CÁC SANG THƯƠNG mô mềm VÙNG MIỆNG ở trẻ em

8 813 4
CÁC SANG THƯƠNG mô mềm VÙNG MIỆNG ở trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.Phân biệt được các tổn thương mô mềm vùng miệng ở trẻ2.Phân biệt được các sang thương do viêm nhiễm ở vùng miệng ở trẻ.

CÁC SANG THƯƠNG MỀM VÙNG MIỆNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN I. Mục Tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1. Phân biệt được các tổn thương mềm vùng miệng trẻ 2. Phân biệt được các sang thương do viêm nhiễm vùng miệng trẻ. II. Nội dung: 1.SANG THƯƠNG DO NHIỄM TRÙNG: 1.1. Abcess quanh chóp mạn: - Thường gặp nhất. Đi kèm với răng cửa giữa hàm trên. - trẻ 6-9 trong giai đoạn răng hổn hợp, abcess thường đi kèm với sâu răng đã vào tủy răng cối sữa, có thể thoát ra ngoài qua một đường dò gọi là “ nhọt nướu” - Điều trị: tùy thuộc vào  Mức độ lan rộng đến chân răng nhiễm trùng và thời gian tồn tại của răng so với tuổi thay răng.  Phần thân răng còn lại có giữ được phục hồi sau cùng.  Rạch thoát abcess, nhổ răng tương ứng và đặt bộ giữ khoảng nếu cần. 1.2 Abcess quanh chóp cấp: - Thường gặp răng vĩnh viễn, kết quả sau khi chấn thương vào răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên. - Điều trị: Kháng sinh, rạch thoát mủ, nội nha, bọc mão. 1.3 Viêm miệng - nướu do herpes nguyên phát ( Primary herpetic gingivostomatitis) - Điển hình do virus Herpes Simplex type I và hiếm gặp do tuýp II. - Thường gặp trẻ nhỏ sau 6 tháng, nhất là trong khoảng 12 dến 18 tháng do suy giảm sức đề kháng xảy ra cùng thời điểm mọc răng sữa - Rất lây, nên cách ly với trẻ khác như không chơi chung đồ chơi, dùng khăn mặt, bàn chải đánh răng, thức ăn - giai đoạn cấp tính diễn ra trong 7-10 ngày với vết loét tự lành không để lại sẹo trong 10- 14 ngày. Bệnh tự giới hạn và sau khi lành thương virus còn tồn tại trong cơ thể tạo miễn nhiễm cho cơ thể đối với bệnh này. - Dấu hiệu lâm sàng:  Sốt cao 40 o C, nhức đầu, đau bụng, nổi hạch.  Viêm cấp tính mềm vùng miệng: Nướu viền ( sưng, dễ chảy máu) - Mụn nước khoảng 3mm hoặc kết thành chùm lớn hơn môi miệng, khẩu cái, lưỡi… khi vỡ ra tạo vết loét cạn, rất đau, bao quanh bởi một quầng đỏ và phủ bởi một màng màu xám. - Điều trị: Điều trị triệu chứng, nâng cao tổng trạng.  Giảm đau hạ sốt với paracetamol, 15mg/kg, mỗi 4 giờ  Đối với trẻ lớn dùng nước súc miệng Chlorhexidine gluconate 0,2%, 10ml, mỗi 4 giờ. Với trẻ nhỏ có nhiều mụn nước có thể dùng tăm bông thấm nước súc miệng thoa lên để giảm triệu chứng. 1.4 Viêm nướu - miệng do herpes Simplex tái phát (Recurrent Herpetic Gingivostomatitis/ Herpes Labialis) - Xảy ra mọi lứa tuổi và nhiều lần. - Sau lần nhiễm đầu tiên, H.Simplex theo dây thần kinh cảm giác tới các hạch thần kinh vùng và nằm yên trong dây thần kinh ( thời kì tiềm ẩn ), sẽ tái phát dưới tác động của ánh sáng mặt trời, sức nóng, stress và HIV. - Tổn thương được thấy môi, khẩu cái cứng và nướu dính. Triệu chứng diễn ra nhẹ nhàng hơn so với tổn thương nguyên phát. Mụn nước nhỏ hơn từ 1-3 mm và tự lành sau 6-10 ngày. - Điều trị triệu chứng, tuy nhiên đối với trẻ hơn 6 tuổi có thể dùng Acyclovir 200mg mỗi 3 giờ trong 5 ngày liên tiếp. 1.5 Vết loét tái phát (Recurent apthous ulceration/ Canker Sore) - Vị trí: xuất hiện vùng nếp gấp niêm mạc – má. - Sang thương có kích thích lớn hơn H. Simplex, hiện diện tất cả các vùng trừ nướu dính, khẩu cái cứng, viền môi đỏ. - Ít có triệu chứng toàn thân. 1.6 Thủy đậu Herpes zoster: - Do virusVaricella-Zoster. - Sang thương là những đám mụn nước trên một nền ban đỏ, thường bắt đầu thân mình rồi lan đến chân tay và mặt sau đó đóng vảy và tự lành. Sang thương miệng thường không đau. - Bệnh rất lây. 1.7. Herpangina: - Do virus Coxsackie nhóm A. Thường gặp trẻ dưới 4 tuổi. - Sang thương là những mụn nước mọc thành từng chùm, tròn khẩu cái mềmcác trụ amidan. - Bệnh dễ lây truyền. 1.8 Chốc lở: - Do liên cầu khuẩn và tụ cầu. - Chia 2 loại: Có bóng nước và không bóng nước. - Sang thương không có triệu chứng nhưng đôi khi ngứa 1.9 Tinh hồng nhiệt: - Do Streptococci hemolytic. - Sang thương là những ban đỏ tươi những nếp gấp sau đó lan khắp cơ thể. Hạch Amidan và hai trụ phủ một một chất dịch trắng xám. Ban đỏ giảm dần và da tróc vẩy. 1.10 Nhiễm nấm Candida Albicans: - 50% dân số có loại vi nấm này sống thường trú vùng miệng. Tuy nhiên trẻ sơ sinh, bệnh nhân suy nhược hay bệnh nhân được điều trị kháng sinh kéo dài, tạp khuẩn miệng bị thay đổi sẽ gây nhiễm nấm. - Sang thương là những mảng trắng, dày đóng cục lại với số lượng nhiều, tách lớp để lại một vùng chảy máu đỏ tươi. - Điều trị tại chỗ hay toàn thân với thuốc kháng nấm( Nystatin, clotrimazole) 1.11 Viêm khóe mép(Angular cheilitis) - Thường gặp trẻ 1-20 tuổi. Trẻ thở miệng, những người môi ướt nước bọt thường xuyên. Xảy ra do nhiều nhân tố, kích thích hóa học, sau nhiễm Candida, nhiễm khuẩn và HIV. - Khóe mép có những rãnh sâu chảy máu và lở loét, tiết dịch bề mặt đóng vảy, khô và cảm giác nóng bỏng. Khi lành thường để lại sẹo. - Điều trị tại chỗ với thuốc kháng nấm và kháng sinh 1.12 Bệnh tay chân và miệng: - Do virus Coxsakie A-16, xảy ra trong mùa dịch. - Sang thương là những mụn nước nhỏ từng chùm, đau rồi vỡ ra, thường gặp khẩu cái cứng, lưỡi và niêm mạc má, lòng bàn tay chân, mặt lưng ngón tay, ngón chân. 1.13 Nhiễm virus suy giảm miễn dịch trẻ em 2. CÁC SANG THƯƠNG DO CHẤN THƯƠNG: (tham khảo giáo trình bệnh lý miệng) 2.1 Rách và mài mòn mềm 2.2 Bỏng do dây điện 2.3 Tự gây tổn thươngcác thói quen về miệng 2.4 Cắn môi sau khi gây tê 2.5 Các răng gồ ghề, lởm chởm 2.6 Bỏng do hóa chất 3. CÁC SANG THƯƠNG GÂY RA BỞI THUỐC: 3.1 Nhiễm trùng cơ hội 3.2 Dị ứng do tiếp xúc 4. CÁC SANG THƯƠNG GIỐNG BƯỚU, BƯỚU VÀ NANG: 4.1 Nang nhái: 4.2 Bọc niêm dịch: 4.3 Nang mọc răng, bướu máu do mọc răng: 4.4 U hạt có mủ: 4.5 Xơ cứng có mấu,củ 4.6 Các băng sợi trên nướu 5. BẤT THƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN 5.1 Các nang ngầm 5.2 Khuyết môi, khuyết mép bẩm sinh 5.3 Vùng nướu “ đèo yên ngựa” giữa các răng và nướu dính: 5.4 Nướu viền và vùng khe giữa các răng 5.5 Nhú sau răng nanh 5.6 Vết chai do bú 5.7 Lưỡi có rãnh 5.8 Hạt lấm tấm fordyce 5.9 Lưỡi dính một phần 5.10 U lợi bẩm sinh tế bào hạt 5.11 hạnh nhân tăng sinh 6. CÁC SANG THƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN TÂM LÍ HAY STRESS 6.1 Lưỡi bản đồ 6.2. Aphthous ulcers III. Tài liệu tham khảo : 1.Trần Thúy Nga, Nha khoa Trẻ Em, Nxb Y học, 2001. 2. Bệnh học miệng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Y học, 2004. IV. Câu hỏi lượng giá: 1. Sang thương do nhiễm trùng có biểu hiện: “nhọt nướu” là tên gọi của 2. Abcess chóp gốc răng kinh niên trẻ em thường xảy ra trên: chọn nhiều câu đúng a) răng cửa giữa sữa hàm trên b) răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên c) răng cối sữa d) răng cối vĩnh viễn e) câu c và d đúng 3. Điều trị cho trẻ bị viêm miệng- nướu do herpes nguyên phát cần: chọn câu sai. a) Cách ly trẻ, cho nghỉ nghơi nhiều b) Uống aspirin và nhiều nước c) Không dùng kháng sinh điều trị d) Sử dụng nước súc miệng có mùi thơm, vị ngọt dịu. 4. Nhiễm nấm Candida Albicans: chọn nhiều câu sai a) Khoảng 50% dân số có nấm Candida Albicans sống trong miệng. b) Gây nhiễm nấm khi tạp khuẩn miệng thay đổi và sức đề kháng kém. c) Sang thương chỉ xuất hiện lưỡi d) Tách lớp màng trắng đóng cục trên niêm mạc để lai một vùng chảy máu đỏ tươi. e) Tất cả đều đúng 5. Tinh hồng nhiệt:chọn câu đúng a) Do Streptococci hemolytic b) Sơ khởi là đau họng, sốt, nôn mửa c) Có hình ảnh “ lưỡi trái dâu” d) Hạch Amidan và hai trụ phủ đầy chất dịch xám trắng. e) Tất cả đều đúng. 6. Tạo sang thương hình bán nguyệt đặc trưng môi dưới là do 7. Neonatal teeth là răng dư hiện diện trong miệng lúc trẻ mới sinh hay răng sữa mọc sớm không cần nhổ bỏ nếu: a) Răng quá lung lay. b) Trẻ bị ho gà c) Vết loét nặng lưỡi d) Bú mẹ nhưng không làm mẹ đau. 8. Sử dụng aspirin đặt trên phần nướu quanh răng đang đau để loại bỏ đau sẽ làm cho mềm bị lật vảy vì acid rất kích thích 9. Chọn câu đúng: a) Lưỡi bản đồ có nguồn gốc do tâm lý b) Lưỡi bản đồ còn có tên là lưỡi đi lang thang c) Không phải sang thương tiền ung thư. d) Xuất hiện bóng nước nhỏ đầu lưỡi do các điểm trụi trên lưỡi di chuyển về. e) Tất cả đều đúng 10.Nang mọc răng, bướu máu do mọc răng: chọn câu sai a) Thường thấy phía trên răng đang mọc b) Thường răng cối lớn thứ nhất hay răng cửa giữa. c) Điều trị: nhổ bỏ răng d) Điều trị: rạch nang . CÁC SANG THƯƠNG MÔ MỀM VÙNG MIỆNG Ở TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN I. Mục Tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1. Phân biệt được các tổn thương mô mềm vùng miệng ở trẻ 2. Phân. dịch ở trẻ em 2. CÁC SANG THƯƠNG DO CHẤN THƯƠNG: (tham khảo giáo trình bệnh lý miệng) 2.1 Rách và mài mòn mô mềm 2.2 Bỏng do dây điện 2.3 Tự gây tổn thương và các thói quen về miệng 2.4 Cắn môi. được các sang thương do viêm nhiễm ở vùng miệng ở trẻ. II. Nội dung: 1 .SANG THƯƠNG DO NHIỄM TRÙNG: 1.1. Abcess quanh chóp mạn: - Thường gặp nhất. Đi kèm với răng cửa giữa hàm trên. - Ở trẻ 6-9

Ngày đăng: 05/04/2014, 09:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan