Cao huyết áp trẻ em – Vấn đề đáng quan tâm pot

6 174 0
Cao huyết áp trẻ em – Vấn đề đáng quan tâm pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cao huyết áp trẻ emVấn đề đáng quan tâm Cao huyết áp không chỉ gặp ở người lớn, mà trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh hoặc vài tháng tuổi cũng mắc ngày một nhiều. Giống như ở người lớn, cao huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhi nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Khi trẻ có biểu hiện nhức đầu, nôn, chóng mặt nên đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời Những dấu hiệu bệnh tật thường bị… bỏ qua Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Bé Từ Ngọc Linh, 6 tuổi ở 27A- Trần Hưng Đạo- Hà Nội mới vào học lớp 1 nhưng thường xuyên có biểu hiện chóng mặt, hay vã mồ hôi. Cô giáo tưởng em bị ốm nên đưa xuống phòng y tế trường. Nhưng dù uống thuốc, nhưng bệnh vẫn không giảm. Nhân viên y tế đo huyết áp cho Linh và nghi ngờ em bị huyết áp cao nên chuyển lên bệnh viện Thanh Nhàn. Tại đây các bác sĩ xác định Linh bị tăng huyết áp. Theo các bác sĩ, trường hợp như của bé Linh không phải hiếm gặp. Có nhiều trường hợp trẻ em bị cao huyết áp thường không được phụ huynh và giáo viên quan tâm. Khi thấy trẻ có biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt… lại nghĩ con giả vờ ốm, nên càng ép con học nhiều hơn, khiến trẻ càng căng thẳng, dẫn đến huyết áp tăng. Có nhiều trường hợp trẻ bị tăng huyết áp nhưng không tự biết nên giờ ra chơi, các em chạy nhảy, nô đùa đã bị ngất xỉu. Gia đình và nhà trường lại nghĩ đó là do trẻ vận động nhiều quá nên mệt và ngất, khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Một trường hợp khác, bé gái 8 tuổi vừa được đưa vào Khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai khám đầu tháng 2 mới đây với bệnh cảnh thường xuyên vã mồi hôi, hồi hộp, đánh trống ngực… Tình trạng trên kéo dài hơn một tháng nhưng bé không dám báo với bố mẹ. Sau khi khám các bác sĩ khẳng định, bé bị huyết áp cao. Theo các bác sĩ, thời gian qua đã phát hiện thấy nhiều bệnh nhi bị huyết áp cao. Hầu hết các em đều có thể trạng thừa cân. Cha mẹ hiểu lầm do con lười học nên giả vờ ốm, số khác lại nghĩ bé học nhiều quá nên mệt. Đến khi bé hoa mắt, giảm thị lực, co giật, mê man, vào bệnh viện mới biết cao huyết áp. Bệnh cao huyết áp nếu không được điều trị, sẽ gây suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não có thể gây tử vong. Cách phòng và điều trị Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là nhiều người cho rằng cao huyết áp chỉ xuất hiện ở thời kì trưởng thành. Đa số người lớn bị cao huyết áp không nghĩ rằng nguồn gốc của bệnh có thể có liên quan từ thời thơ ấu và họ cũng không suy nghĩ về những tác động nguy hiểm của cao huyết áp sẽ ảnh hưởng đến con mình. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra tăng huyết áp khá đa dạng, tùy thuộc tuổi của trẻ. Tuổi càng nhỏ, cao huyết áp càng có khả năng hướng tới một bệnh lý đặc biệt. Đa số trường hợp cao huyết áp ở tuổi thiếu nhi, mà nguyên nhân do bệnh lý của thận, dị dạng mạch máu hay rối loạn hormone…và một vài loại thuốc như steroides hay thuốc ngừa thai… Ngay trẻ sơ sinh cũng có thể bị cao huyết áp. Nguyên nhân là những biến chứng của sinh non như huyết khối trong động mạch thận hay loạn sản phế quản phổi, bất thường thận bẩm sinh và hẹp eo động mạch chủ… Trẻ càng lớn, càng nhiều khả năng bị cao huyết áp vô căn. Đa số thiếu niên cao huyết áp đều xuất thân từ những gia đình có người lớn bị tăng huyết áp, chế độ ăn nhiều đạm, mỡ, căng thẳng, béo phì, ít vận động… Để phòng ngừa chứng cao huyết áp ở trẻ, các bác sĩ khuyên phụ huynh nên duy trì trọng lượng cơ thể trẻ hợp lý, tránh thừa cân béo phì. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, mỡ, mặn, thức ăn nhanh. Tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây… Tăng cường hoạt động thể chất như tập thể dục, vui chơi hoạt động, tránh thụ động như ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, chơi game, xem ti vi và kể cả đọc sách. Giúp trẻ “giải tỏa” stress…. . Cao huyết áp trẻ em – Vấn đề đáng quan tâm Cao huyết áp không chỉ gặp ở người lớn, mà trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh hoặc vài tháng tuổi cũng mắc ngày một nhiều. Giống như ở người lớn, cao huyết. tăng huyết áp. Theo các bác sĩ, trường hợp như của bé Linh không phải hiếm gặp. Có nhiều trường hợp trẻ em bị cao huyết áp thường không được phụ huynh và giáo viên quan tâm. Khi thấy trẻ có. hẹp eo động mạch chủ… Trẻ càng lớn, càng nhiều khả năng bị cao huyết áp vô căn. Đa số thiếu niên cao huyết áp đều xuất thân từ những gia đình có người lớn bị tăng huyết áp, chế độ ăn nhiều đạm,

Ngày đăng: 03/04/2014, 21:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan