Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài.

18 8K 79
Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 NỘI DUNG I. Khái niệm phán quyết trọng tài thương mại Trọng tài thương mại (TTTM) là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp ra trước một Hội đồng trọng tài vụ việc hoặc Trung tâm trọng tài để giải quyết được tiến hành theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật trọng tài thương mại. Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài về việc giải quyết tranh chấp, Trọng tài sẽ thụ lý để giải quyết theo một trình tự, thủ tục mà pháp luật về TTTM quy định. Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp (gọi là tố tụng trọng tài), TTTM sẽ đưa ra quyết định giải quyết cuối cùng gọi là phán quyết. Phán quyết được hiểu là “ra một quyết định có giá trị pháp lý ai cũng phải thực hiện” hay là “quyết định để mọi người phải tuân theo”. Có thể hiểu rằng, phán quyết là kết quả cuối cùng của một trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Khi xảy ra tranh chấp, các bên có quyền lựa chọn phương thức giải quyết khác nhau, đó có thể là Tòa án, Trọng tài hay thương lượng, hòa giải. Dù lựa chọn phương thức giải quyết nào thì cuối cùng, điều mà các bên tranh chấp mong muốn nhận được là kết quả giải quyết. Khoản 10 Điều 3 Luật TTTM năm 2010 quy định: “ Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng TTTM giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp chấm dứt tố tụng trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện”. Phán quyết trọng tài thương mại (sau đây gọi tắt là Phán quyết trọng tài) mang một số đặc điểm sau: Một là, phán quyết Trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp chấm dứt tố tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài. Quá trình giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài được tính từ thời điểm “Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn” đối với trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài hoặc “tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện” đối với trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc đến khi Trọng tài họp phiên cuối cùng đưa ra quyết định về giải quyết tranh chấp. Quá trình đó phải tuân theo một trình tự, thủ tục luật định. Kết thúc quá trình đó, một phán quyết sẽ được đưa ra, phán quyết đó là chung thẩm. Sự khác biệt giữa phán quyết chung thẩm này với các loại quyết định khác mà Hội đồng trọng tài có thể ban hành là ở chỗ nó “giải quyết mọi vấn đề (hoặc vấn đề còn lại) đã đưa ra Trọng tài. Nó thông thường là kết quả của một quá trình tranh luận thấu đáo của Hội đồng trọng tài…”, “nghĩa là nó giải quyết tận gốc mọi vấn đề nó có tính ràng buộc đối với các bên”. Phán quyết Trọng tài không phải được trình bày một cách tùy tiện mà phải tuân theo một quy định chung về hình thức văn bản cũng như nội dung theo quy định của Luật. Điều 2 61 Luật TTTM năm 2010 quy địnhvề nội dung hình thức của phán quyết trọng tài, cụ thể, phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản có các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng, năm địa điểm ra phán quyết; Tên, địa chỉ của nguyên đơn bị đơn; Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên; Tóm tắt đơn khởi kiện các vấn đề tranh chấp; Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết; Kết quả giải quyết tranh chấp; Thời hạn thi hành phán quyết; Phân bổ chi phí trọng tài các chi phí khác có liên quan; Chữ ký của Trọng tài viên. Trên cơ sở quy định chung về nội dung hình thức Phán quyết Trọng tài, mỗi một Trung tâm Trọng tài hay một Hội đồng Trọng tài vụ việc có thể có những cách luận giải, trình bày khác nhau nhưng bắt buộc phải tuân theo quy định chung đó. Khi phán quyết Trọng tài được đưa ra đồng nghĩa với việc vụ tranh chấp đã được giải quyết toàn bộ thủ tục trọng tài chấm dứt. Như vậy, có thể hiểu phán quyết của trọng tài là sản phẩm cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài. Với ý nghĩa là phán quyết của một cơ quan tài phán, phán quyết trọng tài kết thúc quá trình tố tụng. Về hình thức, phán quyết trọng tài tạo ra một sự kiện pháp lý mà theo đó tranh chấp chấm dứt. Về nội dung, phán quyết trọng tài đưa ra các kết luận khách quan về tranh chấp, quy định quyền nghĩa vụ mà các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện. Hai là, phán quyết trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTTM là “Phán quyết trọng tài là chung thẩm” (Khoản 5 Điều 4 Luật TTTM), có nghĩa là sau khi TTTM đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hoặc một Tòa án nào (trừ trường hợp có đủ bằng chứng cho rằng phán quyết đó có vi phạm pháp luật thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy). Đây là một ưu thế xuất phát từ bản chất của TTTM. Phán quyết của TTTM là do một chủ thể (Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài gồm nhiều Trọng tài viên) được các bên thỏa thuận thành lập đưa ra, do đó các bên tranh chấp phải có tránh nhiệm thi hành. Chính nhờ ưu thế này mà các nhà kinh doanh không bị kéo vào vòng kiện tụng, tốn kém tiền bạc thời gian như ở Tòa án. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Phán quyết TTTM là văn bản có giá trị pháp lý của Hội đồng TTTM giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp thương mại giữa các bên tranh chấp chấm dứt tố tụng trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện. II. Thi hành phán quyết trọng tài thương mại 1.Khái niệm thi hành phán quyết Trọng tài Khi một quyết định của cơ quan tài phán được ban hành, có hiệu lực theo quy định của pháp luật thì những đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện phải tự giác chấp hành. Phán quyết Trọng tài là văn bản có giá trị pháp lý chung thẩm, các bên tranh chấp phải có nghĩa 3 vụ thi hành, không thể kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức, Tòa án nào cũng không thể bị cơ quan nào kháng nghị, do đó, không có lý do gì nó không được thi hành. Thi hành phán quyết trọng tài là hành vi tự nguyện thực hiện phán quyết trọng tài của các bên tranh chấp hoặc hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các bên tranh chấp phải thực hiện phán quyết theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. 2. Nội dung của pháp luật về thi hành phán quyết TTTM Thi hành phán quyết trọng tài được chia làm hai trường hợp: Một là, bên phải thi hành phán quyết trọng tài tự nguyện thi hành phán quyết; Hai là, bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành cũng không yêu cầu hủy phán quyết . 2.1 Trường hợp bên phải thi hành phán quyết tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài Như đã phân tích trên, phán quyết trọng tài là chung thẩm có hiệu lực kể từ ngày ban hành, các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành. Khi nhận được phán quyết trọng tài, các bên thỏa thuận thống nhất thi hành theo phán quyết, tức là các bên tự mình, không cần có sự can thiệp của bất kỳ tổ chức, cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào, tự giác thi hành phán quyết đó. Trong trường hợp này, các bên tranh chấp nhận thấy rằng phán quyết trọng tài là hợp tình, hợp lý, phù hợp với nguyện vọng của các bên hoặc do bản thân họ muốn tiếp tục duy trì quan hệ làm ăn lâu dài, hoặc đơn giản vì họ thấy rằng việc phản đối phán quyết trọng tài là phi thực tế, tốn kém công sức, thời gian tiền bạc… nên họ tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Hành động tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài của các bên trong phán quyết không chỉ là mong muốn của các bên tranh chấp các tổ chức trọng tài mà cũng chính là chủ trương, là mong muốn của Đảng Nhà nước trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự giác chấp hành pháp luật, hạn chế đến mức tối đa phải áp dụng quyền lực Nhà nước, phù hợp với quy định “Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài” (Điều 32 Luật TTTTM). 2.2. Trường hợp bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành phán quyết cũng không yêu cầu hủy phán quyết 2.2.1 Thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài Khoản 1 Điều 8 Luật TTTM quy định: “Cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết”. Theo quy định đó thì cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết trọng tài là cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Điều 14 Luật THADS năm 2008 quy định cơ quan THADS cấp tỉnh có nhiệm vụ hết sức quan trọng, thể hiện đặc thù của ngành THADS là “trực tiếp tổ chức thi 4 hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35” của Luật THADS. Cụ thể đó là các bản án, “quyết định của Trọng tài thương mại”. 2.2.2. Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài thương mại Điều 66 Luật Trọng tài thương mại quy định rõ bên được thi hành phán quyết trọng tài thương mại có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài nếu “hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy đinh tại Điều 69 của Luật này”. Theo quy định đó thì có thể hiểu điều kiện để bên được thi hành phán quyết trọng tài yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là: bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy địnhphán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu: Thỏa thuận trọng tài là “thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh” (Khoản 2 Điều 3 Luật TTTM). Như vậy, các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi tranh chấp thương mại phát sinh. Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp thương mại đó không thể giải quyết bằng phương thức trọng tài, đương nhiên phán quyết trọng tài nếu có cũng sẽ bị hủy bỏ. Ngoài ra, có một số trường hợp vẫn có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận đó vẫn bị vô hiệu. - Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên tranh chấp hoặc trái với quy định của Luật TTTM; - Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thi nội dung đó bị hủy bỏ; - Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài có căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh cháp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; - Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 68 Luật TTTM). Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật TTTM thì có quyền làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có 5 căn cứ hợp pháp. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 69 Luật TTTM). Như vậy, hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài mà người phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành, đồng thời hết thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mà không có bên nào làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan THADS cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật. 2.2.3 Thủ tục thi hành phán quyết trọng tài Điều 67 Luật TTTM quy định: “phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”. Trình tự thủ tục thi hành án dân sự được hiểu là các bước THADS do cơ quan THADS có thẩm quyền thực hiện tính từ thời điểm cơ quan THADS có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu thi hành án ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án đến khi thi hành xong toàn bộ nội dung bản án dân sự đưa hồ sơ thi hành án vào lưu trữ. Quá trình này được Chấp hành viên cơ quan THADS cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết – người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật – tổ chức thi hành. Trình tự thủ tục thi hành án được tiến hành theo các bước sau: * Đơn yêu cầu thi hành án Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 66 Luật TTTM, người được thi hành án (THA) có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung chính sau: - Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; - Tên cơ quan THADS nơi yêu cầu; - Họ, tên, địa chỉ người được THA; người phải THA; - Nội dung yêu cầu THA; - Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải THA (Điều 31 Luật THADS). Người làm đơn yêu cầu THA phải ghi rõ ngày, tháng, năm ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại điện hợp pháp đóng dấu của pháp nhân. Người yêu cầu THA có quyền yêu cầu cơ quan THADS áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định tại Điều 66 Luật THADS nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Các biện pháp bảo đảm gồm: Phong tỏa tài khoản; 6 Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Kèm theo đơn yêu cầu THA phải có phán quyết Trọng tài được yêu cầu thi hành tài liệu khác có liên quan, nếu có, trong đó bắt buộc phải có thông tin về tài sản điều kiện THA của người phải THA. Một điểm mới của Luật THADS năm 2008 khác với Pháp lệnh THADS năm 2004 là quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin về điều kiện THA thuộc về người được THA. Theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS thì người được THA có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện THA của người phải THA. Kết quả xác minh được công nhận làm căn cứ để tổ chức việc THA, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần phải xác minh lại. Nếu người được THA không thể hoặc không có điều kiện xác minh tài sản điều kiện THA thì phải có đơn yêu cầu cơ quan THADS xác minh phải chịu chi phí. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh (Điều 44 Luật THADS). Sau khi hoàn chỉnh nội dung hình thức đơn yêu cầu THA các tài liệu kèm theo, người được THA tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu THA bằng một trong các hình thức sau: nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan THADS; Gửi qua đường bưu điện (Điều 32 Luật THADS). *Thụ lý hoặc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án Khi nhận đơn yêu cầu THA, cơ quan THADS phải kiểm tra cụ thể nội dung đơn các tài liệu kèm theo. Theo quy định của pháp luật, có hai trường hợp xảy ra khi cơ quan THADS nhận đơn yêu cầu THA: Một là, trong trường hợp nếu thấy đơn yêu cầu THA không có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 31 Luật THADS hoặc không ghi rõ thông tin về điều kiện THA nhưng không yêu cầu cơ quan THADS xác minh thì cơ quan THADS thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu THA trước khi ra quyết định THA (Điều 4 Luật THADS). Hai là, trường hợp nếu thấy có căn cứ từ chối nhận đơn yêu cầu THA thì cơ quan THADS sẽ không thụ lý đơn của người được THA. Các trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu gồm: Người được THA không có quyền yêu cầu THA hoặc nội dung đơn yêu cầu THA không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; Cơ quan THADS được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định; Hết thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định (Điều 34 Luật THADS). 7 Thời hiệu yêu cầu THA được quy định tại Điều 30 Luật THADS, theo đó “Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được THA, người phải THA có quyền yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền ra quyết định thi hành án…; Trường hợp người yêu cầu THA chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu THA đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu THA”. Cơ quan THADS từ chối nhận đơn yêu cầu THA phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu THA. Như vậy, nếu xét thấy đơn yêu cầu của người được THA đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật không thuộc các trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu THA thì cơ quan THADS sẽ thụ lý đơn yêu cầu THA ra quyết định THA theo đơn yêu cầu của người được THA. *Ra quyết định thi hành án Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu THA, thủ trưởng cơ quan THADS ra Quyết định THADS theo đơn yêu cầu (Điều 36 Luật THADS). Quyết định THADS là văn bản do Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để thi hành một hoặc nhiều khoản của những bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, TTTM… làm căn cứ để CHV lập hồ sơ tổ chức việc THA nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự tham gia vào việc THA. Việc ra quyết định THA được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật THADS Điều 5 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ. Quyết định THADS của cơ quan THADS được ban hành theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Quyết định THA phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp (Điều 38 Luật THADS), đồng thời Quyết định THA các văn bản khác có liên quan đến việc THA phải được thông báo cho các đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền nghĩa vụ của mình. Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức: Thông báo trực tiếp qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luât; Niêm yết công khai (áp dụng trong trường hợp không rõ địa chỉ của người phải THA); Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (Điều 39 Luật THADS). *Tổ chức thi hành quyết định thi hành án Quyết định THADS có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định THA, Thủ trưởng cơ quan THADS phải phân công CHV tổ chức thi hành Quyết định THA đó (Điều 36 Luật THADS). 8 Ngay sau khi nhận phân công của Thủ trưởng, CHV tiến hành các bước thi hành Quyết định THADS. Trước hết, CHV thông báo cho người phải THA thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải THA nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định THA. Như vậy, việc THA mặc dù đã có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng pháp luật về THADS vẫn quy định cho phép người phải THA có một khoảng thời gian nhất định (15 ngày) để tự nguyện THA. Tuy nhiên, cũng tùy từng trường hợp nếu xét thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của người được THA, CHV có thể áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm THA nhằm ngăn chặn việc đương sự tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ THA mặc dù có thể vẫn còn thời hạn tự nguyện thi hành án. CHV không phải thông báo trước cho đương sự khi áp dụng biện pháp bảo đảm. Cùng với việc gửi quyết định THA thông báo thời gian tự nguyện thi hành cho người phải THA, CHV thực hiện hoạt động xác minh THA. Xác minh THADS là quá trình tìm kiếm thực tế cho thât người phải THA có điều kiện, khả năng THA hay không. Đây là hoạt động quan trọng nhất xuyên suốt nhất trong toàn bộ quá trình THADS CHV phải thực hiện. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh. Kết quả xác minh sẽ dẫn tới những hệ quả: Thứ nhất, nếu qua xác minh cho thấy người phải THA không có điều kiện THA thì cơ quan THADS ra quyết định trả đơn yêu cầu THA cho người được THA Điều 51 Luật THADS quy định Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định trả lại đơn yêu cầu THA “nếu người phải THA không có tài sản để THA hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế THA hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để THA; Người phải THA không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải THA gia đình” Khi đơn yêu cầu được trả cho người được THA thì việc THA đương nhiên kết thúc (Điều 52 Luật THADS), hồ sơ THADS được đưa vào lưu trữ. Người được THA có quyền yêu cầu THA trở lại đối với phán quyết Trọng tài kể từ ngày phát hiện người phải THA có điều kiện THA (Điều 51 Luật THADS). Thứ hai, nếu qua xác minh thấy rằng người phải THA có điều kiện để THA mà không tự nguyện thi hành thì coq quan THADS sẽ tổ chức cưỡng chết thi hành theo quy định của Luật THADS. 9 Thời hạn tự nguyện THA là 15 ngày, kể từ ngày người phải THA nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định THA. Hết thời hạn trên người phải THA có điều kiện THA mà không tự nguyện THA thì bị cưỡng chế thi hành. Cưỡng chế THADS là việc CHV được giao nhiệm vụ sử dụng quyền năng mà pháp luật trao cho để buộc người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người được THA mà nghĩa vụ đó đã được ấn định trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Khi xác định sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế, CHV tuân theo một số nguyên tắc mang tính xuyên suốt gồm: Một là, nguyên tắc tương ứng, tức là “việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế THA phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA các chi phí cần thiết…” (Khoản 1 Điều 8 Nghị định 58/NĐ-CP ngày 17/3/2007). Hai là, nguyên tắc chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được pháp luật quy định. Điều 71 Luật THADS quy định có 6 biện pháp cưỡng chế THADS, bao gồm: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải THA; Trừ vào thu nhập của người phải THA; Kê biên, xử lý tài sản của người phải THA, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của người phải THA; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; Buộc người phải THA thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Ba là, nguyên tắc không tổ chức cưỡng chế trong một số thời điểm nhất định Nguyên tắc này được thể hiện rõ ràng trong khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/NĐ-CP: “Ngoài những trường hợp do Luật THADS quy định, cơ quan THADS không tổ chức cưỡng chế THA có huy động lực lượng trong thời hạn 15 ngày trước sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải THA”. Ngoài ra, mặc dù không có quy định như Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản hướng dẫn CHV khi tổ chức cưỡng chế cũng cần lưu ý tránh những ngày diễn ra các sự kiện lớn hoặc có tầm ảnh hưởng ở địa phương hoặc trên toàn quốc như ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân các cấp, ngày Đại hội Đảng… để tổ chức cưỡng chế. Bốn là, việc tổ chức cưỡng chế THA phải dựa trên những căn cứ nhất định được quy định tại Điều 70 Luật THADS, đó là: “1.Bản án, quyết định; 2.Quyết định THA; 3.Quyết định cưỡng chết THA, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án”. Như vậy, trong trường hợp người phải THA có điều kiện THA mà không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Cưỡng chế THA là biện pháp thể hiện rõ nhất bản 10 [...]... 9 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010) IV 1 Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành hủy phán quy t trọng tài Bình luận quy định của pháp luật về thi hành phán quy t trọng tài Pháp luật về thi hành phán quy t trọng tài ở Việt Nam hiện nay quy định phán quy t trọng tài là chung thẩm buộc các bên phải thi hành, nếu không tự nguyện thi hành thì “cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực... Các quy định về thi hành phán quy t của Tòa án cũng như TTTM còn nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thi hành các phán quy t, khiến cho số lượng vụ việc không thi hành được còn tồn đọng 2 Bình luận quy định của pháp luật về hủy phán quy t trọng tài Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 quy định: bên không đồng ý với quy t định trọng tài có quy n làm đơn gửi Tòa án yêu cầu hủy quy t định. .. ra quy t định Nếu như bên yêu cầu chứng minh được quy t định trọng tài đã tuyên thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a,b,c d khoản 2 Điều 68 Luật TTTM thì Tòa án sẽ quy t định hủy quy t định trọng tài Với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68, thì Tòa án sẽ có trách nhiệm chủ động xác minh, thu thập chứng cứ để quy t định hủy hay không hủy quy t định trọng tài Như vậy, quy định. .. Hội đồng trọng tài ra phán quy t” sẽ tổ chức thi hành phán quy t đó Đây là một bước tiến lớn trong hoạt động thi hành phán quy t trọng tài ở nước ta so với trước kia Là sự hỗ trợ rất quan trọng cần thi t của Nhà nước đối với hoạt động thi hành phán quy t trọng tài Luật TTTM năm 2010 đã khắc phục được nhiều thi u sót của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định vẫn... 16 KẾT LUẬN Qua phần trình bày trên đây, ta có thể hiểu rõ phần nào về thi hành hủy phán quy t trọng tài Để một phán quy t trọng tài đạt được tính hiệu lực chung thẩm, phán quy t trọng tài phải là kết quả của một quá trình xét xử công minh, vô tư phải tuân theo các nguyên tắc giải quy t tranh chấp bằng trọng tài phải được tuyên bố theo đúng thủ tục ra phán quy t trọng tài mà pháp luật về Trong... minh thu thập chứng cứ để quy t định hủy hay không hủy phán quy t trọng tài 3 Thời hạn yêu cầu hủy phán quy t trọng tài Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quy t trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quy t thuộc một trong những trường hợp bị hủy, thìquy n làm đơn gửi Toà án có thẩm quy n yêu cầu huỷ phán quy t trọng tài Trường hợp gửi... thương mại quy định Việc áp dụng đúng quy định của pháp luật về thi hành hủy phán quy t trọng tài là những khâu quan trọng để phán quy t trọng tài đạt được những mục đích như mong đợi, góp phần làm củng cố uy tín cho phương pháp giải quy t tranh chấp bằng Trọng tài thương mại 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 Giáo trình Luật Thương mại/ Trường Đại học Luật Hà Nội Đặc san tuyên truyền pháp luật số... án là quy t định cuối cùng có hiệu lực thi hành Đây là một chế định quan trọng của Luật TTTM nhằm bảo vệ quy n lợi ích hợp pháp của các đương sự khi đưa ra tranh chấp ra giải quy t tại Trọng tài Khác với Pháp lệnh TTTM năm 2003, thủ tục Tòa án xét xử đơn yêu cầu hủy phán quy t trọng tài theo Luật TTTM năm 2010 chỉ có một cấp có giá trị chung thẩm Luật quy định một Hội đồng gồm 3 Thẩm phán xem... đồng trọng tài đã tuyên phán quy t (Điều 7 Luật trọng tài thương mại) 5 Đơn yêu cầu hủy phán quy t trọng tài Đơn yêu cầu huỷ phán quy t trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây: 12 - Ngày, tháng, năm làm đơn; - Tên địa chỉ của bên có yêu cầu; - Yêu cầu căn cứ huỷ phán quy t trọng tài Kèm theo đơn yêu cầu phải có bản chính hoặc bản sao phán quy t trọng tài đã được chứng thực hợp lệ; và. .. đó ra giải quy t tại trọng tài hoặc một bên có quy n khởi kiện tại Tòa án Ngược lại, trường hợp hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quy t trọng tài thì phán quy t trọng tài được thi hành (Khoản 8 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010) 14 Trong mọi trường hợp, thời gian giải quy t tranh chấp tại trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán quy t trọng tài tại Tòa án không tính vào thời hiệu

Ngày đăng: 04/04/2014, 03:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NỘI DUNG

  • I. Khái niệm phán quyết trọng tài thương mại

  • II. Thi hành phán quyết trọng tài thương mại

    • 1.Khái niệm thi hành phán quyết Trọng tài

    • 2. Nội dung của pháp luật về thi hành phán quyết TTTM

      • 2.1 Trường hợp bên phải thi hành phán quyết tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài

      • 2.2. Trường hợp bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành phán quyết và cũng không yêu cầu hủy phán quyết

      • III. Hủy phán quyết trọng tài thương mại

        • 1. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài

        • 2. Nghĩa vụ chứng minh

        • 3. Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

        • 4. Tòa án có thẩm quyền

        • 5. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

        • 6. Sự có mặt của các đương sự

        • 7. Thủ tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

        • 8. Tạm đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu trong trường hợp trọng tài có sai sót về tố tụng

        • 9. Hậu quả của việc hủy phán quyết trọng tài

        • IV. Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài

          • 1. Bình luận quy định của pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài

          • 2. Bình luận quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan