Sự biến đổi trong quan niệm về chức năng sinh sản của gia đình Việt Nam. ppt

6 1.9K 26
Sự biến đổi trong quan niệm về chức năng sinh sản của gia đình Việt Nam. ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài: Sự biến đổi trong quan niệm về chức năng sinh sản của gia đình Việt Nam. I- TÌM HIỂU CHUNG Từ lâu người ta đã coi gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào gia đình khỏe mạnh, xã hội sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơ hội phát triển và hưởng hạnh phúc. Tế bào gia đình lỏng lẻo, không đảm đương tốt các vai trò và chức năng của mình, xã hội có nguy cơ xáo động ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Ở Việt Nam, một định nghĩa về Gia đình được nhiều nhà xã hội học thừa nhận: "Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm). Giữa họ là những ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời có những qui định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình". (Nghiên cứu xã hội học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996, trang 190). Gia đình có nhiều chức năng, trong đó có bốn chức năng cơ bản, đó là: Chức năng sinh sản, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục – xã hội hóa và chức năng tình cảm. Trong đó, chức năng sinh sản là cơ bản và quan trọng nhất của gia đình. Việc sinh con đẻ cái nhằm duy trì và phát triển nòi giống được xem là mục đích xây dựng gia đình và cũng là nhu cầu cần được thoả mãn của các cặp vợ chồng đối với việc làm cha mẹ. Mặt khác, sự sinh sản trong gia đình giúp cho việc xác định nguồn cội của con người, từ đó tránh nạn quần hôn, góp phần tạo nên tôn ty gia đình, trật tự xã hội, đảm bảo các điều kiện cơ bản cho nòi giống phát triển. Theo dòng văn hóa, ở mỗi thời đại, việc sinh sản của gia đình có những quan niệm khác nhau về giới tính, số lượng con người. Ở bài viết này, tôi xin đưa ra những biến đổi trong quan niệm về chức năng sinh sản của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. 1 II- QUAN NIỆM VỀ CHỨC NĂNG SINH SẢN CỦA GIA ĐÌNH Sự sinh sản (sinh đẻ con cái), tức là, một người đàn bà và một người đàn ông, cùng một lúc với nhau là bạn tính dục, là cha mẹ về mặt sinh vật và cha mẹ về mặt xã hội, và các cơ chế ràng buộc các hoạt động khác nhau của họ là sợi dây vợ chồng hay hôn nhân (Nhập môn Xã hội học, NXB Khoa học xã hội 1993, Tr233). Việc sinh con đẻ cái luôn được xem là một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của gia đình. Ở bất cứ xã hội nào, quan điểm về việc sinh sản luôn là chuẩn mực để các gia đình hướng đến. Xã hội Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ lịch sử, quan niệm về chức năng sinh sản của gia đình vì thế cũng đã có sự thay đổi. Điều đó được thể hiện như sau: 1. Quan niệm truyền thống: đẻ nhiều Việc đẻ nhiều xuất phát từ phong tục muốn “Đông con nhiều cháu” của Việt Nam. Khi ấy, “đông con có phúc”, “đông con hơn nhiều của”, “con đàn cháu đống”…luôn được xem là chuẩn mực hàng đầu để các gia đình hướng đến. Họ luôn tâm niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, ý nói 1 con người ra đời đồng nghĩa với việc những nhu cầu về đời sống để cung cấp cho con người đó sống và phát triển sẽ tự động có. Thế nhưng, một thực tại mà ai cũng thấy đó là: đẻ nhiều -> đông con -> nghèo đói -> đẻ nhiều…Quan niệm đẻ nhiều khiến cho các gia đình càng nghèo khó hơn, con cái không được nuôi dưỡng đầu đủ, không được học hành. Đó là nguyên nhân tiên quyết của đói nghèo. Việc đẻ nhiều, một phần cũng do tình trạng “Hữu sinh vô dưỡng” của nhiều gia đình nên họ có xu hướng sinh nhiều con để lỡ có đứa chết vẫn còn con để nuôi. Quan niệm truyền thống của Việt Nam về sinh sản của gia đình ngoài đẻ nhiều còn có quan niệm về giới tính, đó là “Trọng nam khinh nữ”. Nguồn gốc của quan niệm này bắt nguồn từ tư tưởng của Nho Giáo, Phật Giáo,…Việc quan niệm phải có con trai để nối dõi cũng bắt nguồn sâu xa từ những phong tục, tập quán, từ truyền thống chứ hoàn toàn không dựa trên cơ sở khoa học nào. Những gia đình không có con cháu nối dõi có thể bị liệt vào hàng ngũ những gia đình kém may 2 mắn nhất. Khổng tử còn khẳng định rằng, nếu không snh được con trai để nối dõi tông đường là phạm tội bất hiếu. Con cái không phải chỉ là đối tượng sẽ tiếp tục cuộc sống của gia đình và dòng họ trong tương lai mà còn là sự đảm bảo về việc giữ gìn truyền thống, thờ cúng tổ tiên, ông bà (Lê Thị Quý, 2011:180). “Đối với người chồng, hôn hân đánh dấu sự gia nhập địa vị người lớn nhưng chưa hoàn toàn trọn vẹn, chỉ khi sinh con trai, anh ta mới hoàn thành nghĩa vụ, địa vị anh ta mới trở nên trọn vẹn. Còn với người vợ, khi sinh con trai, họ đã tiến một bước dài, từ địa vị “người ngoài”, hòa nhập hoàn toàn với gia đình, được an toàn trong gia đình chồng vì đã tạo ra được phương tiện tiếp nối gia đình. Nếu không có con trai, họ phải một mình chịu hoàn toàn trách nhiệm, số phận của họ trở nên bấp bênh, bất kể họ thực hiện tốt các vai trò khác trong gia đình nhà chồng như thế nào” (Mai Huy Bích, 1991:50) Có con trai là điều quan trọng tất yếu, thế nhưng từ xa xưa, dân gian đã truyền tụng câu nói: “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” và nhiều người thường “chấm điểm 10” về thành tích sinh con cho những cặp vợ chồng nào sinh con gái trước, rồi sau sinh con trai; Trong khi đó những cặp sinh trai trước, rồi sinh gái chỉ được điểm 9. Nguyên nhân là do con gái đầu lòng từ nhỏ đã là người giúp việc nhà đặc lực cho cha mẹ ( Mai Huy Bích,Tr88). Nhưng bao nhiêu con gái đi nữa cũng sẽ không bằng một con trai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đẻ nhiều ở Việt Nam, đẻ cho bằng được con trai dù đã rất đông con. 3 2. Quan niệm hiện đại: đẻ ít Quan niệm này tồn tại ở nhiều nước phương Tây, trong nhiều gia đình giàu. Do quá bận rộn, có quá nhiều nhu cầu, mối quan tâm và do muốn thành đạt trong công việc nên nhiều phụ nữ và cả nam giới đã chọn không sinh con (Lê Thị Quý, 2011:178). Ở Việt Nam, cách đây vừa tròn nửa thế kỷ, trong lúc miền Bắc vừa phải tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, có rất nhiều việc cấp bách cần được thực hiện, nhưng nhận thức được tác động của sự gia tăng dân số ảnh hưởng tới phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ngày 26-12-1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Quyết định số 216-CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam về công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). Với quyết định này, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á triển khai chương trình DS-KHHGĐ. Và bắt đầu từ năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Đây cũng là lần đầu tiên, các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc. Những câu khẩu hiệu như “Dù gái hay trai, chỉ 2 là đủ”, “Hãy dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt”…được tuyên truyền rộng rãi. Đa số người dân đã nắm bắt và thực hiện tốt những nội dung của chương trình kế hoạch hóa gia đình. Họ đã nhận thức được đông con chính là nguyên nhân của đói nghèo, kìm hãm sự phát triển về vật chất và tinh thần của gia đình và xã hội. Quan niệm “Trọng nam khinh nữ”, phải có con trai để nối dõi cũng được đại bộ phận nhân dân bác bỏ và thay vào đó là “Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ”. Hiện nay, xã hội đòi hỏi cao hơn trách nhiệm công dân của cha mẹ trong việc sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái. Người nào không có khả năng nuôi dạy con cái mà đẻ nhiều thì phải trừng phạt. Họ không thể đẩy vào xã hội hàng loạt đứa trẻ không được nuôi dưỡng và giáo dục. Những năm qua, Việt Nam mắc phải sai lầm trong chính sách dân số, chỉ giảm sinh cho nhóm cán bộ, trí thức, những người có điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục con cái mà không giảm sinh quyết liệt ở các tầng lớp khác. Do đó chất lượng dân số của Việt Nam bị ảnh hưởng và sa sút. Nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi do cha mẹ nghèo hoặc bị lỡ dở đã mang lại gánh nặng cho xã hội và cho chính những đứa trẻ đó. 4 III- KẾT LUẬN. Chức năng sinh sản tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản thân F. Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng là sự tái sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường tồn. Nếu có sự thay đổi, chẳng qua là sự thay đổi những quan niệm của chức năng này mà ở Việt Nam, sự thay đổi ấy được thể hiện qua quan niệm về số lượng con và giới tính từ truyền thống đến hiện đại theo hướng tích cực. Ngày nay, sự can thiệp của khoa học hiện đại, trong dó có dụng cụ tránh thai khiến cho con người có thể kiểm soát tỷ lệ sinhsinh ít con hơn trước. Bên cạnh đó là hình thức thuê đẻ, các phương pháp sinh sản vô tính với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật phát triển, nhưng không thể thay thế tính ưu trội cả về mặt sinh học lẫn tâm lý xã hội của chức năng sinh sản trong gia đình và đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận ở tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển, vấn đề dân số có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta. Để phát triển được, nước ta cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề dân số, cần tăng cường tuyên truyền các chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đến tất cả tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào nông thôn, vùng sâu vùng xa, bộ phận những người có trình độ thấp. Qua đó giúp họ nhận thức được những hạn chết, tiêu cực của quan niệm sinh đẻ truyền thống để tiếp thu những quan niệm hiện đại, tiên tiến hơn, cùng đưa đất nước phát triển bền vững. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS,TS Lê Thị Quý, Giáo trình Xã hội học Gia đình, NXB chính trị-hành chính, 2011. 2. Mai Huy Bích, Giáo trình Xã hội học Gia đìn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Nhập môn Xã hội học, NXB Khoa học xã hội, 1993. 4. Nghiên cứu xã hội học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1996. 5. Một số thông tin trên mạng Internet http://kienthucsinhsan.vn/1620/ky-niem-50-nam-ngay-dan-so-khhgd-viet-nam/ 6 . việc sinh sản của gia đình có những quan niệm khác nhau về giới tính, số lượng con người. Ở bài viết này, tôi xin đưa ra những biến đổi trong quan niệm về chức năng sinh sản của gia đình Việt Nam. Đề tài: Sự biến đổi trong quan niệm về chức năng sinh sản của gia đình Việt Nam. I- TÌM HIỂU CHUNG Từ lâu người ta đã coi gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào gia đình khỏe mạnh,. chức năng, trong đó có bốn chức năng cơ bản, đó là: Chức năng sinh sản, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục – xã hội hóa và chức năng tình cảm. Trong đó, chức năng sinh sản là cơ bản và quan

Ngày đăng: 02/04/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan