Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam

100 2.5K 7
Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn tốt nghiệp trường đại học kinh tế khoa tài chính-ngân hàng, khóa 2013, đạt điểm xuất sắc

Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Với em khóa luận tốt nghiệp này là thành quả đánh dấu 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Em sẽ không quên nơi chứa đựng những kỉ niệm đẹp của thời sinh viên cùng sự giúp đỡ, dạy bảo tận tình của thầy cô với nhiều kiến thức khoa học và thực tế, giúp em có được những hành trang cần thiết vào đời. Để thực hiện và hoàn thành khóa luận một cách thành công, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ to lớn từ thầy cô, đơn vị thực tập, bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS. Trần Thị Mộng Tuyết, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong 2 tháng làm luận văn. Cô đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt, chia sẻ cho em nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong học tập và làm việc. Gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học hỏi, mở rộng kiến thức, tiếp cận những nghiệp vụ thực tế. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn đến chị Bích Trân (Phòng Xuất khẩu) và anh Minh Thắng (Phòng Nhập khẩu) đã hướng dẫn, chỉ dạy cho em trong thời gian thực tập vừa qua. Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn đến một người bạn đã hỗ trợ cho em trong việc tìm kiếm dữ liệu và gia đình đã luôn bên cạnh động viên em rất nhiều trong quá trình làm luận văn này. Em thực sự biết ơn mọi người! Với đề tài nghiên cứu định lượng trong ngân hàng còn khá mới và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên luận văn cũng khó tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được những đóng góp từ thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 4 năm 2013 Sinh viên thực hiện NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Chương 1 Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank Bảng 1.2: Tiền gửi của khách hàng theo đối tượng khách hàng Bảng 1.3: Kết quả hoạt động tín dụng trong năm 2010-2012 Bảng 1.4: Dư nợ theo chất lượng nợ vay Bảng 1.5: Dư nợ của Vietcombank theo loại hình doanh nghiệp Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu của Vietcombank qua các năm Chương 2 Bảng 2.1: Quy trình quản trị rủi ro và các chỉ số đánh giá quản trị rủi ro Bảng 2.2: Kết quả kiểm định Jarque-Bera Bảng 2.3: Các kết quả năm 2011 Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh thu của các đồng tiền ở thị trường ngoại hối Anh Bảng 2.5: Tỷ trọng mỗi loại tiền năm 2011 Bảng 2.6: Ma trận VaR-CoVaR 2011 Bảng 2.7: VaR của danh mục năm 2011 Bảng 2.8: Tỷ trọng mỗi loại tiền năm 2012 Bảng 2.9: Các kết quả năm 2012 Bảng 2.10: Ma trận VaR-CoVaR 2012 Bảng 2.11: VaR của danh mục năm 2012 Bảng 2.12: So sánh kết quả VaR trong 2 khoảng thời gian Chương 3 Bảng 3.1: Các kết quả kinh doanh đồng AUD Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh 3 đồng ngoại tệ Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh 4 đồng ngoại tệ Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.4: Giá trị rủi ro của các đồng ngoại tệ năm 2011 Bảng 3.5: Mối tương quan giữa các đồng tiền DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Chương 1  Hình vẽ Hình vẽ 1.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam  Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Cơ cấu huy động vốn qua các năm 2010-2012 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng VCB theo loại tiền Biểu đồ 1.3: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng của một số ngân hàng tại 30/06/2012 Biểu đồ 1.4: Cơ cấu tiền gửi theo kì hạn Biểu đồ 1.5: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng Biểu đồ 1.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank qua các năm Biểu đồ 1.7: Cơ cấu kì hạn của dư nợ tín Biểu đồ 1.8: Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu Biểu đồ 1.9: Tốc độ tăng trưởng của Thu nhập lãi thuần và lợi nhuận sau thuế Biểu đồ 1.10: Tỷ lệ ROA, ROE của Vietcombank qua các năm 2009-2010 Biểu đồ 1.11: Tỷ lệ ROA, ROE của một số ngân hàng tại 30/06/2012 Biểu đồ 1.12: Doanh số thanh toán Xuất Nhập khẩu Biểu đồ 1.13: Thu nhập kinh doanh ngoại hối của Vietcombank Biểu đồ 1.14: Lợi nhuận từ kinh doanh ngọai hối năm 2011 Chương 2  Hình vẽ Hình vẽ 2.1: Minh họa VaR trong phân phối tỷ suất sinh lợi danh mục Hình vẽ 2.2: Phân phối có Skewness dương Hình vẽ 2.3: Phân phối có Skewness âm Hình vẽ 2.4: Cơ cấu tổ chức quảnrủi ro của Vietcombank  Biểu đồ Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 2.1: Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và lỗ đánh giá lại ngoại tệ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TMCP Thương mại cổ phần VCB Vietcombank TCTD Tổ chức tín dụng VaR Value at risk NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHNT Ngân hàng Ngoại thương TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính, loại bỏ các rào cản thương mại, tài chính và ranh giới toàn cầu đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đa dạng và phức tạp. Vì thế, các Ngân hàng đã không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng càng cao trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, các cuộc khủng kinh tế tài chính toàn cầu ngày càng tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực và ngành tài chính – ngân hàng là ngành chịu tác động đầu tiên, đã có nhiều ngân hàng bị xóa sổ mặc dù là những ngân hàng với lịch sử hàng trăm năm phát triển với kinh nghiệm, đội ngũ lãnh đạo và vốn lớn hàng đầu thế giới. Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, kinh doanh ngoại tệ đã và đang là một hoạt động mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Ngân hàng, đồng thời cũng luôn phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng, trong đó không thể không kể đến rủi ro tỷ giá. Sự biến động của tỷ giá đã gây ra biết bao bất lợi không thể lường trước và đó là điều mà tất cả chúng ta đều không mong muốn. Rủi ro là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ngân hàng nào, hoạt động kinh doanh của ngân hàng vốn đã gắn liền với rủi ro vì thế không thể loại trừ rủi ro mà phải quảnrủi ro sao cho hạn chế tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được và xa hơn là quảnrủi ro để tạo ra lợi ích cho ngân hàng bởi rủi ro gắn liền với lợi nhuận. Vì thế, việc quản lý tốt rủi ro này đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay các ngân hàng cũng có nhiều biện pháp để quản lý và đo lường rủi ro, trong đó việc ứng dụng các mô hình của Var (Value at risk) trong quản trị rủi ro ngày càng tạo ra những hiệu quả nhất định, góp phần giảm thiểu được những mất mát và đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Đây là một việc làm có ý nghĩa rất thiết thực đối với hầu hết các Ngân hàng. Chính vì tầm quan trọng của việc quảnrủi ro tỷ giá đối với nền kinh tế nói chung và các Ngân hàng Việt Nam nói riêng, em đã chọn đề tài: “Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”. Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài khóa luận được thực hiện để tìm hiểu về những vấn đề sau: • Lý luận về rủi ro và phương pháp Value at risk trong quản trị rủi ro. • Ý nghĩa của kết quả VaR và sự cần thiết phải đầu tư theo danh mục để dễ dàng quảnrủi ro, tối đa hóa lợi nhuận và cải thiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh. • Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. • Đưa ra hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng Var trong quản trị rủi ro ngoại hối của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện việc nghiên cứu, em đã tra cứu tài liệu từ nguồn Internet, từ những bài báo, sách kinh tế và các báo cáo tài chính. Từ những thông tin tập hợp được, thực hiện những phân tích và tổng hợp để đưa ra một số kết luận. Để đơn giản hóa việc tính toán, em đã sử dụng một số phương pháp tính toán, công thức toán Tài chính được hỗ trợ bởi phần mềm Excel và các kiểm định mô hình cũng được sự hỗ trợ của phần mềm Eview. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung đánh giá việc ứng dụng mô hình Value at risk trong quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2012. 1.5 Kết cấu nội dung nghiên cứu Luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 2: Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quảnNgoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thành lập, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm ) Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương theo mô hình Tổng công ty, được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TT ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó ngân hàng Ngoại thương đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Theo Giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp ngày 23/5/2008 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mô hình của một ngân hàng thương mại cổ phần với vốn điều lệ là 12.100,86 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Vietcombank tăng liên tục qua các nămnăm 2012, vốn điều lệ của Vietcombank là 23.174 tỷ đồng. Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu từ các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cho đến mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.637 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trongngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mốt số giải thưởng trong những năm gần đây mà Ngân hàng VCB đã đạt được: Giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008 (“Best Local Trade Bank in Vietnam”) do độc giả tạp chí Trade Finance (thuộc tập đoàn Euromoney) bình chọn. Ngày 09/07/2009, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự đón nhận giải thưởng “Best Local Trade Bank in Vietnam 2009” - “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về tài trợ thương mại năm 2009” do độc giả của tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn. Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng này. Trang 10 [...]... Việt Nam có những biểu hiện phát triển chậm lại và đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng cường kiểm soát, điều tiết nền kinh tế trong nước Trong xu thế đó thì hoạt động của Vietcombank cũng chịu những ảnh hưởng nhất định Trang 33 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG VAR TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về rủi ro. .. xấu, ví dụ như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, giá cổ phiếu Do rủi ro thị trường bao trùm một phạm vi rất rộng, nên rủi ro thị trường sẽ được chia ra làm ba loại rủi ro: - Rủi ro tỷ giá - Rủi ro lãi suất - Rủi ro giá cả Trang 34 2.1.3 Rủi ro tỷ giá 2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai, đồng thời... đồng) Trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Vietcombank là cao nhất trong năm 2011 Điều đó cho thấy mảng kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này rất hiệu quả Kết quả đạt được ấn tượng như vậy cũng là do ngân hàng Vietcombank có kinh nghiệm và hoạt động lâu đời trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. .. nhiều người biết đến Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thừa nhận rộng rãi là NHTM hàng đầu và được quản lý tốt tại Việt Nam Với hơn 45 năm xây dựng và phát triển, NHNT đã vươn lên và trở thành một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam Thương hiệu và uy tín đã giúp cho NHNT cung cấp được các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đạt được thị phần lớn trong các mảng kinh doanh... hàng 2.1.2 Phân loại rủi ro Rủi ro rất đa dạng và có thể được phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau Trong phạm vi các hoạt động của Ngân hàng, những rủi ro cơ bản xét đến gồm:  Rủi ro tín dụng là là khả năng xảy ra tổn thất của Ngân hàng do khách hàng của Ngân hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết  Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro dẫn đến tổn thất hoặc... tăng trưởng tín dụng ở hầu hết các ngân hàng không cao, bên cạnh đó cũng có một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng âm trong tình hình như vậy Trong năm 2013, Ngân hàng Nhà Nước đã có những phương án xử lý nợ xấu, hỗ trợ lãi suất cho một số ngành, không áp trần tín dụng hy vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp Giống như nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, dư nợ cho... và quản trị rủi ro 2.1.1 Khái niệm rủi ro Rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường Rủi ro không chỉ gây tổn thất về vốn, tài sản của ngân hàng mà còn ảnh hưởng xấu tới mức độ tín nhiệm và thương hiệu của ngân hàng 2.1.2 Phân loại rủi. .. thu nhập và giá trị ròng của Ngân hàng 2.1.3.2 Các hoạt động làm phát sinh rủi ro tỷ giá Tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì đều hướng tới mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận thì đi đôi với rủi ro Hoạt động kinh doanh ngoại hối đem lại lợi nhuận cao thì cũng có thể phát sinh những rủi ro tiềm ẩn Trên thị trường ngoại hối có 3 phương pháp cơ bản để Ngân hàng thu lãi Đó... tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, Vietcombank còn góp phần giúp họ tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của từng khách hàng Hiện nay, Vietcombank cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau:  Mua bán ngoại tệ - Giao dịch... ngoài vào Việt Nam; chuyển tiền trả nợ vay, lãi vay nước ngoài; chuyển tiền cho vay, thu hồi nợ nước ngoài Là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối và được đánh giá là Ngân hàng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất tới khách hàng Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, . kinh tế gây ra ngày càng nghiêm trọng. Chịu tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức như: lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh. thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm. tốt nghiệp 1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung Những năm vừa qua nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm,

Ngày đăng: 03/04/2014, 10:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

  • NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

  • DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

  • DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1.1 Đặt vấn đề

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu

    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu

    • 1.5 Kết cấu nội dung nghiên cứu

    • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

      • 1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

      • 1.6 Cơ cấu tổ chức

      • 1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

        • 1.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung

        • 1.7.2 Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ

          • 1.7.2.1 Các sản phẩm của Vietcombank

          • 1.7.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank từ 2010-2012

          • 1.8 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

            • 1.8.1 Thuận lợi

            • 1.8.2 Khó khăn

            • CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG VAR TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

              • 2.1 Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro

                • 2.1.1 Khái niệm rủi ro

                • 2.1.2 Phân loại rủi ro

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan