Đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lao động ở nông thôn việt nam và giải pháp trong giai đoạn

25 888 12
Đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lao động ở nông thôn việt nam và giải pháp trong giai đoạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lao động ở nông thôn Việt Nam và giải pháp trong giai đoạn 2012-2020

Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Báo cáo môn: Kinh tế phát triển Đề tài: Đánh giá tình trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 Nhóm thực hiện: NHÓM 2 1. Trần Thị Ngọc Hải (Nhóm trưởng) 6. Thiều Thị Lê 2. Nguyễn Cẩm Vân 7. Phạm Hoa Lan 3. Ngô Thị Quỳnh 8. Lê Thị Loan 4. Nguyễn Thị Thu Hằng 9. Nguyễn Thị Anh Thương 5. Trần Văn Huy 10. Hà Thị Vân Anh GVHD: Phạm Thị Thu Hằng Hà Nội tháng 10/2013 NHÓM 2 Page 1 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 MỤC LỤC NHÓM 2 Page 2 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng kể, nhất là kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đời sống kinh tế xã hội nông thôn nước ta đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh những thành quả đạt được đó, một trong những vấn đề xã hội còn tồn tại là giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Không có việc làm, nguồn nhân lực sẽ bị lãng phí, tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, thu nhập của người lao động giảm sút, tệ nạn xã hội tội phạm phát triển dẫn đến mất ổn định về kinh tế xã hội. Chính vì vậy, đề tài của nhóm xin được trình bày một số vấn đề liên quan đến: “Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020”. NHÓM 2 Page 3 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nguồn lao động là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Không có sự đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư phát triển nguồn lao động. Việc làm rõ thực trạng những bất cập từ góc độ phát triển nguồn lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề đòi hỏi nhiều nghiên cứu trên bình diện lý luận thực tiễn. Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, lao động trong khu vực nông thôn hiện đang chiếm hơn 70% lao động xã hội đây là một nguồn lao động dồi dào, đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Phát triển lao động khu vực nông thôn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhưng đây cũng là thách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động nông thôn, khi mà tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn có nguy cơ ngày càng gia tăng làm kìm hảm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà nhóm em chọn đề tài: “Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020” để có thể góp một phần ý kiến của mình vào việc giải quyết việc làm nông thôn nước ta hiện nay. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1Khái niệm chung về lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức những khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của người NHÓM 2 Page 4 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung kinh tế nông thôn nói riêng rất quan trọng. Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (Theo quy định của Luật Lao động nam có độ tuổi từ 16 – 60, nữ có độ tuổi từ 16 – 55). 2.2Nguồn lao động nông thôn 2.2.1 Khái niệm Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống làm việc nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động. Lực lượng lao động nông thôn là bộ phận của nguồn lao động nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao động nông thôn mà ta thấy lao động nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm nông thôn. 2.2.2 Đặc điểm lao động nông thôn Lao động nông thôn mang tính thời vụ Đây là đặc điểm đặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi, những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng phát triển khác nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp không thể xóa bỏ được trong quá trình sản xuất, chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của qúa trình sản NHÓM 2 Page 5 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao Chất lượng của người lao động được đánh gía qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật sức khoẻ. Trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật Nguồn lao động của nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế. Lao động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước tuy vậy nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu. Để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước. Về sức khoẻ Sức khoẻ của người lao động nó liên quan đến lượng calo tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trướng sống, môi trường làm việc,vv Nhìn chung lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khẻo của nguồn lao động cả nước nói chung của nông thôn nói riêng là chưa tốt. 2.2.3 Vai trò của lao động nông thôn với phát triển kinh tế Tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trong nông nghiệp có số lượng lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội. Song, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối tuyệt đối. Quá trình biến đổi đó diễn ra theo hai giai đoạn sau: Giai đoạn đầu: đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên dư thừa được các NHÓM 2 Page 6 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất- dịch vụ. Nhưng do tốc độ tăng tự nhiên của lao động trong khu vực công nghiệp còn lớn hơn tốc độ thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, do đó thời kỳ này tỷ trọng lao động nông nghiệp mới giảm tương đối, số lượng lao động tuyệt đối còn tăng lên. Chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng này Việt Nam hiện nay đó là có nhiều nông dân bỏ ruộng đi làm các việc phi nông nghiệp khác hoặc đi làm thuê với thu nhập cao hơn là làm nông nghiệp. Giai đoạn thứ hai: nền kinh tế đã phát triển trình độ cao, năng suất lao động nông nghiệp tăng nhanh năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao. Số lao động dôi ra do nông nghiệp giải phóng đã được ngành khác thu hút hết. Vì thế giai đoạn này số lượng lao động nông thôn giảm cả tương đối tuyệt đối. Tham gia vào sản xuất lương thực thực phẩm Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời dân số sông chủ yếu bằng nghề nông. Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp là rất đông đảo. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế sự gia tăng về dân số thì nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng gia tăng. Việc sản xuất lương thực thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngành nông nghiệp sức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là do nguồn lao động nông thôn cung cấp. Như chúng ta đã biết vào những năm 1980 của thế kỷ trước hàng năm chúng ta phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, trong những năm đó bình quân lương thực đầu người của chúng ta chỉ đạt 268,2 kg/người/năm. Nhưng do chất đó chất lượng nguồn lao động nông thôn ngày càng được nâng cao trong những năm sau đó, đặc biệt trong thời gian gần đây như : số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, học vấn của người lao động ngày càng được nâng lên. Nên năng suất sản lượng lương thực tăng nhanh cả về số lượng chất lượng. Không những cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định cho nhu cầu trong nước mà hằng năm chúng ta đã xuất khẩu nông sản, thu được ngoại tệ đáng kể cho đất nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện vật chất cho quá trình CNH - HĐH đất nước. Để việc cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định chất lượng không ngừng được nâng cao thì nguồn lao động nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản NHÓM 2 Page 7 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là các sản phẩm mà người lao động nông thôn làm ra. Trong thời kỳ CNH - HĐH thì phát triển công nghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của các ngành khác của chính bản thân ngành nông nghiệp. 2.3Sử dụng nguồn lao động Là hình thức phân công người lao động vào công việc mỗi công việc có đặc tính khác nhau về chuyên môn, hình thái. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động thực chất là việc phân bố nguồn lao động một cách hợp lý sao cho việc sử dụng lao động này đạt được mục đích là tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội. Phân bố nguồn lao động chính là việc phân phối, bố trí hình thành nguồn lao động theo quy luật, xu hướng tiến bộ vào các lĩnh vực hoạt động, các ngành kinh tế, các vùng lãnh thỗ. Xét về bản chất thì đó là sự đổi mới tình trạng phân công lao động ngày càng tiến bộ hơn đạt trình độ ngày càng cao hơn. Phân bố nguồn lao động hợp lý phải phối hợp kết hợp hài hoà nhiều biện pháp phân bổ theo từng lĩnh vực sản xuất, từng ngành, từng nội bộ ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia. Mét xu hướng có tính quy luật là lực lượng lao động được phân bổ lĩnh vực sản xuất vật chất ngày càng giảm khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về hưởng thụ văn hoá tinh thần ngày càng cao đây là nhu cầu vô hạn. Đào tạo lao động, nâng cao trình độ lành nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo tổ chức sản xuât. Trong lĩnh vực không sản xuất vật chất phân bổ tỷ trọng lớn lao động vào các ngành nghiên cứu khoa học, y tế giáo dục, văn hoá thể thao, giảm lao động trong quản lý hành chính, lao động quản lý. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất tăng tỷ trọng lao động, giảm tỷ trong lao động trong ngành nông nghiệp, bởi vì tăng năng suất lao động trong các ngành trên là thuận lợi hơn nó tác động trở lại ngành nông nghiệp. NHÓM 2 Page 8 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HIỆN NAY 3.1Số lượng Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống khu vực nông thôn, theo số liệu của Tổng cục Thống Kê, dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, chiếm 67,55%, tăng 0,02% so với năm 2011. Năm 2012, lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đang chiếm tới 71,1% lực lượng lao động cả nước. Trong đó lực lượng lao động có tỷ lệ các nhóm tuổi 15 - 29 tuổi chiếm tới 1/3 tổng dân số trong độ tuổi lao động. Vậy nhưng tỷ lệ việc làm của khu vực nông thôn lại tỷ lệ nghịch với lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông thôn là 1,42%, tỷ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm là 3,35%. Có thể thấy nông thôn là nơi tập trung một số lượng lao động lớn của cả nước, cũng là khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao. 3.2Chất lượng Theo dự báo của các nhà khoa học, trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường thì trung bình mỗi người, trong cuộc đời lao động, có thể sẽ phải đổi nghề khoảng 4-5 lần. Như vậy, muốn tiếp tục làm việc, đòi hỏi người lao động phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới một cách liên tục. Thực trạng học vấn, dân trí CMKT đang còn thấp kém đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chủ trương đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình lao động sản xuất khu vực nông nghiệp-nông thôn. Thực trạng này cũng đã đang là những nguyên nhân quan trọng làm cho: Nhiều vấn đề trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân chậm được giải quyết. NHÓM 2 Page 9 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo thành thị, nông thôn Đơn vị: % Tổng số Thành thị Nông thôn 2008 93.6 97.0 92.2 2009 94.0 97.3 92.5 2010 93.7 97.0 92.3 2011 94.2 97.3 92.7 Sơ bộ 2012 94.7 97.5 93.3 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo thành thị, nông thôn Đơn vị: % Tổng số Thành thị Nông thôn Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên 2008 14.3 31.5 8.3 2009 14.8 32.0 8.7 2010 14.6 30.6 8.5 2011 15.4 30.9 9.0 Sơ bộ 2012 16.6 31.8 10.3 Tỷ lệ lao động trong độ tuổi 2008 14.9 32.2 8.6 2009 15.5 32.8 9.0 2010 15.3 31.6 8.9 2011 16.3 32.0 9.5 Sơ bộ 2012 17.6 33.1 10.7 Một trong bốn nguy cơ là nguy cơ đầu tiên mà Nghị quyết Đại hội IX đã ghi rõ: “Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực trên thế giới”. Thực tế, NHÓM 2 Page 10 [...]... động đến việc sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn lao động xã hội, trong đó có lao động nông thôn Trong điều kiện thực tại hiện nay, lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, việc NHÓM 2 Page 22 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn lao động nông thôn càng phải được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với phát triển... Page 17 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 trong nền kinh tế do có thể thay đổi linh hoạt về phương hướng quy mô sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ sản xuất… phương thức sản xuất kinh doanh đa dạng có thể phân bố rộng khắp trong nông thônnguồn thu hút lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Tổ chức lao động. . .Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 nhiều nhà kinh tế cũng đã chứng minh, nếu tính chi phí trên một đơn vị sản phẩm, lao động nông thôn nước ta hiện nay đắt hơn so với lao động động của nhiều nền kinh tế khác, tình hình này đã: Dẫn đến hai hậu quả lớn đối với nền kinh tế đang trong giai đoạn đẩy mạnh mở cửa hội nhập kinh... phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm Đây là NHÓM 2 Page 16 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới Mục tiêu phát triển kinh... tạo ra nguồn bổ sung về cán bộ lao động có tay nghề cao Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nông thôn. Về nội dung này, cần tập trung thực hiện đồng bộ nâng cấp cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên Chú trọng sự đồng đều chất lượng giáo dục theo yêu cầu đối mới đồng bộ NHÓM 2 Page 20 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020... cấu lao động nông thôn năm 2011 tuy có tiến bộ so với các năm 2001 2006 nhưng vẫn còn chậm có khoảng cách xa so với yêu cầu Trong 10 năm từ 2001-2011, tỷ trọng lao động nông, lâm, thủy sản mới giảm được 20% từ khoảng 80% năm 2001 xuống khoảng 60% vào năm 2011, bình quân mỗi năm giảm Ađược 2% NHÓM 2 Page 13 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn. .. hóa, hiện đại hóa nông thôn, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới NHÓM 2 Page 12 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 Giai đoạn vừa qua, sự chuyển dịch này đã góp phần cải thiện bộ mặt đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập, mức sống, kèm theo đó là tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thông tin, văn hóa.v.v... dài, có khả năng NHÓM 2 Page 15 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 thiếu trầm trọng lao động của một số nghề đặc thù đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao hoặc bậc trung, đặc biệt khi kinh tế nông thôn đã phát triển rõ nét Sau năm 2010, khu vực nông thôn sẽ xuất hiện nhiều ngành nghề phi nông nghiệp hơn sản phẩm sẽ phong phú hơn do... nông nghiệp có trình độ thấp Việt Nam như hiện nay là vẫn mang nặng tính chất của người sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn rất hạn chế, nên đa số họ là những người thụ động, tư duy cạnh tranh kém, tính tự do NHÓM 2 Page 11 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 manh mún cao... các làng nghề nông thôn nước ta Thiết nghĩ, những hạn chế, mặt trái của quá trình phát triển là không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra là ngay từ khi bước vào quá trình chuyển đổi cần tính đến các giải pháp đồng bộ, lâu dài về cơ chế chính sách như xây dựng triển khai có hiệu quả các quy NHÓM 2 Page 14 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động nông thôn Việt Nam giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 . 1 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động ở nông thôn Việt Nam và giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 MỤC LỤC NHÓM 2 Page 2 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động ở nông thôn Việt Nam và giải pháp. tình trạng sử dụng lao động ở nông thôn Việt Nam và giải pháp trong giai đoạn 2012-2020”. NHÓM 2 Page 3 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động ở nông thôn Việt Nam và giải pháp trong giai đoạn 2012-2020 CHƯƠNG. nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được NHÓM 2 Page 18 Đánh giá tình trạng sử dụng lao động ở nông thôn Việt Nam và giải pháp trong

Ngày đăng: 05/04/2014, 09:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan