đề tài chính sách xây dựng nông thôn mới

16 6.2K 46
đề tài chính sách xây dựng nông thôn mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN   Chuyên đề Chuyên đề PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP “ “ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI MỚI ” ” Huế - 2013 Huế - 2013 I- ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Tính cấp thiết của chính sách nghiên cứu: Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Có tới 70,37% dân số sống trong khu vực nông thôn (theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì sự khác biệt giữa thu nhập và mức sống dân cư sống ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngày càng lớn. Thậm chí tốc độ phát triển không đồng đều cũng diễn ra giữa các khu vực ở nông thôn, đặc biệt là miền núi. Có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nông thôn như: tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường trầm nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa, dịch vụ nông thôn kém phát triển kể cả y tế và giáo dục, phương thức sản xuất kém hiệu quả,… là rào cản cho quá trình chuyên môn hóa. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập, mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn bộ vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển của đất nước. Xuất phát từ những lí do trên, em đã lựa chọn đề tài: CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI làm vấn đề nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và tiến trình triển khai hoạt động xây dựng nông thôn mới, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới của địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương và tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: • Không gian nghiên cứu: Các xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế • Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 1/11/2013 đến 11/12/1013 4. Phương pháp nghiên cứu: • Tổng quan nghiên cứu tài liệu. • Thống kê mô tả II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1, Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách. a. Cơ sở ra đời của chính sách. Với 70% dân số sống ở nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp luôn là vấn đề quan trọng đối với Việt Nam. Vì thế, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế khu vực này. Đặc biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời đến nay đã hơn 2 năm, tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo động lực xây dựng nông thôn mới. Triển khai Nghị quyết 26 đến nay, nhìn chung các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là chính sách xây dựng nông thôn mới. b. Mục tiêu của chính sách.  Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;  Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;  Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;  Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. 2. Nội dung cơ bản của chính sách. 2.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; • Nội dung: - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mớichỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. 2.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; • Nội dung: - Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa); - Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn; - Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; - Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; - Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; - Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn; - Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa). Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch). 2.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt; • Nội dung: - Thứ nhất: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; - Thứ hai: Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; - Thứ ba: Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; - Thứ tư: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; - Thứ năm: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. 2.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội. • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; • Nội dung: - Thứ nhất: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30 của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; - Thứ hai: Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo; - Thứ ba: Thực hiện các chương trình an sinh xã hội. 2.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn. • Nội dung: - Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; - Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; - Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. 2.6 Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn; • Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; 2.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; • Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. 2.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn. • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 45% số xã có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn. Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 70% có điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn; • Nội dung: - Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; - Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. 2.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn; • Nội dung: - Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; - Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…. 2.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn. • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn; • Nội dung: - Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; - Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này; - Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới. 2.11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn • Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn; • Nội dung: - Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; - Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới. • Phân công quản lý, thực hiện: - Bộ Công an chủ trì, hướng dẫn thực hiện đề án; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện. 3. Tình hình thực thi chính sách Trong hơn 20 năm đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, Đảng và nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nông nghiệp, nông thôn. Có thể chia thành 2 loại chính sách dựa theo tiêu chí “cởi trói” và “thúc đẩy” để chuyển từ nền kinh tế nhà nước hóa, bao cấp, kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường trong nông nghiệp, nông thôn, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì mục tiêu phát triển, nhưng có đạt được mục tiêu này hay không còn tùy thuộc vào sự đúng đắn và kịp thời của chính sách. Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên 5.053,59 km2, dân số 1.134.500 người. Toàn tỉnh có 152 phường, xã (47 phường, thị trấn và 105 xã), có 38 xã miền núi vùng cao. Trong 105 xã, quy hoạch xây dựng nông thôn mới 92 xã (13 xã quy hoạch phát triển thị trấn). Mục tiêu của tỉnh phấn đấu đến năm 2015 cao hơn mức bình quân chung cả nước trên 20%, năm 2020 trên 50% xã đạt chuẩn về nông thôn mới; giai đoạn 2011-2015 chọn 2 huyện Nam Đông và Quảng Điền chỉ đạo điểm và mỗi huyện, thị xã chọn từ 1-2 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. 1. Về công tác chỉ đạo, điều hành quản lý 1.1Kết quả lập và hoạt động của Ban chỉ đạo (BCĐ) và bộ phận giúp việc BCĐ ở các cấp tỉnh, huyện, thị xã từ khi triển khai Chương trình. Đến nay, hệ thống tổ chức bộ máy của Chương trình xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến huyện, thị xã và các xã đã được thành lập, kiện toàn và đi vào hoạt động có hiệu quả, một số thôn bản, thành lập Ban phát triển và vận động xây dựng nông thôn mới, cụ thể: - Cấp tỉnh: Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 187/QĐ- UBND ngày 07/10/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Trưởng ban là đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, 2 Phó trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Giám đốc Sở nông nghiệp & PTNT. Thành viên có 30 đồng chí là lãnh đạo các Sở, Ban Ngành, các tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh. Thành lập Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới do phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm chánh Văn phòng và Chi cục Trưởng chi cục Phát triển nông thôn làm phó Văn phòng và các cán bộ của các Sở, Ban, Ngành có liên quan tham gia vào Văn phòng điều phối; làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Đồng thời Văn phòng điều phối bố trí 3 cán bộ chuyên trách, trong đó cử một phó Văn phòng chuyên trách. - Cấp huyện: Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới do đồng chí chủ tịch UBND huyện (thị xã) làm trưởng ban, 2 phó trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện (thị xã) và đồng chí Trưởng phòng nông nghiệp (Trưởng phòng Kinh tế). Thành viên Ban chỉ đạo có từ 21-24 đồng chí là lãnh đạo các phòng, ban, các tổ chức kinh tế xã hội và đoàn thể của huyện (thị xã).Thành lập Tổ giúp việc cho Ban chỉ đao của huyện (thị xã). Tổ trưởng là đồng chí Phó Trưởng phòng nông nghiệp (Phó Trưởng phòng Kinh tế), tổ viên có tù 10- 14 đồng chí là Chuyên viên của các phòng ban thuộc huyện (thị xã). - Cấp xã: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã làm trưởng ban, thành viên là cán bộ của các ngành, các đoàn thể của xã và bí thư chi bộ các thôn (bản). Thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, phó trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, thành viên là cán bộ của các ngành, các đoàn thể của xã, thôn trưởng các thôn (bản). Thành lập Ban phát triển thôn do đồng chí bí thư chi bộ thôn (bản) làm trưởng ban, thành viên là những người có uy tín, có năng lực và am hiểu về xây dựng nông thôn mới ở các thôn (bản). 1.2. Về việc ban hành các văn bản điều hành Chương trình: Tham mưu cho UBND tỉnh trình Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chương trình hành động số 22/CTr-TU thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW của Trung ương Đảng lần thứ 7, khoá X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ 14 tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh TT Huế; trong đó đặt chỉ tiêu phấn đấu xây dựng Nam Đông và Quảng Điền trở thành 2 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2015. Đồng thời các cấp uỷ Đảng của các cấp đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo tỉnh đã ban hành một số văn bản hướng dẫn trình tự thực hiện công tác lập, phê duyệt Quy hoạch, đề án nông thôn mới. Tập huấn cho cán bộ các cấp về chủ trương, chính sách, các nội dung thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới; phân công cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc, Ban quản lý để thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình, kết quả trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Hàng tháng Ban chỉ đạo Tỉnh tổ chức họp giao ban để đánh giá tình hình thực hiện ở các địa phương. 2. Công tác tuyên truyền, vận động Công tác vận động, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được thực hiện thường xuyên sâu, rộng đến tận thôn, bản; các xã tổ chức triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Thông qua các cuộc tập huấn để phổ biến đến tận người dân biết hiểu rõ hơn mục đích, nội dung, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương về xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo huyện, thị xã đã triển khai thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, gắn với xây dựng nông thôn mới và đã tổ chức lễ phát động “ Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tổ chức cho cán bộ các cấp nhiều đợi tham quan, học tập kinh nghiệm, áp dụng những giải pháp hay để chỉ đạo địa phương mình. Phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới” được các huyện, thị xã, các xã tổ chức thực hiện tốt. Thường xuyên tuyên truyền các nội dung Chương trình, qui hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới sâu, rộng đến tận thôn bản, các điểm dân cư; tạo điều kiện cho mọi người dân nắm bắt được thông tin để tham gia thực hiện. Thông qua công tác tuyên truyền hầu hết đội ngũ cán bộ ở các cấp và người dân có nhận thức sâu sắc trong công tác chỉ đạo và thực hiện xây dựng nông thôn mới; hầu hết người dân hưởng ứng rất tích cực. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Chương trình ở một số thôn xã chưa thực sự đến với mọi người dân, một số cán bộ ở cơ sở nhận thức về nông thôn mới còn hời hợt. Năng lực chỉ đạo, lãnh đạo điều hành của các xã còn hạn chế, thiếu tính chủ động và quyết tâm; nhiều xã, thôn bản còn tư tưởng ỷ lại. Công tác huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn do mức sống của người dân thấp, nhất là những thôn bản, xã ở miền núi, vùng sâu vùng xa. 3. Công tác đào tạo, tập huấn BCĐ tỉnh, huyện, thị xã đã tổ chức tập huấn cho các thành viên tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới ở cấp tỉnh, huyện, thị xã, xã, thôn đúng với khung chương trình và các chuyên đề đã được Ban Chỉ đạo Trung ương phê duyệt. Với hơn 60 lớp tập huấn, thời gian từ 3-5 ngày/lớp, với trên 3.400 lượt cán bộ cấp tỉnh, huyện, thị xã, xã tham gia. Ngân sách Trung ương đã chi 2,242 tỷ đồng. Hội Nông dân tỉnh cũng đã triển khai được 20 lớp tập huấn cho gần 1.000 lượt người, đối tượng là các Chi hội trưởng, Phó trưởng Hội nông dân cơ sở để vận động tham gia thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Nhìn chung, Công tác tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và vận hành Chương trình xây dựng NTM cho cán bộ từ huyện đến thôn bản trong 3 năm thực hiện tốt nhưng kinh phí hạn chế, nên chỉ tập huấn được cho một số cán bộ chủ chốt ở các cấp. 4. Về huy động nguồn lực: Trong 3 năm tuy nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của Chương trình xây dựng NTM của Trung ương bố trí rất hạn chế được 55,411 tỷ đồng; nguồn lồng ghép từ các Chương trình Mục tiêu Quốc gia khác 176,030 tỷ đồng; nguồn ngân sách của địa phương đầu tư 436,942 tỷ đồng (từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu,vốn xổ số kiến thiết, vốn vay ưu đãi).Tổng số vốn huy động: 668,383 tỷ đồng, đã thực hiện các nôi dung: - Lập quy hoạch nông thôn mới: 16,401 tỷ đồng. - Hỗ trợ phát triển sản xuất: 7,840 tỷ đồng. - Đào tạo tập huấn cán bộ làm công tác NTM: 2,242 tỷ đồng. - Công tác tuyên truyền và quản lý Chương trình: 4,750 tỷ đồng. - Công tác giám sát đánh giá Chương trình: 0,50 tỷ đồng. - Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: 636,650 tỷ đồng. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng trong năm 2011-2013, gồm các hạng mục: Khu tái định cư; công trình giao thông; thủy lợi; nhà văn hoá thôn; trường học và các công trình phụ trợ; nhà văn hoá xã; trụ sở HĐND và UBND xã; công trình y tế; điện sinh hoạt Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cộng Tổng số (tỷ đồng) 184,495 204,872 279,016 668,383 Vốn Chuơng trình NTM (NSTW) 17,242 19,909 18,260 55,411 Vốn CT Mục tiêu QG khác 50,207 63,500 63,323 176,030 Vốn của tỉnh đầu tư 117,046 121,463 198,433 436,94 - Hỗ trợ có mục tiêu 8,046 61,463 38,433 186,92 -Vốn Xổ số kiến thiết(XDCB) 15,000 15,000 - Vốn vay ưu đãi của NN 30,000 60,000 145,000 235,000 Riêng năm 2013 tuy điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn bố trí của Trung ương rất hạn chế, song với sự nỗ lực của tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực phục vụ cho Chương trình XDNTM. Tổng các nguồn vốn năm 2013 là 279,016 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn ngân sách của Trung ương, của tỉnh đã tổng hợp trên; các huyện, thị xã đã huy động thêm nguồn vốn của địa phương (trừ huyện Phong Điền chưa báo cáo), đầu tư lồng ghép thực hiện các hạng mục thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới là 98,96 tỷ đồng; huy động nguồn vốn do dân đóng góp bằng tiền và hoa màu, tài sản trên 125,9 tỷ đồng, trên 12.500 ngày công lao động và 92.000 m2 đất. Huyện Nam Đông huy động được vốn của tổ chức nước ngoài 2,9 tỷ đồng và của 01 doanh nghiệp 1 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng cho Công ty chế biến Cao su đóng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, Chương trình triển khai trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu, nguồn lực đầu tư của Trung ương hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của địa phương đã lồng ghép và huy động nhiều nguồn vốn khác đầu tư nhiều hạng mục công trình thiết yếu cho khu vực nông thôn. Hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội được nâng cấp cải tạo đáp ứng nhu cầu. Chương trình đã làm chuyển biến được nhận thức của người dân, xã hội hóa được các kênh đầu tư cho nông thôn; vai trò người dân “là chủ thể của Chương trình” đã được phát huy. 4. Kết quả và hiệu quả thực thi chính sách. 4.1. Công tác lập Quy hoạch, đề án xây dựng NTM a) Lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Đến nay các huyện, thị xã đã phê duyệt xong Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 92/92 xã, chậm so với kế hoạch chỉ đạo của tỉnh, nhưng với toàn quốc là một trong những tỉnh hoàn thành Quy hoạch sớm (cả nước mới đạt 68%). Công tác Quy hoạch xã NTM mới chỉ làm tốt Quy hoạch hạ tầng cơ sở, khu trung tâm xã, các khu dân cư; Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch phân vùng sản xuất còn lúng túng, nhiều Quy hoạch không thể hiện rõ được lợi thế địa phương, ít chú ý đến đưa lợi thế lịch sử, văn hóa, cảnh quan phát triển kinh tế phục vụ du lịch Công tác thẩm định và phê duyệt đồ án nặng về Quy hoạch xây dựng, nhu cầu kinh phí để xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các xã rất lớn, làm mất nhiều đất canh tác, đất ở của người dân, bên cạnh đó Quy hoạch vùng sản xuất, điểm dân cư …chưa phản ánh đúng yêu cầu của người dân, nhìn chung chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với thực tế trong phát triển sản xuất và tiêu chuẩn nông thôn mới nên cần phải rà soát điều chỉnh. Kinh phí để thực hiện lập Quy hoạch: 16,401 tỷ đồng do ngân sách Trung ương đầu tư. b) Lập Đề án xây dựng nông thôn mới: Đến nay cả 92 xã đều đã được phê duyệt, tuy nhiên, công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới của các xã chậm so với tiến độ, chính quyền chưa thực sự tâm huyết nên đề án lập còn thiếu thực tiễn, chưa bám sát thực tế, chưa thể hiện đúng thực trạng của địa phương; Vì vậy các giải pháp thực hiện đề án tính khả thi chưa cao. Công tác thẩm định phê duyệt đề án chưa sát thực tế [...]... trình xây dựng nông thôn mới Trên nền hệ thống chỉ tiêu cụ thể hóa của 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ngành Thống kê phải lồng ghép nội dung vào các cuộc điều tra hằng năm, các cuộc tổng điều tra hoặc phải tổ chức điều tra riêng về nội dung xây dựng nông thôn mới để có nguồn thông tin phục vụ đánh giá chương trình theo định kỳ theo từng năm, 2 năm và 5 năm III- KẾT LUẬN Xây dựng Nông Thôn Mới. .. khăn cho việc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới Mục tiêu xây dựng nông thôn mới cần xác định rõ hơn là chỉ xây dựng mô hình thí điểm hay sẽ mở rộng đến tất cả các xã trên cả nước Trong 19 tiêu chí theo quy định được bố cục vào 5 phần chính, tuy nhiên, phần III “Kinh tế và tổ chức sản xuất” là phần rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tính chủ động của các hộ nông dân thì số lượng tiêu chí... niệm thu nhập của hộ nông thôn (thông tư 54/2009/TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 21-8-2009) khác với khái niệm thu nhập chung của hộ theo Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16-42009, của Thủ tướng Chính phủ, tương tự là tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động nông thôn Vì vậy, hoàn thiện lại các vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu chí quốc gia về nông thôn mới từ khái niệm, nội... đầy đủ đến việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chưa lồng ghép các chương trình, dự án hiện có để tăng năng lực cho các xã thí điểm Vì vậy, hiệu quả của một số mô hình xã điểm còn chưa cao, chưa đồng bộ và chưa vững 6 Đề xuất khắc phục Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Trung ương cần thông báo cụ thể mức hỗ trợ đầu tư vốn cho kế hoạch xây dựng nông thôn mới của các tỉnh trên cơ sở Quyết... xuất 4.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu Từ nguồn vốn trực tiếp xây dựng nông thôn mới của Trung ương, năm 2011 và 2012, đầu tư 13,600 tỷ đồng để xây dựng 7 công trình (1 trường tiểu học, 4 công trình Giao thông, 1 Nhà văn hóa xã và 1 trường Mầm non), các công trình đang thi công, hoàn thành đúng tiến độ và đã đưa vào sử dụng; năm 2013, đầu tư 10,120 tỷ đồng bổ sung cho 04 công trình xây dựng trong... doanh nghiệp Trong dạy nghề cho nông dân, các xã nông thôn mới chưa xây dựng được bộ giáo trình chuẩn phù hợp với thời gian đào tạo Nhiều cơ sở dạy nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề cho nông dân vẫn trong tình trạng dạy “chay”, thiếu giáo viên có chất lượng, thiếu thiết bị phục vụ thực hành Thứ sáu, nhận thức của các ngành các cấp về Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đúng, chưa đầy đủ Một... các tỉnh trên cơ sở Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 4-62010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới để ban chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và sớm triển khai chương trình ở địa phương Để thống nhất đầu mối, nên chuyển công việc điều hành Chương trình nông thôn mới cho Chính phủ từ đó làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố thí điểm hợp nhất 2... đến chính sách đất đai, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc ruộng đất còn manh mún nhưng Chương trình xây dựng nông thôn mới không có nội dung dồn điền đổi thửa, nên chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn nông thôn, chưa tạo ra các mô hình tổ chức sản xuất mới gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm Thứ năm, về công tác đào tạo nghề cho nông dân... các địa phương Thứ hai, bất cập về vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới cần nguồn vốn rất lớn, bình quân 150 tỷ - 200 tỷ đồng/1 xã, trong khi nguồn lực của Nhà nước và các doanh nghiệp, nhân dân có hạn nên tiến độ triển khai các dự án rất chậm, một số nội dung không có kinh phí riêng như phát triển sản xuất Thứ ba, đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã còn nặng về phát triển kết cấu hạ tầng... trình nông thôn mới mới chú trọng nhiều đến xây dựng những công trình cấp xã mà chưa quan tâm thích đáng tới các công trình ở các thôn hoặc ở hộ nông dân Thứ tư, về công tác phát triển sản xuất, nhìn chung các địa phương chỉ tập trung cho xây dựng quy hoạch và lập đề án, việc sản xuất vẫn theo kế hoạch hằng năm, chưa có chuyển biến rõ rệt Trên thực tế, đây là công việc rất khó vì liên quan đến chính .   Chuyên đề Chuyên đề PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP “ “ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI MỚI ” ” Huế - 2013 Huế. lựa chọn đề tài: CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI làm vấn đề nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và tiến trình triển khai hoạt động xây dựng nông thôn mới, từ đó đề xuất. cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là chính sách xây dựng nông thôn mới. b. Mục tiêu của chính sách.  Xây dựng cộng

Ngày đăng: 09/04/2014, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan