bài tiểu luận lạm phát thất nghiệp tác động và những giải pháp

30 874 3
bài tiểu luận lạm phát thất nghiệp  tác động và những giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài tiểu luận lạm phát thất nghiệp tác động và những giải pháp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP & BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP - TÁC ĐỘNG NHỮNG GIẢI PHÁP GVHD: TRẦN THỪA TP HCM , ngày 20 tháng 10 năm 2010 LÔØI MÔÛ ÑAÀU Lạm phát là một trong những vấn đề chính yếu ở tất cả các quốc gia phát triển, đồng thời cũng là dấu hiệu đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi, từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống kinh tế hỗn hợp. 29 Trường ĐH kinh tế tp HCM Nhiều người coi lạm phát là một vấn đề xã hội lớn. Tất nhiên, các nhà hoạch định chính sách kinh tế thường xuyên chăm chú theo dõi diễn biến của lạm phát. Trong thập kỉ 70, tổng thống G. Pho tuyên bố “lạm phát là kẻ thù số một của mọi người”. Vào những năm 1980, tổng thống R. Rigan gọi lạm phát là “loại thuế tàn bạo nhất”. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn dân chúng cũng tin rằng lạm phát là kẻ thù nguy hại. Thất nghiệp cũng là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới con người trực tiếp nhất nghiêm trọng nhất. Đối với mọi người, mất việc đồng nghĩa với tình trạng giảm mức sống sức ép tâm lí. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy thất nghệp thường là chủ đề thường được nêu ra trong các cuộc tranh luận chính trị. Nhiều nhà chính trị thường sử dụng chỉ số “bất hạnh”- tính bằng tổng tỷ lệ lạm phát thất nghiệp- để phản ánh mức độ lành mạnh của nền kinh tế thành công hay thất bại của nền kinh tế. Mặt khác giữa lạm phát thất nghiệp thường có sự đánh đổi nhau: để giảm lạm phát cần phải chấp nhận tăng thất nghiệp, muốn giảm thất nghiệp cần phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nào đó. Nhưng cũng có lúc nền kinh tế vừa chịu lạm phát cao vừa bị thất nghiệp nhiều. cũng đôi khi tỷ lệ thất nghiệp thấp mà lạm phát không xảy ra. Ngày nay lạm phát thất nghiệp luôn tồn tại dai dẳng, hầu như trong mọi nền kinh tế. Các nhà kinh tế đã ví tình trạng lạm phát thất ngiệp là hai căn bệnh mãn tính của nền kinh tế đương đại. Đã đến lúc phải nhìn lại toàn bộ vấn đề một cách có hệ thống. Để có thể ngăn chặn được hai con “virus” khủng bố ấy, trước tiên chúng ta cần phân tích đặc điểm, nguyên nhân, tác hại, của chúng. L MẠ PHÁT I) Khái niệm Tiểu luận kinh tế vĩ mô 29 Trường ĐH kinh tế tp HCM • Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. • Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định. • Giảm lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với tốc độ tăng chậm hơn so với trước. Mức giá chung hay tỉ số giá là mức trung bình của tất cả các hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế thời kì này so với thời kì gốc. Khi mức giá chung tăng lên thì sức mua của đồng tiền sẽ giảm xuống. Mức độ lạm phát đo bằng tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát (If) là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước. Ifx100 Trong đó: P(t): chỉ số giá năm t P(t-1): chỉ số giá năm t-1 Có 3 loại chỉ số giá được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát:  Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI): là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng hóa dịch vụ mà một hộ gia đình mua ở thời kì này so với thời kì gốc. Hay CPI phản ánh tốc độ thay đổi giá trung bình của các mặt hàng tiêu dùng chính trong nền kinh tế. CPI= Với : là khối lượng sản phẩm loại i mà một gia đình tiêu dùng ở năm gốc : đơn giá sản phẩm loại i ở năm gốc : đơn giá sản phẩm loại i ở năm t. Để tính được chỉ số CPI, trước tiên tổng cục thống kê phải chọn năm gốc. Sau đó xây dựng cơ cấu của giỏ hàng gồm số lượng chủng loại mặt hàng khối lượng mỗi mặt hàng. Cuối cùng thu thập giá cả của các hàng hóa ở các thành phố điển hình, để tính giá bình quân cho từng loại hàng hóa áp dụng trong công thức tính CPI. Ví dụ: Giả sử giỏ hàng hóa để tính CPI chỉ gồm ba loại hàng hóa như sau: Loại hàng Năm 2000 Năm 2008 Tiểu luận kinh tế vĩ mô 29 Trường ĐH kinh tế tp HCM hóa Thực phẩm 50 100 5000 150 7500 Quần áo 20 150 3000 300 6000 Giải trí 10 200 2000 500 5000 Tổng 10000 18500 Nếu năm 2000 được chọn làm năm gốc, CPI 2000 = 100 CPI 2008 = Nghĩa là mức giá trung bình của giỏ hàng hóa tiêu dùng năm 2008 bằng 1,85 lần hay bằng 185% so với giỏ hàng hóa tiêu dùng ở năm gốc, hay giá của giỏ hàng hóa tiêu dùng năm 2008 tăng 85% so với năm gốc. Dùng CPI để tính tỷ lệ lạm phát hàng tháng rất nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nhưng không chính xác vì coi như giá của giỏ hàng hóa tiêu dùng đại diện cho giá của tất cả các hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra, sau một thời gian phải xây dựng lại cơ cấu giỏ hàng, vì luôn có những sản phẩm mới ra đời thay thế cho những sản phẩm cũ đã lỗi thời.  Chỉ số hàng sản xuất (PPI): phản ánh mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa mà một doanh nghiệp mua ở thời kì này so với thời kì gốc. Chỉ số PPI chỉ được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát trong khu vực sản xuất không phổ biến. Cách tính cũng tương tự như CPI.  Chỉ số giảm phát theo GDP (Id): phản ánh sự thay đổi của mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với năm gốc. Id của năm t được tính theo công thức: Với : khối lượng sản phẩm loại i được sản xuất ở năm t : đơn giá sản phẩm loại i ở năm t : đơn giá sản phẩm loại i ở năm gốc VD: Trong nền kinh tế chỉ sản xuất ba loại hàng hóa có số lượng giá cả như sau: Loại hàng Năm 2000 Năm 2008 Tiểu luận kinh tế vĩ mô 29 Trường ĐH kinh tế tp HCM hóa Thực phẩm 100 150 3000 450.000 300.000 Quần áo 150 300 2000 600.000 300.000 Giải trí 200 500 1000 5000 2000 Tổng 1.550.00 0 800.000 Giả sử năm 2000 được chọn làm năm gốc. Ta có GDP danh nghĩa năm 2008: GDP thực năm 2008: Nghĩa là mức giá trung bình của giỏ hàng hóa sản xuất năm 2008 bằng 1,9375 lần hay bằng 193,75% so với giá giỏ hàng hóa sản xuất ở năm gốc; hay giá của giỏ hàng hóa sản xuất ở năm 2008 tăng 93,75% so với giá năm gốc. Chỉ số giảm phát theo GDP phản ánh mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế, nên dùng để tính tỷ lệ lạm phát tương đối chính xác, nhưng lại mất nhiều thời gian mới có được chỉ tiêu GDP, không đáp ứng được yêu cầu tính tỷ lệ lạm phát thường xuyên hằng tháng. So sánh CPI Id, ta thấy có ba điểm khác nhau:  Thứ nhất, Id phản ánh mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế; còn CPI chỉ phản ánh giá của những hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng mua.  Thứ hai, Id chỉ phản ánh giá của những hàng hóa sản xuất trong nước. do đó, khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên, chỉ phản ánh trong CPI , không được phản ánh trong Id.  Thứ ba, CPI được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa cố định; trong khi Id được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa thay đổi theo thời gian. Cả hai đều có nhược điểm là CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự gia tăng giá sinh hoạt, trong khi Id lại có xu hướng đánh giá quá thấp sự gia tăng giá sinh hoạt. VÍ DỤ: Năm nay cam mất mùa, sản lượng thu hoạch giảm đáng kể. Giá cam tăng vọt. Kết quả CPI tăng cao, còn Id không tăng đáng kể. Trong thực tế khi giá cam quá đắt, người tiêu dùng sẽ giảm mua cam, tăng tiêu dùng các loại trái cây thay thế khác. Qua phân tích trên, chúng ta thấy tính lạm phát bằng Id sẽ chính xác hơn CPI, vì Id phản ánh giá bình quân của tất cả các hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong nước. Tuy nhiên tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI lại dễ dàng nhanh Tiểu luận kinh tế vĩ mô 29 Trường ĐH kinh tế tp HCM chóng hơn Id. Do đó CPI được nhiều nước sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát thường xuyên hàng tháng. II) Phân loại lạm phát Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, có thể chia lạm phát thành 3 loại: a) Lạm phát vừa (còn gọi là lạm phát 1 con số): khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng chậm, dưới 10%/ năm , đồng tiền tương đối ổn định, nền kinh tế ổn định. b) Lạm phát phi mã (còn gọi là lạm phát 2 hay 3 con số): Khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng từ 10% dến 999%/năm. • Nếu lạm phát phi mã xảy ra, đặc biệt ở mức 3 con số một năm, chẳng hạn 400%, 700%/năm; đồng tiền sẽ mất giá nhanh chóng, thị trường tài chính bất ổn, nền kinh tế bất ổn. • Khi lạm phát càng cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng lớn. Người ta đã ví tiền trong thời kì này như hòn đá than đang rực cháy, ai giữ tiền càng lâu nhiều càng lâu thì càng bị thiệt hại. Do vậy, khi lạm phát cao xảy ra, mọi người chỉ giữ một lượng tiền tối thiểu, tốc độ lưu thông tiền tệ sẽ tăng lên nhanh chóng, vì mọi người không muốn giữ những đồng tiền đang bị mất giá, sẽ nhanh chóng chuyển sang cho người khác. • Sẽ có hiện tượng tiền tốt đuổi tiền xấu ra khỏi túi. Người ta sẽ tránh giữ tài sản ở dạng tiền, mà chuyển sang giữ ngoại tệ mạnh, vàng, bất động sản hay hàng hóa sẽ có lợi hơn. Để tránh tổn thất, các hợp đồng kinh tế cũng được chỉ số hoá theo tỷ lệ lạm phát hay tính theo ngoại tệ mạnh c) Siêu lạm phát (lạm phát từ 4 con số trở lên): Khi tỷ lệ lạm phát từ 1000%/ năm trở lên, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế càng bất ổn, cuộc sống ngày càng khó khăn, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền giấy. • Ở Bolivia năm 1985 có tỷ lệ lạm phát là 12.000%/ năm người dân phải thích nghi, tìm các đối phó để tồn tại. Chẳng hạn, một nhân viên khi lãnh lương được 25 triệu peso, lập tức về nhà có vợ đang chờ sẳn, đưa cho vợ tiền ra cửa hàng mua các nhu yếu phẩm trong tháng, số peso còn lại người chồng lập tức đem đổi lấy đôla mỹ với giá 500.000 peso/USD. Nếu chậm trễ, một tuần sau, tỷ giá tăng đến 900.000 peso/ USD. Tuy nhiên, nếu so với cuộc siêu lạm phát xãy ra ở Đức năm 1921-1923 thì cuộc siêu lạm phát của Bolivia chẳng đáng kể gì. • Sau chiến tranh thế giớ thứ nhất, nền kinh tế Đức bị tàn phá nặng nề, sản lượng giảm sút nghiêm trọng, ngân sách giảm mạnh, Để có tiền duy trì bộ máy, chính phủ Đức đã phải phát hành một lượng tiền rất lớn, kết quả là giá cả hàng hóa tăng với tốc độ chóng mặt. Chính phủ phải mua Tiểu luận kinh tế vĩ mô 29 Trường ĐH kinh tế tp HCM thêm nhiều máy in tiền, nhưng khối lượng tiền tăng lên vẫn chậm hơn tốc độ tăng giá. Đến mức vào cuối giai đoạn siêu lạm phát, họ phải lấy những đồng tiền trong kho đóng thêm vài con số 0 để phát hành. Thị trường tài chính gần như tê liệt. • Do tài trợ bằng cách in tiền mặt nên gây ra tình trạng siêu lạm phát. Để thoát khỏi tình trạng này, chính phủ Đức đã cải cách tài chính tiền tệ. Cuối năm 1923, giảm 1/3 số lượng biên chế, đình lại các khoản bồi thường chiến tranh, thành lập ngân hàng trung ương mới cam kết không tài trợ chi tiêu cho chính phủ bằng cách in tiền. Nhờ đó, cuối tháng 12/1923, lượng cung tiền giá cả đột nhiên ổn định. • Tình hình siêu lạm phát ở Zimbabwe hiện nay còn vượt xa Đức. Những năm 1980, 1 đôla Zimbabwe có giá trị tương đương với 1 đôla Mỹ. Nhưng đến tháng 7 năm 2008 tỷ giá chính thức mà ngân hàng công bố là 20 đôla Zimbabwe/ đôla Mỹ, còn tỷ giá ở thị trường chợ đen là 90 đôla Zimbabwe/ đôla Mỹ. Ngân hàng liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 10 triệu đôla, đến ngày 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mện giá 100 tỷ đôla. Giá 1 quả trứng trị giá 7.5 tỷ đôla, 1 kg bắp giá 15 tỷ đôla. Thu nhập của một nhân viên bán hàng là 150 tỷ đôla/ tháng chỉ đủ để mua 20 quả trứng.  Tiêu chí để xác định siêu lạm phát (1) Người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) Giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) Các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; (4) Lãi suất, tiền công giá cả được gắn với chỉ số giá tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm. III) Nguyên nhân gây ra lạm phát Có 3 nguyên nhân chính gây ra lạm phát:  Lạm phát do cầu (còn được gọi là lạm phát cầu kéo) Xuất phát từ sự gia tăng của tổng cầu, có thể do:  Khu vực tư nhân lạc quan về nền kinh tế, nên tiêu dùng tự định đầu tư tự định tăng lên.  Chính phủ tăng chi tiêu. Tiểu luận kinh tế vĩ mô Y2 P0 P2 Y0 Y1 E1 E0 AD0 AD1 AD2 E2 SAS Yp If cao P1 If vừa Y P AD0 29 Trường ĐH kinh tế tp HCM  Ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền  Người nước ngoài tăng mua hàng hóa dịch vụ trong nước Kết quả đường AD dịch chuyển sang phải, trong ngắn hạn sẽ làm cho sản lượng tăng lên, đồng thời mức giá cũng tăng tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống. Trên đồ thị, khi đường AD dịch chuyển sang phải từ AD o sang AD 1 , kết quả sản lượng Yo sẽ tăng lên Y1, mức giá sẽ tăng từ Po lên P1.  Lạm phát do cung (còn được gọi là lạm phát do chi phí đẩy) Xuất phát từ sự sụt giảm trong tổng cung, mà nguyên nhân chính là do chi phí của nền sản xuất tăng lên khi:  Tiền lương tăng lên trong khi năng suất lao động không đổi  Thuế tăng, lãi suất tăng  Thiên tai, mất mùa, chiến tranh  Giá các nguyên, vật liệu chính tăng cao, Tiểu luận kinh tế vĩ mô 29 Trường ĐH kinh tế tp HCM Chẳng hạn, khi giá dầu mỏ đột biến tăng cao đã làm cho chi phí sản xuất của tất cả các hàng hóa dịch vụ ở các quốc gia đều gia tăng, buộc các doanh nghiệp phải giảm sử dụng lượng dầu các chế phẩm từ dầu, do đó, năng suất lao động sụt giảm, sản lượng hàng hóa cung ứng giảm. Đường AS dịch chuyển sang trái, từ AS 0 sang AS 1 , sản lượng sụt giảm từ Y 0 xuống Y 1 , mức giá tăng từ P 0 lên P 1 , nền kinh tế vừa suy thoái vừa lạm phát.  Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ Những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra được giải thích bằng những phương trình số lượng sau: .V= P.Y (1) Trong đó: : lượng cung tiền danh nghĩa P: chỉ số giá (mức giá trung bình) Y: sản lượng thực V: tốc độ lưu thông tiền tệ Những nhà kinh tế thuộc trường phái trọng tiền trường phái cổ điển cho rằng P W là linh hoạt, tất cả các thị trường luôn cân bằng, sản lượng của nền kinh tế không đổi bằng sản lượng tiền năng (Y=Yp). Tốc độ lưu thông tiền tệ V cũng không đổi. Từ (1) ta có thể viết lại: P = . Với .V = P.Y  Log (.V)= log (P.Y)  Log ()+log(V) = log(P) + Log (Y)  %∆ +% ∆V=%∆P +%∆Y (3) Với giả thiết V Y không đổi nên % ∆V=%∆Y= 0 => %∆=%∆P (3’) Do đó nhóm nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cổ điển cho rằng giá cả phụ thuộc vào lượng tiền phát hành. Khi lượng cung tiền tăng lên thì mức giá cũng tăng theo cùng tỷ lệ, lạm phát xảy ra. (Thuyết này chỉ đúng khi V Y không đổi). Tiểu luận kinh tế vĩ mô 29 Trường ĐH kinh tế tp HCM Nhóm nhà kinh tế thuộc trường phái trọng tiền hiện đại, tiêu biểu là Milton Friedman cho rằng: Khi dự đoán được tốc độ tăng trưởng của Y hằng năm tốc độ lưu thông tiền tệ ổn định, thì chúng ta có thể xác định tỷ lệ tăng lượng cung tiền tương ứng mà không gây ra lạm phát. Do đó, ông đưa ra quy tắc tiền tệ: Khi Y tăng theo tỷ lệ ổn định, thì chính sách tốt nhất là tăng lượng cung tiền theo một tỷ lệ không đổi đã định thì P sẽ ổn định. Tuy nhiên trong thực tế, tốc độ tăng trưởng của Y là không ổn định, tốc độ lưu thông V cũng thay đổi, nên chỉ khi tốc độ tăng của khối tiền tệ hằng năm (,V) nhanh hơn tốc độ tăng của Y thì P sẽ tăng lên lạm phát sẽ xảy ra. Dựa vào phương trình số lượng chúng ta có thể tính tỷ lệ lạm phát như sau: %∆ +% ∆V=%∆P +%∆Y  %∆P= %∆ + % ∆V - %∆Y IV) Các yếu tố gây áp lực lạm phát Trong khoảng thời gian từ thời điểm này đến cuối năm, nguy cơ lạm phát có thể nằm ở những yếu tố sau. Thứ nhất, nguy cơ lạm phát đến từ giá cả hàng hóa thế giới tăng. Trước sự phục hồi của nền kinh tế thế giới thì nhiều khả năng giá dầu giá lương thực sẽ tăng cao, tạo lạm phát chi phí đẩy. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giá dầu thế giới năm nay sẽ tăng 22,6% so với năm ngoái. Việc giá dầu tăng tất yếu sẽ kéo theo sự điều chỉnh của giá xăng trong nước, gây tác động làm tăng chi phí của doanh nghiệp, kết quả là giá cả hàng hóa tăng. Thứ hai, nguy cơ lạm phát đến từ khả năng điều chỉnh tỷ giá theo hướng tiền đồng yếu đi, do áp lực từ việc thâm hụt thương mại đang tiếp tục gia tăng. Thứ ba, nguy cơ lạm phát đến từ khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng. Mặc dầu trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tuy nhiên với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay, sẽ có những áp lực tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm. Thứ tư, nguy cơ lạm phát đến chính sách tài khóa mở rộng hướng vào mục tiêu tăng trưởng. Mục tiêu của Quốc hội đưa ra trong năm nay là chấp nhận ngân sách thâm hụt ở mức 6,2% GDP, chỉ thấp hơn mức thâm hụt năm Tiểu luận kinh tế vĩ mô . DOANH NGHIỆP & BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP - TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GVHD: TRẦN THỪA TP HCM , ngày 20 tháng 10 năm 2010 LÔØI MÔÛ ÑAÀU Lạm phát là một trong những. cũng có lúc nền kinh tế vừa chịu lạm phát cao vừa bị thất nghiệp nhiều. Và cũng đôi khi tỷ lệ thất nghiệp thấp mà lạm phát không xảy ra. Ngày nay lạm phát và thất nghiệp luôn tồn tại dai dẳng, hầu. của nhập khẩu. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. VI) Biện pháp giảm lạm phát.  Lạm phát do cầu: khi xảy ra lạm phát vừa, sẽ

Ngày đăng: 03/04/2014, 19:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan