bài tập luật kinh tế hay

46 2.5K 7
bài tập luật kinh tế hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bài tập luật kinh tế hay

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Tình huống 1 Đ, T và H quyết định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn S sản xuất kinh doanh sắt thép. Nhưng cả Đ, T, H không biết khi thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ gì? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào? Tình huống 2 C và T cùng thành lập doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công ích và thực hiện các dịch vụ công ích. C và T cho rằng pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích khác với các doanh nghiệp khác. Vậy quan điểm của C và T như vậy là đúng hay sai? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào? Tình huống 3 Doanh nghiệp K kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Do vi phạm các quy định của Luật doanh nghiệp nên doanh nghiệp K đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp K có được tiếp tục kinh doanh không? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào? Tình huống 4 B là giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn G chuyên chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực gỗ. B đến Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh C đề nghị cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh. Vậy đề nghị của B có được chấp nhận không? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào? Tình huống 5 T, H và V cùng góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn L chuyên sản xuất, kinh doanh ga và các loại khí đốt. Trong thỏa thuận góp vốn do các thành viên thỏa thuận thì T góp 200 triệu đồng, H góp 150 triệu đồng và V góp một xe 1 ôtô tải. Nhưng T, H và V không biết việc chuyển quyền sở hữu tài sản cá nhân vào Công ty như thế nào? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào? Tình huống 6 Để thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh nên Công ty cổ phần A có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập 01 văn phòng đại diện ở thành phố Nam Định, 01 chi nhánh tại tỉnh Bắc Ninh và 01 chi nhánh tại Thái Lan. Vậy Công ty A có quyền thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh cả trong nước và nước ngoài không? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào Tình huống 7 H, T và M thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn V chuyên kinh doanh trong lĩnh vực may mặc. Thủ tục thành lập Công ty được tiến hành theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005. Trong thỏa thuận góp vốn giữa các thành viên thì H góp 500 triệu đồng, T góp 350 triệu đồng và M góp một nhà xưởng. Nhưng đến hạn thì chỉ có H góp đủ, còn T chỉ góp được 200 triệu, M thay đổi góp nhà xưởng bằng việc góp 1 xe ôtô trị giá 450 triệu đồng. Vậy việc các thành viên không góp đủ vốn và thay đổi loại tài sản góp vốn thì được xử lý như thế nào? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào? Tình huống 8 S, P và G cùng thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn C chuyên kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Nhận thấy trong quá trình kinh doanh, Công ty C không rõ ràng, minh bạch trong lĩnh vực tài chính nên G muốn kiểm tra, xem xét các loại sổ sách và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan nhưng S và P phản đối và cho rằng G không có quyền làm việc đó. Vậy G có quyền kiểm tra, xem xét các loại sổ sách và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan hay không? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào? Tình huống 9 2 Nhận thấy trong xã hội hiện đại, nhiều người có nhu cầu cho thuê người đóng thế các vai như trợ lý, thư ký để cùng khách tham gia các buổi ký kết hợp đồng, dự hội thảo, làm người yêu, vợ đi bên cạnh khách hàng trong buổi ra mắt gia đình, gặp gỡ bạn bè, người thân, đi uống cà phê, trò chuyện sau một ngày làm việc vất vả hoặc tham gia một chuyến du lịch ngắn ngày, chăm sóc lúc ốm đau. Anh X đã đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Y để làm thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu với ngành nghề dịch vụ cho thuê người yêu. Tuy nhiên, cơ quan đăng ký kinh doanh đã từ chối vì cho rằng đây là ngành nghề nhạy cảm nên đã không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho A. Vậy việc từ chối của cơ quan đăng ký kinh doanh trong tình huống này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Tại sao? Thủ tục để A khiếu nại đối với quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh? Tình huống 10 Để chuẩn bị thành lập công ty cổ phần A, các cổ đông là X, Y và Z đã lập một bản thỏa thuận nhất trí để X ký hợp đồng thuê nhà để làm trụ sở của công ty. Thực hiện theo thỏa thuận, X đã lấy danh nghĩa của mình để ký hợp đồng thuê nhà làm trụ sở kinh doanh của công ty A. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành hãy cho biết: - Khi công ty cổ phần A được thành lập thì hợp đồng thuê nhà đó được xử lý như thế nào? - Công ty A không được thành lập thì hợp đồng thuê nhà đó được xử lý như thế nào? Tình huống 11 Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Ông X đã làm hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do ông làm chủ sở hữu và gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng quá thời hạn 10 3 ngày làm việc mà cơ quan này không có thông báo bằng văn bản việc việc từ chối hay chấp nhận. Vậy ông X có được coi là đã có kinh doanh hợp pháp và tiến hành các hoạt động kinh doanh chưa? Vì sao? Tình huống 12 Anh A, B và C cùng nhau góp cổ phần để thành lập một công ty cổ phần. Khi lập Danh sách cổ đông của công ty để đăng ký kinh doanh, anh A cho rằng danh sách này chỉ cần có chữ ký của A (người đại diện theo pháp luật cho công ty) mà không cần chữ ký của các cổ đông còn lại vẫn được coi là hợp pháp. Vậy ý kiến của A trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 13 Anh A, B và C với tư cách là thành viên hợp danh cùng nhau góp cổ phần để thành lập một công ty hợp danh trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Khi lập Danh sách thành viên công ty hợp danh để đăng ký kinh doanh, anh A cho rằng danh sách này chỉ cần có chữ ký của A (người đại diện theo pháp luật cho công ty) mà không cần chữ ký của các thành viên hợp danh còn lại vẫn được coi là hợp pháp. Vậy ý kiến của A trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 14 Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân X, cơ quan đăng ký kinh doanh đã có công văn yêu cầu doanh nghiệp này khi hoạt động phải thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp biết. Vậy yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp X có đúng với quy định của pháp luật hiện hành không? Vì sao? Tình huống 15 Doanh nghiệp tư nhân B dự định ký hợp đồng kinh tế với Công ty hợp danh A, nhưng không biết ngành nghề kinh doanh và người đại diện theo pháp luật của Công ty hợp danh A có đúng như khi đàm phán hợp đồng không. Vậy trong trường 4 hợp này, doanh nghiệp tư nhân B có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cấp bản sao Điều lệ của công ty hợp danh A không? Vì sao? Tình huống 16 Ông X thành một doanh nghiệp tư nhân do mình làm chủ sở hữu với ngành nghề kinh doanh là du lịch và khách sạn. Vậy sau khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ông X có phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản của mình sang doanh nghiệp mà ông làm chủ sở hữu không? Vì sao? Tình huống 17 Ông N thay mặt các thành viên sáng lập của công ty trách nhiệm hữu hạn Z đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng ký thành lập công ty. Cơ quan đăng ký kinh doanh đã từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty này với lý do công ty trách nhiệm hữu hạn Z đã đặt trùng tên với một doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký trước đó. Ông N cho rằng trường hợp của công ty ông không bị coi là trùng tên vì đây thuộc hai loại hình doanh nghiệp khác nhau. Vậy ý kiến của ông N có cơ sở pháp lý không? Vì sao? Tình huống 18 Ông A và bà B dự định thành lập công ty TNHH thương mại và dịch vụ C trong đó có ngành nghề là dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Vậy khi thành lập công ty này, các chủ thể phải tuân thủ theo những văn bản quy phạm pháp luật nào? Vì sao Tình huống 19 A được sở hữu ngôi nhà nằm mặt đường Trần Hưng Đạo rất thuận lợi cho việc kinh doanh. A có hai người bạn là B là một kỹ sư tin học và C là một nhà quản trị kinh doanh. Tất cả 3 người đều thuộc đối tượng được thành lập doanh nghiệp. A muốn góp vốn bằng tiền cho doanh nghiệp thuê nhà của mình làm trụ sở giao dịch trong 5 năm với số tiền thuê hàng năm là 50 triệu đồng; B góp vốn 500 5 triệu đồng; C góp vốn là 250 triệu đồng. Họ muốn doanh nghiệp được thành lập phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Thủ tục thành lập tương đối đơn giản, ít tốn kém. - Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào doanh nghiệp. - Hạn chế rủi ro cho những người tham gia doanh nghiệp. Anh (chị) hãy cho biết: 1- Loại hình doanh nghiệp nào có thể đáp ứng những yêu cầu nói trên. 2- Nêu các thủ tục cần thiết để thành lập được doanh nghiệp đó và xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp, tỷ lệ góp vốn của từng người. Tình huống 20 A là một công ty cổ phần do ông Thắng, Ngọc và Anh cùng góp cổ phần. B là một công ty khác do Trí, Đức và Nghĩa cùng góp cổ phần. Cả hai công ty này đều có trụ sở tại Hà Nội. Nay cả hai công ty này thỏa thuận cùng ghép lại với nhau thành một công ty mới để kinh doanh các thực phẩm chức năng và thiết bị y tế. Yêu cầu hãy cho biết: - Hai công ty trên có thể ghép lại với nhau được không? Nếu được thì loại hình công ty được ghép lại là gì? Thủ tục thực hiện như thế nào? - Giả sử sau một thời gian hoạt động, công ty muốn tăng vốn điều lệ bằng cách kết nạp thêm hai cổ đông mới là một doanh nghiệp tư nhân và ông N là Bộ trưởng Bộ Y tế? Công ty có làm như vậy được không? Thủ tục pháp lý như thế nào? 6 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CÔNG TY CỔ PHẦN Tình huống 1 Phúc, Lộc, Thọ dự định thành lập Công ty Cổ phần X với vốn điều lệ dự kiến là 900 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện tại Phúc, Lộc, Thọ mỗi người chỉ có 200 triệu đồng và họ cũng chỉ muốn phải chịu trách nhiệm trong 200 triệu đồng. Anh/chị hãy cho biết: 1. Phúc, Lộc, Thọ có thể đăng ký vốn điều lệ 900 triệu đồng được không? 2. Giả sử Công ty được thành lập, Phúc, Lộc, Thọ phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn bao nhiêu ngày? 3. Phúc cam kết góp 200 triệu đồng, nhưng hết 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phúc mới chỉ góp được 150 triệu đồng. Hỏi: 50 triệu chưa góp đủ của Phúc được xử lý như theo cách nào dưới đây: a. Lộc và Thọ mỗi người góp 25 triệu. b. Lộc nhận góp toàn bộ 50 triệu thay Phúc. c. Huy động Đức- không phải cổ đông góp 50 triệu thay Phúc. d. Cả a,b và c đều được. 4. Trong trường hợp Đức thay Phúc góp đủ 50 triệu, Phúc sẽ trở thành: a. Cổ đông của công ty b. Cổ đông sáng lập của công ty (phân tích sự mâu thuẫn với k11 đ4) 5. Trong trường hợp không tìm được người thay Phúc góp nốt 50 triệu còn thiếu, nếu xảy ra rủi ro, ai sẽ là người chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó: a. Phúc là người chịu trách nhiệm b. Tất cả các cổ đông của công ty cùng liên đới chịu trách nhiệm. c. Tất cả các cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm k3 đ84 d. Không ai phải chịu trách nhiệm. 7 Tình huống 2 Hào là cổ đông của Công ty cổ phần ABC. Do có mâu thuẫn với Hội đồng quản trị, Hào muốn rút vốn ra khỏi công ty. 1. Theo anh/chị, Hào có thể rút vốn bằng cách nào? 2. Do không tìm được người để chuyển nhượng và công ty cũng không mua lại cổ phần của Hào nên Hào đã tự ý rút vốn khỏi Công ty. Theo anh/chị, trong trường hợp này, ai là người chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút của Hào. a. Hào phải chịu trách nhiệm. b. Các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm. c. Thành viên Hội đồng quản trị cùng liên đới chịu trách nhiệm. d. Thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm. Tình huống 3 Tháng 01/2007 Công ty Cổ phần PG được thành lập. Tháng 1/2009, do khó khăn về tài chính, Tùng- cổ đông sáng lập của công ty- muốn chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần ưu đãi biểu quyết mình đang nắm giữ cho Cúc- là cổ đông phổ thông của công ty. 1. Theo anh/chị, việc chuyển nhượng của Tùng trong trường hợp này có hợp pháp không? Giải thích? 2. Giả sử, Tùng không chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết mà chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần phổ thông mình đang nắm giữ cho Cúc nhưng Đại hội đồng cổ đông không chấp thuận. Theo anh/chị, trong trường hợp này việc chuyển nhượng của Tùng có được không? Giải thích? 3. Giả sử, do không được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nên Tùng quyết định chuyển nhượng một nửa số cổ phần phổ thông mình đang nắm giữ cho 8 Trúc- cổ đông sáng lập của Công ty- nhưng Đại hội đồng cổ đông không chấp thuận. Theo anh/chị, trong trường hợp này việc chuyển nhượng của Tùng có được không? Giải thích? 4. Tháng 02/2010, Tùng quyết định chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần phổ thông mình đang nắm giữ cho Mai- cổ đông sáng lập của công ty- nhưng Đại hội đồng cổ đông không chấp thuận. Theo anh/chị, trong trường hợp này việc chuyển nhượng của Tùng có được không? Giải thích? Tình huống 4 Công ty cổ phần QH được thành lập vào tháng 02/2008 với ba cổ đông sáng lập là Nguyệt, Hằng, Nga. 1. Để thu hút thêm cổ đông, tháng 12/2008, Đại hội đồng cổ đông Công ty QH dự định phát hành cổ phần ưu đãi biểu quyết rộng rãi ra thị trường. Theo anh/chị, điều này có hợp pháp không? Giải thích? 2. Để tăng thêm quyền lợi cho mình, Nguyệt, Hằng, Nga dự định chuyển 30% số cổ phần phổ thông mình đang nắm giữ thành cổ phần ưu đãi biểu quyết. Theo anh/chị, điều này có hợp pháp không? Giải thích? 3. Do nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty QH muốn huy động thêm vốn. Anh/ chị hãy tư vấn các cách huy động vốn cho Công ty. Tình huống 5 Công ty cổ phần V&J có 3 cổ đông sáng lập là Hồng, Lam, Hoàng với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. 1. Trong năm đầu tiên, khi mới thành lập, Công ty cổ phần V&J chỉ có 3 cổ đông (Hồng, Lam, Hoàng) nên Công ty không muốn bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Theo anh/chị, điều này có hợp pháp không? Giải thích? 2. Do không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nên Đại hội đồng cổ đông Công ty V&J muốn bầu Lục- một chuyên gia trong lĩnh vực định giá bất động sản- làm thành viên Hội đồng quản trị, nhưng các cổ đông 9 còn băn khoăn vì Lục không phải cổ đông Công ty. Theo anh/chị trong trường hợp này Lục có thể trở thành thành viên Hội đồng quản trị công ty được không? Giải thích? 4. Trong cuộc họp thường niên vào tháng 1/2009, Đại hội đồng cổ đông Công ty V&J đã bổ nhiệm anh Bạch- không phải cổ đông công ty - làm giám đốc Công ty. Theo anh/chị, điều này có hợp pháp không? Giải thích? 5. Giả sử, Anh Bạch hiện đang là Giám đốc Công ty TNHH Y. Theo anh/chị, anh Bạch có thể trở thành giám đốc của Công ty cổ phần V&J được không? Giải thích? 6. Thấy anh Bạch là người có năng lực kinh doanh, Hội đồng quản trị Công ty muốn thuê anh H với nhiệm kỳ 7 năm có được không? Giải thích? 7. Đại hội đông cổ đông Công ty cổ phần V&J đã bầu Mai, Huệ, Lan- không phải là cổ đông công ty- làm thành viên Ban kiểm soát, đồng thời bầu luôn bà Mai làm Trưởng Ban kiểm soát. Theo anh/chị, điều này có hợp pháp không? Giải thích? 8. Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần V&J muốn bầu Cúc- con dâu Giám đốc- làm thành viên Ban kiểm soát. Theo anh/chị, điều này có hợp pháp không? Giải thích? 9. Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần V&J bầu Quỳnh- 20 tuổi- đã có bằng trung cấp kế toán làm thành viên Ban kiểm soát. Theo anh/chị, điều này có hợp pháp không? Giải thích? Tình huống 6 Công ty cổ phần TGM có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông là Nga, Trung, Pháp, Đức, mỗi người hiện đang sở hữu 25% tổng số cổ phần của công ty (giả sử công ty chỉ có một loại cổ phần là cổ phần phổ thông). Các cổ đông nhất trí bầu Trung làm Tổng giám đốc. Với danh nghĩa Tổng giám đốc công ty, Trung đã ký hợp đồng mua bàn ghế của doanh nghiệp tư nhân PK chuyên kinh doanh đồ gỗ cao cấp để trang bị cho công ty, trị giá 600 triệu. 10 [...]... quan đăng ký kinh doanh rút tên bà Hà khỏi đăng ký kinh doanh a Theo anh/chị, trong trường hợp này việc bà Hà đòi chia lợi nhuận có hợp pháp không? b Việc ông Bảo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh rút tên bà Hà khỏi đăng ký kinh doanh, theo anh/chị có hợp pháp không? c Theo yêu cầu của ông Bảo, cơ quan đăng ký kinh doanh có rút tên bà Hà khỏi đăng ký kinh doanh được không? Giải thích? 20 BÀI TẬP TÌNH... Đăng ký kinh doanh tỉnh K vào ngày 10/03/2007 Phòng Đăng ký kinh doanh căn cứ vào biên bản của Công ty C đã làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh làm giảm số thành viên của công ty từ 4 xuống còn 3 thành viên Theo anh/chị, việc làm này của cơ quan đăng ký kinh doanh có hợp pháp không? Nêu căn cứ pháp lý? Tình huống 9 Ông Bảo là công dân Việt Nam có nhu cầu muốn thành lập một công ty chuyên kinh doanh... đồng xuống 4 tỷ đồng Nhưng khi bà đi làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh thì bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối Theo anh/chị, việc từ chối của cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp này có hợp pháp không? 4 Mặc dù bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối nhưng bà Chi vẫn yêu cầu kế toán chuyển khoản 1 tỷ đồng vào tài khoản của mình Do không có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán nên bà Chi đã thua... không có trách nhiệm trả nợ thay doanh nghiệp Theo anh/chị, trong trường hợp này ông Hùng có trách nhiệm trả nợ cho bà Ngọc không? Tại sao? 29 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG HỢP TÁC XÃ Tình huống 1 Công ty cổ phần X, Hộ kinh doanh Y và 4 cá nhân: Hoa, Huệ, Ngọc, Nga dự định thành lập một hợp tác xã với vốn điều lệ dự kiến 1 tỷ đồng Trong đó: - Công ty cổ phần X góp 350 triệu đồng; - Hộ kinh doanh Y góp 100 triệu... Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn A đã làm đơn khởi kiện Công ty cổ phần N tại toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân Hà Nội Biết trong hợp đồng có thoả thuận trọng tài Hãy xác định: 1 Tranh chấp giữa Công ty cổ phần N và Công ty trách nhiệm hữu hạn A có phải là tranh chấp kinh doanh thương mại không? Tại sao? 2 Toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên... trách nhiệm hữu hạn nên bà không có trách nhiệm trả nợ thay công ty Anh/chị hãy đưa ra ý kiến để giải quyết tình huống trên 5 Giả sử, bà Chi không rút vốn mà chuyển nhượng một phần vốn (1 tỷ đồng) cho bà Thu Theo anh/chị, việc chuyển nhượng này có phù hợp với pháp luật hiện hành không? Nếu chuyển nhượng được thì bà Chi cần làm thủ tục gì? 23 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CÔNG TY HỢP DANH Tình huống 1 Công ty hợp... trong trường hợp này ông Hùng hay ông Đạt có trách nhiệm thanh toán khoản nợ nói trên? Nêu căn cứ pháp lý? 3 Tháng 3/2010, cơ quan đăng ký kinh doanh phát hiện ông Hùng hiện đang là chủ Doanh nghiệp tư nhân C vì vậy cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu ông Hùng phải chấm dứt tư cách chủ sở hữu của một trong hai doanh nghiệp tư nhân Theo anh/chị, yêu cầu này của cơ quan đăng ký kinh doanh có cơ sở pháp lý... cứ vào số vốn góp trên thực tế, Tùng mới góp 200 triệu đồng nên chỉ được chia lợi nhuận trên 200 triệu đồng đã góp Theo anh/chị, việc phân chia lợi nhuận trong trường hợp này sẽ căn cứ vào số vốn góp cam kết hay số vốn thực góp? 4 Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp 2005 Do sự... đăng ký kinh doanh sẽ góp đủ 200 triệu đồng, nhưng hết thời hạn đó, Hàn mới chỉ góp được 150 triệu đồng Hỏi: 50 triệu chưa góp đủ của Hàn được xử lý như theo cách nào dưới đây: a Triều và Trung mỗi người góp 25 triệu b Triều nhận góp toàn bộ 50 triệu thay Hàn c Huy động Việt- không phải thành viên công ty góp 50 triệu thay Hàn d Cả a,b và c đều được 4 Trong trường hợp không tìm được người thay Hàn... trước khi An trở thành thành viên hay không? Nêu căn cứ pháp lý? 6 Tháng 01/2009, Hội đồng thành viên họp khai trừ Bắc khỏi công ty do Bắc không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh Tháng 10/2009 25 Công ty bị phá sản Theo anh/chị, Bắc có phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty phát sinh trước ngày bị khai trừ không? Nêu căn cứ pháp lý? 26 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG DOANH NGHIỆP TƯ . và T như vậy là đúng hay sai? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào? Tình huống 3 Doanh nghiệp K kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Do vi phạm các quy định của Luật doanh nghiệp nên. chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp K có được tiếp tục kinh doanh không? Quy định tại điều nào? Văn bản Luật nào? Tình huống. của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp X có đúng với quy định của pháp luật hiện hành không? Vì sao? Tình huống 15 Doanh nghiệp tư nhân B dự định ký hợp đồng kinh tế với Công ty hợp

Ngày đăng: 02/04/2014, 15:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan