Tổng quan về kê khai thuế điện tử ở Việt Nam

10 1.5K 18
Tổng quan về kê khai thuế điện tử ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài viết bao gồm: I. Tổng quan về kê khai thuế điện tử: 1. Hệ thống văn bản pháp luật áp dụng trong lĩnh vực kê khai thuế điện tử: 2. Kê khai thuế điện tử: 3. Thủ tục kê khai thuế điện tử: II. Kê khai thuế điện tử ở Việt Nam : 1. Triển khai kế hoạch kê khai thuế điện tử ở Việt Nam: 2. Chính sách phát triển dịch vụ khai thuế điện tử: 3. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng: 4. Định hướng phát triển: III. Thực tiễn kê khai thuế điện tử tại Việt Nam: 1. Thành tựu: 2. Hạn chế: 3. Giải pháp hoàn thiện: IV. Kết luận:

I. Tổng quan về khai thuế điện tử: 1. Hệ thống văn bản pháp luật áp dụng trong lĩnh vực khai thuế điện tử: 1. Luật giao dịch điện tử. 2. NĐ 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng 3. NĐ 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính 4. NĐ 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số 5. Thông số 180/2010/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế làm cơ sở pháp lý để người nộp thuế đăng ký, khai, nộp thuế điện tử. 6. Quyết định số 1803/QĐ-BTC ngày 28/07/2011 về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ngành thuế giai đoạn 2011-2015. 7. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020” và Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT&TT đến 2010 và định hướng đến năm 2020; 8. http://vov.vn 9. http://ketoan.org 10.http://thue24.vn và một số nguồn tài liệu tham khảo khác. 2. khai thuế điện tử: 2.1. khai thuế điện tử là gì? Khai thuế điện tử là việc doanh nghiêp khai thuế trên máy vi tính của mình và gửi tới cơ quan quảnthuế bằng mạng Internet, mà không phải gửi qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho cơ quan thuế. Hay nói cách khác, khai thuế điện tử là việc ứng dụng các phương tiện tin học – điện tử (máy tính, truyền thông, ) để tiến hành hoạt động khai thuế. Khai thuế điện tử là hình thức giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế, một trong những hình thức giao dịch được pháp luật về thuế quy định, đây là hình thức giao dịch văn minh, hiện đại. 2.2. Lợi ích của khai thuế điện tử: 1 Trước đây, khi nộp thuế, các cá nhân, tổ chức phải đến cơ quan thu thuế để làm thủ tục và xác thực. Đấy là cách nộp thuế “truyền thống”. Cùng với sự phát triển của công nghệ, thông tin, các thủ tục hành chính nói chung và việc khai thuế nói riêng đã được cải biến rất nhiều, mang lại nhiều lợi ích cho người dân cũng như cho nhà nước trong việc quản lý. Trong phương án cải cách khai thuế truyền thống thành khai thuế điện tử, Tổng cục thuế - Bộ tài chính đã đưa ra lý do cho sự ưu việt hơn của khai thế điện tử. Cụ thể: • Người nộp thuế tiết kiệm được quỹ thời gian, giảm kinh phí về thủ tục giấy tờ trong việc khai thuế. • Đảm bảo việc thông tin và số liệu khai thuế của người nộp thuế được gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác. • Người nộp thuế không còn phiền hà vì phải chờ đợi lâu do tình trạng quá tải tại cơ quan thuế khi đến kỳ nộp hồ sơ khai thuế như trước đây nữa. • Lợi ích nổi bật của việc khai thuế qua mạng là đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao. • Doanh nghiệp có thể nộp tờ khai 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và bất cứ nơi đâu có kết nối mạng Internet. • Trường hợp người đại diện doanh nghiệp không có mặt trụ sở vẫn có thể tự ký chữ ký số và khai thuế qua Internet, hoặc có thể ủy quyền quản lý chữ ký số cho người được tin cậy để ký và nộp tờ khai. • Về phía cơ quan thuế đã giảm được sự quá tải, áp lực công việc so với việc nhận tờ khai trực tiếp. Đội ngũ nhân sự tiếp nhận hồ sơ giảm nhiều, việc nhập số liệu đưa vào hệ thống máy tính thuận lợi vì đã có file dữ liệu tiêu chuẩn. Đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ cũng như tìm kiếm thông tin. 2.3. Điều kiện để khai thuế điện tử: Người nộp thuế phải có đủ 5 điều kiện dưới đây thì mới được thực hiện thủ tục khai thuế điện tử: • Là các tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế và đang hoạt động. 2 • Thực hiện lập hồ sơ khai thuế bằng phần mềm ứng dụng Hỗ trợ khai do Tổng cục Thuế cung cấp và thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế. • Đã được cấp chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được Bộ Thông tin & Truyền thông cấp phép hoạt động hoặc tổ chức chứng thực chữ ký số công cộng đang trong quá trình xin cấp phép của Bộ Thông tin & Truyền thông và được Bộ Tài chính chấp thuận sử dụng (gọi tắt là tổ chức chứng thực chữ ký số công cộng). Chứng thư số được cấp phải đang còn hiệu lực. Trường hợp chưa có chữ ký số, người nộp thuế được sử dụng tài khoản truy nhập hệ thống xử lý dữ liệu thuế điện tử để thực hiện thủ tục khai thuế điện tử và chịu trách nhiệm về các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật. • Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet, có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với cơ quan thuế. • Có nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. 3. Thủ tục khai thuế điện tử: Sau khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện trên, các cá nhân, tổ chức khai thuế tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Đăng kí sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng: Đăng ký lần đầu đối với người nộp thuế (NNT) thực hiện hồ sơ khai thuế qua mạng internet. Bước đầu tiên cần thực hiện là lập hồ sơ đăng kí nộp thuế qua mạng internet và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. (lập tờ khai đăng kí nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet theo mẫu 01/ĐK-iHTKK) Kết quả của bước này là Thông báo của Cơ quan thuế về việc chấp nhận hồ sơ đăng ký khai thuế qua mạng (bao gồm số tài khoản và mật khẩu đăng nhập). Bước 2: Thiết lập thông tin trong iHTKK: Người nộp thuế vào trang "kê khai thuế" của Tổng cục thuế, đăng nhập với tên định danh và mật khẩu được cấp, tiến hành đăng ký loại tờ khai thuế nộp qua mạng. 3 Kết quả của bước này là Thông báo của Cơ quan thuế xác nhận thông tin nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet của Người nộp thuế. Bước 3: Tạo tờ khai điện tử: Sau khi tiến hành khai thuế như bình thường, người nộp thuế kết xuất tờ khai thành tệp PDF, thông qua máy in ảo CutePDF Writer; và lưu file. Kết quả của bước này là tờ khai thuế cần khai và nộp qua mạng đã được lưu. Bước 4: Gửi tờ khai điện tử: Người nộp thuế chọn tờ khai và bảng cần gửi, ký điện tử bằng chữ ký số. Sau đó là thao tác gửi tờ khai. Kết quả của bước này là hệ thống thông báo gửi thành công đồng thời tự động gửi mail thông báo tới người nộp thuế. Bước 5: Tra cứu tờ khai, thay đổi thông tin: Bước này giúp người nộp thuế tra cứu tờ khai, xem lại tờ khai gốc hoặc thay đổi các thông tin liên quan đến Tờ khai sau khi gửi tờ khai điện tử đến Cơ quan thuế. - Về Tra cứu tờ khai: Tra cứu theo các điều kiện: + Loại tờ khai + Ngày nộp tờ khai từ ngày + Ngày nộp tờ khai đến ngày - Thay đổi thông tin: Các thông tin có thể thay đổi bao gồm email và điện thoại. II. khai thuế điện tử Việt Nam : 1. Triển khai kế hoạch khai thuế điện tử Việt Nam: Nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ khai thuế, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính nói chung và thủ tục thuế nói riêng, năm 2009 Tổng cục Thuế đã triển khai thí điểm dịch vụ khai thuế qua mạng tại 4 địa bàn : Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu., đến nay đã có 41 tỉnh, thành phố triển khai khai thuế điện tử. Tính đến hết tháng 4/2012, đã có 21.142 doanh nghiệp đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng tại Cục Thuế Hà Nội. Trong đó, hàng tháng số doanh nghiệp khai thuế qua 4 mạng thành công đạt trên 95%, số còn lại chưa khai thuế kịp thời do nghẽn mạng hoặc lỗi cài đặt phần mềm của doanh nghiệp. Cục Thuế Hà Nội cho biết, 4 tháng đầu năm 2012, đã có 106 giao dịch khai nộp thuế điện tử, với số tiền nộp ngân sách nhà nước đạt 15,6 tỷ đồng. Theo đó, tại Văn phòng Cục, số nộp ngân sách của các doanh nghiệp khai qua mạng chiếm tỷ trọng trên 83% số thu từ doanh nghiệp do Văn phòng Cục quản lý; tại các chi cục thuế số nộp ngân sách của doanh nghiệp khai thuế qua mạng chiếm tỷ trọng trên 46% số thuế ngoài quốc doanh do chi cục quản lý. Mục tiêu phấn đấu trong năm 2012 Cục Thuế Hà Nội sẽ hoàn thành vượt chỉ tiêu Bộ Tài chính giao là 42.000 doanh nghiệp tham gia khai thuế qua mạng Internet. 2. Chính sách phát triển dịch vụ khai thuế điện tử: Trong năm 2010 Tổng cục thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông số 180/2010/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế làm cơ sở pháp lý để người nộp thuế đăng ký, khai, nộp thuế điện tử. Thông còn quy định các điều kiện đăng ký, hoạt động của các tổ chức Dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (T-VAN) phục vụ xã hội hoá dịch vụ khai thuế điện tử. Ngoài ra, Thông quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế nên người nộp thuế tỏ ra yên tâm khi thực hiện giao dịch thuế qua mạng. Cung cấp dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực thuế là một phần trong chương trình xây dựng và triển khai chính phủ điện tử và được ngành thuế xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới đây. Dịch vụ công trong lĩnh vực thuế là việc ứng dụng CNTT trong toàn bộ các dịch vụ hỗn trợ người nộp thuế thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khai, nộp thuế, đồng thời điện tử hóa các giao dịch xử lý thông tin giữa cơ quan Thuế với các cơ quan liên quan như: Kho Bạc, Ngân hàng, Hải quan, Đăng ký kinh doanh Theo kế hoạch dự kiến ứng dụng CNTT của chính phủ từ nay đến năm 2015 sẽ cung cấp trực tuyến mức độ cao các dịch vụ liên quan đến thuế bao gồm khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, 80% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng, 70% các khoản nộp thuế được thực hiện dưới hình thức điện tử. 5 3. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Tổng cục thuế đã nâng cấp hoàn thiện hệ thống cổng thông tin khai thuế điện tử, có độ ổn định, tốc độ và hiệu năng cao; khắc phục các lỗi hệ thống, phần mềm; bổ sung hình thức khai điện tử trực tuyến với các tờ khai không có trong phần mềm hệ thống khai (HTKK), bổ sung thêm các chức năng thuận lợi cho người nộp thuế, như: ký điện tử theo lô tờ khai, trình ký trên cổng thông tin điện tử, tra cứu các thông báo xác nhận của cơ quan thuế; Nâng cấp đường truyền Internet lên 5 lần so với đầu năm 2010, bổ sung thêm các máy chủ có cấu hình mạnh. Đến nay đã có 6 đơn vị được cấp phép và chính thức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số gồm: • Công ty điện toán truyền thông số liệu – VDC • Công ty TNHH An ninh mạng BKAV • Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) • Công ty Cổ phần Công nghệ thẻ Nacencom • Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT. • Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông CK. Việc có thêm nhiều doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã giúp cho công tác tuyên tuyền, chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số này được cải thiện rõ rệt. 4. Định hướng phát triển: Đến năm 2015, hệ thống ứng dụng CNTT có khả năng đáp ứng tự động hoá 90% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế, 95% các chức năng quảnthuế cải cách được ứng dụng CNTT; Cung cấp dịch vụ khai thuế điện tử đạt 80% doanh nghiệp, nộp thuế điện tử đạt 50%; cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên 24/24 giờ, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả; Cung cấp thông tin chủ yếu cho hệ thống kho cơ sở dữ liệu thống nhất của ngành Tài chính; kết nối mạng, tiến tới tích hợp thông tin liên quan với các Bộ, ngành: Kế hoạch đầu tư, Tài nguyên môi trường, Ngân hàng, Hải quan, Kho bạc, Thống 6 Dựa trên việc xác định kế thừa kiến trúc hạ tầng ứng dụng CNTT, Tổng cục Thuế xác định rõ những nội dung và kế hoạch cụ thể như sau: • Thứ nhất: hạ tầng kỹ thuật mạng và truyền thông; • Thứ hai: trang thiết bị CNTT; • Thứ ba: ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế; • Thứ tư: ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp; • Thứ năm: xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về Người nộp thuế; • Thứ sáu: ứng dụng CNTT trong quản lý nội bộ ngành Thuế; • Thứ bảy: hệ thống an toàn và bảo mật; • Thứ tám: phát triển nguồn nhân lực CNTT Định hướng cụ thể trong các năm: • Năm 2012: Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ thuế cho Người nộp thuế. Nâng cao năng lực xử lý thông tin của hệ thống ứng dụng CNTT. • Năm 2013: Triển khai và duy trì hệ thống ứng dụng hiện hành. Lựa chọn đối tác cung cấp và triển khai giải pháp ITAIS. • Năm 2014-2015: Chuẩn bị, triển khai hệ thống thuế tích hợp ITAIS III. Thực tiễn khai thuế điện tử tại Việt Nam: 1. Thành tựu: Mặc dù dịch vụ khai thuế điện tử nước ta mới được triển khai chưa được bao lâu (từ năm 2009) nhưng cũng đạt được những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận: • Cổng thông tin điện tử của ngành thuế không ngừng được nâng cấp và hiện đại hoá; • Tính đến cuối năm 2011, toàn ngành thuế đã triển khai chương trình khai thuế qua mạng với sự tham gia của 56000 doanh nghiệp trên cả nước. Từ 4 tỉnh, thành phố lên 41 tỉnh thành; • Vấn đề an toàn, bảo mật cũng đã được đảm bảo; • Qua thời gian thực hiện các doanh nghiệp đã giảm đáng kể thời gian và công sức cho các doanh nghiệp trong việc khai thuế điện tử; 7 • Đơn giản trong khai thuế cũng góp phần làm tăng việc đóng thuế của các doanh nghiệp giảm tình trạng trốn thuế; 2. Hạn chế: Do mới đưa vào áp dụng khai thuế điện tử nên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại rất nhiều mặt hạn chế, điều này được quy định bởi trình độ phát triển của hạ tầng vật chất – kỹ thuật, công nghệ; đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ; hệ thống thể chế; Những hạn chế còn tồn tại được ghi nhận dưới đây • khai thuế điện tử mới chỉ được thực hiện một số ít địa phương, số doanh nghiệp khai thuế còn ít so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước; • Hạ tầng cở sở còn thiếu đồng bộ; • Chính sách, pháp luật quy định về khai thuế điện tử còn nhiều thiếu sót; Trước đây, các DN, con dấu thì do văn thư giữ, còn chữ ký là của lãnh đạo hoặc người ký thay/ủy quyền. Hiện nay thì 1 chữ ký điện tử của DN có thể thay thế cả con dấu và chữ ký tay. Thế nhưng, về mặt văn bản pháp lý vẫn chưa có quy định rõ ràng. Cũng chính vì chưa có quy định cụ thể nên đại diện pháp luật của các DN không dám ủy quyền, cứ phải giữ chữ ký số bên mình, đặc biệt là với những DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Về mặt cơ chế, chính sách, hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý quy định rõ trách nhiệm sử dụng, bảo quản chứng thư số, hoặc lưu trữ hồ sơ khai thuế điện tử khi khai thuế qua mạng. Cơ quan thuế chưa chủ động trong triển khai do còn phải phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp chứng thư số. • Trình độ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu của công việc mới; • Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự áp dụng công nghệ thông tin và trong khai thuế mà vẫn thực hiện theo những cách truyền thống trước đây; • Việc tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của khai thuế điện tử còn chưa được quan tâm đúng mức. 3. Giải pháp hoàn thiện: Những giải pháp hoàn thiện phải được bám sát vào những hạn chế đang tồn tại, đồng thời đưa ra một định hướng phát triển trong tương lai. Có thể đưa ra một số giải pháp sau đây: 8 • Tiếp tục hoàn thiện về cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng tốt nhất với yêu cầu của ngành. (nhất là chế độ bảo mật); Thứ nhất, có thể nhận thấy phần mềm hỗ trợ khai thuế (HTKK) và các chức năng thể hiện trên giao diện website khai huế (kekhaithue.gdt.gov.vn) là 2 phần việc độc lập. Nhưng để nộp được tờ khai điện tử thì phải thực hiện cả 2 chức năng này. Do vậy, để đảm bảo tính logic chặt chẽ, cần thiết phải hỗ trợ tính năng kiểm tra và liên kết giữa phần mềm Hỗ trợ khai thuế HTKK và trình duyệt Website đảm nhận chức năng ký và gửi tờ khai thuế . Bởi, trên thực tế rất nhiều kế toán có thể nhận làm công việc kế toán thuế cho nhiều đơn vị khác nhau, trong trường hợp họ được uỷ quyền giao thực hiện chức năng lập, ký điện tử và gửi tờ khai cho cơ quan thuế (mặc dù hiện tại Luật giao dịch điện tử không cho phép uỷ quyền việc ký tờ khai), nếu không cải tiến việc rà soát kiểm tra mã số thuế thì rất dễ xảy ra trường hợp ký nhầm tờ khai khi họ chọn không đúng tệp tờ khai đã được kết xuất ra từ phần mềm HTKK trước đó. Mặc dù theo Luật Quản lý thuế, việc gửi tờ khai nhầm hoàn toàn do lỗ của NNT, nhưng nếu hỗ trợ để giảm thiểu được sai sót đáng tiếc đó cho người nộp thuế (NNT) là điều hoàn toàn có thể làm được và rõ ràng rất có ý nghĩa. Thứ hai, chất lượng (Về độ chính xác và thời gian thực hiện) ký điện tử, upload lên mạng để gửi cho cơ quan thuế, tra cứu tờ khai phụ thuộc phần lớn chất lượng đường truyền internet và vấn đề quản trị trang web rành riêng cho việc khai thuế. Thực tế một số nơi, khi thực hiện khai qua mạng còn gặp trục trặc nhiều do vấn đề đường truyền. Vì vậy, song song với việc khuyến cáo NNT dùng các dịch vụ internet tốc độ cao để thực hiện chức năng khai thuế thì cũng cần thường xuyên tăng cường cải thiện các chức năng quản trị để trang web khai thuế thực sự thuận lợi và hiệu quả. Thứ ba, ngoài kho lưu trữ dữ liệu - một trong những điều kiện quan trọng của việc quản lý và thực hiện khai thuế qua mạng, để hệ thống khai thuế được duy trì thì các chức năng gửi và nhận tờ khai thuế qua các trang website dành cho NNT và cơ quan thuế phải thường xuyên được cải tiến và đảm bảo hoạt động tốt 24/24 9 giờ. Đặc biệt là khi số lượng người đăng ký khai thuế qua mạng ngày một tăng. Điều đó đặt ra yêu cầu quản trị liên tục và thích ứng với các điều kiện quảnthuế cụ thể. Để tiện cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện khai thuế qua mạng, trên trang WEB khai thuế cần thiết nên link thêm các địa chỉ tra cứu chính sách thuế, hoặc tra cứu hóa đơn sử dụng của các doanh nghiệp để NNT có thể tra cứu khi cần thiết. Thứ tư, gốc của việc khai thuế qua mạng vẫn là thực hiện tốt phần mềm HTKK, có thể nói các chính sách thuế đều được thể hiện qua phần khai của ứng dụng này. Chính vì vậy, để việc khai thuế qua mạng thành công và đúng qui định của pháp luật thì vấn đề nâng cấp và hoàn chỉnh các phiên bản ứng dụng HTKK kịp thời, phù hợp là việc làm thường xuyên trong sự liên hệ chặt chẽ với chính sách thuế hiện hà • Nâng cao chất lượng và mở rộng ra tất cả các khu vực cũng như phục vụ việc khai thuế đến toàn bộ các doanh nghiệp; • Hệ thống pháp luật về ngành khai thuế điện tử không ngừng được hoàn thiện; trước mắt là các vấn đề như ủy quyền ký hay trách nhiệm sử dụng, bảo quản chứng thư số, hoặc lưu trữ hồ sơ khai thuế điện tử khi khai thuế qua mạng. • Tăng cường chất lương của đội ngũ cán bộ trong khai thuế điện tử. IV. Kết luận: Có thể nói, đối với nhiều quốc gia đang phát triển, đóng góp của doanh nghiệp lớn vào ngân sách Nhà nước là rất lớn, do đó, việc thực hiện quảnthuế đối với doanh nghiệp lớn là rất cần thiết. Để quảnthuế đối với doanh nghiệp lớn có rất nhiều nội dung cần thực hiện, trong đó nội dung 100% doanh nghiệp lớn khai thuế qua mạng là một yêu cầu cấp bách để thực hiện công tác quảnthuế doanh nghiệp Việt Nam. 10 . email và điện thoại. II. Kê khai thuế điện tử ở Việt Nam : 1. Triển khai kế hoạch kê khai thuế điện tử ở Việt Nam: Nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, . tham khảo khác. 2. Kê khai thuế điện tử: 2.1. Kê khai thuế điện tử là gì? Khai thuế điện tử là việc doanh nghiêp kê khai thuế trên máy vi tính của mình và gửi tới cơ quan quản lý thuế bằng mạng. I. Tổng quan về kê khai thuế điện tử: 1. Hệ thống văn bản pháp luật áp dụng trong lĩnh vực kê khai thuế điện tử: 1. Luật giao dịch điện tử. 2. NĐ 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong

Ngày đăng: 01/04/2014, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan