Phân tích tình hình lãi suất Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay

10 1.4K 3
Phân tích tình hình lãi suất Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình lãi suất Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay

Lãi suất với nền kinh tế Bài viết LÃI SUẤT VỚI NỀN KINH TẾ Như các bạn đã biết, lãi suất là một vấn đề rất quan trọng trong thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, bởi lãi suất chính là:  Giá cả trong thị trường tài chính  Chi phí các doanh nghiệp phải bỏ ra khi đi vay mượn  Là tỷ lệ số tiền phải trả so với số tiền gốc vay mượn ban đầu  Là giá mà người đi vay phải trả để sử dụng số tiền không thuộc sỡ hữu mình và là lợi tức mà người cho vay có được do việc trì hoãn chi tiêu  Hay, theo John Maynard Keynes lập luận rằng, lãi suấthiện tượng tiền tệ phản ánh mối qua hệ giữa cung tiền và cầu tiền Và nhiều quan điểm khác về lãi suất trên nhiều khía cạnh của nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Chính vì vậy, bài viết này xin đề cập đến tình hình lãi suất với nền kinh tế của Việt Nam trong suốt khoảng thời gian từ đầu năm 2012 đến nay. Bước vào năm 2012, kinh tế vĩ mô nước ta đứng trước 5 thách thức lớn: Thứ nhất, áp lực lạm phát kéo dài từ năm 2008 mà Chính phủ luôn phải nỗ lực ứng phó trong suốt 4 năm qua. Năm 2012 càng khó khăn hơn khi phải chống lạm phát trong điều kiện lãi suất đang quá cao, cấp thiết phải bằng mọi cách kéo giảm lãi suất. Thứ hai, các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động làm kìm hãm thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể tăng cao. Thứ ba, hệ thống Ngân hàng thương mại từ quý 4-2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng nhỏ. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản. Lãi suất với nền kinh tế Trang 1/12 Lãi suất với nền kinh tế Thứ tư, từ quý 2-2012, nền kinh tế càng thể hiện rõ nét đặc điểm nền kinh tế thiếu vốn nhưng không thể hấp thụ một cách tốt nhất. Doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động trong khi Ngân hàng thương mại không tăng được tín dụng. Nợ xấu như “cục máu động” gây tắc nghẽn “hệ tuần hoàn” nền kinh tế. Thứ năm, thị trường thiếu niềm tin về tính ổn định của kinh tế vĩ mô nên diễn biến thất thường. Điều này thể hiện rõ qua chỉ báo ảm đạm của thị trường chứng khoán. Với tình hình kinh tế khó khăn như vậy, hàng loạt doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản, đỗ vỡ do hoạt động không có hiệu quả. Thế nhưng, trên lĩnh vực về tài chính, kết thúc năm 2011, với báo cáo kết quả kinh doanh của hàng loạt các Ngân hàng có lãi sau một năm nỗ lực kinh doanh, “chạy đua xé rào” trong việc huy động vốn “vượt trần” dẫn đến lãi suất cho vay cao “cắt cổ” các doanh nghiệp. STT Tổ chức tín dụng Tổng Tài sản Lợi nhuận trước thuế Giá trị (Tỷ VND) Tăng/Giảm so với năm 2010 (%) Giá trị (Tỷ VND) Tăng/Giảm so với năm 2010 (%) 01 Vietinbank 460.421 25,4 8.105 76 02 Vietcombank 369.200 20,3 5.700 4 03 BIDV 421.000 15 4.243 60 04 MBank 138.831 26 2.625 15 05 Eximbank 183.000 4.056 06 Sacombank 144.000 2.728 07 PGbank 17.889 9 608 200 08 KienLongbank 17.886 42 522 102 Trong khi đó, các doanh nghiệp phải đối mặt với việc thanh toán các khoản tiền lãi vay, các chi phí liên quan đến việc cấp tín dụng một cách rất khó khăn, thậm chí có một số doanh nghiệp phải làm đơn xin trình gia hạn và cơ cấu lại các khoảng nợ vay tại các tổ chức tín dụng. Tình hình kinh tế đến cuối năm 2011 khó khăn như vậy, tôi cho rằng xuất phát từ một số các nguyên nhân chính sau:  Do tình hình kinh doanh thực tế vào những năm 2009, 2010 vẫn còn khả thi, nên các doanh nghiệp vẫn chưa có động thái biểu hiện sự khó khăn trong việc thanh toán tiền lãi. Nên, bước vào đầu năm 2011, các doanh nghiệp tiếp tục ký kết các hợp đồng hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng Lãi suất với nền kinh tế Trang 2/12 Lãi suất với nền kinh tế và không có sự đàm phán về việc thay đổi lãi suất. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn biểu hiệntrong năm 2011, nên kết quả cuối cùng vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 đến hạn thanh toán lãi thì các doanh nghiệp lại gặp khó khăn. Đây được cho là vấn đề mấu chốt trong trong việc khó khăn trong việc thanh toán tiền lãi của các doanh nghiệp trong cuối năm 2011 và đầu năm 2012, kéo theo hệ quả đến thời điểm bây giờ.  Cùng với đó, một số doanh nghiệp đầu tư một cách tràn lan, mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản. Thêm vào đó, đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn bắt đầu biểu hiện trong cuối năm 2010 và đầu năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11, với việc thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ về giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, các tổ chức tín dụng giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là bất động sản và chứng khoán. Ngay sau khi có chỉ thị này, các ngân hàng thương mại đồng loạt siết tín dụng đối với bất động sản đồng thời nâng cao lãi suất cho vay. Hệ quả là hàng loạt các dự án phải “đổi chủ”, giãn tiến độ, nhiều ngành nghề sản xuất trong lĩnh vực bất động sản cũng bị rơi vào khó khăn. Không ít nhà đầu tư “ăn lớn” đã phải dừng đầu tư với bất động sản, thậm chí đến cả những “ông lớn” trong lĩnh vực này cũng rơi vào tình cảnh khó khăn. Kể từ đó, các doanh nghiệp bắt đầu xoáy sâu vào vòng xoáy thu hồi vốn, dòng vốn ứ đọng trong đầu tư bất động bản đã làm cho một số các doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ và dẫn đến mất trắng. Hệ quả, đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.  Và nguyên nhân cuối cùng mà tôi muốn đề cập đó là vấn đề về lãi suất huy động. Tính đến cuối năm 2011, các tổ chức tín dụng vẫn đang tiến hành huy động vốn vượt trần một cách khá cao. Có những tổ chức tín dụng huy động đến mức lãi suất 21%, điều này chắc chắn một điều rằng các doanh nghiệp khi đi vay phải chịu lại một mức lãi suất rất cao, và chắc chắn phải cao hơn mức lãi suất huy động vốn. Với một mặt bằng lãi suất cao như vậy cùng với tình hình kinh tế khó khăn các doanh nghiệp khó bề nàothể thanh toán lãi một cách đúng như cam kết. Lãi suất với nền kinh tế Trang 3/12 Lãi suất với nền kinh tếtình hình này lại tiếp tục tái diễn trong đầu năm 2012, đứng trước bối cảnh khó khăn như vậy, trên tinh thần xác định được các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền lãi cho các tổ chức tín dụng để tiếp tục quay vòng vốn với hợp đồng tín dụng hạn mức mới. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cao nhu vậy là do lãi suất huy động vốn khá cao. Xác định được điều này, vào ngày 12/03/2012, Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành thông tư số 05/2012/TT-NHNN về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt nam đối với tổ chức, các nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo thông tư này, thì lãi suất tiền gửi tối đa đối với trường hợp gửi tiền không kỳ hạn hoặc dưới kỳ hạn 1 tháng là 5%/năm và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 13%/năm. Nhưng, trên thực tế, tình hình lãi suất huy động vẫn không lắng dịu bớt, bởi các tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục “xé rào” lãi suất huy động, điều này tiếp tục dẫn đến hệ quả tiếp theo là lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức cao. Như vậy, tính đến hết quý 1 năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục bị áp lực do lãi suất vay và huy động vốn cao, có thể lên đến 19%. Dẫn đến kết quả cuối cùng là các doanh nghiệp vẫn khốn đốn trong việc xoay chuyển dòng tiền để thanh toán lãi, dòng vốn vẫn tiếp tục chìm sâu trong các dự án đầu tư bất động sản mà do chính họ đã tham gia đầu tư ngoài ngành trong những năm trước. * Số liệu dự kiến Bước vào đầu quý 2 năm 2012, khó khăn chưa được tháo gỡ, vào ngày 10/04/2012, Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành thông tư số 08/2012/TT-NHNN về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt nam đối với tổ chức, các nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo thông tư này, thì lãi suất tiền gửi tối đa đối với trường hợp gửi tiền không kỳ hạn hoặc dưới kỳ hạn 1 tháng là 4%/năm và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 12%/năm. Vậy, theo thông tư này, lãi suất huy động có quy định các tổ chức tín dụng giảm xuống mức 1% so với thông tư trước đó (Thông tư số 05/2012/TT-NHNN). Tuy nhiên, theo tình hình thực tế ghi nhận lại Lãi suất với nền kinh tế Trang 4/12 Lãi suất với nền kinh tế thì tình hình lãi suất huy động vốnlãi suất cho vay của một số tổ chức tín dụng trên thị trường thời điểm này là:  Mức lãi suất huy động vốn vẫn được một số tổ chức tín dụng thực hiện ở mức 18%/năm, nhưng đối với các khách hàng truyền thống, khách hàng có doanh số huy động lớn áp dụng lên đến mức 19%  Mức lãi suất cho vay cũng đẩy theo cao, vượt trên mức 19%/năm. Cụ thể, có những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, chưa có biểu hiện trong việc thanh toán lãi từ đầu năm 2012, các tổ chức tín dụng sẵn sàng áp mức 22,5%/năm (Ví dụ như các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ngành y tế…)  Các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau trong việc thu hút khách hàng nên nâng cao mức lãi suất huy động vốn, bởi thời điểm này, các tổ chức tín dụng đều lo lắng về “rủi ro” khi tiến hành cấp tín dụng. Do đó, việc cấp tín dụng rất cầm chừng, chỉ thực hiện ở một số doanh nghiệp truyền thồng và có quy mô lớn. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu đồng ý cấp tín dụng thì phải chịu mức lãi suất vay vốn khá cao. * Số liệu dự kiến Tất cả điều này, tôi cho rằng đều xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan từ nền kinh tế hiện tại.  Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại tình hình kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà Nước sau 2 thông tư đã ban hành (thông tư số 05/2012/TT-NHNN và thông tư số 08/2012/TT-NHNN). Ngân hàng Nhà Nước đã không tiến hành kiểm tra sát sao các hoạt động của các tổ chức tín dụng.  Cùng với đó, do việc giữ chân khách hàng có tiền gửi lớn, nên các tổ chức tín dụng đã ban hành nhiều sản phẩm để che đậy đi việc huy động vốn vượt trần của mình như việc thông qua các sản phẩm: chứng chỉ tiền gửi, đầu tư mua cổ phiếu, … Đứng trước tình hình như vậy, lãi suất cho vay vẫn cao, vì thế vào thời điểm đầu tháng 5/2012, các doanh nghiệp đã chủ động đề xuất các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Cùng với thời điểm này, vào ngày 04/05/2012, Ngân hàng Nhà Nước lại tiếp tục ban hành thông tư thông tư số 14/2012/TT- Lãi suất với nền kinh tế Trang 5/12 Lãi suất với nền kinh tế NHNN về việc quy định lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số ngành nghề cho mục đích sản xuất kinh doanh. Theo đó:  Lãi suất cho vay tối đa = Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND có kỳ hạn 1 tháng trở lên và dưới 12 tháng do Ngân hàng Nhà Nước quy định + Biên độ 3%/năm. Như vậy với thông tư số 08/2012/TT-NHNN thì lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND có kỳ hạn 1 tháng trở lên và dưới 12 tháng là 12%/năm cộng với biên độ 3%/năm thì lãi suất cho vay tối đa theo thông tư số 14/2012/TT-NHNN là 15%/năm.  Và được áp dụng với 4 lĩnh vực sau: • Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 • Thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu theo luật thương mại • Phục vụ sản xuất – kinh doanh phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo nghị định 56/2009/NĐ-CP • Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại quyết định số 12/2011/QĐ-TTg * Số liệu dự kiến Tưởng chừng các doanh nghiệp sẽ được ưu đãi lãi suất cho vay như thông tư số 08/2012/TT-NHNN, nhưng thực tế các daonh nghiệp lại phải tiếp tục đối đầu với mức lãi suất cũng khá cao, mặt dù đã có một số các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất cho vay, nhưng mức giảm vẫn ở mức vừa phải, nguyên nhân này tôi cho rằng xuất phát từ các kẻ hở sau:  Thứ nhất, theo thông tư số 08/2012/TT-NHNN, tại khoản 2 điều 4 nêu rõ, lãi suất cho vay áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng. Như vậy, đồng nghĩa với việc, thông tư này chỉ có hiệu lực áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết từ ngày thông tư này ban hành và trở về sau. Do đó, các tổ chức tín dụng đã chủ động ký kết lại hàng loạt các hợp đồng tín dụng. Ví dụ cụ thể như sau: Một hợp đồng tín dụng ký kết vào ngày 7/5/2011, như vậy sẽ hết hiệu lực vào ngày 7/5/2012 (một năm sau đó), như vậy nếu ký kết hợp đồng mới vào ngày 8/5/2012 thì sẽ áp dụng lãi suất theo thông tư số 08/2012/TT-NHNN (vì thông tư này có hiệu lực từ ngày 8/5/2012), Lãi suất với nền kinh tế Trang 6/12 Lãi suất với nền kinh tế nên các tổ chức tín dụng chủ động ký lại hàng loạt hợp đồng tín dụng mới trước ngày 8/5/2012, họ có thể ký trước ngày 7/5/2012 (là ngày hết hiệu lực của hợp đồng cũ), như vậy hợp đồng tín dụng mới lại tiếp tục có hiệu lực 1 năm với mức lãi suất không phụ thuộc vào thông tư số 08/2012/TT- NHNN. Và các doanh nghiệp cũng đồng ý điều này, vì họ cho rằng các tổ chức tín dụng đang phục vụ họ tốt hơn và làm hạn mức tín dụng nhanh hơn so với trước.  Thứ hai, theo quy định của nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 có quy định rõ, doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Chia thành 3 cấp: Siêu nhỏ - Nhỏ - Vừa, theo quy mô tổng nguồn vốn/tổng tài sản hoặc số lao động bình quân/mỗi năm, cụ thể như sau: Quy mô Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Khu vực Số lao động Tổng Nguồn vốn Số lao động Tổng Nguồn vốn Số lao động Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ VND trở xuống 10 < Người <= 200 20 < Tỷ VND < = 100 200 < Người <= 300 Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ VND trở xuống 10 < Người <= 200 20 < Tỷ VND < = 100 10 < Người <= 200 Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ VND trở xuống 10 < Người <= 50 10 < Tỷ VND < = 50 50 < Người <= 100 Như vậy, chỉ cần các doanh nghiệp đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện về vốn hoặc lao đồng thì có thể được hưởng chính sách thông tư số 08/2012/TT-NHNN Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng cho rằng, nếu đáp ứng 1 trong 2 điều kiện thì chưa đủ, các doanh nghiệp phải đáp ứng cả 2 điều kiện về vốn và lao động mới có thể được hưởng chính sách theo thông tư số 08/2012/TT-NHNN  Thứ ba, đối với các doanh nghiệp (công ty con) có hoạch toán tài chính độc lập và là một pháp nhân độc lập nhưng thuộc một tập đoàn (công ty mẹ), nếu đáp ứng được điều kiện quy mô vừa và nhỏ, thì các tổ chức tín dụng lại cho rằng vì doanh nghiệp này (công ty con) thuộc công ty mẹ có quy mô lớn nên không được áp dụng chính sách theo thông tư số 08/2012/TT-NHNN, vì hợp đồng hạn mức tín Lãi suất với nền kinh tế Trang 7/12 Lãi suất với nền kinh tế dụng là được ký kết giữa công ty mẹ và tổ chức tín dụng, sau đó công ty mẹ phân bổ hạn mức về cho công ty con dùng mà thôi. Tiếp tục mạnh tay hơn, vào ngày 25/05/2012, Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành thông tư số 17/2012/TT-NHNN về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt nam đối với tổ chức, các nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo thông tư này, thì lãi suất tiền gửi tối đa đối với trường hợp gửi tiền không kỳ hạn hoặc dưới kỳ hạn 1 tháng là 3%/năm và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 11%/năm. Khác biệt so với các thông tư trước, lần này, Ngân hàng Nhà Nước đã kiểm tra và giám sát chặt chẽ, vì vậy các tổ chức tín dụng đã thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, và cũng đã chủ động tiến hành chủ động giảm lãi suất cho vay xuống mức giao động từ 13%/năm (áp dụng đối với các doanh nghiệp truyền thống, quy mô lớn, tập đoàn Nhà nước, có doanh số tiền gửi lớn, doanh số thu phí dịch vụ cao) đến 17%/năm (áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa). Tuy nhiên, xét trên khía cạnh lãi suất huy động, cũng còn một số tổ chức tín dụng huy động vượt trần so với mức lãi suất 13%/năm * Số liệu dự kiến Tuy nhiên, để kết thúc 6 tháng đầu năm 2012 với một bức tranh tươi sáng hơn về tình hình lãi suất dâng cao như thời gian trước, ngày 08/06/2012, Ngân hàng Nhà Nước ban hành đồng thời hai thông tư số 19 và 20/2012/TT-NHNN, theo đó, tại thông tư số 19/2012/TT-NHNN quy định lãi suất huy động tối đa là 9%/năm và thông tư số 19/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay tối đa là 13%/năm. Tính đến hết quý 2 năm 2012, nhìn chung nền kinh tế có sự kiểm soát chặt chẽ hơn so với quý 1 năm 2012, đặc biệt trên lĩnh vực tài chính – tiền tệ, các tổ chức tín dụng đã bắt đầu có dấu hiệu giảm lãi suất cho vay, thông qua việc đồng thời giảm lãi suất huy động vốn và áp dụng mức lãi suất huy động vốn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Lãi suất với nền kinh tế Trang 8/12 Lãi suất với nền kinh tế Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ đầu quý 3 năm 2012 cho đến nay, vẫn còn một số tổ chức tín dụng huy động vốn với mức lãi suất cao trên 9%/năm theo tinh thần tại thông tư số 19/2012/TT-NHNN đã quy định, và mức cao nhất theo thực tế hiện nay vẫn ở mức 12,5%/năm (áp dụng cho các khách hàng có doanh số tiền gửi lớn) mà một số tổ chức tín dụng nhỏ đang âm thầm thực hiện. Do đó, Ngân hàng Nhà Nước cần có các biện pháp kiểm soát chặt hơn nữa đối với các tổ chức tín dụng nhỏ, bởi từ nay đến cuối năm là một chặng đường căng go trong việc duy trì ổn định nền kinh tế, vì nhu cầu vốn vào dịp cuối năm là rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Nhìn chung, kết thúc quý 3 năm 2012, thị trường tài chính – tiền tệ đã đối mặt với các vấn đề sau:  Tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 10,37%, dư nợ tín dụng tăng 2,16% so với tháng 12-2011, trong khi huy động vốn tăng 11,23%. Điều đáng chú ý là trong 9 tháng qua đã có trên 40.200 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011.  Tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên các tổ chức tín dụng cũng rất cầm chừng trong việc giải ngân. Điều này cho thấy, có thể khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng đang có vấn đề. Sở dĩ các tổ chức tín dụng đến thời điểm nay vẫn rất ít giải ngân cho khách hàng bởi đề phòng cho nhu cầu cuối năm khi nhu cầu vốn tăng cao đột biến các khách hàng sẽ rút tiền gửi về để kinh doanh. Do đó, tôi cho rằng chúng ta cần xem xét lại hoạt động của các tổ chức tín dụng từ nay cho đến cuối năm. Dự đoán lãi suất đến cuối năm Nhằm đảm bảo giữ lạm phát cả năm ở mức một con số, Ngân hàng Nhà Nước được cho sẽ không điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ chốt thêm nữa. Xét trên khía cạnh vĩ mô, lạm phát nếu được kiềm chế ở mức dưới 10% đã là một chỉ tiêu tích cực như chỉ tiêu đặt ra đầu năm. Theo đó, trong những tháng tới, khả năng Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước sẽ tiếp tục có những quyết sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp. Khi nhìn vào mức tăng của CPI tháng 9 tăng tới 2,2% so với tháng trước và tăng 6,48% so với cùng kỳ 2011 để đảm bảo lạm phát cả năm ở mức một con số, Ngân hàng Nhà Nước sẽ không điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ chốt thêm nữa. Lãi suất với nền kinh tế Trang 9/12 Lãi suất với nền kinh tế Về lãi suất cho vay: Cùng với mức tăng thấp của tín dụng 9 tháng đầu năm, để đẩy mạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong quý 4 thì buột các tổ chức tín dụng phải đưa ra chương trình giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Thành phố Đà Nẵng, ngày 14 tháng 10 năm 2012 Danh mục tài liệu tham khảo: 1) Tài chính doanh nghiệp hiện đại – PGS.TS Trần Ngọc Thơ – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Nhà xuất bản thống kê Danh mục trang web tham khảo: 1) www.CFOViet.com 2) www.sbv.gov.vn 3) www.chinhphu.vn Lãi suất với nền kinh tế Trang 10/12

Ngày đăng: 03/04/2014, 17:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan