Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC

61 4.8K 13
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Quan hệ kinh tế quốc tế là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự hình thành phát triển của nền kinh tế thế giới, các xu hướng vận động của quan hệ kinh tế quốc tế rất đa dạng, nhưng nổi bật trong giai đoạn hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế hội nhập kinh tế khu vực. Quá trình hội nhập này chi phối sự phát triển của tất cả các quốc gia, có thể tạo ra những tác động tích cực cũng như gây ra tác động tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Là một khu vực có vị trí chính trị, kinh tế quan trọng thì Châu Á - Thái Bình Dương cũng không nằm ngoài xu hướng chung này. Trong mấy chục năm qua, Châu Á - Thái Bình Dương đã nổi lên là một khu vực phát triển kinh tế năng động, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế chính trị thế giới. Từ nửa cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, để duy trì tính năng hoạt động kinh tế của khu vực, đối phó với sự canh tranh ngày càng cao về kinh tế trên thế giới, một số nước Châu Á - Thái Bình Dương đã liên kết với nhau tạo ra nền thương mại đầu tư quốc tế thông thoáng. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập vào tháng 11 năm 1989 tại Canberra (Australia). Việt Nam đã là thành viên của APEC từ năm 1998, đã có nhiều cơ hội thuận lợi nhất là những bài học kinh nghiệm về hội nhập quốc tế, nhưng cũng phải đối diện với những khó khăn thách thức rất lớn khi tham gia APEC. Do vậy, việc duy trì môi trường hoà bình ổn định tăng cường hợp tác cùng có lợi với các nước trong khu vực có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua hơn một thập kỷ tồn tại phát triển, APEC đã từng bước lớn mạnh đến nay đã có 21 thành viên với trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Đối với APEC, Việt Nam đã sẽ tiếp tục đưa ra các cam kết trong kế hoạch hành động quốc gia hàng năm, đồng thời tham gia ngày càng sâu vào một số lĩnh vực của kế hoạch hành động tập thể, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu chung của APEC. 1 Tuy nhiên, hiểu biết của người dân nhất là của giới doanh nghiệp về Diễn đàn này còn rất hạn chế, mặt khác xu thế liên kết ở nhiều tầng nấc với nhiều hình thức mức độ khác nhau đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực. Điều này đòi hỏi một nước đang phát triển như Việt Nam phải đẩy mạnh công cuộc cải cách phát triển về kinh tế, để tận dụng được sức mạnh của các nhân tố bên ngoài, kết hợp với các tiềm lực bên trong, trong quá trình hợp tác kinh tế - thương mại với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là với các nước thành viên APEC. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” đến Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định, bổ sung “Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” đã thể hiện chiến lược phát triển hướng ngoại của Việt Nam theo đường lối đổi mới đối ngoại độc lập, tự chủ theo tinh thần Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” phấn đấu vì hoà bình, độc lập phát triển. Xuất phát từ vị trí tầm quan trọng của APEC, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Diễn đàn luôn là công việc cần thiết bổ ích. Vì vậy nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam APEC” để làm đề tài cho bài tiểu luận của mình. 2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đề tài hướng tới nghiên cứu khái quát về sự hình thành, phát triển của tổ chức APEC quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với APEC cuối cùng đưa ra những phương hướng hoạt động sắp tới của tổ chức này cũng như giữa Việt Nam APEC. 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của nghiên cứu Làm rõ hơn một số vấn đề lý luận thực tiễn của mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam APEC. Hiểu hơn nữa về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, thấy được thực trạng kinh tế nước nhà, giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn, tổng thể về tình hình kinh tế tiến trình hội nhập APEC. Tiểu luận còn nêu lên một số vấn đề đặt ra, chỉ ra mối liên hệ tác động qua lại của quá trình hội nhập APEC, nhằm đẩy mạnh phát triển mối quan hệ hợp tác này, đưa đất nước phát triển. 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước khu vực khác 1. Lịch sử hình thành APEC. 1.1. Bối cảnh ra đời chung. - Kinh tế toàn cầu: Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT có nguy cơ không đạt được kết quả như mong đợi, đã thúc đẩy thêm quá trình khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới như EU, NAFTA, AFTA - Kinh tế khu vực: Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động trên thế giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 9-10%/năm. Mặc dù vậy, chưa có hình thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. - Chính trị: Sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế cũng như chính trị giữa những nước lớn dẫn tới việc hình thành một cơ cấu kinh tế thương mại trong khu vực. - Các nước đang phát triển (ASEAN) cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có. Như vậy, chính sự tăng trưởng cao liên tục phát triển của nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa cũng như sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế đã đặt ra yêu cầu 3 khách quan, cấp bách cho việc hình thành một diễn đàn mở rộng trong khu vực nhằm phối hợp chính sách về các lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy tự do hóa khuyến khích thương mại hàng hoá, dịch vụ đầu tư, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ giữa các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, qua đó duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bảo đảm sự phát triển bền vững của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi bước vào thế kỷ XXI. 1.2. Sáng kiến của Ô-xtrây-lia về việc thành lập APEC. Ngay từ những năm 1960, ý tưởng về liên kết kinh tế khu vực đã được một số học giả người Nhật đưa ra. Năm 1965, hai học giả người Nhật là Kojima Kurimoto đã đề nghị thành lập một Khu vực Mậu dịch tự do Thái Bình Dương mà thành viên gồm 5 nước công nghiệp phát triển, mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dương tham gia. Năm 1980: Một số nước đã nỗ lực (đặc biệt là Nhật Austraulia) thành lập Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC). Cuối những năm 1980: Một số quan chức của chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ trưởng Thương mại Công nghiệp (MiTi) là ông Hajime Tamuara đã gợi ý thành lập một diễn đàn hợp tác về kinh tế trong khu vực. Tháng 1-1989: Tại Seoul (Hàn Quốc), Thủ tướng Bob Hawke đã nêu ý tưởng về việc thành lập một Diễn đàn Tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu Á – Thái Bình Dương với mục đích phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế ở khu vực hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương. Tháng 11-1989: Các Bộ trưởng ngoại giao kinh tế của các nước Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippine, Singapore, Bruney, Indonesia, New Zealand, Austraulia, Canada Mỹ đã họp ở Canberra (Austraulia) quyết định chính thức thành lập APEC. APEC bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh năng động nhất thế giới: khu vực Đông Á khu vực Bắc Mỹ (Mỹ, Canada Mehico) với những nét đặc thù vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế văn hóa. Chỉ trong 10 năm đầu tồn tại phát triển, các nền kinh tế thành viên APEC đã đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu.APEC cũng có các quốc gia có chủ quyền, cũng có các thành viên là các thực thể kinh tế như: Hongkong, 4 Đài Bắc - Trung Quốc, nên người ta chỉ gọi là các nền kinh tế thành viên, chứ không gọi là các nước thành viên APEC. 1.3. Quá trình kết nạp thành viên của APEC. Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới đóng góp khoảng 55% GDP toàn cầu gần 43 % thương mại thế giới. Hiện tại APEC đã quyết định ngừng việc kết nạp thành viên mới để chấn chỉnh tổ chức. Khi mới bắt đầu thành lập năm 1989, APEC có 12 sáng lập viên là Australia, Brunei Darussalam, Canada, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan Mỹ. Tháng 11/1991 APEC kết nạp thêm 3 thành viên nữa là Trung Quốc, Hồng Kông Đài Loan. Mexico Papua New Guinea gia nhập 11/1993 Chi Lê tham gia tháng 11/1994. Tháng 11/1998, Peru, Nga Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC. 2. Các giai đoạn phát triển của APEC. Từ khi thành lập (1989) đến nay, APEC luôn luôn củng cố phát triển về nội dung hoạt động của mình, có thể chia làm các giai đoạn sau: 2.1. Giai đoạn đầu (1989 - 1993). APEC tập trung xây dựng khuôn khổ ban đầu cho hợp tác kinh tế, xác định dần các lĩnh vực cần đưa ra hợp tác ở cấp khu vực thành lập các uỷ ban, nhóm chuyên gia, nhóm công tác. Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ nhất ở Canberra 1989 mới chỉ đưa ra 2 lĩnh vực hoạt động, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai ở Singapore 1990 đã đưa ra 7 lĩnh vực hợp tác, Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ ba 1991 tại Seoul (Hàn Quốc) đã bổ sung thêm 3 lĩnh vực hoạt động. Tại hội nghị này, tự do hoá mậu dịch thương mại là một nội dung quan trọng, đề xuất việc tham khảo nguyên tắc của GATT để thúc đẩy tự do hoá, đồng thời cũng nhấn mạnh tính quan trọng của việc mở cửa phát triển kinh tế, hợp tác khoa học - kỹ thuật. 2.2. Giai đoạn từ 1993 – 1998. Chú trọng vào tự do hoá thuận lợi hoá thương mại, đầu tư với việc xây dựng các văn kiện nền tảng. Tại hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo kinh 5 tế APEC (AELM) lần đầu tiên tại Xiatơn (Mỹ) tháng 11/1993 đã đề ra viễn cảnh: “Tinh thần cộng đồng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương” làm thay đổi căn bản cơ cấu tổ chức của APEC, hình thành cơ cấu quyết sách ba tầng: Hội nghị quan chức cao cấp, Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị cấp cao. Những quyết định quan trọng phải được Hội nghị cấp cao quyết định. Hội nghị cấp cao lần thứ 2 ở Bogor (Indonesia) tháng 11 năm 1994 đã có cống hiến quan trọng cho việc thúc đẩy APEC phát triển theo chiều sâu, cụ thể hoá kế hoạch đưa ra tại hội nghị Xiatơn. “Tuyên bố Bogor” đưa ra thời gian biểu thực hiện tự do hoá mậu dịch đầu tư khu vực châu á - Thái Bình Dương đối với các thành viên phát triển không muộn hơn năm 2010, các thành viên đang phát triển không muộn hơn năm 2020. Hội nghị cấp cao lần thứ 3 tại Osaka - Nhật Bản năm 1995 đã thông qua “chương trình hành động Osaka” với ba nội dung chính: tự do hoá thượng mại đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại đầu tư, hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Hội nghị cấp cao lần thứ 4 tại Manila - Philippin tháng 11 năm 1996 với chủ đề chính: “Từ tầm nhìn đến hành động”đã thông qua kế hoạch hành động quốc gia (IAP) kế hoạch hành động tập thể (CAP). Hội nghị cấp cao lần thứ 5 tại Vacuvơ (Canada) tháng 11 năm 1997 xác định chủ đề chính: “Kết nối cộng đồng APEC” xây dựng “Tầm nhìn thế kỷ XXI” khẳng định những mối liên kết hiện nay cũng như trong tương lai giữa các thành viên cam kết hợp tác trong ba lĩnh vực trụ cột: tự do hoá; thuận lợi hoá; hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Hội nghị cấp cao lần thứ 6 tại Kualalumpua (Malaysia) tháng 11 năm 1998 với chủ đề chính: “Tăng cường nền tảng cho phát triển”. Các nhà lãnh đạo cùng bàn thảo về các biện pháp ngắn dài hạn để sớm phục hồi phát triển các nền kinh tế trong khu vực. 2.3. Giai đoạn từ 1998 đến nay. Các hoạt động của APEC chuyển hướng sang các hoạt động thuận lợi hoá thương mại hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Bên cạnh đó, cũng chú trọng tới một số nội dung khác tác động sâu sắc tới môi trường kinh tế, an ninh trong khu vực, 6 tăng cường các hoạt động cải thiện hình ảnh của Diễn đàn trên trường quốc tế cũng như tăng cường sự hiểu biết hỗ trợ của các tầng lớp xã hội. Hội nghị cấp cao lần thứ 7 tại Ocklân (Niu Zealand) tháng 9 năm 1999 với chủ đề chính: “Thách thức Ocklân” tán thành bắt đầu vòng đàm phán mới của WTO thông qua các nguyên tắc chính sách cạnh tranh, chuẩn bị xây dựng các tiêu chuẩn về Ngân hàng. Hội nghị cấp cao lần thứ 8 tại Bandaxeri Bêgaoan (Brunây) tháng 11 năm 2000 với chủ đề chính: “Mang lại lợi ích cho cộng đồng” nhấn mạnh ba trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp vừa nhỏ, công nghệ thông tin. Hội nghị cấp cao lần thứ 9 tại Thượng Hải (Trung Quốc) tháng 10 năm 2001 xác định chủ đề chính: “`Đối phó với những thách thức mới trong thế kỷ mới” thông qua “Thoả thuận Thượng Hải”tập trung vào việc mở rộng viễn cảnh APEC. Đưa ra tuyên bố chống khủng bố đầu tiên của các nhà lãnh đạo APEC. Hội nghị cấp cao lần thứ 10 tại Lôtcabôt (Mêxico) tháng 10 năm 2002 với chủ đề chính: “Thực hiện tầm nhìn APEC về thương mại, đầu tư mở tự do”. Tuyên bố chống khủng bố thứ hai được đưa ra cùng với việc thông qua sáng kiến về an ninh thương mại trong khu vực. Hội nghị cấp cao lần thứ 11 tại Băng Kốc (Thái Lan) tháng 10 năm 2003 xác định chủ đề chính: “Thế giới của những khác biệt” “Đối tác vì tương lai” thông qua tiêu chuẩn minh bạch hoá trong tám lĩnh vực cụ thể gồm: dịch vụ, đầu tư, luật chính sách cạnh tranh, tiêu chuẩn hợp chuẩn, sở hữu trí tuệ, thủ tục hải quan, tiếp cận thị trường, đi lại của doanh nhân. Hội nghị cấp cao lần thứ 12 tại Xantiago (Chilê) tháng 11/2004 chủ đề chính: “Một cộng đồng - tương lai của chúng ta” khẳng định quyết tâm trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng tăng trưởng bền vững của các nền kinh tế thành viên. Hội nghị cấp cao lần thứ 13 tại Busan (Hàn Quốc) năm 2005 xác định chủ đề chính: “Hướng tới một cộng đồng: đối mặt với thách thức, tạo ra sự thay đổi”. Hội nghị cấp cao lần thứ 14 tại Hà Nội (Việt Nam) năm 2006 với chủ đề: “Hướng tới cộng đồng APEC năng động vì ổn định phát triển” thể hiện mục 7 tiêu trước mắt của APEC là “Năng động, ổn định phát triển” vừa bao hàm tầm nhìn của APEC trong tương lai là “Hướng tới một cộng đồng”. Tại hội nghị này, các ưu tiên đã được APEC 2006 thông qua: Tăng cường thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, phát triển bền vững; an ninh con người; phòng chống dịch cúm gia cầm; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa nhỏ; cải cách APEC; chống tham nhũng; liên kết giữa các thành viên APEC thông qua du lịch văn hoá. Có thể nói, các ưu tiên hợp tác của APEC thể hiện trên nhiều lĩnh vực theo tôn chỉ mục đích của APEC, thúc đẩy thịnh vượng phát triển trong khu vực vì lợi ích an ninh của người dân doanh nghiệp. Chủ trì năm APEC 2006 tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 14 là vinh dự của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò của Việt Nam trong APEC, trên trường quốc tế. Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 15 sẽ được tổ chức tại Australia. Như vậy, qua hơn một thập kỷ tồn tại phát triển, từ một Diễn đàn tư vấn kinh tế với cơ chế hoạt động lỏng lẻo, APEC đã từng bước lớn mạnh đến nay đã có 21 thành viên. Nội dung hoạt động trong từng năm APEC đều được cụ thể hoá được thực hiện, trong đó có tính đến sự khác biệt về trình độ giữa các nước thành viên. APEC đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên toàn thế giới. 3. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC. 3.1. Mục tiêu. Năm 1989, các thành viên sáng lập APEC xây dựng 3 mục tiêu: - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. - Phát triển củng cố hệ thống thương mại đa phương. - Tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên. Tầm nhìn APEC được xác định rõ hơn vào năm 1994, khi các nhà lãnh đạo APEC cam kết thực hiện “Các mục tiêu Bogor” về thương mại mở tự do trong khu vực. Mục tiêu dài hạn được nêu rõ trong tuyên bố Bogor 1994 “Thương mại đầu tư tự do thông thoáng trong khu vực châu Á - Thái Bình 8 Dương vào năm 2010 đối với thành viên APEC phát triển 2020 đối với thành viên APEC đang phát triển” được thực hiện dựa trên 3 trụ cột: Tự do hoá thương mại đầu tư, thuận lợi hoá kinh doanh, hợp tác kinh tế kỹ thuật. * Tự do hoá thương mại đầu tư Tập trung vào việc mở cửa thị trường, cắt giảm dần dần dẫn đến loại bỏ hoàn toàn các rào cản thuế phi thuế đối với thương mại, đầu tư. Các nền kinh tế thành viên cùng nhau tiến hành thực hiện các IAP, theo đó các quốc gia sẽ đưa ra các cam kết một cách tự nguyện về tự do hoá thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ đầu tư phù hợp với nguyên tắc của WTO, giúp các nền kinh tế thành viên củng cố nền kinh tế của mình, thông qua việc chia sẻ ý kiến mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động hợp tác kinh tế trong APEC. * Thuận lợi hoá kinh doanh Một trong những mục tiêu chính của APEC chính là việc tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển thương mại của các nền kinh tế thành viên. Kể từ khi thành lập APEC luôn nỗ lực, tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể, nhất là có chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nền kinh tế đang phát triển. Thuận lợi hoá kinh doanh tập trung vào việc giảm chi phí giao dịch trong kinh doanh, tăng cường trao đổi thông tin tự do thương mại, làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả hơn. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng gia tăng, thuế quan giảm dần công nghệ phát triển, thuận lợi hoá thương mại càng trở lên quan trọng, đồng thời lợi ích tiềm tàng của nó cũng không ngừng tăng theo. APEC đã xây dựng bộ nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP), đưa ra các biện pháp cụ thể giảm chi phí giao dịch đơn giản hoá các quy định hành chính thủ tục theo một thời gian biểu nhất định, bảo đảm việc thực hiện của các thành viên. * Hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH) Chương trình ECOTECH được thực hiện dưới dạng các dự án, chương trình hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể, bao gồm đào tạo các hoạt động hợp tác khác, nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của các nền kinh tế 9 thành viên, tạo điều kiện để các thành viên tận dụng thương mại toàn cầu nền kinh tế mới, đảm bảo cân bằng phát triển bền vững. 3.2. Nguyên tắc hoạt động của APEC. Sau hơn một thập kỷ tồn tại phát triển, dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, các nước thành viên APEC đã từng bước xây dựng cùng khẳng định những nguyên tắc, tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho quan hệ trong nội bộ các nước thành viên giữa các nước này với các nước khác trong ngoài khu vực, bao gồm: * Các nguyên tắc chủ đạo Các hoạt động trong khuôn khổ APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung, áp dụng cho tất cả các thành viên, Tuyên bố Bogor đề ra bốn nguyên tắc chủ đạo: - Bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. - Hỗ trợ hai bên cùng có lợi. - Quan hệ đối tác chân thành theo tinh thần xây dựng. - Mọi quyết định đưa ra trên cơ sở nhất trí chung. * Các nguyên tắc cơ bản Các nguyên tắc chủ đạo trên đã được chi tiết hóa thành 9 nguyên tắc cơ bản trong chương trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại đầu tư: - Nguyên tắc toàn diện (Comprehensiveness): Thực hiện tự do hóa thuận lợi hóa toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, nhằm tháo gỡ những cản trở trong quá trình thực hiện mục tiêu lâu dài của APEC nêu trong tuyên bố Bogor năm 1994. - Nguyên tắc phù hợp với GATT/WTO (GATT/WTO Consistency): Là một Diễn đàn kinh tế mở, các biện pháp chương trình hành động áp dụng thực hiện mục tiêu tự do hoá thuận lợi hoá thương mại đầu tư phải phù hợp với quy tắc, luật lệ, thoả thuận trong khuôn khổ WTO. - Nguyên tắc đảm bảo mối tương đồng (Comparability): Các nền kinh tế thành viên phải đảm bảo tính tương đồng trong việc thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại đầu tư, trên cơ sở xem xét thích đáng mức độ tự do hóa thuận lợi hoá đã đạt được ở mỗi thành viên trong tiến trình này. - Nguyên tắc không phân biệt đối xử (Non - Discrimination): 10 [...]... không có quy chế quan sát viên cho một nước hay vùng lãnh thổ riêng biệt, quan sát viên có thể tham dự các cuộc họp từ cấp bộ trưởng trở xuống vào các hoạt động của APEC 18 CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM CÁC NƯỚC APEC 1 Sự cần thiết hợp tác kinh tế giữa Việt Nam APEC 1.1 Nhu cầu phá thế bị bao vây cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị APEC ra đời vào thời điểm quan hệ giữa. .. với Việt Nam Trong phát triển kinh tế đối ngoại, hai vấn đề kinh tế chính trị quốc tế có mối quan hệ mật thiết với nhau Thông thường, mối quan hệ chính trị - ngoại giao mở đường thúc đẩy mối quan hệ thương mại - kinh tế phát triển Ngược lại, mối quan hệ thương mại - kinh tế phát triển sẽ có tác dụng củng cố, tăng cường mối quan hệ chính trị quốc tế Vì thế, cần phải xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh. .. vị thế, uy tín tiếng nói của Việt Nam trong khu vực trên trường quốc tế 2 Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam các nước APEC Việt Nam được kết nạp trở thành thành viên của APEC tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 5 diễn ra tại tại Canada từ ngày 14 - 15/11/1998 Việc trở thành thành viên APEC có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam, trên cả hai bình diện chính trị kinh tế Về kinh tế, Việt Nam có điều kiện... tuyên bố chính thức bình thường hoá quan hệ với Việt Nam Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, là bước ngoặt phát triển trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới có vai trò quan trọng cũng như ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế thế giới Việt Nam coi quan hệ với Hoa Kỳ là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại... vấn đề kinh tế hợp tác kinh tế, trong đó bao gồm triển vọng kinh tế khu vực hàng năm vai trò của các thể chế tài chính; thuận lợi khó khăn cũng như lợi ích của việc cơ cấu lại nền kinh tế; các vấn đề liên quan đến Kinh tế mới Kinh tế tri thức; một số chương trình hỗ trợ quá trình Tự do hoá, Thuận lợi hóa Thương mại Đầu tư trong APEC • Uỷ ban Ngân sách Quản lý Uỷ ban Ngân sách Quản... chứng cho nhận định này, cần đề cập tới mối quan hệ hợp tác thượng mại đầu tư cùng các lĩnh vực khác với một số nền kinh tế lớn của APEC 2.1 Hợp tác kinh tế -thương mại giữa Việt Nam các nước APEC 2.1.1 Hợp tác thương mại Việt Nam Hoa Kỳ * Khái quát Ngày 03/02/1994 Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam hai bên mở cửa cơ quan đại diện của nhau Ngày 11/7/1995 Tổng... của quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế hội nhập kinh tế khu vực Các xu hướng này trở nên ngày càng đặc biệt quan trọng, bởi vì khó có thể có quốc gia nào đứng ngoài xu hướng hội nhập, APEC là sự lựa chọn phù hợp với xu thế khách quan của nước ta 20 Hiện nay, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia, cho nên để tránh tụt hậu về kinh tế, hội... cả các nước vào Việt Nam. APEC là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số vốn ODA lớn nhất trong tất cả các nước vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nền kinh tế thành viên APEC cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, khoảng... vực hợp tác kinh tế - thương mại * Hợp tác kinh tế - thương mại Từ khi Việt Nam Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, buôn bán giữa hai nước đã có những bước phát triển nhảy vọt Hiện nay, Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam, đó là thực tế không thể đảo ngược, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO Sự kiện quan trọng là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ... Hội nhập kinh tế quốc tế có cả hình thức đa dạng song phương, vừa tham gia vào các tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới khu vực, vừa thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật với từng nước trên nguyên tắc cơ bản bao trùm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là phải bảo đảm giữ vững độc lập tự chủ, giữ vững định hướng XHCN, giữ vững an ninh quốc gia, phát triển kinh tế 1.3 . TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC APEC 1. Sự cần thiết hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và APEC. 1.1. Nhu cầu phá thế bị bao vây cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị. APEC ra đời vào thời điểm quan hệ. tổ chức APEC và quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với APEC và cuối cùng đưa ra những phương hướng hoạt động sắp tới của tổ chức này cũng như giữa Việt Nam và APEC. 3. Ý nghĩa khoa học và thực. chọn đề tài. Quan hệ kinh tế quốc tế là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới, các xu hướng vận động của quan hệ kinh tế quốc tế rất đa dạng,

Ngày đăng: 06/04/2014, 09:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan