Đáp án đề thi thử môn văn năm 2014 tháng 1 của Viettel Study

4 466 0
Đáp án đề thi thử môn văn năm 2014 tháng 1 của Viettel Study

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đáp án đề thi thử môn văn năm 2014 tháng 1 của Viettel Study

ĐÁP ÁNTHANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN THI THỬ ĐẠI HỌC TỪNG PHẦN THÁNG 1/2014 PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm) Câu I (2 điểm) Trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật truyện Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Nghệ thuật truyện Vợ chồng A Phủ có nhiều nét đặc sắc. - Đặc sắc trong miêu tả thiên nhiên và phong tục xã hội: Tô Hoài đã tạo dựng được một không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc độc đáo ở vùng cao Tây Bắc với những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng (cảnh xuân về trên bản Mông) và bức tranh sinh hoạt, phong tục mang màu sắc phương xa xứ lạ (cảnh vui chơi ngày Tết, thổi sáo gọi bạn tình, xử kiện, tục cướp vợ, ). (1 điểm) - Nghệ thuật miêu tả tâm lí: thể hiện được diễn biến tâm lí phức tạp và quá trình phát triển tính cách nhân vật, góp phần làm sâu sắc thêm giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. (1 điểm) Câu II (3 điểm) Danh ngôn có câu: "Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc". Từ câu nói trên, trình bày suy nghĩ của mình về tiền tài và hạnh phúc. 1. Giải thích (1,5 điểm) a, Tại sao tiền lại mua được tất cả (1 điểm) - Trong xã hội kinh tế hàng hóa, giá trị được lưu hành qua trao đổi thì đồng tiền có sức mạnh vạn năng: + Tiền là thước đo giá trị mọi sản phẩm và sức mạnh mỗi con người. + Tiền là phương tiện thỏa mãn cho mọi nhu cầu vật chất và tinh thần hàng ngày của con người. + Tiền tạo điều kiện cho mọi người phát triển nhiều mặt về thể lực, văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, + Tiền cũng trở thành phương tiện hiệu lực để tạo ra những giá trị giả về nhân phẩm, văn hóa, tình cảm b, Song tiền không mua được hạnh phúc (0,5 điểm) - Hạnh phúc theo nghĩa đích thực, lành mạnh, chân chính thì tiền không có hiệu lực để sản sinh ra tình yêu, nhân phẩm, lòng nhân ái, óc sáng tạo, - Hạnh phúc đích thực là kết qủa mỗi con người tạo ra từ bên trong bản thân bằng nỗ lực sáng tạo, bằng những tình cảm nhân ái cao thượng, bằng tình yêu lành mạnh. 2. Đề xuất ý kiến (1,5 điểm) - Cần thấy hai mặt của đồng tiền trong xã hội. Mặt tích cực là đồng tiền có vai trò kích thích nỗ lực của cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Nhưng lấy đồng tiền làm mục đích cao nhất thì con người sẽ sa vào thảm kịch về nhiều mặt của văn hóa, đạo đức. - Chất lượng cuộc sống, hạnh phúc con người có phụ thuộc vào giàu nghèo nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là hạnh phúc và nghèo không có nghĩa là không hạnh phúc bằng người giàu. Cuộc sống hạnh phúc và có chất lượng thực sự không phải là cuộc sống chỉ có tiền mà còn có đời sống nội tâm phong phú, tình cảm nhân ái, khát vọng sáng tạo không ngừng, hài hòa về thể chất và tinh thần, Vì vậy, con người phải biết vươn lên làm giàu cho chính mình cả về vật chất lẫn tinh thần. - Trong đời sống, phải biết tạo ra sự hòa hợp giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. PHẦN RIÊNG (5 điểm) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà trong đoạn trích tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân. 1. Giới thiệu Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà (0,5 điểm) 2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng con sông Đà (4 điểm) Hình tượng con sông Đà được miêu tả trong tác phẩm như một nhân vật với hai nét tính cách đối lập: "hung bạo và trữ tình". a, Tính cách hung bạo (2 điểm) - Đó là cảnh đá bờ sông dựng vách thành, có chỗ "vách đá thành chẹt lòng Đà như một cái yết hầu", tối tăm và lạnh lẽo. - Cảnh ghềnh đá "dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt, " - Sông Đà có những cái hút nước "giống như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn". - Thác đá như những thạch trận hiểm ác mai phục sẵn để quyết tiêu diệt bất cứ người lái đò nào đi qua. > Con sông Đà được miêu tả với "diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một" của con người. b, Tính cách trữ tình (2 điểm) - Mang dáng nét của một phụ nữ kiều diễm, "con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân". - Nước sông Đà thay đổi theo mùa: "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa ". - Sông Đà nên thơ và gợi cảm và là cảm hứng đi vào nhiều áng văn chương. - Sông Đà với nhiều quãng sông êm ả: "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa", > Con sông Đà hiền hòa, thân thiết với con người như một cố nhân. 3. Kết luận (0,5 điểm) Sông Đà hung bạo và trữ tình là vẻ đẹp riêng của phong cảnh Tây Bắc vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời thơ mộng. Nguyễn Tuâ đã miêu tả sông Đà bằng tất cả tình yêu và sự tài hoa của mình. Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm) Nguyễn Bính được xem là nhà thơ chân quê. Hãy tìm hiểu chất "chân quê" ấy qua bài thơ Tương tư. 1. Giới thiệu Nguyễn Bính và bài thơ Tương tư (0,5 điểm) 2. Chất "chân quê" trong bài thơ Tương tư (4 điểm) a, Ở Nguyễn Bính đã tích hợp và phát huy xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo thơ Mới. Thơ Nguyễn bính mang đậm hồn quê với những mối tình quê, người quê, cảnh quê, Hồn quê ấy là sự hòa điệu giữa giọng điệu quê, lối nói quê với lời quê. b, Tương tư được viết theo thể thơ lục bát truyền thống, mang màu sắc dân tộc. c, Bài thơ Tương tư thể hiện tâm trạng tương tư của một chàng trai quê. Nỗi tương tư đã diễn biến qua các sắc thái cảm xúc như nhớ nhung, hờn dỗi, than thở, nôn nao và những ước vọng xa xôi. Tất cả diễn biến theo lối xen lồng và chuyển hóa sang nhau rất tự nhiên, chân thực. d, Mối duyên quê của lứa đôi đã hòa quyện với cảnh quê của thôn làng: thôn Đoài, thôn Đông, đò giang, đầu đình, hoa bướm, giàn giầu, hàng cau, e, Nghệ thuật miêu tả trong bài thơ đạm chất dân gian: - Cách tạo hình ảnh độc đáo: Hình ảnh chàng trai nhớ cô gái được khái quát lên thành "thôn Đoài" nhớ "thôn Đông" tạo nên cả hai miền không gian nhớ nhau. - Chất liệu ngôn từ bình dị, dân dã, mang đậm hồn quê: dùng thành ngữ, tục ngữ, giọng điệu quê, 3. Kết luận (0,5 điểm) Tương tư là một bài thơ rất "chân quê" của Nguyễn Bính. Với thể thơ lục bát mang phong cách ca dao, đậm chất dân gian, bài thơ diễn tả rất giản dị màu sắc tâm trạng tương tư của một chàng trai quê trên cái nền của khung cảnh làng quê Việt Nam.

Ngày đăng: 06/04/2014, 09:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan