Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian (về văn hoá Nông nghiệp)

15 1.4K 2
Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian (về văn hoá Nông nghiệp)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian (về văn hoá Nông nghiệp)

đại học quốc gia H Nội trờng đại học khoa học xã hội v nhân văn Ngô thị thanh quý tục ngữ ngời việt với việc phản ánh tri thức dân gian (về văn hoá nông nghiệp) Chuyên ngnh: Văn học dân gian Mã số: 62.22.36.01 Tóm tắt luận án tiến sĩ văn học H Nội - 2007 Công trình đợc hon thnh tại: Trờng Khoa học xã hội nhân văn - Đại học Quốc gia H Nội Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Chí Quế PGS.TS Vũ Anh Tuấn Phản biện 1: PGS.TS. Võ Quang Trọng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân Đức Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Chí Bền Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc hội đồng cấp Nhà nớc chấm luận án tiến sĩ họp tại: Vào hồi: giờ ngày tháng . năm 2007 Có thể tìm hiểu luận án tại: Th viện Quốc gia Việt Nam - TT Thông tin th viện Đại học Quốc gia H Nội danh mục các công trình nghiên cứu văn học dân gian có liên quan đến luận án của tác giả 1. Ngô Thị Thanh Quý (2002), "Tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức tự nhiên, tri thức ứng xử xã hội", in kỉ yếu Thông báo văn hoá dân gian, Nxb Khoa học xã hội (tr.812). 2. Ngô Thị Thanh Quý (2005), "Những câu tục ngữ nói về mối quan hệ thầy trò", Tạp chí nguồn sáng dân gian, số tháng 4 (tr.61). 3. Ngô Thị Thanh Quý (2007), "Tục ngữ ngời Việt với văn hoá ẩm thực", Tạp chí Văn hoá dân gian, số tháng1 (tr.63). 4. Ngô Thị Thanh Quý (2007), "Góp phần dạy tốt nội dung tục ngữ trong chơng trình ngữ văn phổ thông qua tìm hiểu tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong đời sống hiện đại", Tạp chí Giáo dục, số 171 tháng 9. 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề ti 1.1. Trong thời đại ngày nay, những vấn đề về tục ngữ vẫn luôn có tính thời sự, không có một ngành khoa học nhân văn nào từ dân tộc học đến ngôn ngữ học cũng nh nghiên cứu văn học, thậm chí ngay kể cả khoa học kỹ thuật lại không cần đến những tài liệu về tri thức tục ngữ. Có lẽ vì thế mà tục ngữ đã đợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong những năm qua. 1.2. Tục ngữ ngời Việt phản ánh tri thức dân gian Việt Nam, thể hiện t duy của dân tộc Việt, phản ánh lối nghĩ, lối cảm của ngời Việt Nam. Vì thế việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ để làm giàu có thêm vốn văn hoá mang bản sắc dân tộc trong mỗi ngời là một việc làm cần thiết. 1.3. Thông qua việc nghiên cứu tục ngữ về văn hoá nông nghiệp ngời đọc thấy rõ hơn bản sắc văn hoá Việt Nam. Chúng ta hiểu để tiếp thu, biểu hiện văn hoá dân tộc một cách tốt hơn, hiểu để nuôi dỡng, bồi đắp cho dòng sinh mệnh văn hoá (Lý Đại Nguyên) của dân tộc mình thêm phong phú trong cuộc hội nhập quốc tế hôm nay. 1.4. Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có sự đóng góp trong việc giảng dạy, nghiên cứu sâu hơn về tục ngữ ở những khía cạnh mới và góp phần nào đó vào trong công tác bảo tồn tục ngữ truyền thống và su tầm tục ngữ hiện đại. 2. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những vấn đề sau: 2.1. Nghiên cứu tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp là sự khẳng định giá trị và tác dụng của tục ngữ trong kho tàng folklore nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. 2 2.2. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích t liệu tri thức nông nghiệp đợc phản ánh trong tục ngữ, luận án vừa có thể tìm hiểu sâu hơn nền văn hoá lúa nớc vừa có thể thấy đợc sự chi phối của văn hoá lúa nớc đến tục ngữ. 2.3. Từ việc nghiên cứu, chúng ta có thể đối chiếu, kế thừa và truyền bá, phát huy những u việt của tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong cuộc sống mới. Luận án cũng bớc đầu đặt ra việc tìm hiểu tục ngữ của một giai đoạn mới. 3. Lịch sử vấn đề Cha có công trình nào đi sâu nghiên cứu tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp, mà chỉ có một số giáo trình, chuyên luận, bài báo đề cập đến vấn đề này trong một số chơng mục nh: 3.1. Giáo trình đại học Trong giáo trình đại học Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 (tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lí Hữu Tấn, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trí Viễn, từ năm 1961 đến năm 1978 in năm lần) khi viết về tục ngữ các tác giả đã đề cập đến bốn vấn đề về tục ngữ: Định nghĩa về tục ngữ, nguồn gốc và sự phát triển, nội dung và nghệ thuật của tục ngữ. Với dung lợng của một cuốn giáo trình về lịch sử văn học nói chung vấn đề tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp cha đợc đề cập đến nhiều. Với cuốn Văn học dân gian (in lần đầu năm 1972,1973, in lần hai 1977, in lần ba 1991), tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên đã đề cập phần nào đến tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp, điều đó đợc thể hiện trong phần phác thảo những nội dung cơ bản của tục ngữ. Hoàng Tiến Tựu trong công trình: Văn học dân gian Việt Nam (1990), tập II, đã đa ra định nghĩa về tục ngữ, phân biệt tục ngữ 3 với các hình thức gần gũi khác. Chính vì thế mà việc đề cập đến văn hoá nông nghiệp qua tục ngữ không nhiều. Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (1990), in lại lần 2: năm 1996, in lại lần 3: năm1998, nhóm tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ đã đề cập đến nguồn t liệu và những công trình nghiên cứu tiêu biểu về tục ngữ, bản chất thể loại của tục ngữ. Khi đi vào nội dung phản ánh của tục ngữ, tác giả đi sâu vào kinh nghiệm trong lao động nông nghiệp, chăn nuôi, chài lới Giáo trình văn học dân gian của nhóm tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trờng Phát, Nguyễn Bích Hà (2002) đã đa ra khái niệm về tục ngữ và khái quát những nội dung cụ thể của tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ về xã hội lịch sử, tục ngữ về con ngời. Trong phần triển khai về nội dung của tục ngữ các tác giả phần nào cũng đã đề cập đến tục ngữ về nông nghiệp. Và thực sự đây là những gợi mở bớc đầu để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp. 3.2. Các chuyên luận Trớc tiên là cuốn sách Tiếng nói của đồng ruộng, ra đời 1949 của tác giả Nguyễn Trọng Lực. Cuốn sách này đã đề cập đến một số vấn đề về tri thức nông nghiệp đợc phản ánh trong tục ngữ. Cũng trong hớng nghiên cứu này, cuốn sách Tục ngữ Việt Nam của ba tác giả Chu Xuân Diên, Lơng Văn Đang, Phơng Tri (1975) là cuốn chuyên luận cung cấp khá nhiều vấn đề liên quan đến tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp. Giáo s Nguyễn Đổng Chi trong trong cuốn Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh (1995), ở chơng viết về Tri thức dân gian đã dành khoảng 120 trang để viết về tri thức dân gian Nghệ Tĩnh. Có thể nói Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh là một công trình lớn mà trong đó bàn về tri thức dân gian của một địa phơng đã đợc tác giả Nguyễn Đổng Chi trình bày khá giản dị, dễ hiểu. Nó có tính chất định hớng cho sự 4 nghiên cứu tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp đợc thể hiện qua tục ngữ ngời Việt nói chung. Tác giả Ngô Xuân Minh và Trần Văn Doãn trong cuốn sách "Kinh nghiệm làm chiêm qua ca dao tục ngữ" (1961), đã đề cập tới các vấn đề về lúa chiêm, từ đó tác giả khẳng định: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm rất phong phú nó phản ánh tính chất quần chúng của khoa học. Tác giả Hoàng Hữu Triết trong cuốn Bớc đầu tìm hiểu về khí tợng dân gian Việt Nam (1973) đã nghiên cứu ca dao tục ngữ nói về khí hậu thời tiết trong năm của nớc ta qua các mùa. Tác giả Bùi Huy Đáp trong cuốn Ca dao tục ngữ với khoa học nông nghiệp (1999) đã đi vào phân tích những câu tục ngữ về chủ đề đất đai và lao động, thời tiết và mùa vụ nông nghiệp trong xã hội. Các chuyên luận nghiên cứu về tục ngữ cơ bản tập trung vào hai hớng nghiên cứu chính đó là hớng nghiên cứu của các nhà ngữ văn học và hớng nghiên cứu của các nhà khoa học kỹ thuật. Cả hai mặt nghiên cứu đều nhằm mục đích phát hiện những giá trị tri thức đợc phản ánh trong tục ngữ. Tục ngữ hiện lên với t cách là một phơng tiện ngôn ngữ, kho văn liệu quý giá đợc nhân dân lao động sáng tạo tích luỹ từ hàng nghìn năm nay. Trong đó, tục ngữ đã kết tinh đợc cơ bản nhất lối nói dân gian, lối nghĩ của dân tộc và phần nào đã phản ánh đợc vẻ độc đáo của văn hoá nông nghiệp Việt nam. 3.3. Các bài báo 3.3.1. Viết về tự nhiên thời tiết, kỹ thuật trồng cấy chăn nuôi 3.3.2. Các bài báo viết về tục ngữ với vấn đề ăn uống 3.3.3. Các bài báo viết về sức sống của tục ngữ 3.3.4. Các bài viết về tục ngữ mới phản ánh văn hoá nông nghiệp Vấn đề tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đã đợc các bài báo đề cập đến khá phong phú. 5 Đề tài: Tục ngữ với việc phản ánh tri thức dân gian (về văn hoá nông nghiệp) sẽ đợc kế thừa từ các công trình nghiên cứu của ngời đi trớc, những thông tin có tính chất gợi mở, những kiến giải sâu sắc có căn cứ, những phơng pháp tiếp cận tích cực. Đó là tiền đề khoa học quý báu mà nếu thiếu nó chúng tôi khó có thể thực hiện đợc luận án này. 4. Đối tợng phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tợng Đối tợng nghiên cứu chính của đề tài luận án là tục ngữ truyền thống và tục ngữ mới phản ánh văn hoá nông nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong kho tàng tri thức dân gian của dân tộc Việt, có rất nhiều vấn đề có thể đề cập đến nh: Tri thức về nông nghiệp, tri thức về ứng xử xã hội, tri thức dân gian về giáo dục, chữa bệnh Tuy nhiên trong phạm vi của luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tơng đối hệ thống về tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp. 5.2. Cũng qua việc nghiên cứu tri thức dân gian trong tục ngữ, ngời ta có thể tìm ra sự chi phối, sự hiện diện, lu truyền của tri thức tục ngữ trong các tác phẩm văn học, báo chí. Đó cũng là một hớng nghiên cứu đặt tục ngữ truyền thống trong đời sống văn học, văn hóa hiện đại. 5.3. Luận án cũng góp phần vào thành tựu nghiên cứu thể loại tục ngữ - một thể loại quan trọng của folklore. Luận án cũng bớc đầu đặt ra việc nghiên cứu, su tầm tục ngữ phản ánh về nông nghiệp trong một thời kỳ mới, đó là việc làm cần thiết trong công tác bảo tồn tục ngữ. 6 6. Phơng pháp nghiên cứu 6.1. Phơng pháp nghiên cứu liên ngành 6.2. Phơng pháp hệ thống 6.3. Phơng pháp thống kê, phân tích so sánh tổng hợp 7. Cấu trúc của đề ti Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bài viết của tác giả đã đợc công bố, tài liệu tham khảo, luận án đợc chia làm 3 chơng. Chơng 1: Tục ngữ ngời Việt phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp - một số vấn đề lý luận chung. Chơng 2: Tục ngữ ngời Việt phản ánh lối ứng xử nông nghiệp của con ngời trong xã hội Việt Nam truyền thống. Chơng 3: Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong xã hội hiện đại. Chơng 1 Tục ngữ ngời việt phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp - một số vấn đề lý luận chung 1.1. Đặc thù Văn hoá nông nghiệp Việt Nam 1.1.1. Khái niệm văn hoá Trong khoa học nhân văn, khái niệm văn hoá là một trong những khái niệm đã tạo nên sự tranh luận hết sức phong phú. Tuỳ theo từng góc độ tiếp cận, các tác giả đã đa ra những cách hiểu khác nhau về văn hóa. Từ những định nghĩa về văn hoá, chúng tôi khái quát một cách hiểu về văn hoá nh sau: Văn hoá là hoạt động nhằm biến đổi tự nhiên sẵn có trong thế giới thành tự nhiên mang dấu ấn con ngời. Trong quá trình đó con ngời đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và 7 những giá trị tinh thần mang yếu tố nhân văn. Văn hoá đồng hành với cuộc sống và sự phát triển đi lên của con ngời và xã hội. 1.1.2. Văn hoá nông nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm văn hóa nông nghiệp Văn hoá nông nghiệp là những ứng xử của con ngời trong cuộc sống nông nghiệp, nông thôn. Nền văn hoá ấy luôn gắn với các hằng số văn hoá nh nông dân, nông nghiệp xóm làng. 1.1.2.2. đặc thù nền văn hoá nông nghiệp - cơ sở tạo nên nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam Không gian c trú, thời gian hình thành, con ngời Việt Nam sáng tạo, chủ động tất cả những yếu tố đó đã hình thành nên nền văn hoá nông nghiệp Việt Nam. - Văn hóa nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh của văn hóa Đông Nam á Bao gồm những nét chung nh tục thờ thần đất, thần nớc,thần lúa, tục thờ sinh thực khí gắn với các nghi lễ phồn thực tất cả đều phản ánh nguyện vọng của c dân nông nghiệp trồng lúa nớc. - Văn hóa Việt Nam truyền thống là nền văn hóa của c dân nông nghiệp trồng lúa. Tính chất vợt trội của truyền thống văn hoá Việt Nam là văn hoá thực vật và sông nớc. Trong văn hoá thực vật chủ yếu là cây lúa, một loài cây đã hằn in trong đời sống của con ngời Việt Nam. Sống trong nền văn hoá nông nghiệp ngời dân luôn có ý thức tôn sùng thiên nhiên, ứng xử hài hoà với thiên nhiên. Điều đó đợc thể hiện rất rõ trong tâm thức con ngời Việt Nam: Thiên thời địa lợi nhân hoà. Xuất phát từ nền văn hoá đó mà c dân nông nghiệp Việt Nam tổ chức xã hội theo nguyên tắc lấy nghĩa làm đầu lấy tình làm trọng. Ngời dân làm nông nghiệp luôn trân trọng nét văn hóa gia đình, làng xóm, cộng đồng. 8 1.2. Nhận diện tri thức đợc phản ánh trong tục ngữ về văn hóa nông Nghiệp 1.2.1. Tri thức tục ngữ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, giàu tri thức, có vần, có nhịp và tơng đối bền vững về cấu trúc, đợc sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhằm nêu lên kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt đời sống (tự nhiên, xã hội). Những đúc rút kinh nghiệm của cha ông ta trong tục ngữ thờng đợc hiểu là tri thức dân gian. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi gọi tắt là tri thức tục ngữ. 1.2.2. Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp Trớc hết phải khẳng định rằng tri thức tục ngữ phản ánh về văn hoá nông nghiệp chủ yếu là phản ánh về công việc của nhà nông và lối ứng xử nông nghiệp của con ngời trong xã hội Việt Nam truyền thống. 1.2.3. Nhận diện tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp 1.2.3.1. Về nội dung Tri thức dân gian đợc phản ánh trong tục ngữ là những kinh nghiệm đợc đúc rút từ cuộc sống thực tế của nhân dân lao động. Bên cạnh những tri thức "học đờng", thì tri thức dân gian trong tục ngữ còn là tri thức "phi học đờng". Nó là kinh nghiệm mà con ngời đã tích luỹ đợc trong quá trình hoạt động lâu dài nhằm thích ứng với môi trờng tự nhiên và xã hội. Tri thức đó phục vụ trực tiếp cho lợi ích vật chất và tinh thần của con ngời trong xã hội nông nghiệp, nông thôn truyền thống. 1.2.3.2. Về hình thức - Cách thức phản ánh tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp qua kết cấu,vần nhịp. - Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp qua cách phản ánh trực tiếp, gián tiếp. 9 - Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp đợc thể hiện qua ngôn ngữ. Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trở thành giao điểm thú vị của t duy trừu tợng và t duy nghệ thuật. Tục ngữ vừa là cách tổng hợp tri thức nông nghiệp mang tính phán đoán làm cơ sở cho lập luận khoa học, lại vừa là "bài thơ ngắn nhất", vừa là phát ngôn phong phú về nội dung lại vừa là văn bản nhỏ nhất về kết cấu. Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp là một sáng tạo tổng hợp trong rất nhiều những sáng tạo của dân gian. Nó chính là nền tảng bớc đầu để xây dựng một nền khoa học nông nghiệp Việt Nam. Tiểu kết Nền văn hoá nông nghiệp Việt Nam vừa mang những đặc điểm chung của văn hoá Đông Nam á, nhng đồng thời cũng mang những đặc thù riêng bởi sự chi phối của hoàn cảnh không gian c địa, thời gian hình thành và con ngời chủ thể của sự sáng tạo văn hoá. Đặc thù của nền văn hoá nông nghiệp nớc ta là cách ứng xử "trọng tình". Sự hài hòa đối với thiên nhiên, vũ trụ con ngời đợc thể hiện ở tín ngỡng,lễ hội. Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp là bộ phận rất lớn đóng vai trò quan trọng trong kho tàng tục ngữ ngời Việt. Xét ở phạm vi hẹp những yếu tố liên quan trực tiếp đến đời sống sản xuất nông nghiệp, nông thôn thì nó thuộc phạm trù tục ngữ về văn hoá nông nghiệp. Trong chơng một, chúng tôi xác định sự hình thành nên tục ngữ về văn hóa nông nghiệp. Trên cơ sở đó, luận án đi vào nhận diện tục ngữ về văn hóa nông nghiệp trên phơng diện nội dung, hình thức. 10 Chơng 2 tục ngữ ngời việt phản ánh lối ứng xử nông nghiệp của con ngời trong xã hội việt nam truyền thống Kho tàng tục ngữ ngời Việt phản ánh tri thức ứng xử của con ngời trong xã hội canh tác nông nghiệp chủ yếu thể hiện ở ba phơng diện: Đó là ứng xử của con ngời với thiên nhiên, ứng xử của con ngời trong việc sử dụng sản phẩm canh tác nông nghiệp và ứng xử của con ngời với cộng đồng thông qua các mối quan hệ: Ngõ, xóm, họ, giáp, và biểu hiện trong tín ngỡng, lễ hội. 2.1. Lối ứng xử của Con ngời với thiên nhiên trong xã hội canh tác nông nghiệp 2.1.1. Kinh nghiệm dự đoán tự nhiên thời tiết Khi cha có khoa học dự báo thời tiết, tục ngữ đã ra đời lãnh nhận một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của thời điểm con ngời cha có khoa học dự báo thời tiết giúp ngời nông dân có ý thức "Trông trời, trông đất, trông mây". Thời tiết và khí hậu luôn là một trong những nhân tố của ngoại cảnh có tác động ảnh hởng trực tiếp và quyết định đến năng suất của mùa vụ. Có giải mã đợc những ký hiệu đằng sau những hiện tợng thời tiết, ngời nông dân mới yên tâm sản xuất lao động. Để làm đợc điều đó, họ có cách của riêng mình. 2.1.1.1. Quan sát hiện tợng tự nhiên Những hiện tợng dự báo thời tiết đợc quan sát chủ yếu nh gió, mống, ráng, sầm, thâm, chớp 2.1.1.2. Quan sát thực vật Ngời nông dân chủ yếu quan sát cây cỏ gà, cây chuối, cây tre, cây sim 2.1.1.3. Quan sát động vật Cha ông ta đã quan sát những hiện tợng cụ thể đợc biểu hiện ở một số loài nh kiến mối, tò vò, chim én, chim cu cu, chim bói cá Trong quá trình khảo sát chúng tôi lập một bảng thống kê về các hiện tợng thực vật, động vật, biểu hiện của tự nhiên tham gia báo hiệu thời tiết. 11 Bảng thống kê, so sánh những thực vật, động vật, hiện tợng tự nhiên tham gia báo hiệu thời tiết Động vật (36/517 chiếm 6,9%) Thực vật (15/517 chiếm 2,9%) Các hiện tợng tự nhiên (466/517 chiếm 90,2%) Diễn giải Các loi chim Ong, kiến, nhện Cá, ốc, c óc, ếch Tắc kè, rắn Cỏ g, rễ si Măng tre, dâu xoan Mống Sấm, chớp Trăng, sao Cơn, dông, gió, mây Nắng, ma Ráng, rồng, thâm Tháng Các hiện tợng khác Số lợn g (câu) 18 8 7 3 9 6 9 48 16 39 57 15 97 185 Tỷ lệ (%) 50 22 19 9 60 40 2 10,3 3,4 8,4 12,3 3,2 20,8 39,6 11 12 Nhận xét: Nh vậy với những câu nói về thời tiết trong kho tàng tục ngữ ngời Việt, thì trong đó các hiện tợng chớp, gió, mây, ma, nắng là những hiện tợng đợc nói tới nhiều hơn cả. Chớp: 32 câu, Nắng: 28 câu, Ma: 29 câu, Mống: 9 câu. Ngời dân nông nghiệp đã quan sát trực tiếp các hiện tợng của tự nhiên để rút ra kinh nghiệm. Những hiện tợng đó đợc quan sát ở nhiều góc độ với nhiều biểu hiện khác nhau. Và điều đó cũng chứng tỏ chớp, gió, mây, ma luôn là đối tợng tìm hiểu của ngời nông dân. Tục ngữ là thiên văn, tục ngữ là khí hậu, là địa lý, là túi trí khôn của ngời Việt. Tự nhiên đợc biểu hiện trong tục ngữ, không phải là tự nhiên mang tính tợng trng ớc lệ bóng bẩy. Mà đó là tự nhiên đợc nhận thức một cách hiện thực nhất. Những câu tục ngữ trực tiếp nói về thời tiết, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất chủ yếu là nghĩa đen. Trong tục ngữ, thế giới tự nhiên có một đời sống riêng hết sức phong phú sống động, và đợc dân gian nhận thức khá cụ thể, trong trờng hợp đó thì tục ngữ mang tính chất kiến thức. Còn khi con ngời tận dụng, ứng phó với thiên nhiên ra sao, khi đó tri thức dân gian biểu hiện văn hoá. Cách thức biểu hiện kiến thức, biểu hiện văn hoá trong tục ngữ, khi đó tục ngữ dân gian lại mang tính nghệ thuật. Nh vậy tri thức dân gian đợc phản ánh trong tục ngữ mang tính nguyên hợp rất rõ nét. Nó vừa là tri thức, vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, văn hoá. Những câu tục ngữ dự đoán về thời tiết mang tính chất miền khá rõ nét. Miền Bắc chủ yếu là vùng đồng bằng, gắn liền với nền văn hoá nông nghiệp trồng lúa, ngời dân ở đây quan sát thiên nhiên chủ yếu ở những hình ảnh gần gũi với cuộc sống ruộng đồng nh: Cò, cóc, ếch, các loài thực vật nh cỏ gà, rễ si, rễ đa Miền Trung do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên môi trờng đã làm cho vùng đất này hình thành nền văn hoá biển. Sự quan tâm của c dân Trung bộ chủ yếu hớng vào những hiện tợng nh mống chớp, nớc, ráng, rồng. Đối với ngời dân 13 Nam Bộ, trên hành trình khai phá vùng đất mới, họ đã đúc kết đợc một số kinh nghiệm trong quá trình mở cõi. Tuy nhiên những câu tục ngữ về kinh nghiệm dự đoán thời tiết không nhiều mà chủ yếu nói về những khó khăn trên con đờng khai phá vùng đất hoang sơ. 2.1.2. Kinh nghiệm canh tác nông nghiệp 2.1.2.1. Tri thức kinh nghiệm về trồng lúa Trong những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động thì chiếm đa số là những câu tục ngữ nói về trồng trọt và chủ yếu là nghề trồng lúa. Các kỹ thuật trồng lúa đều đợc đề cập đến: Cày bừa, gieo mạ, cấy lúa, kỹ thuật chọn giống, chăm sóc. 2.1.2.2. Kinh nghiệm trồng hoa màu Những kinh nghiệm về trồng chuối, trồng cam, trồng khoai lang, trồng mía, trồng sắn, trồng cau, trồng dừa đều đợc đề cập đến trong tục ngữ. Chúng tôi khái quát vấn đề trong bảng thống kê sau: Bảng thống kê, so sánh tri thức dân gian tục ngữ về kinh nghiệm canh tác nông nghiệp Kinh nghiệm canh tác nông nghiệp (478) Diễn giải Lm đất Cy bừa Gieo mạ Cấy lúa Chọn giống Chăm sóc lúa Thu hoạch Hoa mu Lm vờn, lm thợ Số lợng (câu) 17 26 54 64 8 23 4 88 194 Tỷ lệ (%) 3,5 5,4 11 13 2 5 1 18 40 2.1.3. Kinh nghiệm về chăn nuôi 2.1.3.1. Con trâu trong quan niệm của ngời dân canh tác lúa nớc 2.1.3.2. Kinh nghiệm chọn chó, lợn, gà Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy tri thức chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tằm, thả cá đánh bắt cá khá phong phú. Trong tổng số 289 câu tục ngữ viết về vấn đề này trong Kho tàng tục ngữ ngời Việt thì số lợng câu chỉ cho từng loại nh sau: 14 Bảng thống kê so sánh tri thức tục ngữ phản ánh các giống vật nuôi Giống vật nuôi (289 câu) Diễn giải Trâu, bò Lợn G Chó Cá Bồ câu Tằm Các loại khác Số lợng (câu) 35 33 28 16 29 6 18 124 Tỷ lệ (%) 12 11 10 6 10 2 6 43 Nh vậy số câu tục ngữ nói về trâu, bò nhiều hơn cả: 35 câu, sau đó đến lợn, gà: 33 câu, nuôi thả cá là: 29 câu. Có những câu tục ngữ trong hai vế đều diễn tả tri thức chăn nuôi ở cả hai loại con nh chó và gà, gà - lợn, lợn - tằm, cá - lợn. Công việc chăn nuôi đối với các gia đình nhà nôngviệc tất yếu để phục vụ cho cuộc sống tự cấp tự túc trớc đây. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lợng câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm chăn nuôi ít hơn nhiều so với số lợng câu nói về trồng trọt (Trồng trọt, làm ruộng, làm vờn 478 câu) điều đó nó cũng phản ánh một thực tế: Địa hình Việt Nam phù hợp với canh tác trồng trọt. Việt Nam không có những đồng cỏ lớn để chăn thả gia súc. Những gia súc, gia cầm đợc chăn nuôi, chỉ trong phạm vi gia đình, với tính chất của nền kinh tế tự cấp, tự túc. Nó là thực tế của xã hội canh tác nông nghiệp Việt Nam. 2.2. Con ngời trong việc sử dụng sản phẩm canh tác nông nghiệp 2.2.1. Chất liệu và cách chế biến, sử dụng của ngời Việt 2.2.1.1. Chất liệu thức ăn Sản phẩm của nền canh tác nông nghiệp truyền thống trớc hết là lúa, gạo. Qua sự chế biến khéo léo của cha ông ta, các loại gạo nếp, gạo tẻ đã trở thành những thứ bánh độc đáo, mang đậm nét văn hoá của nền nông nghiệp lúa nớc. 15 Với những câu tục ngữ truyền tụng về các loại bánh, ngời đọc nhận thấy đa số các thứ bánh trái đều thuộc các địa phơng đất Bắc. Điều đó cũng đã phản ánh phần nào cái nôi của nền văn hoá lúa nớc đợc hình thành rất sớm ở Bắc Bộ. 2.2.1.2. Cách chế biến - sử dụng Món ăn ngon đợc bắt đầu từ cách thức nấu ăn. Có thức ăn, nhng cũng phải biết chế biến mới ngon. Vì thế mà cách ăn uống của dân gian cũng đợc phản ánh trong tục ngữ khá đa dạng. Qua tri thức tục ngữ ta hiểu ăn uống là văn hoá, đó chính là văn hoá tận dụng môi trờng tự nhiên. Bữa ăn ngời Việt thiên về thực vật. Trong thực vật thì lúa gạo đứng đầu bảng, sau đó là rau quả, là thuỷ, hải sản. Trong ăn uống ngời Việt luôn chú trọng đến tính tổng hợp và tính cộng đồng vì thế nó chi phối cách chế biến thức ăn, cách ăn, lối ăn, dụng cụ ăn của ngời Việt. Văn hoá ăn uống của ngời Việt Nam nh trở thành đỉnh cao của triết lý tổng hợp: Thiên nhiên - Con ngời. 2.2.2. Chất liệu mặc, quan niệm về cách mặc Có thể nói chất liệu mặc, cách mặc, trang phục của ngời Việt đợc phản ánhtục ngữ đã thể hiện những nét đặc sắc trong văn hoá ứng xử phù hợp với những điều kiện của môi trờng thiên nhiên, phù hợp với thời tiết khí hậu nhiệt đới của nớc ta, phù hợp với nghề nghiệp, với t cách vị trí của con ngời. 2.2.3. Chất liệu làm nhà, quan niệm về nhà ở Quan niệm về nhà ở, cách làm nhà đợc thể hiện trong tục ngữ đều mang tính chất đối phó với thời tiết. Kiến trúc nhà cửa mang tính hài hoà biểu trng cho lối ở của ngời Việt Nam. Những tri thức tục ngữ quan niệm về nhà ở đều là những nhận xét đánh giá chủ yếu dựa trên sự quan sát và kinh nghiệm của nhân dân ta trong cuộc sống canh tác nông nghiệp. Những vật liệu để xây cất một ngôi nhà đều là tranh, tre, nứa lá đợc tận dụng từ đồng ruộng thiên nhiên. [...]... nông nghiệp Diễn giải Tri thức tục ngữ về ăn Số lợng (câu) Tỷ lệ (%) Tri thức tục ngữ Tri thức tục ngữ về mặc về ở 1238 78,5 151 9,5 189 12 Qua bảng thống kê phân loại tri thức về ăn, tri thức về mặc, tri thức về ở thì vấn đề thức ăn, cách ăn đợc đề cập nhiều nhất Giữa vấn đề ăn và mặc thờng có tính chất đối xứng nhau Những tri thức đó có liên quan chặt chẽ với giới tự nhiên, nó phản ánh sự vận dụng linh... để con ngời, dân tộc Việt Nam đến với mối quan hệ đất nớc tổ quốc nhân dân 16 17 2.3 lối ứng xử của con ngời với cộng đồng trong xã hội canh tác nông nghiệp Chơng 3 Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong xã hội hiện đại 3.1 Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong 3.2.2 Tục ngữ thể hiện ở lời nói của nhân vật trong tác phẩm "Cái sân gạch", "Vụ lúa chiêm" của Đào Vũ 3.2.3 Tục ngữ thể hiện... trong sinh hoạt tinh thần của ngời nông dân Công cụ lao động thay đổi không nhiều, nên phần nào giá trị của những quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội cũng không đổi thay, đó cúng là lý do mà tục ngữ về văn hoá nông nghiệp vẫn luôn hiện hữu trong xã hội hiện đại Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong xã hội hiện đại đợc phản ánh qua lối ứng xử với thiên nhiên Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp biểu hiện trong lối... công nhân, học những trang văn Nói chung văn xuôi Việt nam hiện đại đã tiếp thu sinh, sinh viên và đặc biệt tục ngữ mới đã đi vào phản ánh cuộc sống phong cách nghệ thuật của sáng tác dân gian một cách tinh tế, điêu nông thôn mới ngày nay luyện, hay nói một cách ngợc lại văn học dân gian mà cụ thể trong 3.3.4 Những nội dung mới của tục ngữ về văn hoá nông nghiệp đó là tục ngữ đã hiện diện trong cuộc... Văn hoá - T duy viên đi trớc, làng nớc theo sau" Đó là nét hoàn toàn mới so với tục ngữ truyền thống Kết luận Tục ngữ hiện đại vẫn là những câu nói ngắn gọn, xúc tích có vần có điệu, đối thanh, đối ý rõ ràng Tục ngữ xa thờng có nghĩa đen và 1 Có thể nói tục ngữ phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghĩa bóng nhng ở tục ngữ mới, lời nói ngụ ý đã giảm đi nhiều Do nghiệp vẫn còn là mảng đề tài thú... con ngời Có thể coi tri thức đợc phản ánh trong tục ngữ luôn là những bài học khái quát về cách làm ăn, quan niệm nghề nghiệp và cách ứng xử với tự nhiên, xã hội Tục ngữ về nông nghiệp trong xã hội ngày nay ở một góc độ nào đó vẫn luôn nâng cao kiến thức cho con ngời, giúp con ngời phát tri n trí thông minh, tài quan sát nhanh nhạy với cách ứng xử ở đời Tục ngữ phản ánh tri thức về nông nghiệp xuất phát... Khắc Trờng sử dụng tục ngữ dân gian là các Tục ngữ hiện đại không chỉ đợc phổ biến bằng con đờng tác giả đã kế thừa, tiếp thu luôn cả tri t lý dân gian, lối cảm, lối nghĩ, truyền miệng mà còn đợc lu truyền bằng văn tự trên trang báo, cách nói phơng pháp t duy của dân gian trong sách viết Đa tục ngữ vào trong tác phẩm văn xuôi không đơn thuần chỉ là việc sử dụng một thể loại văn học dân gian truyền thống... thầm dâng những khát vọng cầu mong của Trong toàn bộ chơng hai, chúng tôi đã xem xét những vấn đề cụ thể về tục ngữ phản ánh tri thức văn hoá nông nghiệp Tục ngữ phản ánh lối ứng xử của con ngời trong xã hội canh tác nông nghiệp đợc thể hiện rất rõ trong mối quan hệ với thiên nhiên, lối ứng xử của con ngời trong việc sử dụng sản phẩm canh tác, ứng xử của con ngời trong cộng đồng xã hội canh tác nông. .. đẹp tri thức văn hoá của con ngời Việt Nam Với thiên nhiên con ngời ứng xử trên tinh thần coi trọng thiên nhiên Thế giới tự nhiên mà con ngời quan tâm trong tục ngữ đều liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, ng nghiệp, cuộc sống con ngời ở mọi lĩnh vực Tri thức tục ngữ về ứng xử với thiên nhiên là thế ứng xử nhiều chiều Bên cạnh đó, việc ứng xử với sản phẩm canh tác nông nghiệp của con ngời Việt. .. một cách rõ nét ngời đọc Bên cạnh đó tục ngữ mới về nông nghiệp đã phản ánh rất rõ mối Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, đi vào nghệ quan hệ giữa nhân dân với Đảng Trong tục ngữ hình ảnh Đảng, hình thuật ngôn từ Nó là nơi thể hiện tập trung mối quan hệ đặc biệt, quan ảnh Tổ Quốc đợc nhận thức rất mới: "Dân cờng nớc thịnh", "Đảng hệ: Ngôn ngữ - Văn hoá - T duy viên đi trớc, làng nớc theo . Cách thức phản ánh tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp qua kết cấu,vần nhịp. - Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp qua cách phản ánh trực tiếp, gián tiếp. 9 - Tri thức tục ngữ về văn. tri thức tục ngữ. 1.2.2. Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp Trớc hết phải khẳng định rằng tri thức tục ngữ phản ánh về văn hoá nông nghiệp chủ yếu là phản ánh về công việc của nhà nông. về tục ngữ với vấn đề ăn uống 3.3.3. Các bài báo viết về sức sống của tục ngữ 3.3.4. Các bài viết về tục ngữ mới phản ánh văn hoá nông nghiệp Vấn đề tục ngữ ngời Việt với việc phản ánh tri thức

Ngày đăng: 04/04/2014, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan