Tìm hiểu bài PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT ppt

3 2.7K 18
Tìm hiểu bài PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu bài PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT I- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: 1- Ví dụ SGK: - Cuộc hội thoại diễn ra ở khu tập thể X vào buổi trưa (Lan và Hùng gọi Hương đi học) - Nội dung: sự ầm ĩ, mất trật tự vào buổi trưa khi mọi người đang nghỉ. - Mục đích: Lan và Hùng rủ Hương đi học. Sự lề mề, chậm chạp cua Hương trước khi đến lớp, khiến bạn bè, làng xóm bị ảnh hưởng. - Từ ngữ: quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hằng ngày. Câu văn tỉnh lược chủ ngữ, có nhiều câu cảm thán, cầu khiến. 2- Khái niệm: ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn, tiếng nói hằng ngày dùng để thông tin trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. 3- Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt: - Tồn tại và biểu hiện chủ yếu ở dạng nói (đối thoại, độc thoại) và một số ở dạnh viết: nhật kí, thư riêng, tin nhắn,… * Chú ý : trong tác phẩm nghệ thuật có dạng tái hiện (mô phỏng, bắt chước) lời nói tự nhiên mang đặc điểm PCNNSH. Việc bắt chước này tuỳ thuộc vào mục đích sáng tạo của nhà văn. 4- Luyện tập: a. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau: => Khuyên chân thành trong khi hội thoại. Mọi người hãy tôn trọng và giữ phép lịch sự (phương châm lịch sự). Hãy chọn cách nói phù hợp để người nghe hiểu vui vẻ và đồng tình. => Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy được độ vang. Con người qua lời nói biết được người ấy có tính nết như thế nào người nói dễ nghe hay sỗ sàng, cục cằn. b. Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng tái hiện có sáng tạo. Đặc trưng phong cách thể hiện ở cách dùng từ ngữ của tác giả: đi ghe xuồng; ngặt tôi; cực lòng biết bao,… II.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 1. Tính cụ thể - Buổi trưa, khu tập thể. - Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương, ông hàng xóm - người nói. - Lan, Hùng nói với Hương, mẹ Hương nói với Lan, Hùng, - Lan, Hùng gọi Hương đi học; mẹ Hương khuyên Lan, Hùng, - Từ ngữ hô gọi “ơi”, khuyên bảo thân mật “khẽ chứ”, cấm đoán, quát nạt “làm gì mà ”, cách ví von, miêu tả “chậm như rùa, lạch bà lạch bạch”) => Là cách thức trình bày ngôn ngữ sinh hoạt cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt. Nhằm đạt tới tính sáng rõ, chính xác và cụ thể hoá vấn đề được nói đến. 2.Tính cảm xúc + Giọng điệu thân mật trong thông tin, kêu gọi, thúc giục (Lan, Hương). + Giọng thân mật, yêu thương trong lời khuyên bảo của người mẹ. + Giọng thân mật trong sự trách móc (gớm), trong so sánh (chậm như rùa). + Giọng quát nạt bực bội của ông hàng xóm (không cho ai ) + Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt như: gì mà, gớm, lạch bà lạch bạch, chết thôi, - Kiểu câu giàu hình ảnh sắc thái biểu cảm (câu cảm thán, câu cầu khiến), những kiểu gọi đáp, trách mắng, => Là việc sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm cao, thể hiện tư tưởng tình cảm của con người qua ngôn từ. - Mỗi tác phẩm lại có một sắc thái biểu cảm khác nhau như viết về tình cảm của nhà thơ nhà văn, trước hiện thực xã hội con người. 3. Tính cá thể - Mỗi người thường có vốn từ ngữ riêng thể hiện giọng điệu thái độ, tình cảm, vốn từ ngữ ưa dùng, cách nói và cách biểu đạt của từng cá nhân, - Nhà văn, nhà thơ cũng có phong cách sáng tác riêng. . Tìm hiểu bài PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT I- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: 1- Ví dụ SGK: - Cuộc hội thoại diễn ra ở khu tập. b. Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng tái hiện có sáng tạo. Đặc trưng phong cách thể hiện ở cách dùng từ ngữ của tác giả: đi ghe xuồng; ngặt tôi; cực lòng biết bao,… II .Phong cách ngôn. xóm bị ảnh hưởng. - Từ ngữ: quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hằng ngày. Câu văn tỉnh lược chủ ngữ, có nhiều câu cảm thán, cầu khiến. 2- Khái niệm: ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn, tiếng nói

Ngày đăng: 01/04/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan