THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

24 3K 51
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc TÊN ĐỀ TÀI VÀ THÀNH VIÊN NHÓM Bài tập môn Công cụ phái sinh Thị trường hàng hóa phái sinhViệt Nam  Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Bảo Ngọc  Nhóm số 3 – Lớp 2 Tài chính Ngân hàng – Cao học K26  Thành viên nhóm: 1. Ngô Đức Chiến 2. Trần Ngọc Minh Trang 3. Nguyễn Bạch Hồng 4. Hồ Thị Tuyết 5. Trần Thanh Phương 6. Lê Thị Phương Thảo 7. Nguyễn Hồng Thái  Mục lục Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 1 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc Lời mở đầu 03 Phần 1: Sự cần thiết thành lập Sở giao dịch hàng hóa phái sinhViệt Nam 04 Phần 2: Thực trạng thị trường hàng hóa phái sinhViệt Nam 07 1. Thực trạng hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa phái sinhViệt Nam 07 2. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinhViệt Nam 08 Phần 3: Đề xuất và giải pháp 16 1. Xét ở góc độ vi mô 16 2. Xét ở góc độ vĩ mô 17 Kết luận 23 Danh mục tài liệu tham khảo 24 LỜI MỞ ĐẦU Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 2 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc Toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích đồng thời cũng mang đến nhiều khó khăn. Đó chính là các rủi ro có thể nhận thấy được hoặc tiềm ẩn mà các nhà đầu tư, ngay cả các nhà sản xuất kinh doanh khó có thể nhận biết được. Những rủi ro này tồn tại một cách ngẫu nhiên trong tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh, quản lý. Chúng có thể làm cho nhà đầu tư “trắng tay”, công ty phá sản và thậm chí là làm kinh tế quốc gia suy sụp. Trước những nguy cơ đó, các công cụ phái sinh tài chính như hợp đồng giao sau (Futures), hợp đồng quyền chọn (Option), hợp đồng hoán đổi (Swap)… ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là những công cụ phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro. Sau một thời gian hội nhập kinh tế, chúng ta dần dần biết được những phương cách bảo hộ rủi ro trên thị trường tài chính phái sinh. Chính phủ ta đang dần dần tổ chức các chợ đầu mối, các trung tâm giao dịch và tiến tới hình thành các thị trường giao sau về nông sản. Trước tiên, trong lĩnh vực ngoại hối, Chính phủ đã cho phép sử dụng hợp đồng quyền chọn (Option) để bảo vệ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy muộn nhưng sự khởi đầu này cũng là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế của Việt Nam. Nhưng câu hỏi đặt ra là thị trường giao sau có vai trò thế nào đối với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta? Trong bài viết này, chúng tôi chỉ hướng tới việc đề cập đến việc hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa phái sinhViệt Nam với những gì đã đạt được và đề xuất những giải pháp tích cực cho sự phát triển của thị trường này tại Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng tháng 1 năm 2014 Phần 1: Sự cần thiết thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 3 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc Việt Nam là nước có nhiều mặt hàng nông, lâm và thủy sản có sản lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, điều, hồ tiêu…Ước tính giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm 2013 đạt hơn 27 tỷ USD. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong chuỗi sản xuất, kinh doanh hàng nông sản đó là quy trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa vẫn theo kiểu truyền thống, chưa bắt nhịp với nhu cầu thị trường nên điệp khúc “được mùa, mất giá” vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, do sản xuất còn tự phát, quy mô nhỏ nên chất lượng không đồng đều. Việc này dẫn đến tiêu chuẩn hàng hóa của Việt Nam thường không được công nhận rộng rãi, trong khi hàng hóa phải xuất khẩu theo tiêu chuẩn của thế giới, gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là người dân. Các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn ở thế bất lợi, vì hầu như không có công cụ dự phòng và hạn chế biến động giá. Còn với người sản xuất, nguồn tài chính chủ yếu dựa vào tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT hoặc các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, với hoạt động lưu thông hàng hóa, các ngân hàng cũng chỉ cấp tín dụng ngắn hạn Nhìn chung, chưa có thị trường thứ cấp tập trung để người sản xuất huy động được vốn, người kinh doanh có thể mua đi bán lại hàng hóa và nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia đầu tư. Hiện tại, khoảng 99% giao dịch của các doanh nghiệp vẫn theo cách truyền thống là mua hàng, sau đó phân loại và thực hiện giao nhận. Các nhà phân tích cho rằng, cần chuyển đổi việc sản xuất hàng hóa từ sản xuất đến thị trường và sản xuất theo hợp đồng phải là một xu hướng tất yếu. Có nghĩa là, trước khi sản xuất phải có hợp đồng tiêu thụ, sau đó mới đến khâu lưu trữ và giao hàng, nhằm chủ động đầu ra cho sản phẩm. Mặt khác, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008, cũng như cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đã ảnh hưởng nặng nề tới tình hình kinh kế của nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu khiến sản lượng hàng hóa nông sản trên thế giới bị sụt giảm nghiêm trọng, do đó giá cả hàng hóa nông sản cũng có chiều hướng diễn biến phức tạp. Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 4 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc Để đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng hóa, đặt biệt là hàng nông sản sản xuất trong nước, đã có nhiều cơ quan, tổ chức đứng ra thành lập các trung tâm, các sàn giao dịch. Ví dụ Sàn giao dịch hạt điều (3/2002), Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (5/2002) Tuy nhiên, các sàn này hoạt động chủ yếu theo phương thức giao ngay và không kết nối được nhà đầu tư tham gia. Do vậy nên việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được hiệu quả giao dịch hàng hóa như các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới. Sở giao dịch hàng hóa ra đời sẽ kết nối trực tiếp sản xuất hàng hóa với nhu cầu thị trường, xóa bỏ tình trạng “được mùa, mất giá” hoặc được giá nhưng không có hàng để bán. Qua đó, chống đầu cơ giá, hiện tượng tư thương ép giá người nông dân cũng như chuẩn hóa các tiêu chuẩn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để giao dịch trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặt khác, khi thị trường có sở giao dịch hàng hóa tập trung sẽ có sự tham gia trực tiếp của các định chế tài chính, quỹ đầu tư, giúp huy động vốn hiệu quả, nhanh chóng cho sản xuất. Quan trọng hơn, Sở giao dịch hàng hóa chính là trung tâm để kết nối thị trường hàng hóa trong nước và quốc tế. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 30 sở giao dịch hàng hoá, trong đó, Châu Mỹ có 13 sở, Châu Á có 14 sở, Châu Âu có 5 sở, chủ yếu giao dịch các mặt hàng là nông sản và vật liệu. Về mặt lịch sử, Sở giao dịch hàng hoá trên thế giới hiện đại được phát triển từ các trung tâm mua bán trao đổi hàng hoá (chủ yếu là nông sản) và dần trở thành những trung tâm giao dịch mà phần lớn là giao dịch các công cụ phái sinh. Về phạm vi hoạt động, Sở giao dịch hàng hoá không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia mà ngày càng mở rộng hoạt động trên toàn thế giới. Ví dụ: Sở giao dịch hàng hoá New York (NYMEX), Sàn giao dịch hàng hóa London (LIFFE), Tokyo(TOCOM), ICE, SICOM Các loại hàng hoá giao dịch ngày càng phong phú, đa dạng, không chỉ giới hạn ở các mặt hàng nông sản mà còn mở rộng sang các mặt hàng khác như năng lượng (dầu thô, gas…), kim loại quý (vàng, bạc, đồng, aluminum, sắt, thép), v.v. Tuy nhiên, đặc điểm của hàng hóa giao dịch là hàng hóa có thể chuẩn hóa về chất lượng. Căn cứ vào quy chuẩn Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 5 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc này, các nhà sản xuất và người nông dân có thể đo lường chất lượng sản phẩm mình sản xuất ra. Khách hàng của sở giao dịch hàng hoá ngày càng mở rộng, không chỉ trong phạm vi hẹp là người nông dân như trước mà còn có các nhà đầu tư cá nhân, định chế tài chính, công ty thương mại, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư hàng hoá. Điều này đã làm cho sở giao dịch hàng hoá luôn sôi động và có tính thanh khoản cao. Đối với các sở giao dịch lớn, giá trị giao dịch trên một sở giao dịch hàng năm có thể đạt hơn hàng ngàn tỷ USD. Như vậy, cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẻ từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất mạnh về kinh tế, đặt biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên Việt Nam đang thiếu các công cụ thị trường mạnh, hiện đại như thị trường vốn, thị trường giao dịch hàng hóa để hỗ trợ cho hoạt động nền kinh tế. Các phân tích trên cho phép kết luận cơ sở để thành lập sở giao dịch chính là nhu cầu giao dịch lớn cho một hoặc một số loại hàng hoá nhất định trên thị trường. Về mặt vĩ mô, mục đích thành lập sở giao dịch là nhằm thiết lập một trung tâm giá, một tổ chức trung lập đảm bảo cho các giao dịch được thực hiện đúng hợp đồng và góp phần bình ổn giá cả cho một hoặc một số mặt hàng nhất định. Xét trên khía cạnh kinh doanh, tham gia Sở giao dịch, doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm rủi ro và đầu tư tài chính. Với bối cảnh kinh tế và các điều kiện như vậy, cho thấy việc thành lập Sở giao dịch hàng hóaViệt Nam đối với một số mặt hàng có giao dịch thương mại lớn vào thời điểm này là cần thiết và có tính khả thi cao để chuẩn hóa giao dịch, tiêu chuẩn hàng hóa và giúp cho người sản xuất tiêu thụ được hàng hóa với giá tốt. Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 6 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc Phần 2: Thực trạng thị trường hàng hóa phái sinhViệt Nam 1. Thực trạng hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa phái sinhViệt Nam: Giao dịch hàng hóa phái sinh là loại hình đầu tư còn khá mới mẻ ở Việt nam, mới cả về nội dung lẫn hình thái đầu tư. Theo tập quán kinh doanh từ bao đời nay của người dân Việt Nam thì các loại hàng hóa cơ bản như nông sản, kim loại như sắt thép, đồng, chì… chủ yếu được mua bán giao ngay. Do đó rủi ro biến động giá cả là rất lớn, đặc biệt đối với những mặt hàng có tính mùa vụ cao như nông sản. Khi áp dụng giao dịch phái sinh, hàng hóa cơ bản trở thành sản phẩm được đưa vào giao dịch trên thị trường tài chính. Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế, thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát doanhnghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành Hệ thống thanh toán thông suốt). Mô hình sở giao dịch hàng hóa là phương thức giao dịch hiện đại đang rất phổ biến trên thế giới nhất là giao dịch hàng hóa phái sinh, có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy giao thương, rào chắn rủi ro, kiếm lời từ hoạt động đầu tư của các đối tượng tham gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ với sự ra đời của một số sàn giao dịch ở TP.HCM, Đaklak nhưng hoạt động cũng chỉ cầm chừng và chưa thực sự hiệu quả. Nội dung Địa điểm Năm thành lập Sàn giao dịch hàng hóa TP.HCM 2002 Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ TP.HCM 2004 Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) Đaklak 2004 Sàn giao dịch thép của Sacombank ( Sacom-STE) TP.HCM 2009 Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) TP.HCM 2010 Nguyên nhân là do các Sàn giao dịch bị quản lý chồng chéo bởi các quy định của nhiều bên liên quan như các Bộ, Ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp; hầu hết các sàn giao dịch trước đây chỉ áp dụng phương thức giao dịch là giao ngay nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng; chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động của Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 7 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc cũng như trong công tác phát triển thành viên cũng như khách hàng của Sàn giao dịch hàng hóa. Trong đó, sự ra đời của VNX đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc hình thành và phát triển thị trường phái sinh tại Việt Nam. - Điểm khác biệt của VNX so với các Sàn giao dịch hàng hóa trước đây: + Đối với riêng VNX, tiền thân là Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong, đây là Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động theo tinh thần luật thương mại với chức năng và quy mô lớn hơn các sàn giao dịch hàng hóa đã và đang hoạt động. Các mục tiêu chính trong 5 năm tới là tăng vốn điều lệ 150 tỷ đồng hiện nay lên 300 tỷ đồng năm 2012 và 1.000 tỷ đồng năm 2015, niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2014. + Đặc biệt, khác với các sàn hàng hóa trước kia được lập ra bởi các công ty chỉ đóng vai trò là broker cho các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, VNX còn đóng vai trò là nhà tổ chức. Đây là điểm khác biệt quan trọng nhất. + Ngoài ra, thay vì chỉ thực hiện các hợp đồng giao ngay (hàng hóa thật), VNX tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến phái sinh hàng hóa ( hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi đối với hàng hóa)  đây là một hình thức giao dịch, công cụ tài chính bảo hiểm rủi ro về giá cho nhà sản xuất, kinh doanh mà còn là hình thức đầu tư tài chính hiệu quả dành cho các nhà đầu tư. + Bên cạnh đó, một trong các lợi thế của VNX là có sự kết hợp chặt chẽ với các hiệp hội cà phê, cao su, thép. Thông qua các hiệp hội này, VNX sẽ tìm được những nhà sản xuất kinh doanh phù hợp và đảm bảo hệ thống kho bãi, nguồn nguyên liệu để có thể cân đối được tính thanh khoản cho các giao dịch hàng hóa thông qua Sàn và cung cấp thông tin tốt hơn cho các hộ nông dân, những nhà sản xuất nhỏ tại các vùng nguyên liệu chưa tiếp cận được thông tin đầy đủ về thị trường. 2. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinhViệt Nam Thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê). Các giao dịch phái sinh chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa chọn còn hợp đồng giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện. Đối với thị trường ngoại hối, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/ Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 8 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998. Với quyết định này, cho phép các ngân hàng thương mại triển khai các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và mua bán ngoại hối kỳ hạn với khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhờ vậy, đã giúp cho các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á. Đến năm 2002, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCPXuất nhập khẩu Eximbank đã tiến hành thí điểm giao dịch quyền lựa chọn (options). Mặc dù mới đưa vào giao dịch trên thị trường, cơ chế còn khá mới mẽ nhưng bước đầu đã được nhiều khách hàng tham gia. Sang năm 2004, trước tình hình biến động giá cà phê trên thị trường gây rủi ro cho nông dân và các công ty xuất khẩu cà phê, Ngân hàng TMCP Kỹ thương đã đứng ra làm đầu mối tổ chức cho các doanh nghiệp thực hiện giao dịch phái sinh trên thị trường London, bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể. Giao dịch tài chính tiền tệ là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi tính biến động khôn lường của nó. Các chủ thể tham gia không còn cách nào khác ngoài việc tự bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ 1 phần rủi ro cho thị trường bằng các Công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các Công cụ phái sinhViệt Nam còn rất hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Công cụ tài chính phái sinhViệt Nam. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của Ngân hàng Nhà nước. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 9 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS. Đinh Bảo Ngọc Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các Ngân hàng Thương mại dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND. Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở VN và được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các Ngân hàng Thương mại nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các Ngân hàng Thương mại thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng, giữa Ngân hàng với những doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các Ngân hàng trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của Ngân hàng Nhà nước, nhiều Ngân hàng Thương mại đã triển khai cung cấp Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác là các tổ chức tín dụng nước ngoài để ký kết hợp tác. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đó có hoán đổi lãi suất được coi là hoạt động ngoại bảng của Ngân hàng do đó hướng dẫn hạch toán từ phía NHNN đối với các nghiệp vụ này đang được xem là điều kiện đủ để các Ngân hàng Thương mại đẩy mạnh cung cấp dịch vụ này cho khách hàng. Từ khi Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam (từ 1/2003), đã có một só ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của ngân hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 10 [...]... rằng, thị trường hàng hóa phái sinh có vai trò tích cực trong việc ổn định giá cả và phòng ngừa vị thề rủi ro đối với các nhà đầu tư, cũng như ổn d9nh5 thu nhập và tăng vị thế đối với người nông dân Do đó, việc hình thành và phát triển thị Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 22 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS Đinh Bảo Ngọc trường hàng hóa phái sinh đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam. .. TCNH Trang 14 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS Đinh Bảo Ngọc gia trên thị trường chứng khoán, trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi + Khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch phái sinh trên thị trường chưa được hoàn thiện Các giao dịch phái sinh mà các ngân hàng thương mại kinh doanh trên thị trường ngoại hối, được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý của ngân hàng nhà nước,... tất cả thành viên tham gia thị trường Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh phải hiểu hết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với nhau Chẳng hạn như một ngân hàng Việt nam Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 19 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS Đinh Bảo Ngọc đồng ý thực hiện một hợp đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai Trong trường hợp này người mua... trên thị trường ngoại hối hoạt động giao dịch phái sinh được triển khai sang lĩnh vực thị trường hàng hóa, cụ thể là sản phẩm cá phê trên thị trường London được ngân hàng kỹ thương áp dụng, Ngân hàng Á châu thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán vàng + Cung ứng thêm các công cụ tài chính, góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối Một số ngân hàng. .. đó, việc đào tạo phải đặt lên hàng đầu và được thực hiện thường xuyên Thị trường chứng khoán nói Nhóm 3 – Lớp 2 – Cao học K26 - TCNH Trang 21 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS Đinh Bảo Ngọc chung và thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh nói riêng là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, nhưng hiện nay còn quá mới mẻ ở Việt Nam Cho nên, việc đào tạo phải... 11 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS Đinh Bảo Ngọc còn góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng. .. cho các giao dịch hoán đổi sau này Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền chéo đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng sử khi khách hàng vay ngoại tệ Và trong tương lai, Standard Chartered sẽ còn cung cấp nhiều sản phẩm phái sinh nữa trên thị trường Việt Nam, hứa hẹn tương lai phát triển thị trường Ở một mức cao hơn, các công cụ lai... Trang 13 Thị trường Phái sinhViệt Nam GVHD: TS Đinh Bảo Ngọc - Những thành quả bước đầu: + Nhận thức về các công cụ phái sinh và sự vận dụng chúng vào trong hoạt động kinh doanh ngày càng phổ biến và hiệu quả Bằng việc đưa các công cụ phái sinh hoán đổi (swap), kỳ hạn (forward) và quyền lựa chọn (options) vào giao dịch trên thị trường, bước đầu ngân hàng đã tạo được nhận thức cho khách hàng trong... liên tục Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các Ngân hàng thương mại hoạt động ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước... hiểm từ các giao dịch phái sinh trong nước Thứ tư : Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách Trong những trường hợp như thế,

Ngày đăng: 03/04/2014, 19:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan