kỹ thuật di truyền hiện đại để làm biến đổi cấu trúc ADN của nhân tế bào nhằm tạo ra

Ngày đăng: 09/04/2014, 22:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • NỘI DUNG

    • 2.1.2 Chuyển gen gián tiếp nhờ virus:

    • 2.2 Các phương pháp chuyển gen trực tiếp

      • 2.2.1 Chuyển gen bằng sung bắn gen (gene gun)

      • 2.2.2 Chuyển gen bằng xung điện (electroporation):

      • 2.2.3. Phương pháp chuyển gen bằng vi tiêm (microinjection).

      • 4.1 Golden Rice

      • 4.2 Lúa chịu hạn và lụt

      • 4.3 Chuối chuyển gen chống suy dinh dưỡng:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan