Vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra

4 9.7K 42
Vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra

Vai trò ý nghĩa của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh traHiện nay, công khai, minh bạch đã được xác định là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật. Ngay từ khi Pháp lệnh Thanh tra ra đời, công khai đã được xác định là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động thanh tra. Luật Thanh tra năm 2004 đã tiếp tục khẳng định nguyên tắc này tại Điều 5. Có thể nói vai trò của nguyên tắc công khai đối với hoạt động thanh tra đã sớm được khẳng định bằng các văn bản pháp lý cao nhất quy định về tổ chức hoạt động của ngành. Trong bối cảnh hiện nay, khi công khai, minh bạch trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động hành chính thì việc thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động thanh tra càng có vai trò ý nghĩa quan trọng. Trước hết, việc thực hiện nguyên tắc công khai là yêu cầu quan trọng của hoạt động thanh tra. Bản chất của hoạt động hành chính là phục vụ, với mục đích là mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dân xã hội thông qua việc thực hiện chủ chương, chính sách pháp luật của Đảng nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động hành chính được đánh giá, xác định thông qua sự hài lòng của người dân đối với hoạt động đó. Khi người dân hiểu rằng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm bảo vệ mang lại lợi ích cho họ, quan trọng hơn họ có quyền giám sát để đảm bảo mục đích hoạt động đó được thực hiện, không xâm hại đến lợi ích của cá nhân, xã hội thì họ sẽ tin tưởng vào cơ chế, chính sách pháp luật của Đảng Nhà nước. Hoạt động thanh tra với tư cách là một bộ phận, một quá trình của hoạt động quản lý nhà nước cũng không nằm ngoài mục đích đó. Cụ thể hoá mục đích này Luật Thanh tra 2004 đã xác định rất rõ: “Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Điều 5 Luật thanh tra quy định rõ quá trình thanh tra phải đảm bảo nguyên tắc “ .không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”. Nguyên tắc này thể hiện rõ bản chất mục đích hoạt động thanh tra không phải là nhằm “chứng minh hành vi phạm tội” như mục đích hoạt động của cơ quan điều tra. Hoạt động thanh tra giúp ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật có thể xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong xã hội, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Quá trình thanh tra chịu sự giám sát của nhiều chủ thể trong xã hội, từ nhiều phía sẽ đảm bảo cho những mục đích nguyên tắc trên được thực hiện. Yếu tố quan trọng nhất thể hiện sự bình đẳng trong mối quan hệ quản lý nhà nước giữa cơ quan thanh tra tổ chức, đơn vị thuộc đối tượng thanh tra, thể hiện tính thuyết phục của hoạt động thanh traviệc ghi nhận quyền của đối tượng thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra. Theo đó, đối tượng thanh tra có quyền giải trình với những vấn đề, nội dung trong kết luận thanh tra. Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rằng, chính mục đích yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thanh tra đã quyết định đến sự cần thiết, tính tất yếu phải thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra. Nói cách khác, công khainguyên tắc bắt nguồn từ chính bản chất của hoạt động thanh tra, là một yêu cầu tự thân của hoạt động này. Công khai góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động thanh tra. Cơ quan thanh tra nằm trong bộ máy nhà nước, hoạt động thanh tra mang tính quyền lực nhà nước do vậy, hoạt động thanh tra chịu sự tác động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các chủ thể khác nhau trong xã hội. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra cũng chịu sự tác động của tất cả các mối quan hệ trên. Thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra sẽ minh bạch hoá các mối liên hệ giữa cơ quan thanh tra với các tổ chức, cá nhân, đơn vị có liên quan trong hoạt động thanh tra, hướng các mối quan hệ này phát triển theo chiều hướng tích cực, bổ trợ cho hoạt động thanh tra, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra. Cụ thể, sự tác động của nguyên tắc công khai đến mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong hoạt động thanh tra thể hiện như sau: - Đối với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền: Cơ quan thanh tra nằm trong tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước, do vậy, trong tổ chức hoạt động của mình, cơ quan thanh tra cũng chịu sự điều chỉnh của phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Nói cách khác, trong tổ chức hoạt động của mình ở một khía cạnh nào đó, cơ quan thanh tra phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Mặc dù nguyên tắc hoạt động thanh tra “ . phải tuân theo pháp luật” theo quy định của Luật Thanh tra 2004 luôn được tôn trọng áp dụng, nhưng trong quá trình hoạt động không tránh khỏi có những lúc, những nơi hoạt động thanh tra bị tác động bởi những cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan của hoạt động thanh tra. Thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra sẽ hạn chế được hiện tượng trên bởi lẽ các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sẽ ít có cơ hội can thiệp vào hoạt động thanh tra để buộc cơ quan thanh tra “làm theo ý kiến chỉ đạo”, hay thậm chí là sửa kết luận thanh tra, làm giảm tính khách quan trung thực trong hoạt động thanh tra. Trong trường hợp này, nguyên tắc công khai sẽ bổ trợ tốt nhất cho các nguyên tắc “phải tuân theo pháp luật”; “đảm bảo khách quan, trung thực trong hoạt động thanh tra”, vì khi đó pháp luật là chuẩn mực, là thước đo, là mệnh lệnh duy nhất trong hoạt động thanh tra. - Đối với cơ quan thanh tra: Một trong những thách thức lớn nhất của cơ quan nhà nước nói chung cơ quan thanh tra nói riêng khi thực hiện nguyên tắc công khai đó là những yếu kém, nhược điểm trong tổ chức hoạt động của mình. Quá trình đổi mới ở nước ta đã diễn ra hơn 20 năm nhưng những dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu vẫn tồn tại. Bộ máy hành chính vẫn còn tồn tại những hạn chế cố hữu, đó là một bộ máy cồng kềnh, đội ngũ cán bộ yếu về năng lực chuyên môn tinh thần trách nhiệm, thiếu tính chuyên nghiệp, chất lượng hoạt động còn nhiều hạn chế. Khi thực hiện nguyên tắc công khai những nhược điểm này sẽ được bộc lộ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, hình ảnh của cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân xã hội. Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động là thách thức lớn nhất của bộ máy hành chính nói chung cơ quan thanh tra nói riêng để công khai, minh bạch trong hoạt động của mình. Đối với cán bộ, công chức, công khai sẽ không còn cơ hội cho những hành vi, thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, cũng không thể chây lười, ỉ lại, ngược lại đó là tác phong chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm bởi hoạt động nhân danh công quyền của họ bị giám sát bởi nhiều kênh: từ phía người dân, xã hội cơ quan quản lý. Họ chịu sức ép buộc phải thực thi nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. ở khía cạnh này, công khai sẽ tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm với một đội ngũ các bộ có chất lượng trách nhiệm nghề nghiềp cao hơn. Nói cách khác, công khai là thách thức để cơ quan thanh tra cán bộ, công chức trong ngành thanh tra tự hoàn thiện mình, kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả hoạt động được nâng cao. - Đối với người ra quyết định thanh tra: Quyết định thanh tra là văn bản pháp lý quy định trực tiếp quyền hạn, nhiệm vụ của Đoàn thanh tra cũng như quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, của cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan. Nói cách khác, quyết định thanh tra với những nội dung thể hiện trong đó sẽ tác động đến quyền lợi nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, của cá nhân, tổ chức có liên quan. Nếu quyết định thanh tra là hợp pháp, kịp thời sẽ tạo điều kiện để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật ổn định trật tự xã hội cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Ngược lại, một quyết định thanh tra thiếu căn cứ, tuỳ tiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra nhất là khi đối tượng thanh tra là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc công khai sẽ khiến người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện quyền hạn của mình, bởi việc thực hiện quyền hạn này của họ luôn bị giám sát bởi các kênh khác nhau. - Đối với thành viên Đoàn thanh tra: Trong quá trình tiến hành thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra nhiều khi chịu áp lực từ nhiều phía, nhiều cá nhân, tổ chức sẽ gây sức ép đối với thành viên Đoàn thanh tra. Công khai hoạt động thanh tra sẽ ngăn chặn sự tác động từ những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền lên đoàn thanh tra giúp hoạt động của Đoàn thanh tra được khách quan, trung thực. Đối với bản thân thành viên đoàn thanh tra, công khai cũng tạo sức ép buộc họ phải làm việc có trách nhiệm, khách quan, theo đúng quy định pháp luật, đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình bởi hoạt động của họ sẽ bị giám sát bởi đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, phương tiện truyền thông. Hạn chế được ý nghĩ, hành vi tiêu cực có thể nảy sinh trong quá trình tiếp xúc, làm việc với đối tượng thanh tra. Qua đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của mỗi thành viên trong Đoàn thanh tra – nhân tố quyết định đến hiệu quả, hiệu lực hoạt động thanh tra. - Với đối tượng thanh tra: Việc công khai những nội dung trong Quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra biết rõ như: phạm vi thanh tra; thời hạn thanh tra cũng như các nội dung khác trong quyết định thanh tra sẽ giúp đối tượng thanh tra hiểu rõ hơn mục đích cuộc thanh tra, tạo tâm lý yên tâm, không hoang mang lo lắng trong nội bộ đối tượng thanh tra cũng như không gây tâm lý nghi ngờ cho các đối tác của đối tượng thanh tra. ở khía cạnh này, công khai trong hoạt động thanh tra sẽ bổ trợ đắc lực cho nguyên tắc đảm bảo hoạt động bình thường cho đối tượng thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra. Mặt khác, nguyên tắc công khai cũng tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra hiểu rõ quyền nghĩa vụ của mình để phối hợp tốt hơn với Đoàn thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra, giải trình trong quá trình ra kết luận thanh tra. Đây là cơ sở để đối tượng thanh tra tâm phục với kết luận thanh tra. Công khai trong quá trình tiến hành thanh tra còn là tiền đề quan trọng để tạo sức ép với đối tượng thanh tra, buộc họ phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình trong kết luận thanh tra. Nói tóm lại, công khai trong hoạt động thanh tranguyên tắc quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu lực thực hiện kết luận thanh tra. Đồng thời, nguyên tắc công khai còn tạo điều kiện để các nguyên tắc khác của hoạt động thanh tra được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Thực hiện nguyên tắc công khai là phương thức để nâng cao vai trò giám sát của cơ quan có thẩm quyền toàn xã hội đối với hoạt động thanh tra - một phương thức hữu hiệu để phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực thanh tra. Nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra yêu cầu phải công khai những nội dung thanh tra, phạm vi thanh tra, quyền hạn của từng thanh viên Đoàn thanh tra; quyền, nghĩa vụ của đối tượng; thời hạn thanh tra cũng như nội dung, thời gian tiến hành những nội dung cụ thể. Thực hiện quy định này để đối tượng thanh tra hiểu rõ, thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp với Đoàn thanh tra tốt hơn. Mặt khác giúp họ hiểu rõ quyền của mình để không đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu không đúng với nội dung thanh tra, ngăn chặn hành vi nhũng nhiễu của cán bộ thanh tra. Đồng thời, công khai trong quá trình thanh tra còn giúp cơ quan quản lý cấp trên, người dân, cá nhân, tổ chức có liên quan giám sát, ngăn chặn những việc làm khuất tất, những hành vi mờ ám của thành viên Đoàn thanh tra ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của hoạt động thanh tra. Nói cách khác, công khai trong quá trình tiến hành thanh tra sẽ hạn chế cơ hội phát sinh những hành vi tham nhũng bởi khi đó, hoạt động của Đoàn thanh tra sẽ chịu sự giám sát từ nhiều phía. Thực hiện nguyên tắc công khai sẽ tạo sức ép dư luận nâng cao hiệu quả xử lý sau thanh tra. Công khai trong suốt quá trình hoạt động thanh tra đồng nghĩa với việc mọi hoạt động của Đoàn thanh tra đều chịu sự giám sát của người dân, cơ quan có thẩm quyền toàn xã hội. Do vậy, kết luận thanh tra được xây dựng trên cơ sở kết quả của quá trình hoạt động đó sẽ nhận được sự “tâm phục” của đối tượng thanh tra sự đồng thuận từ phía cơ quan có thẩm quyền cũng như toàn xã hội. Cơ quan có trách nhiệm xử lý sau thanh tra đối tượng thanh tra không thể tìm lý do kết luận thanh tra “có vấn đề”, không trung thực để không thực hiện hoặc thực hiện kết luận thanh tra không nghiêm. Mặt khác, công khai kết luận thanh tra còn là cơ sở để người dân, xã hội giám sát việc thực hiện kiến nghị, kết luận sau thanh tra, tạo sức ép dư luận lên đối tượng thanh tra cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ thực hiện kết luận thanh tra. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện kết luận thanh tra./. Phạm Thị HuệViện Khoa học Thanh tra(Nguồn Tạp chí Thanh tra) . Vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh traHiện nay, công khai, minh bạch đã được xác định là một trong. thì việc thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động thanh tra càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Trước hết, việc thực hiện nguyên tắc công khai là yêu

Ngày đăng: 21/12/2012, 16:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan