Quá trình hình thành và phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

13 1.4K 6
Quá trình hình thành và phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quá trình hình thành và phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

1 Phần mở đầu 1. Mục đích, ý nghĩa của luận án 1.1. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của văn xuôi quốc ngữViệt Nam đã đánh dấu một bớc ngoặt lớn trong tiến trình văn học dân tộc. Nghiên cứu sự hình thành phát triển của văn xuôi trong giai đoạn chuyển giao từ loại hình văn hoá trung đại chịu ảnh hởng vùng Đông á sang loại hình văn hoá hiện đại mang tính toàn cầu sẽ làm sáng tỏ quy luật vận động của văn học Việt Nam khi bớc sang thời kỳ hiện đại. 1.2. Tìm hiểu quá trình chuyển đổi loại hình của văn xuôigiai đoạn giao thời, chúng ta sẽ phần nào chỉ ra đợc quy luật vận động của văn học Việt Nam so với các nớc trong khu vực, qua đó khẳng định những đóng góp hạn chế của các tác giả văn học giai đoạn này cho văn học dân tộc, đồng thời phác thảo đờng hớng phát triển của văn học hiện đại. 1.3. Cần có một cái nhìn thống nhất xuyên suốt về sự vận động của văn xuôi quốc ngữ mới có thể nhận ra quá trình phát triển của văn học Việt Nam dới sự chi phối của những nhân tố lịch sử, văn hoá, xã hội, con ngời mà không thiên lệch ca ngợi đề cao công lao của miền Nam hay miền Bắc một cách thiếu căn cứ. Tìm hiểu sự hình thành phát triển của văn xuôi quốc ngữ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chúng tôi muốn xác lập một cái nhìn khách quan thống nhất trên cùng tiến trình văn học sử diện mạo quá trình vận động của văn học Việt Nam hiện đại khi hoà nhập vào dòng chảy chung của văn học thế giới. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Vấn đề sự xuất hiện của văn xuôi quốc ngữ khi văn học Việt Nam bớc sang giai đoạn hiện đại đã đợc một số nhà nghiên cứu nh: Phạm Quỳnh, Dơng Quảng Hàm, Phong Lê, Vũ Tuấn Anh quan tâm. Đặc biệt, Trần Đình Hợu Lê Chí Dũng còn nhấn mạnh, sự xuất hiện đó làm thay đổi cả bản thân văn học. Tuy nhiên những nhận định này vẫn mang tính khái quát. 2 2.2. Về mối quan hệ giữa văn xuôi báo chí, các tác giả Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan, Bùi Đức Tịnhđã đề cập tới, nhng chủ yếu coi báo chí là nơi đăng tải sáng tác. Việc báo chí tác động tới văn xuôi kiến tạo một định hớng viết văn khác trớc cha đợc làm sáng tỏ. 2.3. Những ảnh hởng của văn học phơng Tây, Trung Quốc, văn học truyền thống dân tộc đối với văn xuôi quốc ngữ cũng đợc Phan Cự Đệ, Đặng Anh Đào, Nguyễn Khuê chỉ ra. Đặc biệt J.Schaffer, Thế Uyên, Cao Thị Nh Quỳnh đã có những khảo sát cụ thể về mối quan hệ giữa truyện thơ dân tộc với những tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi loại tác giả, mỗi vùng miền với những nét văn hoá đặc trng ở mỗi thời đoạn lịch sử nhất định, những ảnh hởng này không hoàn toàn nh nhau. 2.4. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX những năm đầu thế kỷ XXI, văn xuôi quốc ngữ giai đoạn giao thời đợc quan tâm đặc biệt. Nhiều t liệu về tác giả, tác phẩm đợc su tầm, in ấn lại đã khẳng định những giá trị quan trọng của văn xuôi giai đoạn này. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu của: Nguyễn Văn Trung, Bằng Giang, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Q. Thắng, Trần Hữu Tá, Cao Xuân Mĩ, Lê Thị Đức Hạnh, Lại Văn Hùng, Vơng Trí NhànTrào lu phục hng sôi nổi này đã đem lại một ích lợi quan trọng, đó là nguồn t liệu vốn nằm rải rác trên báo chí trong các kho sách t nhân đã đợc tập hợp in ấn lại để đến tay ngời nghiên cứu. Những thuận lợi đó cho phép chúng ta có thể khảo sát đánh giá một cách khách quan những đóng góp hạn chế của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhng việc làm này cũng tiềm tàng một nguy cơ: quá đề cao hiện tợng đôi khi dẫn đến những nhận xét chủ quan. Vì vậy, cần có một cái nhìn khách quan xuyên suốt về diễn tiến văn xuôi hai miền Nam Bắc để có những kết luận khoa học về sự hình thành phát triển của văn xuôi ở chặng đờng đầu tiên khi chuyển từ trung đại sang hiện đại. 3 2.5. Qua những vấn đề trên chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu của ngời đi trớc cho ta một cái nhìn tơng đối đầy đủ khái quát về bộ mặt văn xuôi Việt Nam giai đoạn giao thời, nhng chủ yếu mang tính định hớng. Vấn đề sự vận động của văn xuôi quốc ngữ vẫn cha đợc nghiên cứu một cách thấu đáo. Thứ hai, văn xuôi giai đoạn trớc 1932 đã đợc các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý, nhng vẫn có sự phân biệt giữa hai miền Nam - Bắc. Trên thực tế, có những vấn đề phải nhìn một cách tổng thể mới có thể đánh giá khách quan quy luật vận động của văn xuôi Việt Nam trên chặng đờng gieo mầm ơm hạt này. Thứ ba, cần phải đặt văn xuôi giai đoạn này trong tính giao thời khảo sát ở diện rộng với nhiều tác giả, nhiều tác phẩm mới có thể phát hiện chỉ ra những nét đổi thay trong bản chất mang tính đặc trng loại hình. Từ đó, chúng ta có những đánh giá đúng đắn về đóng góp cũng nh hạn chế của văn xuôi giai đoạn này từ khi là mầm mống đến lúc định hình những khuynh hớng cơ bản. 3. Đối tợng nghiên cứu Đối tợng chủ yếu của luận án là các sáng tác văn xuôi bằng chữ quốc ngữ xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam giai đoạn trớc 1932 (cụ thể: từ năm 1865 khi xuất hiện Gia Định báo đến khoảng 1932 khi Tự lực văn đoàn ra đời). 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Lý giải những tác động của các nhân tố lịch sử - văn hoá tới sự chuyển đổi của văn xuôi từ trung đại sang hiện đại. - Từ thực tế sáng tác quan niệm của các tác giả giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, luận án phục nguyên lại từng chặng đờng hình thành vận động cụ thể của văn xuôi trên cả hai miền Nam- Bắc trong một cái nhìn đối sánh với giai đoạn trớc sau đó. - Khảo sát chỉ ra những nét biến đổi từ thi pháp truyền thống kiểu phơng Đông sang mô hình hiện đại phơng Tây qua một số yếu tố: quan niệm về con ngời, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. 4 5. Phơng pháp nghiên cứu Trong luận án này, chúng tôi đã sử dụng chủ yếu một số phơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: văn học sử, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá, thi pháp học 6. Đóng góp mới của luận án Có một cái nhìn toàn diện, hệ thống, khách quan xuyên suốt về diện mạo văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở cả hai miền Bắc Nam; Chỉ ra quá trình hình thành vận động của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam từ những mẩu tin trên báo chí nhằm thông báo tin tức, nói chuyện có thật đến ý thức h cấu bày đặt ra những chuyện giống nh thực để viết tiểu thuyết; Bớc đầu chỉ ra một số đặc điểm của văn xuôi quốc ngữ Việt Namgiai đoạn mới hình thành, đó là: có sự đan xen giữa quan niệm tả thực giáo dục đạo lý, văn phong báo chí tác động đến cách viết văn xuôi, hình thành quan niệm về con ngời cá nhân tồn tại nh một hữu thể độc lập khác biệt với con ngời bổn phận chức năng thờng thấy trong văn học truyền thống; Khẳng định sự xuất hiện định hình của một số thể văn xuôi nghệ thuật nh ký, truyện ngắn, tiểu thuyết đợc viết theo xu hớng tả thực của phơng Tây. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu (21tr), kết luận (7tr), phụ lục (28tr) tài liệu tham khảo (19tr), luận án gồm 3 chơng chính; Chơng 1 Những biến đổi của đời sống văn hoá - xã hội tác động tới sự hình thành phát triển văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (39tr). Chơng 2 Quá trình vận động của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (88tr). Chơng 3 Những biến đổi về phơng diện nghệ thuật trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (51tr). 5 Phần Nội dung Chơng 1 Những biến đổi của đời sống văn hoá - x hội tác động tới sự hình thnh v phát triển văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1.1. Tiềm lực văn hoá mang tính chất vùng, miền 1.1.1. Văn vần quốc ngữ - bớc đệm của văn xuôi quốc ngữ Nam kỳ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Thể du kí, vè, diễn ca đã xuất hiện rất nhiều trong văn học quốc ngữ Nam kỳ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Những thể loại văn vần này là bớc đệm của văn xuôi quốc ngữ ở thời kỳ quá độ chuyển từ văn vần theo truyền thống phơng Đông sang văn xuôi theo mô hình hiện đại của phơng Tây. 1.1.2. Vai trò của Đông Kinh nghĩa thục các nhà nho duy tân trong quá trình tiếp nhận văn học mới ở Bắc kỳ Đầu thế kỷ XX, bên cạnh chính sách Âu hoá của thực dân còn có con đờng Âu hoá của các nhà nho yêu nớc. Các nhà nho duy tân với phong trào Đông Kinh nghĩa thục đã nỗ lực thay đổi t duy nhận thức, không ngừng cách tân các thể loại truyền thống, chuẩn bị sẵn nội lực cần thiết cho nền văn học dân tộc có thể tiếp cận bớc vào hiện đại hoá. Đây là một trong những đặc điểm đặc thù của văn học Việt Nam trên chặng đờng hiện đại hoá. 1.2. Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ vai trò của báo chí trong việc kiến tạo một định hớng văn xuôi khác trớc 1.2.1. Chữ, văn quốc ngữ trong mối quan hệ với truyền thống văn học dân tộc Trong việc đa chữ quốc ngữ gia nhập vào đời sống văn hoá xã hội, chính tâm lý tiếp nhận của đại đa số ngời dân là một phần động lực quan trọng để thúc đẩy công cuộc phổ cập chữ quốc ngữ một cách nhanh chóng trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong buổi 6 bình minh của văn học hiện đại Việt Nam, sự ra đời của câu văn xuôi thờng đợc xem nh một sản phẩm nhập ngoại, nhng theo chúng tôi, câu văn xuôi nôm na dễ hiểu hình thành là do đợc nuôi dỡng trực tiếp từ truyền thống văn học Nôm có bề dầy gần mời thế kỷ của dân tộc chứ không phải chỉ có duy nhất nguồn gốc ảnh hởng từ văn xuôi Thiên chúa giáo phơng Tây. 1.2.2. Báo chí là môi trờng xuất hiện, tồn tại phát triển của văn xuôi quốc ngữ Báo chí xuất hiện ở Việt Nam là do ngời Pháp gây dựng, cổ vũ, sáng lập. Ngay khi ra đời báo chí đã chú ý đến thị hiếu công chúng độc giả, tạo ra phơng thức thởng thức văn học khác trớc. Báo chí không chỉ là nơi đăng tải, quảng bá cho văn xuôi phát triển mà còn tác động trực tiếp tới cách viết văn xuôigiai đoạn đầu mới hình thành. Ngợc lại văn xuôi cũng có thể tác động tới sự tồn tại hay phát triển của một tờ báo khi hầu hết các tác phẩm văn xuôi ra mắt công chúng lần đầu tiên là trên báo chí. Mối quan hệ qua lại giữa văn học báo chí đã xuất hiện. 1.3. Sự tác động của văn xuôi dịch từ Trung Quốc phơng Tây 1.3.1. Văn xuôi dịch từ Trung Quốc. Văn xuôi quốc ngữ dịch từ Trung Quốc chủ yếu là tiểu thuyết. Nguồn dịch thuật này vừa đáp ứng nhu cầu đọc tiểu thuyết nh một thói quen giải trí thiết yếu của độc giả, đồng thời tạo ảnh hởng tác động trực tiếp tới sáng tác của các tác giả giai đoạn này về nhiều phơng diện nội dung nghệ thuật. 1.3.2. Văn xuôi dịch từ phơng Tây. Văn xuôi quốc ngữ dịch từ phơng Tây gồm rất nhiều loại: luận thuyết, triết học, chính trị, đạo đức, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ. Bởi nguồn dịch này không đơn giản chỉ có nhiệm vụ giải trí mà dịch để kiến tạo thể loại quan trọng hơn nữa, dịch để 7 bù đắp những thiếu hụt về t tởng một vấn đề rất cấp bách ở buổi giao thời khi chúng ta tiếp cận với một nền văn hoá có nhiều điểm khác biệt so với văn hoá truyền thống. Tiểu kết: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những tiềm lực văn hoá xuất hiện trên cả hai miền Nam Bắc đã sẵn sàng chuẩn bị cho sự ra đời của văn xuôi quốc ngữ hiện đại. Đó là những vận động nội sinh trong văn mạch truyền thống với sự xuất hiện của văn vần, vè kể sự, diễn ca ở Nam kỳ tạo bớc đệm đầu tiên cho văn xuôi quốc ngữ. Sự nỗ lực của các nhà nho trong việc thay đổi t duy nhận thức, cách tân thể loại ở Bắc kỳ. Những vận động nội sinh đó đã phát triển khi gặp tác động của những nhân tố mới: sự xuất hiện của chữ quốc ngữ báo chí với kỹ thuật in ấn hiện đại, văn xuôi từ Trung Quốc phơng Tây tràn sang. Tất cả những yếu tố này là nguồn lực nội sinh ngoại nhập quyết định trực tiếp tới sự xuất hiện phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam ở chặng đầu phôi thai. chơng 2 Quá trình vận động của văn xuôi quốc ngữ Việt nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 2.1. Những mầm mống đầu tiên của văn xuôi quốc ngữ xuất hiện ở Nam kỳ (giai đoạn 1865 1900) 2.1.1. Từ những hạt mầm đầu tiên của văn xuôi quốc ngữ: những mẩu tin trên Gia Định báo. Cuối thế kỷ XIX, trên những số Gia Định báo đầu tiên đã xuất hiện một quan niệm viết văn xuôi khác trớc qua lời mời viết bài những mẩu tin, bài tờng thuật kể sự việc có thật xảy ra trong đời sống hàng ngày đợc đăng khá nhiều trên báo. Nếu nhìn từ góc độ chuyển đổi loại hình văn học thì sự xuất hiện của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam phải đợc tính từ năm 1865 dới hình thức những mẩu tin đăng trên Gia Định báo, sớm hơn dấu mốc 1887 với sự ra đời của Truyện thầy Lazarô Phiền, khi chúng ta nhìn từ góc độ thể loại. 2.1.2. Qua trớc tác của một số tác giả tiên phong ở Nam kỳ 8 Giai đoạn cuối thế kỷ XIX với những ghi chép, su tầm, đặc biệt là qua các bài truyện ngắn sáng tác bằng văn xuôi quốc ngữ của các tác giả Trơng Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trơng Minh Ký, những dấu hiệu của nền văn học mới bắt đầu manh nha qua những phơng diện sau: 2.1.2.1. Sử dụng ngôn ngữ nôm na nh lời nói thờng để viết văn xuôi 2.1.2.2. Văn xuôi hớng đến những vấn đề của đời sống thực tại với những con ngời đời thờng 2.1.2.3. Văn xuôi hớng đến ngời đọc bình dân, bớc đầu chú ý đến thị hiếu của ngời thởng thức 2.2. Sự trở lại với lối viết truyền thống của văn xuôi quốc ngữ Nam kỳ dới sự chi phối của truyện Tàu (giai đoạn 1900 1917) 2.2.1. Từ sự nở rộ của phong trào dịch truyện Tàu những năm đầu thế kỷ XX Những năm đầu thế kỷ XX, việc dịch tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa đã trở thành phong trào ở Nam kỳ. Hiện tợng này vừa do thị hiếu của độc giả chi phối đồng thời cũng thể hiện phần nào chính sách văn hoá của nhà cầm quyền ở thời điểm thực tại. Trớc làn sóng dịch truyện Tàu phát triển ồ ạt mạnh mẽ nh vậy, các nhà văn Nam kỳ đã có ý thức phản ứng lại bằng việc sáng tác truyện trong xứ mình. 2.2.2. Đến chủ trơng dùng tiếng thờng dễ hiểu để viết truyện trong xứ mình 2.2.2.1. Qua lời thông báo về cuộc thi tiểu thuyết trên báo chí Năm 1906, báo Nông cổ mín đàm thông báo về cuộc thi Quốc âm thí cuộc. Trong đó, ban tổ chức đặt ra yêu cầu: không mô phỏng, sao chép hay lấy tích từ lịch sử mà phải tự đặt ra từ những t liệu thực tế về nhân vật phong tục trong xứ. Điều này đã khẳng định sự thay đổi trong quan niệm về văn xuôi, cụ thể là về tiểu thuyết. 2.2.2.2. Qua sáng tác của các tiểu thuyết gia 9 Không chỉ trên báo chí, các văn gia sáng tác ở giai đoạn này cũng có chung ý tởng phản ứng lại truyện Tàu, chủ trơng viết truyện lấy chất liệu từ lịch sử Việt Nam hoặc từ đời sống xã hội thực tế. Dù muốn ly khai với truyện Tàu nhng t duy viết văn theo kiểu truyền thống vẫn ngự trị trong những ngòi bút văn xuôi này. 2.3. Văn xuôi quốc ngữ Bắc kỳ với xu hớng tả thực văn xuôi Nam kỳ với sự lên ngôi của tiểu thuyết (giai đoạn 1917 1932) 2.3.1. Diễn tiến văn xuôi quốc ngữ Bắc kỳ với sự định hình xu hớng tả thực các thể loại ký, truyện ngắn, tiểu thuyết. 2.3.1.1.Những nỗ lực thay đổi cách viết truyền thống để tiến tới lối viết tả thực theo kiểu phơng Tây a. Quan niệm tả thựcxuất hiện Qua quan niệm của Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, Trọng Khiêm,tả thực đợc hiểu nh là một lối viết tiểu thuyết du nhập từ phơng Tây, trong đó tiêu chí quan trọng nhất là tả đúng sự thật, tả đủ mọi hạng ngời trong xã hội nhà văn phải có con mắt khách quan khi đánh giá sự việc. Tuy khái niệm này mới đợc thức nhận ở cấp độ lí luận (qua các lời bình luận về tiểu thuyết, lời tựa duy nhất một chuyên khảo: Bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh), nhng sự xuất hiện của nó cũng ghi một dấu ấn quan trọng trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam: hớng đến tả thực. Đây chính là một sự thay đổi căn bản của văn học dân tộc khi chuyển từ nền văn học vốn chịu ảnh hởng vùng Đông á gia nhập vào xu hớng chung của văn học thế giới theo mô hình phơng Tây. Luận án cũng phân biệt quan niệm về cái thực trong văn xuôi trung đại cái thực theo quan niệm hiện đại du nhập từ phơng Tây đợc các văn gia giai đoạn đầu thế kỷ XX ý thức sử dụng. Nh vậy, chuyển từ văn xuôi trung đại sang văn xuôi hiện đại cũng có nghĩa là chuyển từ lối viết thực lục dựa sử sang lối viết ghi chép sự thực kiểu tin tức thời sự của báo chí. kiểu tác giả cũng 10 chuyển từ mô hình nhà văn nhà sử học sang nhà văn nhà báo. Tuy nhiên, qua khảo sát trên cứ liệu văn xuôi Bắc kỳ giai đoạn 1917 1932, chúng tôi nhận thấy quan niệm về cái thực của các nhà văn giai đoạn này cha hoàn toàn mang tính khách quan. Bởi các văn gia đang theo đuổi một mục đích cao cả: kể chuyện có thật trong thực tế để treo gơng giáo dục. Sự thực khách quan đã đợc lọc qua lăng kính chủ quan của những nhà văn kiêm giáo dục đạo lý. b. Sức ì của quan niệm văn chơng giáo dục luân lý" Trên con đờng tiến tới quan niệm văn xuôi phản ánh hiện thực, văn xuôi quốc ngữ Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX vẫn chịu một sức ì khá lớn của quan niệm văn dĩ tải đạo. Trong giai đoạn giao thời, văn xuôi quốc ngữ vẫn tồn tại đan xen quan niệm tả thực quan niệm văn chơng mang tính giáo dục đạo lý. 2.3.1.2. Sự định hình các thể loại: ký, truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại a. Thể loại ký. ở giai đoạn đầu mới hình thành, trong văn xuôi quốc ngữ Bắc kỳ, thể loại xuất hiện sớm nhất nhiều nhất. Thể giai đoạn này chịu ảnh hởng nhiều của văn xuôi trung đại, có nguồn gốc từ quá khứ nhng đã mang những đặc tính của văn xuôi phơng Tây, hớng nhiều về tả thực. b. Thể loại truyện ngắn. Từ Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn đến Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã tiến những bớc chững chạc về mặt nghệ thuật dự báo sự xuất hiện một khuynh hớng cơ bản của văn học Việt Nam, đó là khuynh hớng hiện thực phê phán. c. Thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết quốc ngữ đã xuất hiện một số xu hớng ở Bắc kỳ giai đoạn 1917 1932: tiểu thuyết lãng mạn (Tố Tâm), tiểu thuyết phản ánh toàn cảnh (Cuộc tang thơng, Kim Anh lệ sử, Mồ cô Phợng), tiểu thuyết lịch sử , tiểu thuyết chính trị. 11 2.3.2. Văn xuôi Nam kỳ nở rộ với sự lên ngôi của tiểu thuyết 2.3.2.1. Sơ lợc về diện mạo chung của văn xuôi Nam kỳ Văn xuôi Nam kỳ giai đoạn 1917 1932 đã tạo đợc một môi trờng sôi động với sự lên ngôi của tiểu thuyết ớc khoảng hơn 500 tác phẩm, gồm nhiều loại: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp kỳ tình, tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết đạo lý xã hội. Theo chúng tôi có sự bùng nổ về số lợng tiểu thuyết Nam kỳ giai đoạn này là do đáp ứng đời sống đô thị có nhu cầu thởng thức văn nghệ nh một món giải trí, đồng thời điều này cũng thể hiện sự ảnh hởng giao thoa của những luồng văn học từ phơng Tây Trung Quốc nhằm tạo ra nhiều khuôn mẫu để ngời sáng tác mô phỏng, học theo. 2.3.2.2. Về truyện ngắn So với tiểu thuyết, truyện ngắn ở Nam kỳ giai đoạn này ít thành tựu hơn nhng cũng khá phong phú về đề tài. Tiêu biểu là truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp. 2.3.2.3. Về tiểu thuyết. a.Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này mang tính dân tộc trong nội dung biểu hiện ít nhiều mang tính cách tân về hình thức thể hiện. b.Tiểu thuyết phản ánh truyện có thực trong xã hội cũng đợc các tác giả Nam kỳ quan tâm. Nhân vật nhiều khi là những nguyên mẫu lấy từ đời thực. c. Loại tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp kỳ tình, phiêu lu mạo hiểm xuất hiện khá phổ biến ở Nam kỳ giai đoạn này thể hiện sự du nhập ảnh hởng của tiểu thuyết phơng Tây. d. Tạo ra lực hút mạnh hơn cả chiếm xu hớng áp đảo trong văn xuôi Nam kỳ giai đoạn 1917 1932 là những tiểu thuyết đề cao đạo lý phản ánh hiện thực. Một trong những đóng góp quan trọng của tiểu loại này là mở rộng địa bàn đối tợng phản ánh sang cả nông 12 thôn. Đây là điểm khác so với văn xuôi Bắc kỳ giai đoạn này vốn chỉ chú ý đến xã hội đô thị. Hồ Biểu Chánh là một đại diện tiêu biểu. Tiểu kết : Văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đã nhen nhóm mầm mống ngay từ cuối thế kỷ XIX trên Gia Định báo ở một số trớc tác của các tác giả tiên phong Nam kỳ. Nhng dòng chảy tiến đến hiện thực của văn xuôi Nam kỳ cuối thế kỷ XIX không đợc tiếp tục phát triểngiai đoạn 1900 1917 mà lại đợc tiếp nối ở Bắc kỳ những năm 1917 1932. Tiến trình này của văn xuôi đã đợc chúng tôi khảo sát qua báo chí, qua quan niệm những sáng tác cụ thể theo những bớc đi của lịch sử. Mặc dù hớng theo phơng pháp tả thực của phơng Tây là cái đích mà các tác giả muốn vơn tới nhng họ vẫn bị chi phối từ sức ì của truyền thống, tạo ra đặc trng riêng của văn xuôi giai đoạn này: đan xen giữa tả thực giáo dục đạo lý. Những thể loại ký, truyện ngắn đặc biệt là tiểu thuyết đã hình thành ở Bắc kỳ các thể tiểu thuyết có kết cấu theo kiểu truyện Tàu các tác phẩm phiêu lu phơng Tây rất thịnh hành ở Nam kỳ. Chơng 3 Những biến đổi về phơng diện nghệ thuật của văn xuôI quốc ngữ Việt nam giai đoạn cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx 3.1. Từ con ngời phận vị chức năng đến con ngời cá nhân tồn tại độc lập nh một hữu thể 3.1.1. Những biến đổi trong mô típ con ngời phận vị chức năng 3.1.1.1. Trong văn xuôi quốc ngữ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều tác giả vẫn thể hiện thái độ của mình một cách khá rõ ràng đối với hai loại nhân vật chính diện phản diện. Sự thao túng mang tính chủ quan này thờng đợc biểu hiện ở những phơng diện sau: ngời kể chuyện đứng ngoài để bình phẩm vấn đề; lời bình phẩm, cảm thán của tác giả xuất hiện xen kẽ trong lời miêu tả nhân vật việc đặt tên nhân vật có mục đích. 13 3.1.1.2. Nhân vật chính diện phản diện đợc phân biệt đối lập nhau với những tiêu chí rất rõ ràng. Nhân vật chính diện là những ngời có nghĩa khí đạo đức, thuỷ chung nhân hậu, có chí làm giầu, nỗ lực học hành. Nhân vật phản diện là kẻ tham tiền bạc, phụ nhân nghĩa, bất chấp đạo lý, cơng thờng. a. Mô típ nhân vật hành hiệp trợng nghĩa b. Mô típ những ngời phụ nữ đảm đang hiếu hạnh c. Mô típ nhân vật vô đạo, bất nhân 3.1.2. Sự định hình những mô típ con ngời cá nhân tồn tại độc lập nh một hữu thể 3.1.2.1. Mô típ con ngời cá nhân với sự tự vấn của lơng tâm 3.1.2.2. Mô típ con ngời cá nhân với những cảm xúc yêu đơng, ghen tuông a. Yêu để hởng thụ cảm xúc yêu đơng. b. Mô típ con ngời cá nhân ích kỷ trong tình yêu. 3.1.2.3. Mô típ con ngời cá nhân thích hởng thụ, ăn ngon, mặc diện. 3.1.2.4. Mô típ con ngời cá nhân hám danh Trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn trớc 1932, môtíp con ngời chức năng phận vị vẫn chiếm đại đa số tuy đã có những biến đổi nhất định trong nội hàm, môtíp con ngời cá nhân đã xuất hiện nhng cha phổ biến. Dù tách bạch quan niệm về con ngời thành hai xu hớng nhng chúng ta phải thừa nhận rằng, nhân vật tiêu biểu ở giai đoạn này luôn có sự lồng ghép, đan cài, giao thoa giữa con ngời chức năng phận vị con ngời cá nhân. ở những nhân vật nh thế, xu hớng con ngời phận vị chức năng luôn đợc xây dựng có uy thế hơn, mạnh mẽ hơn, áp đảo con ngời cá nhân. Đây là quan niệm rất khác so với quan niệm về con ngời trong văn xuôi giai đoạn trớc sau đó. 3.2. Từ không gian thiên nhiên mang màu sắc tâm linh đến không gian xã hội đang bị đô thị hoá 14 3.2.1. Không gian thiên nhiên mang màu sắc tâm linh ở giai đoạn này, trong văn xuôi xuất hiện không gian thiên nhiên tác động tiêu cực đến nhân vật loại không gian thiên nhiên tác động tích cực đến nhân vật. Đây là quan niệm kế thừa truyền thống về sự đồng cảm giữa thiên nhiên con ngời. 3.2.2. Không gian x hội đang bị đô thị hoá 3.2.2.1.Không gian đô thị. Không gian đô thị xô bồ náo nhiệt vừa là nơi trau dồi tri thức, tiếp cận văn minh khoa học hiện đại đồng thời cũng là nơi hẹn hò của các cặp tình nhân, nơi cạm bẫy sản sinh những thói h tật xấu 3.2.2.2. Không gian gia đình. Trong văn xuôi giai đoạn này phổ biến tiêu biểu là không gian gia đình đang bị tha hoá. Gia đình không còn là nơi đầm ấm, yên vui, sum họp nữa mà đang bị bào mòn, huỷ hoại bởi thị dục cá nhân chi phối. 3.2.3. Một số loại không gian khác Không gian mộng ảo ngoài cõi thực. Không gian đối lập tơng phản Không gian liên thông mở ra giữa các vùng miền quốc gia. 3.3. Từ thời gian lịch sử đến thời gian cá nhân đậm tính chủ quan 3.3.1. Thời gian lịch sử Đây là kiểu thời gian phổ biến trong văn học trung đại. Trong văn xuôi giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, loại thời gian nghệ thuật này vẫn đợc duy trì. Tuy nhiên, thời gian gắn với các sự kiện lịch sử mờ nhạt nổi lên là thời gian tiểu sử nhân vật (Truyện thày Lazarô Phiền là một dẫn chứng tiêu biểu). 3.3.2. Thời gian cá nhân đậm tính chủ quan 3.3.2.1. Thời gian tâm trạng 3.3.2.2. Thời gian hò hẹn gặp gỡ bạn tình 3.3.2.3. Thời gian hồi tởng về thời xuân sắc 15 Trong văn xuôi giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cách miêu tả thời gian nghệ thuật vừa đợc kế thừa từ truyền thống văn xuôi thời kỳ trung đại đồng thời đã có những cải biến xuất hiện không ít những cách quan niệm mới về thời gian. Điểm khác biệt với quan niệm về thời gian ở văn học trung đại là sự cảm nhận thời gian đậm tính cá nhân đợc các văn gia đặc biệt chú ý miêu tả. Tiểu kết chơng 3. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong văn xuôi quốc ngữ, quan niệm về con ngời có sự giao thoa giữa xu hớng tả thần truyền thống xu hớng tả thực của phơng Tây. Con ngời theo tiêu chí đạo đức với những nhân vật chính diện hành hiệp trợng nghĩa, hiếu hạnh bổn phận đối lập với nó là những nhân vật vô đạo bất nhân vẫn còn tồn tại nh một bớc quá độ của t duy truyền thống. Đáng chú ý là sự xuất hiện của những con ngời đợc miêu tả từ góc độ đời thờng trong văn xuôi giai đoạn này. Đây là một bớc tiến về thể loại của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam khi đa văn học dân tộc gia nhập vào quỹ đạo của văn học thế giới lấy tiêu chí tả thực làm căn bản. Cùng với con ngời là không gian hoạt động tồn tại của họ, tất yếu đan xen giữa không gian truyền thống quen thuộc đã từng xuất hiện không gian mới chỉ có ở thời hiện đại. ngay cả không gian truyền thống cũng không hoàn toàn nh cũ mà đã có sự đổi thay khác trớc. Thời gian nghệ thuật gắn chặt với quan niệm của nhân vật đã xuất hiện bên cạnh thời gian lịch sử từng phổ biến trong văn xuôi truyền thống. Phần kết luận 1. Văn học chuyển từ trung đại sang hiện đại là một quy luật tất yếu khách quan đối với đời sống văn hoá xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhng ở Việt Nam, quá trình này lại mang tính đặc thù sâu sắc gắn bó một cách hữu cơ với đời 16 sống chính trị vận mệnh của đất nớc. Trớc hết, đó là cuộc chiến tranh xâm lợc của thực dân Pháp đã gây nên những xáo trộn lớn lao, biến Việt Nam trở thành một thuộc địa. Nhng những chính sách của kẻ thù, dù với mục đích của kẻ xâm lợc, vô hình trung trở thành công cụ không tự giác của lịch sử đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi của xã hội Việt Nam. điều quan trọng hơn nữa chính là những nhu cầu cần thay đổi, vận động ngay trong lòng xã hội đó. Cả xã hội chuyển mình, văn học là một trong những lĩnh vực diễn ra sự chuyển đổi vừa mạnh mẽ lại vừa sâu sắc nhất. Bởi văn học buổi giao thời không phải là sự tiếp tục của văn học truyền thống mà là sự chuyển đổi về mặt hệ hình từ trung đại sang hiện đại, diễn ra trên nhiều phơng diện: hệ t tởng, t duy, lý tởng thẩm mĩ ngay cả ngôn ngữ, các phơng tiện nghệ thuật, cách cảm thụ Đó không phải là sự phát triển liên tục mà về cơ bản là sự thay thế, đứt gãy, chắp nối diễn ra trong một thời gian không dài. Tuy nhiên, mặc dù có ý thức phủ nhận truyền thống (điều này nhận đợc sự đồng tình từ nhiều phía: chính sách của kẻ thù, ý thức cách tân của các nhà Tây học, bạn đọc đông đảo đặc biệt là các nhà nho duy tân - con đẻ của văn hoá truyền thống ), nhng vào giai đoạn này, nh một quy luật tất yếu, văn xuôi vẫn không thoát khỏi sự níu kéo của truyền thống với những ảnh hởng rất rõ nét trên các bình diện nội dung nghệ thuật. Quá khứ vẫn tác động âm thầm mạnh mẽ lên quá trình hình thành phát triển của văn xuôi quốc ngữ hiện đại ở cả hai phía: tích cực hạn chế, góp phần tạo nên một giai đoạn văn học mà tính giao thời là một trong những đặc điểm nổi bật nhất, thể hiện đặc trng riêng biệt của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 2. Khi bớc vào giai đoạn hiện đại, văn xuôi quốc ngữ Việt Nam không phát triển theo một lộ trình đờng thẳng tuần tự mà có những bớc gián đoạn, phát triển không liên tục giữa các vùng, 17 miền. Nam kỳ là miền đất mới, tác động của khoa cử văn chơng truyền thống cha sâu, quá trình đô thị hoá lại sớm diễn ra ở đây nên dễ tiếp cận cái mới hơn. Với những u thế đó, văn xuôi Nam kỳ đã vợt lên giữ vị trí tiên phong trong việc chuyển đổi loại hình sáng tác khi tiếp cận với lối viết hiện đại của phơng Tây ngay từ cuối thế kỷ XIX. Nhìn từ góc độ chuyển đổi loại hình văn học, chúng ta có thể khẳng định dấu mốc xuất hiện của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam bắt đầu từ năm 1865 (qua những mẩu tin trên Gia Định báo), sớm hơn so với thời điểm 1887 với sự xuất hiện của Truyện thày Lazarô Phiền khi nhìn từ góc độ thể loại. Tuy nhiên, giai đoạn tiếp sau, xu hớng này không đợc tiếp tục phát triểnNam kỳ do sự chi phối của truyện Tàu. Đến giai đoạn 1917 1932, văn xuôi Nam kỳ lại nở rộ với sự lên ngôi của thể tiểu thuyết. Dù ảnh hởng của truyện Tàu vẫn hiển diện trong sáng tác nhng các tác giả cũng dần từng bớc tiệm cận với phơng pháp tả thực của phơng Tây. Đặc biệt, văn xuôi Nam kỳ giai đoạn này đã mở rộng đối tợng địa bàn phản ánh sang cả khu vực nông thôn một lãnh địa tởng nh thuộc độc quyền thâm canh của các cây bút hiện thực phê phán giai đoạn 1932 1945 ở miền Bắc. ở Bắc kỳ, đầu thế kỷ XX mới xuất hiện những tác phẩm đầu tiên của văn xuôi quốc ngữ hiện đại nhng lại tiếp cận ngay với xu hớng tả thực của phơng Tây mà không trải qua qúa trình đồng hoá của truyện Tàu nh Nam kỳ. Văn xuôi Bắc kỳ đã nhận đợc sự hậu thuẫn khá mạnh của lí luận sáng tác hiện đại du nhập từ phơng Tây kéo xu hớng phát triển của văn xuôi theo định hớng tả thực. Văn xuôi Bắc kỳ giai đoạn này, mặc dù có sự đi trớc của lý luận qua các lời tựa, bài nghiên cứu về thể loại vốn ảnh hởng từ phơng Tây sự đi sau của sáng tác do sức ì của thói quen truyền thống đè nặng trên từng ngòi bút các văn gia, nhng một số thể loại văn xuôi nh 18 ký, truyện ngắn, tiểu thuyết đã định hình hớng theo mô hình phơng Tây với xu hớng tả thực. Nh vậy, văn xuôi quốc ngữ Việt Nam có mầm mống từ năm 1865 Nam kỳ là nơi khởi xớng đầu tiên nhng để định hình thể loại hớng tới viết theo mô hình hiện đại của phơng Tây với xu hớng tả thực thì phải từ 1917 trở đi khi văn xuôi quốc ngữ đợc gieo trồng thâm canh trên mảnh đất màu mỡ Bắc kỳ. 3. Tuy có những bớc đi khác nhau nh thế nhng văn xuôi hai miền đều thể hiện một quy luật chung: chuyển từ văn vần sang văn xuôi, từ quan niệm văn dĩ tải đạo sang quan niệm văn xuôi tả thực. Thể loại văn xuôi hiện đại đợc định hớng theo mô hình phơng Tây với xu hớng tả thực, hớng đến cuộc sống đời thờng làm căn bản. Đây là mô thức chung của các nớc trong khu vực vốn cùng chịu ảnh hởng của văn hoá Nho giáo. Nhng chuyển từ văn hoá vùng ra văn hoá thế giới, từ lối t duy truyền thống phơng Đông sang kiểu phơng Tây, ở Việt Nam không xuất hiện văn học chính trị nh Nhật Bản mà là văn xuôi mang tính tả thực nghiêng về giáo dục đạo lý. Chính khuynh hớng giáo dục luân lý đã tác động tới xu hớng tả thực vừa đợc du nhập từ phơng Tây vào Việt Nam. Giai đoạn này, tả thực cha đợc ý thức nh một phơng pháp sáng tác khách quan mà mới dừng lại ở sự mô phỏng, sao chép thực tại nh nó vốn có ở đời thực. Chính điều này đã làm hạn chế sự phát triển của nghệ thuật tự sự trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn trớc 1932. Mặc dù vậy, nó vẫn tạo ra b ớc thay đổi căn bản cho văn xuôi quốc ngữ nớc nhà, đó là từ bỏ lối viết thực lục ảnh hởng sâu sắc sử học trong truyền thống sang lối viết tả thực phản ánh truyện có thật đang diễn ra trong đời sống hàng ngày. quá trình văn xuôi quốc ngữ đi từ tính chân thực của các hiện tợng trong đời sống đến những hình tợng văn học mang tính hiện thực cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện phát triển mối quan hệ giữa 19 văn xuôi quốc ngữ hiện đại văn báo chí. Trong giai đoạn giao thời này, văn xuôi không chỉ ra đời trên báo chí mà đã mang những đặc tính của văn báo chí khi hớng đến phản ánh những chuyện có thật, giống với thực tế. Về mặt nghệ thuật, quá trình chuyển đổi từ văn học trung đại sang hiện đại đợc đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ con ngời chức năng phận vị truyền thống sang con ngời cá nhân với những cảm xúc đời thờng trần tục, từ không gian thiên nhiên mang màu sắc tâm linh đến không gian gia đình đang bị tha hoá, từ thời gian lịch sử đến thời gian cá nhân đậm tính chủ quan. Sự hình thành quan niệm con ngời cá nhân trong văn xuôi giai đoạn này đã phản ánh sự xuất hiện một kiểu t duy khác trớc - hớng tới tả thực - đợc du nhập từ phơng Tây. Mặc dù vẫn còn tồn tại nh một quán tính những mô típ nhân vật truyền thống với con ngời hành hiệp trợng nghĩa, vô đạo bất nhân nhng văn xuôi giai đoạn này đã đánh dấu một bớc tiến mới trong quan niệm về con ngời khi xây dựng đợc những môtíp con ngời cá nhân tồn tại nh một hữu thể độc lập vốn chỉ có thể xuất hiện khi có sự xâm thực của văn hoá phơng Tây. Nó đánh dấu bớc chuyển biến lớn về thi pháp trong văn học giai đoạn này, báo hiệu một xu hớng mới trong quan niệm về con ngời mà văn học trớc đây cha hề đề cập tới. Nh vậy, đến thời điểm trớc 1932, sự chuyển đổi về mặt loại hình của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đã thành công bớc đầu khi hệ thống văn xuôi nớc ta đã định hình, đang phát triển hứa hẹn một sự bứt phá mạnh mẽ ở chặng đờng tiếp theo. Văn xuôi đầu thế kỷ đã đóng vai trò đặt nền móng hết sức quan trọng về nhiều phơng diện: đề tài, chủ đề, khả năng tiếp cận hiện thực, nghệ thuật miêu tả tâm lý, xây dựng nhân vật, tự sự, cách sử dụng ngôn ngữ là nơi diễn tập, chuẩn bị cho sự bùng phát mạnh mẽ của văn học 20 Việt Nam giai đoạn 1932 1945 nói riêng văn học hiện đại Việt Nam nói chung. 4. Trong văn xuôi giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, yếu tố giáo dục đạo lý treo gơng răn đời của văn học truyền thống đã đợc các nhà văn đặc biệt chú trọng duy trì phát triển. Thực ra bản chất của văn học luôn bao chứa giá trị tự thân là giáo dục, chỉ có điều ở giai đoạn giao thời này, chức năng đó lại đợc khuyếch đại trên mức bình thờng, trở thành yếu tố quan trọng nhất trong văn xuôi, là mục đích lý tởng của ngời cầm bút. Điều này là do hoàn cảnh hết sức đặc biệt của Việt Nam lúc đó: văn hoá phơng Tây- một kiểu văn hoá khác biệt về loại hình so với văn hoá truyền thống, xâm thực vào nớc ta trong hoàn cảnh cỡng chế ép buộc. Đặc điểm có tính lịch sử này đã dẫn đến hệ quả: một đối tợng lớn trí thức đã lựa chọn văn hoá làm con đờng khả thi nhất để cứu nớc, bảo tồn dân tộc, khi những ngả đờng đấu tranh công khai đang bị đàn áp dòng văn học cách mạng đang mất dần uy thế không phát huy đợc ảnh hởng rộng rãi trong nớc. Do vậy, dù chỉ là phản ánh sự thật để treo gơng, nhìn hiện thực từ góc độ đạo đức, nhng những sáng tác văn xuôi giai đoạn này đã phản ánh đợc phần nào thực trạng xã hội. Dù cha hớng tới một xã hội lí tởng cụ thể nhng ý thức muốn thay đổi xã hội đã xuất hiện qua việc không chấp nhận thực tại. Hơn nữa, xu hớng giáo dục đạo lý đã phần nào gìn giữ đợc những giá trị tinh hoa của truyền thống dân tộc một điều hết sức cần thiết trong quá trình chuyển giao văn hoá, trong đó tiêu biểu nhất là đạo lý làm ngời, những thuần phong mĩ tục của dân tộc, nét nhân bản của ngời Việt Nam (trợng nghĩa, nhân ái, ham học hỏi). Tuy nhiên, việc các tác giả giai đoạn giao thời đặt quá nhiều kỳ vọng vào văn xuôi: giao cho nó nhiệm vụ cải tạo xã hội, đa đất nớc vợt qua sự nghèo nàn lạc hậu, truyền bá văn hoá, văn minh [...]... từng loại hình tác giả để tìm hiểu sự phát triển biến đổi, cũng nh việc khảo sát diễn tiến của ngôn ngữ văn xuôi giai đoạn này cha đợc chú trọng Đây sẽ là hớng phát triển tiếp theo của luận án Bộ giáo dục v đo tạo Quá trình hình thnh v phát triển của văn xuôI quốc ngữ việt nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Chuyên ngnh: Văn học Việt nam Mã số: 62 22 34 01 Tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn H Nội... Ngôn ngữ Đời sống, số 11 4 Cao Thị Hảo (2007), Tiếp cận văn học sử từ góc độ văn hoá - một cái nhìn khách quan đối với lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) , Kỷ yếu Hội thảo: Đổi mới nội dung phơng pháp dạy học văn học Việt Nam hiện đại trong trờng đại học, trờng ĐH Cần Thơ, tháng 11 5 Cao Thị Hảo (2008), Nhận định bớc đầu về thể trong văn xuôi quốc ngữ. .. giai đoạn đầu khi chuyển từ trung đại sang cận hiện đại đã có nét khác biệt so với các nớc khác trong khu vực Tuy nhiên, do khuôn khổ của luận án khả năng có hạn của ngời nghiên cứu trong việc tiếp cận toàn cảnh với các nguồn t liệu khác nhau nh văn xuôi Nôm của Đạo Thiên chúa, văn bản các chủ trơng, chính sách của ngời Pháp ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nên việc đi sâu vào từng... Việt 6 Văn xuôi quốc ngữ Việt Nam chuyển từ trung đại sang hiện đại vận hành phù hợp với quy luật phát triển của văn học các nớc trong khu vực, đó là sự vận động từ văn hoá vùng phơng Đông ảnh hởng Nho giáo đến loại hình văn hoá có tính toàn cầu ảnh hởng phơng Tây Trong cùng một điều kiện, cùng một hoàn cảnh bị các nớc thực dân áp bức, vốn chịu ảnh hởng văn hoá Trung Quốc nhng văn xuôi Việt Nam ở giai. .. công trình khoa học đ công bố liên quan đến đề ti luận án 1 Cao Thị Hảo (2006), Quan niệm về con ngời trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, tạp chí Khoa học công nghệ, ĐH Thái Nguyên, số 4 2 Cao Thị Hảo (2007), Quan niệm văn học của một số cây bút văn xuôi quốc ngữ giai đoạn cuối thế kỷ XIX, tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7 3 Cao Thị Hảo (2007), Chữ, văn quốc ngữ trong mối quan hệ với truyền thống văn. .. trong văn xuôi quốc ngữ miền Bắc giai đoạn 1900 1932, tạp chí Khoa học Công nghệ, ĐH Thái Nguyên, số 1 6 Cao Thị Hảo (2008), Vấn đề tả thực trong lý luận sáng tác văn xuôi quốc ngữ miền Bắc giai đoạn 1917 1932, tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3 7 Cao Thị Hảo (2008), Những mầm mống đầu tiên của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam qua những mẩu tin trên Gia Định báo, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chi đoàn.. .và giáo dục đạo lý những trọng trách quá sức đó sẽ vừa là động lực thúc đẩy văn xuôi phát triển vừa là một sức ép nặng nề, kéo văn học dời xa bản chất nghệ thuật của mình, làm hạn chế sự sáng tạo nghệ thuật ở mỗi tác phẩm Đi theo quỹ đạo này, các tác giả đã vô tình bỏ qua rất nhiều những tinh hoa văn hóa của dân tộc phơng Tây trong quá trình chuyển đổi loại hình văn hoá Nhiều yếu tố u tú của văn. .. bộ phận văn học dân gian của dân tộc cha đợc kế thừa tạo ra sự khuyết thiếu, đơn điệu (ở văn học giai đoạn sau, khi xu hớng đạo lý bị hạ bệ, thậm chí bị đả phá, yếu tố kỳ ảo vốn là một trong những đặc trng nghệ thuật của văn xuôi trung đại đã xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, Lan Khai, Thế Lữ Dấu ấn con ngời làng xã đã xuất hiện trong sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng) Bên cạnh đó, văn. .. ứng tiếp nhận cái mới một cách nhanh chóng linh hoạt của các nhà văn Tuy nhiên, do chủ trơng thoả mãn sở hiếu tức thời của độc giả nên giá trị nghệ thuật trong mỗi tác phẩm cha đợc chú trọng Đồng thời văn xuôi giai đoạn này, đặc biệt là văn xuôi Nam kỳ cũng chịu ảnh hởng quy luật cung cầu của thị trờng, chú ý nhiều đến giá trị giải trí, ít quan tâm trau chuốt nghệ thuật t tởng Hầu hết các văn. .. Phụng) Bên cạnh đó, văn xuôi giai đoạn này bớc đầu đã thể hiện tính hiện đại khi mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm - độc giả đã đợc thiết lập, dù mới ở dạng phiến diện Chú ý đến công chúng độc giả là một trong những tiêu chí để khẳng định quá trình hiện đại hoá của văn học Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, một đời sống văn học sôi động đã diễn ra ở Nam kỳ với sự lên ngôi của các thể tiểu thuyết: . triển văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1.1. Tiềm lực văn hoá mang tính chất vùng, miền 1.1.1. Văn vần quốc ngữ - bớc đệm của văn xuôi quốc ngữ Nam kỳ giai đoạn. quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (39tr). Chơng 2 Quá trình vận động của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (88tr). Chơng 3 Những biến. mạo văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở cả hai miền Bắc và Nam; Chỉ ra quá trình hình thành và vận động của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam từ những mẩu tin trên

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan