Truyện Kiều - sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du potx

12 5.6K 48
Truyện Kiều - sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Truyện Kiều - sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du TRUYỆN KIỀU - SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU (Xét về thể loại, bố cục và kết cấu truyện) 1.1-Thể loại: Kim Vân Kiều truyện là một cuốn tiểu thuyết “tài tử giai nhân”, viết theo lối chương hồi . Kim Vân Kiều truyện gồm 4 quyển , 20 hồi, đầu mỗi hồi có câu văn biền ngẫu, mỗi vế từ 7 đến 11 chữ. Mỗi hồi kết thúc ở chỗ sự việc hoặc tình ý nhân vật đang khai triển hay đến chỗ thắt nút hoặc đạt đến chỗ bức xúc hay cao trào. Điều đó nuôi dưỡng ở độc giả sự hồi hộp, sự hứng thú và sự chờ đợi. Ưu thế của tiểu thuyết viết bằng văn xuôi như Kim Vân Kiều truyện là ở chỗ nó có thể dung nạp một số lượng lớn nhân vật, sự kiện trong một cốt truyện phức tạp, được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ gần sát với ngôn ngữ đời sống (bạch thoại). Kim Vân Kiều truyện với quy mô của loại tiểu thuyết chương hồi, với đề tài phụ nữ, có khả năng bao quát rộng rãi hiện thực xã hội, có khả năng phản ánh nhiều mặt trong số phận chìm nổi của con người trong xã hội đầy mâu thuẫn, đầy biến động khi chế độ phong kiến đang đi vào con đường suy thoái, có khả năng thể hiện nhiều mặt trong đời sống tư tưởng, tình cảm cũng đầy mâu thuẫn phức tạp của con người. Kim Thánh Thán khi đề tựa cho tác phẩm này có nói công của Thanh Tâm Tài Nhân “ không đặt dưới bà Nữ Oa” (!). Chọn cuốn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân để làm cơ sở viết nên tác phẩm của mình, chắc hẳn Nguyễn Du đã tâm đắc nhiều điều trong thế giới nghệ thuật của Kim Vân Kiều truyện. Trong Truyện Kiều,Nguyễn Du nói rõ: “ Cảo thơm lần giở trước đèn/Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”. Có nghĩa là Nguyễn Du coi tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân là một thứ “ cảo thơm”. Cái làm nên vẻ đẹp có một không hai của Truyện Kiều- mặc nó được viết lại trên cơ sở Kim Vân Kiều truyện - trước hết là ở chỗ Truyện Kiều viết theo thể loại truyện thơ và với thiên tài của mình, Nguyễn Du nâng thể loại truyện thơ lên hàng tập đại thành của văn chương dân tộc. Truyện thơ trong văn học Việt Nam là là thể loại thuộc loại tự sự, độ dài trung bình và được viết bằng lời thơ, đại đa số là thơ lục bát. Thơ lục bát là thể thơ có nguồn gốc từ ca dao, là thể thơ thuần tuý dân tộc vừa có khả năng thể hiện những cảm hứng trữ tình vừa có khả năng tự sự với hệ thống vần nhịp phong phú, giai điệu ngân nga dễ đi vào tâm thức người Việt Nam vốn từng quen với những câu hát ru từ thuở nằm nôi, những câu hát giao duyên bên gốc đa đình làng trong những ngày lễ hội. Tuy nhiên, chọn hình thức thể thơ lục bát để chuyển tải các vấn đề của một cuốn tiểu thuyết văn xuôi quả thực là một thách thức nghệ thuật lớn. Cách thức ấy đặt ra cho Nguyễn Du hàng loạt vấn đề phải giải quyết: tổ chức ngôn từ nghệ thuật, kết cấu, miêu tả, tự sự, xây dựng nhân vật làm sao qua đó nổi bật lên tài năng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của mình để chuyển tải sâu sắc nhất cái “đau đớn lòng” của mình trước “ những điều trông thấy”. Trên góc độ, người tiếp nhận, chúng ta cũng cần tìm hiểu tư tưởng, quan điểm mĩ học của Nguyễn Du chi phối việc xử lí tài liệu văn học này để tạo ra tác phẩm kiệt xuất trong nền văn chương dân tộc. Nói tóm lại là Nguyễn Du vừa có quá nhiều việc phải làm, lại vừa có một mảnh đất rộng rãi để thi thố tài năng. Và Nguyễn Du đã thành công.Truyện Kiều đã từng được nhân dân từ Bắc vào Nam say mê truyền tụng. Từ lâu các thế hệ người Việt Nam đã truyền tụng câu: Mê gì mê đánh tổ tôm Mê ngựa Hậu bổ, mê Nôm Thút Kiều Ngay cả giữa thời chống Mĩ, tiếng thơ Nguyễn Du vẫn vang vọng thiết thân: Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu ( Kính gửi Cụ Nguyễn Du- Tố Hữu) 1.2 - Bố cục và kết cấu Cốt truyện Kim Vân Kiều truyện xây dựng trên cơ sở ba biến cố lớn: Gặp gỡ- Tai biến- Đoàn tụ. Truyện Kiều đã thể hiện đầy đủ ba biến cố ấy. Nhưng trong thể loại truyện thơ, Nguyễn Du không thể sử dụng thủ pháp kết cấu như tiểu thuyết văn xuôi: không thể nào phân chương hoặc sử dụng lối qua hàng, qua trang của thể loại tiểu thuyết cận hiện đại. Vậy Nguyễn Du giải quyết như thế nào ? Câu trả lời là Nguyễn Du đã tạo nên tác phẩm có bố cục, kết cấu chặt chẽ hơn- xét trong toàn cục cũng như từng bộ phận, bằng các biện pháp sau: 1.2.1- Mỗi một giai đoạn phát triển của cốt truyện ( biến cố) , hoặc tình tiết hoặc đơn giản hơn một chi tiết tự sự, trạng thái tâm lí ít nhiều quan trọng được Nguyễn Du thuật lại bằng đoạn thơ tương đối hoàn chỉnh về mặt kết cấu nghĩa là gồm đủ phần mở đầu, khai triển và kết thúc. Phân tích tỉ mỉ hơn ta thấy bố cục của từng đoạn văn ấy cũng như của toàn tác phẩm thường theo hình thức ba đoạn: hợp- phân- hợp ( đối với tả người tả cảnh). Riêng tả tình, Nguyễn Du đưa vào đây bút pháp trữ tình rất đậm đà làm cho đoạn văn có sắc thái đặc biệt. Ví dụ đoạn Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích ( từ câu 1033 đến câu 1054): Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giừ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ dàu dàu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh …Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” Sáu câu đầu là “ hợp”- hợp tình và cảnh. Tác giả tả khái quát tâm trạng chung của Thuý Kiều dưới sự chi phối của khung cảnh chung quanh: vẽ lên cái bao la bát ngát của cảnh để khắc hoạ sự lẻ loi đơn độc của Thuý Kiều. Tiếp đó là 16 câu: 8 câu nói về tình, 8 câu nói về cảnh. Trong 8 câu nói về tình, có 4 câu nói Thuý Kiều nhớ Kim Trọng, 2 câu Thuý Kiều nhớ mẹ, 2 câu nhớ cha. Trong 8 câu tả cảnh tiếp theo không hoàn toàn là cảnh thực mà là nửa thực nửa ảo. thực hay ảo cũng đều nhằm tới thân phận mong manh yếu ớt không làm chủ mình của Thuý Kiều. Thuý Kiều cảm thấy cái gì đó đang đe doạ mình. Hai câu kết: Chung quanh những nước non người Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu là sự kết hợp chặt chẽ giữa tình và cảnh. 1.2.2- Về bố cục chung (Gặp gỡ- Tai biến- Đoàn viên) của toàn truyện vốn đã có từ tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân được Nguyễn Du làm tăng thêm độ đậm đà. Ba biến cố đó phản ánh ba chặng đường cơ bản trong số phận Thuý Kiều, một số phận bi kịch - Gặp gỡ : Thuý Kiều và Kim Trọng gặp nhau trong một buổi chiều đẹp nhưng bên một nấm mồ vô chủ: không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Đó là mầm mống bi kịch của phần gặp gỡ. - Tai biến là phần trực tiếp bộc lộ tính bi kịch trong cuộc đời 15 năm lưu lạc của Kiều: Kiều muốn sống cuộc đời trong sạch, muốn tự mình tạo dựng hạnh phúc cho mình, muốn thoát khỏi vũng bùn nhơ, bảo về nhân phẩm nhưng cái nguyện vọng cao đẹp ấy đã thất bại, tạo ra nột chuỗi bi kịch ( hai làn rơi vào lầu xanh, hai lần đi ở, hai lần đi trốn, ba lần định tự tử, ba lần đi tu, ) - Đoàn viên: Thuý Kiều lấy lại Kim Trọng làm chồng. Bề ngoài Thuý Kiều và Kim Trọng là vợ chồng, đề huề nhưng đó là cuộc sống không thực, ngược hẳn với cuộc sống mà Thuý Kiều hằng muốn xây dựng. Cuối cùng, Thuý Kiều từ bỏ nốt ngón đàn, tức là từ bỏ cái đặc sắc nhất trong tài năng KiềuNghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Đặc biệt, phần đời này, trong Kim Vân Kiều truyện chỉ chiếm 1 hồi ( hồi 20: 35 trang / 474 trang truyện chữ Hán), Nguyễn Du đã viết lại thành 526 câu thơ, tức gần 1/6 tác phẩm. Thêm nữa nếu ứng với 3 hồi cuối (18,19,20) trong Kim Vân Kiều truyện- thể hiện trong 104 trang/474 trang toàn truyện - thì Nguyễn Du viết đến 1024/ 3254 câu thơ- gần bằng 1/3 toàn tác phẩm. (Ngược lại, Nguyễn Du, chỉ dùng 20 câu thơ để viết lại nội dung cả hai hồi 5+6 trong nguyên tác). Điều đó chứng tỏ Nguyễn Du đã lướt qua, hoặc tô đậm thêm một số tình tiết biến cố so với Kim Vân Kiều truyện . Đặc biệt Nguyễn Du chú ý nhấn mạnh cái kết thúc có tính bi kịch của cuộc đời Thuý Kiều, điều mà Xuân Diệu gọi là ‘ bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều”. Ngược lại Nguyễn Du lướt qua những tình tiết như thủ tục mua Kiều của Mã Giám sinh, cảnh Tú Bà truyền nghề cho Thuý Kiều, cảnh Thuý Kiều trừng trị bọn người “bạc ác tinh ma” 1.2.3- Giữa các đoạn văn tác giả đã bỏ nhiều công phu vạch ra mối quan hệ của chúng bằng những từ ngữ, câu văn rất tài tình. Ví dụ: Thanh Tâm Tài Nhân chuyển mạch thường dùng lời kể của tác giả để lái mạch chuyện. Để chuyển từ đoạn giới thiệu hai chị em Kiều sang đoạn giới thiệu Kim Trọng bằng câu: “ Thôi ta hãy tạm gác câu chuyện hồ cầm của Thuý Kiều để nói sang chuyện khác. Nguyên trong vùng có một vị tú sĩ nhà giàu, họ Kim tên Trọng, biểu tự là Thiên Lí. Trọng có một vẻ mặt đẹp như Phan An, văn tài nhanh ngang Tử Kiến. Trong khi tuổi mới mười lăm mà lòng đã tơ tưởng đến chuyện gia thất, nay nghe Thuý Kiều tinh ngón hồ cầm lại thạo thi phú thì ngày đêm ao ước, muốn đặng giáp mặt một lần. Vì thế nên chàng luôn luôn theo dõi , kể cũng lắm công phu mà chưa có dịp” [18; 65]. Trong khi đó ở Truyện Kiều, Kim trong xuất hiện gần như tình cờ, và chân dung Kim Trọng được cảm nhận qua hai Kiều: Dùng dằng nửa ở nửa về Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần Trông chừng thấy một văn nhân Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng Đuề huề lưng túi gió trăng Sau chân theo một vài thằng con con Tuyết in sắc ngựa câu giòn Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời Nẻo xa mới tỏ mặt người Khách đà xuống ngựa đến nơi tự tình Hài văn lần bước dặm xanh …Một vùng như thể cây quỳnh cành dao. 1.2.4- Nếu giữa hai biến cố có một khoảng thời gian đã trôi qua thì Thanh Tâm Tài Nhân cũng chủ yếu chỉ báo cho độc giả biết bằng một vài câu, thậm chí chỉ một vài từ. Chẳng hạn, từ cảnh Thuý Kiều Kim Trọng gặp gỡ nhau tại mộ Đạm Tiên chuyển sang nỗi niềm tâm sự của Thuý Kiều đêm hôm ấy như sau: “ Bản tâm của chàng lúc ấy chỉ muốn kéo dài câu chuyện dể hưởng thêm chút thì giờ, nhưng sợ chàng Vương không tiện đứng lâu, nên phải ngỏ lời từ biệt. Và ngay lúc ấy thì Vương viên ngoại cũng cho người đến đón, cả ba chị em lập tức lên kiệu trở về. Còn chàng Kim thì cũng lên ngựa rẽ về đường khác. Thuý Kiều , Thuý Vân khi về đến nhà thì trời vừa nhá nhem tối. Kiều bảo nhỏ Vân: - Này em Vân, cái chàng Kim ban nãy thực là cũng lí thú, sao y lại đi đến viếng Đạm Tiên. Vân đáp: - Em sợ chàng ấy chẳng viếng Đạm Tiên nào hết, chỉ là đi ngó hai Kiều đó thôi (…) Ngược lại, Nguyễn Du đã dùng nhiều cách chuyển mạch khác nhau, rất khéo léo sinh động: Bổ sung vào đấy những đoạn văn tả tình, tả cảnh súc tích nhưng giàu sức khêu gợi làm cho sự sống trong tác phẩm kéo dài mãi trong trí tưởng tượng của người đọc và trong khi cảm xúc của sự việc này đang còn ngân nga thì một sự kiện, hoàn cảnh khác đã tiếp đến. Đây là lối kết thúc có âm: Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê Rốn ngồi ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn Bóng tà như giục cơn buồn Khách đà lên ngựa người còn ghé theo Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha Kiều từ trở gót trướng hoa Trời vừa gác núi chiêng đà thu không Gương nga chênh chếch dòm song Vàng gieo ngấn nước, cây g bóng sân Hải đường lả ngọn đông lân Giọt sương chíu nặng, cành xuân la đà Chuyện về Thuý Kiều trong đêm đó ở Kim Vân Kiều truyện kết thúc ở chỗ “ Nói xong bà đỡ Thuý Kiều vào giường để hai mẹ con cùng ngủ” nhưng ở Truyện Kiều kết thúc bằng một đoạn tả cảnh: “ Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng Nách tường bông liễu bay sang láng giềng Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng Nỗi riêng, riêng chạnh tấc riêng một mình. Thanh Tâm Tài Nhân chuyển sang nói về Kim Trọng theo lối thông báo trực tiếp: “Nói về Kim Trọng, sau khi tạm biệt chị em Thuý Kiều thì ngày đêm tơ tưởng, có tìm cách để mong lại được giáp mặt hai Kiều ” thì Nguyễn Du khéo léo dùng hai câu thơ: “ Cho hay là giống hữu tình Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong Chàng Kim từ lại thư song Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây” Câu thơ chuyển đoạn đã nói đúng tình cảnh đôi lứa bước vào mối tình đầu -vừa của Kim Trọng vừa của Thuý Kiều 1.2.5- Nguyễn Du rất chú ý miêu tả thời gian trôi qua giữa hai biến cố vừa làm khâu chuyển mạch vừa tạo sự gợi sựphát triển, sự vận động. GS Trần Đình Sử nhận xét rất tinh tế: “ Nhân vật của Thanh Tâm Tài Nhân ít hoặc không có cảm giác về thời gian, nhân vật sống lưu lạc mà ít cảm giác lưu lạc” [21; 146]. Nguyễn Du miêu tả thời gian rất đặc sắc thông qua miêu tả bức tranh thiên nhiên – chỉ bằng một vài nét chấm phá ( gắn liền với bút pháp tượng trưng truyền thống nhưng ở Nguyễn Du nhiều lúc nó đã vượt qua ý nghĩa tượng trưng, bút pháp tượng trưng để đạt đến ý nghĩa hiện thực- hiện thực tâm lí) . Kim Vân Kiều truyện không hề có chi tiết vì tưởng nhớ hai Kiều nên Kim Trọng trở lại nơi họ đã hò hẹn, ngược lại, Nguyễn Du đã sáng tạo thêm chi tiết này. Và bức tranh phong cảnh ở đây mang đậm sắc thái tâm trạng: Bâng khuâng nhớ cảnh , nhớ người Nhớ nơi kì ngộ vội dời chân đi Một vùng cỏ mọc xanh rì Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu Gió chiều như giục cơn sầu Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu Ở Kim Vân Kiều truyện không hề có cảnh ngày hội Thanh minh. Sự kiện Thuý Kiều, Thuý Vân gặp Kim Trọng bắt đầu bằng câu: “ May sao một ngày trong tiết Thanh minh, con cái họ Vương cũng đi Tảo mộ, nhân tiện xem hội Đạp thanh”. Còn ở Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dựng lên một bức tranh Xuân tuyệt tác: [...]... thời cơ ấy không trôi chùng chình, chậm chạp làm sao được! Ngòi bút Nguyễn Du là ngòi bút của trái tim nên nói được đầy đủ lí lẽ của trái tim đôi lứa! 1.2. 6- Dùng phép liên hệ: liên hệ giữa tình cảnh của nhân vật này với tình cảnh của nhân vật khác, lấy ngay tình cảm mình ( Nguyễn Du) làm khâu nối liền Nguyễn Du nói tình cảnh của Thuý Kiều ở nhà Hoạn Thư, sau đó nói về tình cảnh Thúc Sinh: Lần lần tháng... nhìn của nhân vật: “ Tà tà bóng ngả về tây Chị em thong thả dan tay ra về Bước lần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Đoạn thơ nhà họ Vương về thăm ngoại- cũng là khoảng cách giữa lần Kim Kiều “một lời gắn bó tất giao” với lần được đánh đàn, đề thơ, thề nguyền - được Nguyễn Du mô tả bằng sự chuyển vần chậm chạp của. .. sau đó nói về tình cảnh Thúc Sinh: Lần lần tháng trọn ngày qua Nỗi gần nào biết đường xa thế này ( tình cảnh Thuý Kiều) Lâm Tri từ thuở uyên bay Buồng không, thương kẻ tháng ngày chiếc thân ( tình cảm của tác giả) Mày ai trăng mới in ngần Phấn thừa , hương cũ bội phần xót xa (tình cảnh của Thúc Sinh) ... đề thơ, thề nguyền - được Nguyễn Du mô tả bằng sự chuyển vần chậm chạp của thời gian- thời gian mang màu sắc tâm lí sinh động: Lần lần ngày gió đêm trăng Thưa hồng , rậm lục đã chừng xuân qua Ngày vừa sinh nhật ngoại gia Trên hai đường, dưới nữa là hai em Tưng bừng sắm sửa áo xiêm Biện dâng một lễ xa đem tấc thành Kim, Kiều “ từ khi đá biết tuổi vàng” phải đợi cho đến khi có cơ hội để gặp lại nhau thì . Truyện Kiều - sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du TRUYỆN KIỀU - SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU (Xét về thể loại, bố cục và kết cấu truyện) 1.1-Thể loại: Kim Vân Kiều truyện. để làm cơ sở viết nên tác phẩm của mình, chắc hẳn Nguyễn Du đã tâm đắc nhiều điều trong thế giới nghệ thuật của Kim Vân Kiều truyện. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du nói rõ: “ Cảo thơm lần giở trước. nghĩa là Nguyễn Du coi tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân là một thứ “ cảo thơm”. Cái làm nên vẻ đẹp có một không hai của Truyện Kiều- mặc dù nó được viết lại trên cơ sở Kim Vân Kiều truyện - trước

Ngày đăng: 02/04/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan